Nhờ nghiệp vụ kế toán huy động vốn - một công cụ quan trọng của mỗingân hàng, giúp kiểm tra và đánh giá nguồn vốn giúp đạt được ổn định trong hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, quản lý tốt ngu
Trang 1Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của bản thân và sự giúp đỡ từ nhiều phía Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho tôi được phép bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học đầy gian nan vất vả nhưng cũng đầy niềm vui Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã dành rất nhiều thời gian quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị và nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hương Trà đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt 4 năm học dưới mái trường Kinh tế cũng như trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn.
Huế, Tháng 5/2015
Trang 2Ngô Trần Thị Minh Thúy
Trang 3Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
Danh mục biểu đồ, sơ đồ vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng Thương mại (NHTM) 4
1.1.1 Khái niệm NHTM 4
1.1.2 Chức năng của NHTM 4
1.1.3 Vai trò NHTM 5
1.1.4 Các nghiệp vụ của NHTM 6
1.2 Tổng quan về kế toán huy động vốn 7
1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn 7
1.2.2 Vai trò Vốn ngân hàng thương mại 8
1.2.3 Các hình thức huy động vốn 11
1.2.4 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn 14
Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HƯƠNG
Trang 4Hương Trà -Thừa Thiên Huế 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 18
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng 20
2.1.4 Đặc điểm về tình hình kinh doanh của Ngân hàng 22
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Ngân hàng 29
2.1.6 Đặc điểm huy động vốn của Ngân hàng 31
2.2 Thực trạng kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà 37
2.2.1 Các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng 37
2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng 39
2.2.3 Quy trình kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi 40
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HƯƠNG TRÀ - THỪA THIÊN HUẾ 65
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng 65
3.1.1 Ưu điểm 65
3.1.2 Nhược điểm 66
3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Agribank Hương Trà 66
3.3 Một số biện pháp giúp hoàn thiện kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà 67
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Kiến nghị 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 5NHTM : Ngân hàng thương mại
TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn
TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn
TG TKKKH : Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TG TKCKH : Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TGTK : Tiền gửi tiết kiệm
NH No & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CBCNV – LĐ : Cán bộ công nhân viên – lao động
GDV : Giao dịch viên
GTCG : Giấy tờ có giá
Trang 6Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động của NH N0& PTNT Chi nhánh Hương Trà 23Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2010 – 2015 26Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng NO & PTNT Chi nhánh Hương Trà
từ Năm 2010-2014 34Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua 5 năm (2010- 2014) 36
Trang 7Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của NH N0 & PTNT chi nhánh
Hương Trà qua 5 năm (2010 - 2014) 27
Y Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH N0& PTNT Chi nhánh Hương Trà 21
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 29
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ giao dịch 41
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ cuối ngày 42
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự khủng hoảng kinh tế và nền chính trị bất ổn đã gây
ra ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển và tăng trưởng của các quốc gia, trong
số đó có cả Việt Nam Trước những khó khăn này thì nước ta không thể không tránhkhỏi quy luật cạnh tranh gay gắt của thị trường Do vậy, sự cần thiết hiện nay là phảiđưa ra những chính sách phát triển phù hợp với nền kinh tế chung để đảm bảo sự pháttriển cho các ngành, các tổ chức và doanh nghiệp Các ngành nói chung và ngànhNgân hàng nói riêng cũng cần phải có những chiến lược phù hợp, sử dụng nguồn vốnhiệu quả để định hướng sự phát triển đúng đắn nhằm đạt được sự ổn định về cả hiệuquả lẫn hữu hiệu của ngành
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai trò qua trọng trong việccung ứng nguồn vốn cho nên kinh tế và đồng thời cung cấp các dịch vụ quản lý chocông chúng Do vậy, có thể nói rằng Ngành ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế,đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của mỗi quốc gia, phúc lợi xãhội cũng như đảm nhận vai trò cung ứng về vấn đề tài chính cho xã hội Nền kinh tếluôn luôn chuyển động đòi hỏi các ngành trong đó bao gồm cả ngân hàng phải thay đổi
để phù hợp hơn với nhu cầu chung của toàn cầu và đòi hỏi các nhà quản lý phải hoạchđịnh những hướng đi tốt nhất cho Ngành ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả và phùhợp với xu thế phát triển chung
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một doanh nghiệp nào thì nguồn vốn là một yếu tốquan trọng và cơ bản trong hoạt động kinh doanh Và đối với tổ chức kinh doanh tiền
tệ như ngân hàng thì nguồn vốn càng trở nên quan trọng hơn Hoạt động chính củangân hàng là “Đi vay để cho vay” càng khẳng định hơn vai trò của nguồn vốn Nóquyết định đến quy mô, sức mạnh cạnh tranh, khả năng cung ứng dịch vụ từ đó quyếtđịnh đến kết quả hoạt động kinh doanh Việc thu hút vốn với chi phí cao, tính ổn địnhthấp và không phù hợp với sử dụng vốn về quy mô, kết cấu làm hạn chế khả năng sinhlời và có thể đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản Do vậy hoạt động
Trang 9huy động vốn của mỗi ngân hàng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranhcũng như kinh doanh của đơn vị Gắn liền với công tác huy động vốn và sử dụng vốnhiệu quả là công tác kế toán huy động vốn Kế toán huy động vốn là hoạt động thuthập các số liệu giúp phản ánh quá trình vận động vốn, tình hình huy động và hiệu quảhuy động vốn Nhờ nghiệp vụ kế toán huy động vốn - một công cụ quan trọng của mỗingân hàng, giúp kiểm tra và đánh giá nguồn vốn giúp đạt được ổn định trong hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, quản lý tốt nguồn vốn dựa trên những thông tin, số liệu kếtoán được cung cấp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng với cơ hội được tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà, tôi quyết định tìm hiểu vànghiên cứu đề tài:
“Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà - Thừa Thiên Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống một số vấn đề lý luận về kế toán huy động vốn của ngân hàng thươngmại (NHTM)
Tìm hiểu, so sánh giữa những lý luận và thực tế về công tác kế toán huy động vốn
Tìm hiểu về thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà
Rút ra một số nhận xét và những đánh giá, từ đó đề xuất một số biện pháp giúphoàn thiện hơn về công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động vốntại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà- ThừaThiên Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng các chứng từ, tài khoản, sổ sách
để hoạch toán, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế tại Ngân hàng
Trang 10Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm đọc những tàiliệu tham khảo liên quan đến nội dung đề tài khoá luận Các tài liệu liên quan chủ yếu
từ tài liệu tại đơn vị thực tập, sách, vở, các trang web về kế toán, ngân hàng và cácchuyên đề khoá luận liên quan
Phương pháp quan sát: là quá trình quan sát trực tiếp cách thức tiến hành, hạchtoán, lập và luân chuyển chứng từ của các giao dịch phát sinh thực tế tại ngân hàng
Phương pháp phỏng vấn: là quá trình trao đổi trực tiếp với các nhân viên tại
bộ phận kế toán và giao dịch viên nhằm tìm hiểu các thông tin cần thiết cho đề tàinghiên cứu
Phương pháp so sánh, phân tích, : là các phương pháp dựa trên những số liệuthu thập được nhằm thực hiện tính toán, đánh giá, để đưa ra những nhận xét và rút rađược những kết luận liên quan
5 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: 5 năm 2010 đến 2014 đối với những báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, tình hình huy động vốn, lao động… Đối với những nghiệp vụ phát sinh vànhững bút toán, sổ sách kế toán chủ yếu nghiên cứu ở năm 2014 và năm 2015
Nội dung: do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian và các yếu tố khách quannên trong khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu về sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng (bao gồmtiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn)
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Tổng quan về kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại
- Chương 2: Thưc trạng công tác kế toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Chương 3: Một số biện pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng Thương mại (NHTM)
1.1.1 Khái niệm NHTM
Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 06 năm 2010, “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức được thành lập theo quy định củapháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với các hoạt động thường xuyên là nhậntiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cungứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuận
1.1.2 Chức năng của NHTM
1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính
Trung gian tài chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, quyết định đến sựphát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong chức năngnày NHTM đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian đứng ra tập trung nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để điều chuyển chocác tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế Đồng thời, ngân hàng hưởng lợi nhuận từ khoảnchênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay góp phần tạo lợi ích cho tất cảcác bên tham gia
Thông qua sự điều chuyển vốn từ các tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi sangnhững người có nhu cầu về vốn NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
Trang 12tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống dân cư và ổn định thu chicủa Chính phủ.
