1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHẠM TRÙ LỄ TRONG NHO GIÁO SƠ KỲ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

87 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Nho giáo xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng 2500 năm, là hệ tư tưởng thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Với tư cách một học thuyết đạo đức, Nho giáo đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người. Những phạm trù đạo đức cơ bản mà Nho giáo xây dựng là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trung, Hiếu, Tín... Đây được coi là những phạm trù trung tâm để giải quyết các mối quan hệ xã hội. Lễ là một trong những nội dung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Nho giáo. Lễ được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, có nội dung biến đổi cùng với sự biến đổi, phát triển của Nho giáo. Song, dù được hiểu theo khía cạnh nào thì Lễ cũng có một vị trí và ý nghĩa quan trọng trong hệ thống những phạm trù đạo đức của Nho giáo với mục đích bình ổn xã hội. Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, tư tưởng của Nho giáo từ chỗ đi theo gót chân của kẻ xâm lược dần dần đã hòa nhập vào đời sống cộng đồng, biến đổi để thích nghi với văn hóa bản địa. Tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng về Lễ, đã sớm chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục phong kiến và đời sống tinh thần của người Việt Nam. Từ Lễ trong nền giáo dục phong kiến đến Lễ trong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiều biến đổi nhưng ở bất kỳ thời đại nào, Lễ cũng có giá trị cần phải được bảo tồn và phát huy. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã có bước chuyển quan trọng và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Tuy nhiên, quá trình đó cũng đưa đến một số thay đổi tiêu cực trong các quan hệ xã hội. Là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, sinh viên Việt Nam hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, những giá trị đạt được từ nền giáo dục, từ việc kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc thì một bộ phận không nhỏ cũng đang có những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống. Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiều thế kỷ cùng sự tiếp biến linh hoạt để đưa vào Lễ giá trị mới của thời đại, ngày nay Lễ vẫn có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ và ý nghĩa của nó với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn cao học.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI - -

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG HỮU TOÀN

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ triết học với đề tài: “Phạm trù

Lễ trong Nho giáo sơ kỳ và ý nghĩa của nó với việc giáo dục đạo đức chosinh viên Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Hữu Toàn.

Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, đảm bảo tínhkhách quan và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Tĩnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi xin chânthành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại họcSư phạm Hà Nội cùng các thầy cô giáo khoa Triết học, khoa Giáo dụcChính trị trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoànthành chương trình cao học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Đặng HữuToàn (Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận vănThạc sĩ triết học của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Tĩnh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Kết cấu của luận văn 7

Chương 1 PHẠM TRÙ LỄ TRONG NHO GIÁO SƠ KỲ 8

1.1 Cơ sở hình thành phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ 8

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội cho sự ra đời và phát triển Lễtrong Nho giáo sơ kỳ 8

1.1.2 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà sáng lập Nho giáo sơkỳ 11

1.2 Quan niệm về Lễ trong Nho giáo sơ kỳ 16

1.2.1 Lễ là những quy định về nghi thức tế lễ 16

1.2.2 Lễ là trật tự xã hội, là đường lối trị nước và luật lệ quốc gia 18

1.2.3 Lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội 24

Trang 5

2.1.1 Quá trình du nhập và những nhân tố tác động đến sự chuyển biến Lễ

ở Việt Nam 42

2.1.2 Nội dung phạm trù Lễ ở Việt Nam 48

2.2 Thực trạng thực hiện đạo Lễ ở sinh viên Việt Nam hiện nay 51

2.2.1 Sinh viên và đặc điểm đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay 51

2.2.2 Yếu tố tích cực và hạn chế trong thực hiện đạo Lễ của sinh viên ViệtNam hiện nay 55

2.3 Ý nghĩa của Lễ với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiệnnay 62

2.3.1 Lễ với việc giáo dục ý thức xây dựng tập quán đạo đức, giữ gìn vàphát huy truyền thống văn hoá dân tộc 62

2.3.2 Lễ với việc giáo dục lối sống hài hòa trong các mối quan hệ xã hội 65

2.3.3 Lễ với việc nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật và tuân thủ pháp luật 68

2.3.4 Lễ với việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức, nâng cao ý thức tự giác làmđiều thiện, tu dưỡng đạo đức cá nhân 71

Tiểu kết chương 2 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng 2500 năm, là hệ tưtưởng thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc Với tư cách một họcthuyết đạo đức, Nho giáo đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệgiữa con người với con người Những phạm trù đạo đức cơ bản mà Nho giáo

xây dựng là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trung, Hiếu, Tín Đây được coi là những

phạm trù trung tâm để giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Lễ là một trong những nội dung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Nho giáo Lễ được hiểu theo nhiều khía cạnh khácnhau, có nội dung biến đổi cùng với sự biến đổi, phát triển của Nho giáo Song,dù được hiểu theo khía cạnh nào thì Lễ cũng có một vị trí và ý nghĩa quantrọng trong hệ thống những phạm trù đạo đức của Nho giáo với mục đích bìnhổn xã hội.

-Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, tư tưởng của Nho giáo từ chỗđi theo gót chân của kẻ xâm lược dần dần đã hòa nhập vào đời sống cộngđồng, biến đổi để thích nghi với văn hóa bản địa Tư tưởng Nho giáo, trongđó có tư tưởng về Lễ, đã sớm chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáodục phong kiến và đời sống tinh thần của người Việt Nam Từ Lễ trong nềngiáo dục phong kiến đến Lễ trong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiềubiến đổi nhưng ở bất kỳ thời đại nào, Lễ cũng có giá trị cần phải được bảotồn và phát huy.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã có bước chuyểnquan trọng và đạt được nhiều thành tựu nhất định Tuy nhiên, quá trình đócũng đưa đến một số thay đổi tiêu cực trong các quan hệ xã hội Là nguồn lựcquan trọng đối với sự phát triển của đất nước, sinh viên Việt Nam hiện nay,

Trang 7

bên cạnh những mặt tích cực, những giá trị đạt được từ nền giáo dục, từ việckế thừa truyền thống văn hóa dân tộc thì một bộ phận không nhỏ cũng đangcó những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống.

Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiều thếkỷ cùng sự tiếp biến linh hoạt để đưa vào Lễ giá trị mới của thời đại, ngày nayLễ vẫn có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viênViệt Nam hiện nay.

Từ những vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi

lựa chọn vấn đề: “Phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ và ý nghĩa của nó với

việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận

văn cao học.

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội có nội dung khá phongphú và phức tạp Nho giáo trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm,đã có không ít các đề tài, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nướcviết về Nho giáo.

Ở nước ta trong những thập niên gần đây cũng xuất hiện nhiều côngtrình nghiên cứu về Nho giáo Nho giáo được các nhà nghiên cứu đề cập ởnhiều góc độ khác nhau: Về quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo,các triết gia tiêu biểu của Nho giáo, đạo đức của nho giáo, sự phát triển củaNho giáo ở Việt Nam dưới nhiều hình thức và thể loại khác nhau

Liên quan đến đề tài lựa chọn có thể đề cập đến một số công trình, tàiliệu đã được các tác giả nghiên cứu theo một số hướng sau:

Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu tổng quan về Nho giáo.

- Cuốn sách “Nho giáo” của tác giả Trần Trọng Kim, NXB Văn học,2003 Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về quá trình

Trang 8

hình thành, phát triển của Nho giáo và những nội dung tư tưởng chủ yếu củahọc thuyết Nho giáo

- “Tứ thư” chọn bộ 4 tập (Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử)

do Đoàn Trung Còn dịch, NXB Thuận Hóa - Huế năm 2000 Bộ Tứ Thư là

một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học.Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều Những tư tưởng, kiến thức dạycho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớnnhư việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

- Cuốn “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Vũ Khiêu, NXB Khoa họcxã hội bao gồm một số bài viết của một số tác giả đề cập tới nhiều vấn đề củaNho giáo từ phương hướng, phương pháp tiếp cận đến quan hệ của Nho giáovới kinh tế, lịch sử, văn hoá.

- Cuốn sách “Khổng Tử” của tác giả Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa- 1995, tác giả đã nghiên cứu, trình bày khái quát về con người, cuộc sốngcủa Khổng Tử, cùng hệ thống tư tưởng cơ bản của Khổng Tử về chính trị,đạo làm người…

Hướng thứ hai, là những nghiên cứu về ảnh hưởng và vai trò của Nho

giáo đối văn hóa xã hội, với đạo đức con người Việt Nam.

- Cuốn sách “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sĩ Thắng, NXB Khoa họcxã hội Hà Nội - 1994 Trong cuốn sách này tác giả trình bày về một số nộidung cơ bản của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới xã hội Việt Nam ở mộtsố lĩnh vực như: truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc, giáo dục khoa bảng

- “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu, NXBKhoa học xã hội 1997 Trong đó tác giả đã có những đánh gia khá sâu sắc vàkhách quan về vai trò và sự ảnh hưởng của môt số nội dung tư tưởng trongNho giáo đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay.

Trang 9

- Trong cuốn sách “Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnhhưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), tác giảNguyễn Thanh Bình đã đưa ra và bước đầu luận giải một số chuẩn mực cơbản của con người theo quan điểm của Nho giáo, tác giả cũng đã phân tíchnhững ảnh hưởng to lớn của Nho giáo đến việc hình thành đường lối trị nướccủa các triều đại phong kiến Việt Nam.

- Trong cuốn “Bàn về đạo Nho” nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện đãchỉ ra mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của Nho giáo Đặc biệt ông đánhgiá cao vấn đề đạo làm người và vấn đề “xử thế” của Nho giáo.

- Cuốn “Khổng Tử - Luận ngữ với cuộc sống hiện đại”, tác giả DươngMinh Hào biên dịch, đi vào khai thác vận dụng những giá trị, ý nghĩa củaLuận ngữ với cuộc sống hiện đại, đặc biệt những giá trị về đạo làm người, vềcách đối nhân xử thế.

Ngoài ra còn những bài viết, bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác như:“Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam”, của tác giả NguyễnĐức Sư - trên Tạp chí Triết học; “Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam”của GS Vũ Khiêu; luận án thạc sĩ của Nguyễn Hữu Trí “Quan niệm về giáodục của Nho giáo Trung Quốc và ảnh hưởng của nó với nền giáo dục phongkiến Việt Nam”…

Hướng thứ ba, các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết, dịch thuật

nghiên cứu riêng về Lễ.

- “Lễ ký - kinh điển về việc lễ” của tác giả Nhữ Nguyên, NXB ĐồngNai, Biên Hòa