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
NHTM là người quản lý tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do
đó NHTM thực hiện được chức năng trung gian thanh toán cho khách hàng Trongchức năng này, NHTM đóng vai trò là một tổ chức trung gian hay là thủ quỹ thực hiệnviệc thanh toán, chi trả thay cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàngtheo sự uỷ nhiệm của khách hàng Để thực hiện chức năng này NHTM phải tạo ra cáccông cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó, bao gồm việc mở tài khoản tiềngửi thanh toán cho khách hàng, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán( séc,thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi, ) Do vậy, các cá nhân, tổ chức sẽ tiết kiệm được cáckhoản chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn cho việc thanh toán Chức năng này gópphần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tốc độ thanh toán, góp phần thu hút lương tiềnnhàn rỗi trong nền kinh tế và nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng trên thị trường
1.1.2.3 Chức năng tạo bút tệ
Khi kết hợp chức năng trung gian tài chính và chức năng trung gian thanh toánthì chức năng tạo tiền được thực hiện NHTM có khả năng tạo ra một lượng tiền trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiềngửi ban đầu của khách hàng khi thực hiện chức năng này Lượng tiền ghi sổ do NHTMtạo ra phụ thuộc vào số tiền gửi ba đầu của khách hàng, số lượng ngân hàng tham giavào quá trình tạo tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Để thực hiện được chức năng này phảibao gồm các điều kiện: hệ thống ngân hàng tổ chức theo mô hình nhân hàng hai cấp;tất cả các giao dịch đều thực hiện bằng hình thức thanh toán chuyển khoản và NHTMphải đạt được tỷ lệ cho vay tối đa
1.1.3 Vai trò NHTM
Thứ nhất, điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nềnkinh tế Nhờ hoạt động cuẩ NHTM mà nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được tậphợp lại thành nguồn vốn lớn phục vụ cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế
Thứ hai, hoạt động của NHTM tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
Trang 13Thứ ba, góp phần thực thi các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia: ổn địnhgiá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất,
1.1.4 Các nghiệp vụ của NHTM
Trên thế giới, nghiệp vụ của NHTM được hiểu là toàn bộ các hoạt động tiền, tíndụng, thanh toán, ngoại hối, Theo điều 7, chương 1, Luật các tổ chức tín dụng:
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán Nghiệp vụ của NHTM gồm 3 nghiệp vụ chính: nghiệp vụ truyền thống bao gồm các nghiệp vụ về huy động vốn và nghiệp vụ về tín dụng; nghiệp
vụ hiện đại bao gồm các nghiệp vụ về cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, nghiệp
vụ đầu tư, nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ qua ngân hàng,…và nghiệp vụ tương lai”.
Đối với nghiệp vụ của NHTM thì được phân loại theo các tiêu chí khác nhau nhưphân loại theo tiêu chuẩn kế toán, theo nhu cầu khách hàng, theo đối tượng kháchhàng, … Trong phạm vi về nội dung của đề tài nghiên cứu này, sẽ nêu cụ thể về cáchphân loại nghiệp vụ NHTM theo đối tượng khách hàng còn những cách phân loại khác
sẽ không đề cập đến, nhằm làm nổi bật lên những vấn đề tiếp theo
1.1.4.1 Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng ít hơn về sốlượng nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dịch với ngân hàng thươngmại Vì vậy khi thực hiện giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp thì NHTM có thểtiết kiệm về chi phí giao dịch nhờ vào quy mô giao dịch Đối với khách hàng là doanhnghiệp NHTM thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Thanh toán quốc tế
- Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp với nhau
- Tiền gửi thanh toán
- Mua bán ngoại tệ với các doanh nghiệp
- Cho vay đối với các doanh nghiệp
- Bảo lãnh
- Môi giới chứng khoán
- Tư vấn tài chính
Trang 141.1.4.2 Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng chiếm số lượng lớn nhưng lạichiếm tỷ trọng nhỏ về doanh số giao dịch Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện nay nhucầu giao dịch của khách hàng cá nhân ngày càng tăng nên nghiệp vụ ngân hàng đối vớikhách hàng cá nhân ngày càng được các NHTM chú trọng hơn Đối với khách hàng là
cá nhân, NHTM thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Nhận tiền gửi
- Thẻ thanh toán
- Thanh toán qua ngân hàng
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay xây dựng vàsữa chữa nhà cửa
- Cho vay sản xuất kinh doanh
- Cho vay trả góp
- Cho vay kinh tế hộ gia đình
1.2 Tổng quan về kế toán huy động vốn
1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng thương mạitạo lập hoặc huy động được để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàngthương mại
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ được tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay vàvốn khác
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, do chủ
sở hữu ngân hàng góp vào khi thành lập ngân hàng và được bổ sung trong quá trìnhhoạt động của ngân hàng từ vốn góp thêm của chủ sở hữu và từ lợi nhuận của ngânhàng Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của NHTM, nhưng đóng vaitrò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định đến năng lực tàichính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh của NHTM Vốn chủ sở hữu là vốn
Trang 15không hoàn trả trong quá trình hoạt động nên nó mang tính ổn định, nhờ vậy ngânhàng chủ động sử dụng nó vào mục đích kinh doanh của mình đồng thời như tài sảnđảm bảo, tạo lòng tin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trườnghợp ngân hàng gặp rủi ro.
- Vốn huy động: là vốn thuộc sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế được ngânhàng tạm thời quản lý và sử dụng để kinh doanh trong một thời gian xác định sau đó sẽhoàn trả lại cho chủ sở hữu NHTM huy động vốn trong nền kinh tế bằng các nghiệpvụ: nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại công cụ nợ khác Vốn huy động chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của NHTM, là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Khi đến hạn ngân hàng phải hoàn trả lãi và gốc cho chủ sởhữu nên vốn huy động có tính biến động Khi sử dụng nguồn vốn này NHTM phảithiết lập dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản
- Vốn vay: là vốn thuộc sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế nà NHTM chủđộng thoả thuận sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong hoạt độngkinh doanh NHTM có thể vay từ nhiều chủ thể khác nhau: vay từ các NHTM, các tổchức tín dụng khác trong nước, các tổ chức tài chính nước ngoài, vay từ Ngân hàngTrung ương Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng do nóchiếm chi phí cao khi vay
- Vốn khác: là phần vốn phát sinh từ ngồn vốn khác như: vốn tài trợ, uỷ thác từcác chủ thể trong và ngoài nước; vốn chiếm dụng phát sinh từ dịch vụ thanh toán trongnước, dịch vu thanh toán quốc tế, đại lý kiều hối,…; vốn điều hoà trong hệ thốngNHTM điều tiết nguồn vốn từ chi nhánh thừa sang chi nhánh thiếu vốn nhằm nâng caohiệu quả sử dụng nguồn vốn, cân đối vốn trong toàn bộ hệ thống NHTM, đảm bảothanh khoản
1.2.2 Vai trò Vốn ngân hàng thương mại
Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hànhcần phải có tư liệu sản xuất Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệnên phải có tiền mới có thể hoạt động kinh doanh được Hoạt động tìm kiếm tư liệu
Trang 16sản xuất của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn Như vậy, huy độngvốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh Đối với bất
kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, vì vốn phảnánh năng lực kinh doanh Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốn huy động vốn đi vay củangân hàng Nếu vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vàohoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay nên sẽ ảnh hưởng tớithu nhập của ngân hàng
Thứ hai, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạt động của ngân hàng
thương mại
Vốn của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng,hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạt động thanh toán của các ngânhàng thương mại Thông thường so với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn cónhững khoản mục về đầu tư cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay củacác ngân hàng này cũng lớn hơn Trong khi các ngân hàng lớn hoạt động trên phạm vitoàn thế giới thì các ngân hàng nhỏ lại giới hạn phạm vi hoạt động chủ yếu trong mộtkhu vực nhỏ, trong nước Nếu khả năng về vốn của ngân hàng đó dồi dào thì ngânhàng có thể mở rộng được các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu về vốncủa khách hàng về cho vay, bảo lãnh, đầu tư
Bên cạnh vốn lớn hay nhỏ thì chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của tính ổn địnhcủa vốn Một NHTM có lượng vốn ổn định thì sẽ dễ dàng trong việc hoạch định việccung ứng đầu tư cho vay Ngân hàng đó có thể dự kiến tương đối chính xác lượng vốncung ứng, cho nên sẽ dự kiến được lợi nhuận trong tương lai khá chính xác
Thứ ba, vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.
Ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụhoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay: vay để cho vay, vay để đầu tư, vay để thanhtoán Bởi vì khi đi vay vốn để thực hiện các hoạt động của mình, ngân hàng sẽ phụthuộc hoàn toàn vào đối tượng cho vay về thời hạn vay, số lượng vay và chi phí vaycao Do đó có thể ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh Ngược lại, ngân hàng
Trang 17có lượng vốn huy động dồi dào sẽ chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình,không phụ thuộc vào ai, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Nguồn vốn huy động lớncũng làm tăng khả năng hoạt động của ngân hàng như chủ động đa dạng hoá các hoạtđộng kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng củangân hàng là an toàn và sinh lợi.
Thứ tư, vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín
của mình trên thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt độngđòi hỏi các ngân hàng phải coi uy tín của mình trên thị thường là điều quan trọng Uytín đó trước hết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng Khảnăng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng càng lớn Mặt khác, uy tíncủa ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng (ngân hàngchỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu như ngân hàng có nguồn vốnlớn) Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng Với tiềm năngvốn và khả năng huy động vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy
mô ngày càng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả; vừa giữ chữ tín vừa nâng caothanh thế của ngân hàng trên thị trường
Bên cạnh đó, một trong những công cụ lớn nhất của vốn tự có là tạo sự uy tíntrong công chúng Một ngân hàng có trụ sở là tài sản riêng càng đồ sộ thì càng xâydựng được sự tín nhiệm của dân chúng Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì sức chịuđựng của ngân hàng càng mạnh khi mà tình hình kinh tế - xã hội và tình hình hoạtđộng của ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn
Thứ năm, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Quy mô, trình độ cán bộ, công nhân viên, phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngânhàng là tiền đề thu hút vốn Khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàngtrong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế cả về quy mô tíndụng, lẫn việc chủ động về thời hạn cho vay và thậm chí trong khi quyết định lãi suấtphù hợp với khách hàng Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vớimình, nghĩa là doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên trong tương lai và ngân
Trang 18giúp cho ngân hàng có đủ năng lực tài chính kinh doanh đa năng trên thị trường khôngchỉ cho vay mà còn đầu tư trên thị trường tiền tệ, liên doanh, liên kết, thực hiện dịch
vụ thuê mua Và chính sự đa dạng hoá hoạt động sẽ góp phần phân tán rủi ro tronghoạt động kinh doanh và tạo lợi nhuận cho ngân hàng, đặc biệt là tăng sức mạnh cạnhtranh của ngân hàng trên thị trường
1.2.3 Các hình thức huy động vốn
1.2.3.1 Huy động từ tiền gửi
a Tiền gửi không kỳ hạn (TG KKH)
Tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán haytài khoản Séc
Tiền gửi không kỳ hạn là hình thức tiền gửi mà khách hàng (các doanh nghiệp, tổchức kinh tế, cá nhân) gửi vào NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán vàthu chi hộ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình
Đặc điểm của loại tiền gửi không kỳ hạn này là khách hàng được phép rút ra bất cứlúc nào hoặc có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lầngiao dịch Đây là loại tiền gửi mà chủ tài khoản chủ động và linh hoạt trong thanh toánnhư: lập lệnh chuyển tiền, phát hành séc hoặc các hình thức thanh toán khác như uỷnhiệm chi, uỷ nhiệm thu… tự do rút tiền từ tài khoản mà không cần báo trước hoặc rúttiền tại các máy ATM Do vậy tiền gửi không kỳ hạn này thường không được hưởng lãi
từ ngân hàng hoặc nếu có thì chỉ ở mức lãi suất thấp nhất ở ngân hàng Tính chất củaloại tài khoản tiền gửi này là luôn có số dư Có và số dư thường xuyên biến động nênngân hàng phải thực hiện dự trữ bắt buộc với tỷ lệ cao hơn so với các loại tiền gửi khác
để đảm bảo an toàn Tuy nhiên, đối với khách hàng được ngân hàng đồng ý cho vaythấu chi thì tài khoản tiền gửi không kỳ hạn này có thể có số dư Nợ Ngân hàng khốngchế số dư Nợ theo hạn mức đã thoả thuận nhưng không khống chế số dư Có
b Tiền gửi có kỳ hạn (TG CKH)
Tiền gửi có kỳ hạn là hình thức tiền gửi huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân gửi vào NHTM với mục đích hưởng lãi
Trang 19Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là khách hàng chỉ được rút tiền sau một kỳ hạnnhất định Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, xác định kỳ hạn cụ thể nên được ngânhàng sử dụng để cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Mục đích của tiền gửi có
kỳ hạn này là hưởng lãi, nên khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có lãisuất cao Với lý do này, các NHTM thường sử dụng các công cụ lãi suất, các chínhsách như kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao Tuy nhiên, do những lý do khác nhau nênkhách hàng có thể rút tiền trước hạn, ở những trường hợp này khách hàng có thểhưởng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất khi rút tiền đúng hạn áp dụng theo nhữngquy định của từng ngân hàng cụ thể
1.2.3.2 Huy động từ tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiếtkiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức tíndụng nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền của cá nhânđược gửi vào ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng lớn tại các NHTM
Mục đích của tiền gửi tiết kiệm là để hưởng lãi, đảm bảo an toàn tài sản và đểtích luỹ, do vậy tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành Séc haythực hiện các khoản thanh toán khác ngoại trừ khách hàng có yêu cầu trích tài khoản
để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác
a Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TG TKKKH)
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể rút ra một phần hay toàn bộ số tiền trong tài khoản bất kỳ lúc nào mà không cầnphải thông báo trước cho tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm Đối tượng huy độngchủ yếu là cá nhân các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng hay chưa xác định được nhucầu chi tiêu cụ thể trong tương lai Khách hàng có thể rút tiền bất cứ thời điểm nàobằng tiền mặt hay thanhh toán chuyển khoản nên loại tiền gửi nầy thường xuyên biếnđộng Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiêm không kỳ hạn dễ dàng chuyển đổi các hình thứctiền gửi hoặc chuyển nhượng cho người khác và có thể sử dụng để chứng minh năng
Trang 20lực tài chính của ngân hàng Khách hàng có thể sử dụng số tiền trong tài khoản tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn là tài sản bảo đảm để cầm cố thế chấp hay vay ngân hàng.
b Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TG TKCKH)
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉđược rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thoả thuận với tổ chức tín dụng nhận tiềngửi tiết kiệm Ngân hàng có thể huy động dưới hình thức sổ tiết kiệm hay chứng chỉtiền gửi Người gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là dân cư gửi vào với mục đích nhận lãi vàđược an toàn tài sản Đây là hình thức huy động những khoản tiền tạm thời nhàn rỗicủa cá nhân chưa sử dụng tại thời điểm hiện tại để dành tích luỹ trong tương lai Dovậy, đây chính là khoản tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định, thường chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu nguốn vốn huy động của NHTM và mang tính ổn định hơn tiềngửi thanh toán Chính điều này, các NHTM có thể chủ động sử dụng số tiền đó vàomục đích kinh doanh của mình trong thời hạn ký kết Có nhiều hình thức tiền gửi tiếtkiệm và có các căn cứ khác nhau: căn cứ vào thời hạn có 1tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4tháng, 5 tháng, 6 tháng, 12 tháng, ; căn cứ vào cách tính lãi có cuối kỳ, đầu kỳ haythanh toán từng tháng, ; căn cứ vào loại tiền gửi có tiền gửi trong nước (đồng ViệtNam), vàng, ngoại tệ; Nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm tạo cho khách hàng cóđược sự lựa chọn phù hợp với thời gian của lượng tiền nhàn rỗi của họ Trên thực tế do
áp lực của cạnh tranh các NHTM Việt Nam cho phép khách hàng rút ra trước thời hạnvới điều kiện người gửi chấp nhận lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãisuất thấp hơn mức lãi suất tiền gửi ghi trên sổ tiết kiệm, tuỳ thuộc vào chính sách huyđộng vốn của từng NHTM trong từng thời điểm nhất định Đối với trường hợp đến hạncủa khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng người gửi không đến rút thì ngân hàng tự động tínhlãi nhập vốn và tái tục lại kỳ hạn tiếp theo với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện hành
1.2.3.3 Huy động từ phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là giấy chứng nhận hay là công cụ nợ do NHTM phát hành để huyđộng vốn trên thi trường, xác nhận nghĩa vụ trả nợ một số tiền trong một khoảng thờigian nhất định với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM vớingười mua giấy tờ có giá Các NHTM có thể phát hành giấy tờ trực tiếp thông qua tổ
Trang 21chức bảo lãnh phát hành Nguồn vốn huy động từ hình thức này mang tính tương đối
ổn định nên NHTM có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình Mức lãi suấtphát hành thường lầ mức lãi suất cố định ghi cụ thể trên giấy tờ có giá hoặc được điềuchỉnh theo từng thời kỳ, mức lãi suất này cũng phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huyđộng vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường
Giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắnhạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Giấy tờ có giá được phát căn cứvào nhiều hình thức khác nhau: thời hạn, cách trả lãi, loại tiền, người sở hữu, và căn
cứ vào giá bán ra Trường hợp căn cứ vào giá bán ra bao gồm 3 hình thức: NHTMphát hành giấy tờ có giá bằng mệnh giá, giấy tờ có giá có phụ trội và giấy tờ có giá cóchiết khấu
1.2.3.4 Huy động từ nguồn vốn vay
Trong trường hợp thiếu vốn NHTM chủ động đi vay trên thị trường nhằm đảmbảo khả năng thanh toán Các NHTM có thể vay từ các nguồn sau:
- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong nước
- Ngân hàng trung ương
- Các tổ chức tín dụng nước ngoài
1.2.3.5 Huy động từ nguồn vốn khác
NHTM có thể huy động từ các nguồn vốn khác: nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu
tư, nhận vốn liên doanh, liên kết,
1.2.4 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
1.2.4.1 Tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành được thực hiện theo Quyết định
số 479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004, QĐ số 807/2005/QĐ- NHNN ngày01/06/2005 bao gồm 9 loại Từ loại 1 đến loại 8 dành cho các tài khoản trong Bảng cânđối kế toán, loại 9 dành cho các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán Các tài khoảnphản ánh nghiệp vụ huy động vốn được bố trí ở loại 4 (các khoản phải trả)
Trang 22Tài khoản tiền gửi khách hàng, bao gồm tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tàikhoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,…Các tài khoản tiền gửi được bố trí thànhtiền gửi của khách hàng bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.
Kết cấu TK 42: dùng để phản ánh số tiền của khách hàng hiện còn gửi ngân hàng
TK 42
Số tiền khách hàng Số tiền khách hàng gửi vào rút ra
Dư Có: số tiền khách hàng hiện
còn gửi tại ngân hàng
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
- Các loại sổ tiết kiệm
1.2.4.3 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi thanh toán.
Sau khi tài khoản tiền gửi thanh toán được lập, khách hàng sử dụng tài khoản củamình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã quy định
a Kế toán tiền gửi không kỳ hạn (TG KKH) và tiền gửi có kỳ hạn (TG CKH)
Hạch toán nghiệp vụ nộp tiền, rút tiền và hạch toán lãi như sau:
Trang 231011 4211/4212 1011 491 801
(1)
(1): Khách hàng gửi tiền vào NH
(2): Ngân hàng dự trả lãi cho khách hàng
(2a): Ngân hàng trả lãi và lãi nhập gốc đối với tiền gửi không kỳ hạn
(2b): Ngân hàng tính lãi dự trả đối với tiền gửi có kỳ hạn
(3): NH trả lãi cho khách hàng: (tiền gửi có kỳ hạn)
Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng * lãi suất tháng
Trang 24Trong đó:
Tổng tích số tính lãi = ∑ Số dư Có TK * Số ngày dư Có thực trong tháng thanh toán tế trong tháng
Hạch toán nghiệp vụ nhận tiền gửi bằng chuyển khoản:
- NH nhận tiền gửi bằng chuyển khoản trên cơ sở chứng từ thanh toán khôngdùng tiền mặt như: Bảng kê nộp Séc chuyển khoản, Bảng kê thanh toán thư tín dụng,
Uỷ nhiệm thu Căn cứ vào các chứng từ liên quan tiến hành hạch toán như sau:
Hạch toán nghiệp vụ chi trả chuyển khoản:
- Chủ TK sử dụng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như UNC, Séc chuyểnkhoản… để trích tài khoản của mình chuyển trả tiền chi người thụ hưởng
o Chứng từ thanh toán tại cùng Hệ thống:
(3)Chú thích:
(1): Khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng
(2): Khách hàng rút tiền từ tiền gửi tiết kiệm
- (2a): Chi trả bằng tiền mặt
Trang 25- (2b): Chi trả bằng chuyển khoản (tiền gửi khác )
(3): Hạch toán lãi tương tự tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Chương 2.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HƯƠNG TRÀ - THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hương Trà -Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Tên giao dịch đầy đủ: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thị
xã Hương Trà
Tên viết tắt: Agribank Hương Trà
Trụ sở tại: 119 Cách mạng tháng 8, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Mã số chi nhánh/thuế: 0100686175-289
Điện thoại: 054.3558693
Fax: 054.3557221
Người đại diện: Giám đốc Lê Trung
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thị xã Hương Trà là một chinhánh trực NH No & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập vào tháng 7/1988(Tiền thân là NH Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Hương Điền) với tên gọi chung làChi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Hương Trà và hoạt động như một NgânHàng Nhà Nước trên địa bàn nhằm phục vụ cho quá trình phát triển và ổn định địaphương, nặng về tính chất quản lý Nhà Nước hơn là hoạt động kinh doanh
Đến năm 1998, nghị định 53 về thành lập Ngân hàng hai cấp, nhất là sau khi haipháp lệnh về Ngân hàng ra đời, với sự ra đời của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Namtheo quyết định số 400/CT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ trưởng Chính phủ
Trang 26Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thông Thị Hương Trà hoạt động tronglĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Nhiệm vụ của NH là phục vụ cho mọithành phần kinh tế trên địa bàn Thị xã Hương Trà theo quyết định của Giám đốc NH
No & PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động theo Luật Các TCTD và Điều lệ hoạtđộng của NH No & PTNT Việt Nam
Gần 28 năm tồn tại và phát triển, cùng với công cuộc đổi mới đất nước NH No &PTNT Thị xã Hương Trà đã đạt được những thành tích trong cơ chế quản lý cũng nhưthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính của mình NH No & PTNT Thị xã Hương Trà
có trụ sở chính đóng trên Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà và 2 chi nhánh Ngân hàngcấp III (An Hòa và Bình Điền), CBCNV – LĐ phục vụ trên 15 xã, phường với đội ngũnhân viên có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới hoạt động Ngân hàng, cóđạo đức lối sống lành mạnh, có tác phong giao dịch văn minh, lịch sự và tinh thầnđoàn kết cao
Trong những năm gần đây, với phương châm của Ngân hàng “Vay để cho vay”, NH
No & PTNT Thị xã Hương Trà đã thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước làphát triển và đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn với mục đích tạo lập bộ mặt nông thôn mới, phục vụ nhu cầu phát triển của địaphương, nâng cao mức sống của người dân trên toàn Thị xã
Trong quá trình hoạt động, NH No & PTNT Thị xã Hương Trà là một trợ thủđắc lực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn Là một NH trong hệ thống NHTM Nhà nước, cũng như các đơn vịtrong toàn quốc, NH No & PTNT Thị xã Hương Trà đã hoạt động kinh doanh theopháp luật, theo hướng đa năng trên mọi lĩnh vực với mũi nhọn chiến lược là thị trườngnông nghiệp nông thôn Để đạt được mục tiêu đó, NH No & PTNT Thị xã Hương Trà
đã không ngừng phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng kịp thời sự nghiệpCNH – HĐH của đất nước và đã chiếm được thị phần lớn cũng như tạo lập uy tín vữngvàng đối với người dân
Hệ thống các NHTM ngày càng phát triển và mở rộng, vì thế tại thời điểm nàytrên địa bàn Thị xã, ngoài NH No & PTNT Hương Trà, NH Chính sách xã hội
Trang 27Hương Trà đã xuất hiện NH Vietinbank, NH Sacombank Tuy nhiên với bề dày hoạtđộng, uy tín của ngân hàng và đặc biệt là địa bàn hoạt động rộng khắp Thị xã thìngân hàng No & PTNT Hương Trà đã gặt hái không ít thành công tạo môi trườngkinh doanh lành mạnh.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng trưởng và phát triển, tính đến31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động gần 326 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 gần 55
tỷ đồng và đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn khoảng 20,48%, dư nợ đạt trên 386 tỷđồng, phục vụ trên 14.000 hộ sản xuất và hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài địabàn Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượnghuy động vốn nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng
Ngân hàng N0& PTNT Chi nhánh Hương Trà là một trong những ngân hàngthương mại cổ phần Nhà nước phát triển trong Ngành ngân hàng Do vậy, ngân hàngthực hiện đầy đủ các chứng năng:
- Về huy động vốn: gồm huy động vốn trong ngắn hạn, trung và dài hạn thôngqua hoạt động nhận tiền gửi từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế, đặc biệt là hoạtđộng huy động vốn trong ngắn hạn từ khách hàng cá nhân
- Về tín dụng: các sản phẩm tín dụng rất đa dạng
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế
- Quản lý các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán
- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ của NHNN và của Hội sở chính
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng
2.1.3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức
Ngân hàng N0& PTNT Chi nhánh thị xã Hương Trà có sơ đồ mô hình tổ chứckhá gọn nhẹ vừa đảm bảo được sự linh hoạt trong quản lý vừa tiết kiệm được chi phícho công tác quản lý các hoạt động
Trang 28Phòng
KT- NQ
GIÁM ĐỐC
PGĐ Kế toán – ngân quỹ
PGĐ Kinh doanh
Phòng Hành chính Các phòng giao dịch Kinh doanhPhòng
GIÁM ĐỐC
( Nguồn: Từ Phòng Kế toán – Ngân quỹ NH No & PTNT Hương Trà ).
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH N 0 & PTNT Chi nhánh Hương Trà
Chú thích:
- Quan hệ trực tuyến
- Quan hệ chức năng
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc chi nhánh: là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về mọihoạt động trước Giám đốc NH No & PTNT tỉnh, chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vựctrong chi nhánh
- Một Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hànhcông tác kinh doanh của Chi nhánh trên các chi tiêu nhiệm vụ được giao
- Một Phó giám đốc kế toán – ngân quỹ: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kế ngân quỹ, hành chính và được ủy quyền điều hành khi Giám đốc đi công tác
toán Phòng kinh doanh:
Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra kết quả hoạtđộng kinh doanh
Trang 29Thiết lập, giao dịch trực tiếp, duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài
hệ thống ngân hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới trong hoạt động huyđộng vốn và hoạt động tín dụng
Thẩm định và tái thẩm định cho vay, quyết định hạn mức tín dụng của kháchhàng, đồng thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu ảnh hưởng đến mức độ an toàn củakhoản vay
- Phòng kế toán - ngân quỹ:
Tiến hành hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanhtoán theo quy định giữa ngân hàng với nhau hoặc ngân hàng với khách hàng, tổng hợplưu giữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ quyết toán hàng năm, tổ chức kiểm tra, báo cáochuyên đề
Thực hiện việc thu, chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện,ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, GTCG, hồ sơ tài sản thế chấp…
- Phòng hành chính: nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư Thực hiệnviệc mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn vòng phẩm theo quy định, cónhiệm vụ phục vụ các công việc hậu cần, phục vụ nội bộ chi nhánh, nhận giữ các côngvăn, tài liệu, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan
- Các phòng giao dịch: có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, hạch toán, thu chitiền mặt và các thanh toán khác
2.1.4 Đặc điểm về tình hình kinh doanh của Ngân hàng
2.1.4.1 Tổng quan về tình hình sử dụng lao động của Ngân hàng
Trong 3 năm 2012-2014 nguồn nhân lực của ngân hàng không thay đổi đáng kể.Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng đối với kết quả kinh doanh củaNgân hàng, do đó ta xét Bảng 2.1 sau để biết được sự biến động về sử dụng lao độngcủa Ngân hàng
Trang 30Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động của NH N 0 & PTNT
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ NH N 0 & PTNT Hương Trà).
Qua bảng 2.1, ta thấy tổng số lao động của Ngân hàng thay đổi qua các năm nhưngkhông đáng kể Cụ thể, đội ngũ lao động năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2 lao độngtương ứng với giảm 5,56%, tổng số lao động năm 2014 so với 2013 tăng lên 2 ngườitương ứng với tăng 5,88% Nguyên nhân là do năm 2013 có 2 cán bộ nghỉ hưu Mặc dù
số cán bộ trong năm 2013 giảm nhưng hiệu quả công việc vẫn được duy trì và đảm bảo
do cán bộ nghỉ hưu được thay vào đội ngũ trẻ năng động và linh hoạt hơn
Xét về giới tính, qua Bảng 2.1 ta thấy số lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn sovới lao động nam Vào năm 2012, lao động nữ chiếm 55,56% trong tổng số lao động,năm 2013 chiếm 55,88% và năm 2014 chiếm 58,33% Nguyên nhân của sự chênh lệchnày là do đặc thù của ngành NH, số lượng nhân viên nữ nhiều để thường xuyên giaodịch trực tiếp và chăm sóc khách hàng
Bên cạnh phân loại theo giới tính, ngoài ra nguồn nhân lực của ngân hàng cònđược phân theo trình độ học vấn để thấy được chênh lệch trong tổng số lao động Nhưchúng ta đã biết, trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình tuyển dụngnhân sự và được kiểm tra gay gắt Qua bảng 2.1, ta thấy nhân viên có trình độ ĐH vàtrên ĐH chiếm tỷ trọng cao Năm 2012, số lượng nhân viên có trình độ ĐH và trên ĐH
là 24 người chiếm tỷ trọng 66,67%, qua đây ta thấy được trình độ của nhân viên trong
Trang 31ngân hàng khá cao nên đảm bảo về kiến thức nghiệp vụ để thực hiện tốt hoạt động củangân hàng Năm 2013, số lượng nhân viên theo tiêu chí này giảm 1 người chiếm tỷtrọng 67,65% trong tổng số lao động Nguyên nhân là do có một cán bộ nghỉ hưu dovậy ngân hàng đã được cấp trên bổ sung thêm cán bộ vào năm 2014 NH có 25 người
và chiếm tỷ trọng 69,44%, điều này giúp đảm bảo hiệu quả trong công việc của cácnhân viên Qua đây, ta có thể thấy được ngân hàng luôn luôn chú trọng đến nguồnnhân lực và bổ sung kịp thời giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả vàhữu hiệu Bên cạnh đó, ngân hàng còn chú trọng đến bản thân của mỗi nhân viên giúp
họ luôn vui vẻ, thoải mái để hoàn thành tốt công việc của mình
Ngày nay với nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh luôn chịu những tácđộng của quy luật thị trường, việc đào tạo cán bộ có trình độ cao giúp trang bị nhữngkiến thức nhằm đáp ứng tốt các hoạt động của ngân hàng, đây chính là một trong nhữngmục đích phát triển của ngân hàng Vì thế, trong những năm qua, NH đã không ngừngnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Để đảm bảo được tính chất công việc,một số nhân viên NH đã tự nâng cao trình độ văn hóa, học thêm các nghiệp vụ Bêncạnh đó, cùng với nỗ lực học hỏi của cán bộ, nhân viên đã góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng Đây là nguồn tài sản lớn mà ngân hàng cần duy trì và khaithác, một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp, tận tình là chìa khóa giúp đem lại thànhcông cho ngân hàng Từ đó làm thay đổi kết quả kinh doanh qua từng năm một cách rõrệt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh trên thương trường
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Địa bàn Thị xã Hương Trà rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi lại thu hút nhiều dự
án lớn, theo đó các nhà máy, xí nghiệp liên tục mọc lên Với đặc điểm về địa bàn vàdân cư có nhiều thuận lợi như thế thì công tác đảm bảo nguồn vốn huy động và nguồnvốn vay là rất quan trọng
Vì thế, thị xã Hương Trà là một địa bàn tiềm năng, giúp ngân hàng tăng trưởng
và thu hút nguồn vốn huy động, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho vay giúp tạo đượclợi nhuận của Ngân hàng
Như các NHTM khác, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thị xã
Trang 32Hương Trà là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, mục đích cuốicùng vẫn là mong muốn đạt lợi nhuận tối đa.Dưới áp lực phải tăng thu, giảm chi đếnmức có thể thì hiệu quả hoạt động được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vàothành đầu ra, vì thế NH mới hoạt động và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gây gắtnhư ngày nay Chính vì thế trong suốt thời gian qua NH đã không ngừng nâng caochất lượng sản phẩm – dịch vụ, các hoạt động phục vụ khách hàng một cách nhanhchóng, hiệu quả Ngoài ra, NH không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thôngtin để ứng dụng vào quá trình kinh doanh
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi Để hiểu rõ vấn đề này,chúng ta tiến hành tìm hiểu và phân tích bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanhcủa NH thông qua 5 năm từ 2010 - 2014
Trang 33Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2010 – 2015
Chỉ tiêu Năm
So sánh 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013
5 Chi nhân viên 4.380 5.609 6.474 6.469 5.968 1.229 28,06 865 15,42 -5 -0,08 -501 -7,74
6 Chi cho HĐ quản lý, công cụ 1.328 1.443 1.458 1.290 1.449 115 8,66 15 1,04 -168 -11,52 159 12,33
Trang 34Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của NH N 0 & PTNT
chi nhánh Hương Trà qua 5 năm (2010 - 2014)
Qua bảng 2.2, ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngtăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012, sau đó lợi nhuận của Ngân hàng có giảm nhẹtrong 2 năm 2013 và 2014, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của nền kinh tế khủnghoảng trên Thế giới và những ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường
Cụ thể, năm 2011 có mức thu nhập tăng so với năm 2010 là 8.586 triệu đồngtương ứng với tăng 22,50% nguyên nhân do thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 6.302triệu đồng tương ứng với tăng 17,76% và thu nhập khác tăng 2.171 triệu đồng tươngứng với tăng 364,87% Chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 7.607 triệu đồngtương ứng với tăng 25,63% chủ yếu do chi phí hoạt động tín dụng tăng 7.700 triệuđồng tương ứng với tăng 39,28% và chi nhân viên tăng 1.229 triệu đồng tương ứng vớităng 28,06% nhưng chi dự phòng, bảo hiểm giảm 1.586 triệu đồng tương ứng với tốc
độ giảm 53,78% Qua đây ta thấy, tốc độ tăng của thu nhập qua 2 năm 2011 và 2010lớn hơn tốc độ tăng của chi phí do vậy lợi nhuận của Ngân hàng năm 2011 tăng 979triệu đồng tương ứng với tăng 14,30% Năm 2012 hoạt động kinh doanh của ngânhàng tiếp tục phát triển và tăng trưởng, cụ thể: thu nhập tăng so với năm 2011 là 2.435triệu đồng tương ứng với tăng 5,4% và chi phí tăng 1.936 triệu đồng tương ứng vớităng 5,19% Mặc dù tốc độ tăng thu nhập năm 2012 so với năm 2011 nhỏ hơn so với
Trang 35tốc độ tăng của 2011 so với 2010, tuy nhiên do tốc độ tăng của thu nhập trong năm
2012 so với 2011 lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên hoạt động kinh doanh của Ngânhàng vẫn đạt tăng trưởng và lợi nhuận
Đến năm 2013 và năm 2014 do ảnh hưởng của nền kinh tế Thế giới khủng hoảngnên nền kinh tế của Việt Nam nói chung và các tổ chức, doanh nghiệp trong nướcgặp rất nhiều khó khăn và Ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ Chính vì vậy, lợinhuận của năm 2013 so với năm 2012 giảm 19 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm0,23%, tuy nhiên qua đến năm 2014 mới ảnh hưởng đáng kể do cả suy thoái lẫn lạmphát kéo dài Thu nhập của năm 2014 so với 2013 giảm mạnh 4.766 triệu đồng tươngứng với giảm 10,27% nguyên nhân là do: thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm mạnh4.950 triệu đồng tương ứng giảm 11,41%, tuuy nhiên thu nhập từ hoạt động dịch vụtăng nhẹ tăng 100 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,26% Bên cạnh thu nhập, chiphí năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 là 6.176 triệu đồng tương ứng với tốc độgiảm 16,21% Chi phí giảm mạnh chủ yếu là do chi phí hoạt động tín dụng giảm mạnh5.073 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 18,73%, ngoài ra chi cho nhân viên vàchi về tài sản lần lượt giảm 501 triệu đồng và 740 triệu đồng tương ứng với tốc độgiảm lần lượt là 7,74% và 51,21% Qua phân tích trên ta thấy được, thu nhập trongnăm 2014 giảm mạnh tuy nhiên chi phí có tốc độ giảm lớn hơn nên năm 2014 ngânhàng vẫ đạt được lợi nhuận là 9.717 triệu đồng, tăng so với năm 2013 1.410 triệu đồngtương ứng với tốc độ tăng 16,97%
Qua đây ta thấy được nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ hoạt động tíndụng và các khoản chi chủ yếu cho hoạt động tín dụng Qua tình hình hoạt động kinhdoanh của ngân hàng trong 5 năm 2010 đến 2015, từ sự biến động thể hiện qua bảng2.2 có thể thấy được Ngân hàng đều đạt lợi nhuận qua các năm là do ngân hàng biếtđiều chỉnh các hoạt động thu, chi phù hợp, đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tưtốt, vốn vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, không gây lãng phí, tránhtình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng tăng cao Trong nền kinh tế hiện nay, đểhoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều không mấy dễ dàng, điều này đòi hỏi mọicán bộ, nhân viên của ngân hàng phải nổ lực, phấn đấu để đem lại không chỉ là lợinhuận mà cả uy tín, danh hiệu cho ngân hàng, đống góp một phần phát triển cho nềnkinh tế địa phương
Trang 36Giao dịch viên Thủ quỹ
Kiểm soát viênPhó Giám Đốc kế toán- kho quỹ
Đạt được lợi nhuận qua mỗi năm cho thấy các chính sách và mục tiêu được ngânhàng phấn đấu hoàn thành, nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay đòi hỏi ngân hàngcần phát huy hơn nữa để khẳng định vị thế cạnh tranh và vai trò chủ đạo cũng như pháttriển của mình
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Ngân hàng
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Phó giám đốc kế toán- ngân quỹ:
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của bộ phận kế toán- ngân quỹ,đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng N0& PTNT Chi nhánhHương Trà và của ngân hàng Nhà nước, chấp hành đúng chế độ nghiệp vụ về kế toán
và quản ký an toàn kho quỹ tại đơn vị
- Lập các báo cáo tài chính, có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban giám đốc
- Chịu trách nhiệm về việc kiểm soát các chứng từ một cách chính xác, kịp thời
và đầy đủ
- Kiểm tra, kiểm soát, quản lý các chứng từ giao dịch trắng cho giao dịch viên
- Giải quyết các vướng mắc phát sinh do các nhân viên cấp dưới báo cáo
Trang 37- Hướng dẫn các nghiệp vụ, các quy chế tài chính, quy chế kế toán áp dụng tại
NH cho các giao dịch viên
Kiểm soát viên:
- Kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán: tiết kiệm, chuyểntiền, thu đổi ngoại tệ, tài khoản cá nhân và tổ chức kinh tế,… phát sinh trong ngày
- Kiểm soát và phê duyệt các chứng từ trên máy tính
- Thực hiện các công việc kế toán cuối ngày, tháng, năm, đối chiếu với sổ sáchcủa Bộ phận Kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khóa sổcuối ngày
- Giải thích, hướng dẫn, thu thập thông tin từ khách hàng để nâng cao chất lượngcông tác kế toán nói riêng và công việc của cả phòng nói chung
- Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với các chứng từ và thực tế
- Kiểm tra, phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành
- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nộp, lĩnh tiền; giải đáp mọi thắc mắc chokhách hàng về các nghiệp vụ liên quan
- Nhập số liệu vào máy, cân đối quỹ cuối ngày
Trang 382.1.6 Đặc điểm huy động vốn của Ngân hàng
Hoạt động huy động vốn là hoạt động rất quan trọng trong ngành Ngân hàng nóichung và Ngân hàng NO & PTNT Chi nhánh Hương Trà nói riêng Công tác huy độngvốn được làm tốt giúp NH có được nguồn vốn ổn định, bền vững đồng thời góp phầnnâng cao hiêu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Để làm tốt công tác huy độngvốn đòi hỏi NH đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của kháchhàng, các dịch vụ và lợi ích mang đến cho khách hàng để làm tăng sức mạnh cạnhtranh và vị thế cũng như uy tín của NH trên địa bàn Vốn huy động của NH phải có sựtăng trưởng, ổn định về mặt số lượng để thỏa mãn nhu cầu cho vay, thanh toán và hoạtđộng kinh doanh của NH Bên cạnh đó, vốn huy động cần đảm bảo ổn định về mặtthời gian để NH có thể giải quyết được vấn đề tính thanh khoản Nắm vững những yêucầu và vai trò trong hoạt động huy động vốn NH NO & PTNT Chi nhánh Hương Tràluôn đề ra những chiến lược và phương thức huy động nhằm giữ được lượng kháchhàng cũ và thu hút những khách hàng để khai thác triệt để các nguồn vốn trên địa bàn.Qua bảng phân tích tính hình huy động vốn trong 5 năm, nguồn vốn huy độngcủa NH NO & PTNT Chi nhánh Hương Trà liên tục tăng mạnh từng năm Nguồn tăngchủ yếu của hoạt động huy động vốn tại NH là tiền gửi tiết kiệm Năm 2011, nguồnvốn hu động được tại Ngân hàng 141.765 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 25.852triệu đồng tương ứng với tăng 18,24% Năm 2012, nguồn vốn mà NH huy động được
là 242.449 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 74.832 triệu đồng tương ứng với tăng44,64% Ta thấy tốc độ tăng của nguồn vốn huy đông năm 2012 so với năm 2011tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2011 so với 2010, cho ta thấy được NHthu hút 1 lượng lớn nguồn vốn trên địa bàn Qua năm 2013, NH huy động được270.828 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 28.379 triệu đồng tương ứng với tốc độtăng là 11,71% Nguồn vốn mà NH huy động được vẫn giữ nguyên tốc độ tăng quanăm 2014, nguồn vốn NH huy động được là 326.290 triệu đồng, tăng so với năm 2013
là 55.462 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 20,48% Qua đây ta có thể thấy đượchoạt động huy động vốn của NH qua 5 năm luôn tăng trưởng, điều này chứng tỏ NH
đã làm tốt công tác huy động, tạo được niềm tin đối với khách hàng và khẳng định sứcmạnh cạnh tranh đối với những NH khác trên cùng địa bàn
Trang 39Một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng là lãi suất Lãi suất
là yếu tố mà khách hàng quan tâm chính, chính vì thế NH luôn coi trọng và khai tháctriệt để công cụ này NH luôn đưa ra những chính sách, ưu đãi để khuyến khích và thuhút khách hàng gửi tiền Đồng thời, NH luôn tổ chức những buổi họp về đề tài văn hóakinh doanh nhằm trao đổi và nhận diện những điểm yếu và điểm mạnh để nâng caohoạt động huy động vốn Mức lãi suất NH áp dụng theo văn bản của Hội sở là NH NO
& PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế và các văn bản kèm theo do Hội sở chỉ thị Mặc dùhoạt động huy động vốn của NH tăng trưởng mạnh và ổn định qua các năm nhưng NHvẫn còn gặp khó khăn và thách thức vì trên điah bàn có 5 NH khách cùng hoạt động dovậy NH phải đối mặt với những kho khăn về lãi suất thay đổi do những NH đó cạnhtranh, bên cạnh đó NH còn đối mặt với những thị trường khách: chứng khoán, bấtđộng sản, …nên NH cũng luôn chú trọng để thu hú khách hàng trên địa bàn
a Phân tích tình hình huy động vốn theo cơ cấu vốn
Hoạt động huy động vốn tại NH chủ yếu từ các nguồn tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm,phát hành giấy tờ có giá, ký quỹ Trong đó, nguồn huy động chủ yếu từ huy động từtiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế
Nguồn huy động từ tiề gửi tiết kiệm là nghiệp vụ cơ bản của các NHTM ViệtNam do vậy lượng vốn huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồnvốn huy động Qua 5 năm, công tác huy động đối với tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh, cụthể năm 2010 nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm là 124.121 triệu đồng,năm 2011 giá trị nguồn vốn huy động này là 145.978 triệu đồng tăng 21.875 triệu đồngtương ứng với tăng 17,61% Qua năm 2012, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệmtăng gầm gấp đôi là 207.935 triệu đồng tương ứng với tăng so với năm 2011 là 61.957triệu đồng tương ứng với tăng 42,44% Năm 2013, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiếtkiệm tiếp tục tăng là 25.699 triệu đồng so với tăng 12,36% Năm 2014, giá trị tiền gửitiết kiệm tiếp tục tăng 54.376 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 23,27% Điềunày chứng tỏ NH đã làm rất tốt công tác thu hút lượng vốn huy động góp phần nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH
Trang 40Nguồn tiền gửi thanh toán tăng đều qua 5 năm Điều này cho thấy ngân hàngkhông chỉ làm tốt hoạt động huy động từ tiền gửi mà còn khẳng định và làm tốt vau tròtrung gian thanh toán trên địa bàn Ngân hàng thực hiện các chương trình cũng nhưnhững ưu đãi trong phát hành thẻ thanh toán, mở tài khoản NH luôn đổi mới và đadang hóa các dịch vụ thanh toán như hoạt đông thanh toán qua thẻ: thanh toán cáckhoản lương cho nhân viên, thanh toán các loại phí qua thẻ… Năm 2014 có lượng tiềngửi tăng mạnh chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các cá nhân cũng như tổ chưc kinh tếtrên địa bàn Điều này cho thấy NH đã làm rất tốt trong việc huy động từ tiền gửithanh toán đây cũng là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động thanh toán và thu lãi
từ NH
Nguồn vốn huy động từ phát hành GTCG tăng qua 4 năm và đến năm 2014 giảmmạnh Nguồn chủ yếu chính của phát hành giấy tờ có giá là chứng chỉ tiền gửi ngắnhạn và kỳ phiếu ngắn hạn Đối với trái phiếu Agribank kỳ hạn 10 năm qua 5 năm luôn
ổn định và không thay đổi vời giá trị 30 triệu đồng Chỉ tiêu này biến động chủ yếu là
do chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu trong ngắn hạn Nguyên nhân chỉ tiêu này giảmmạnh trong năm 2014 do chỉ tiêu chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu giảm mạnh so với cácnăm trước đó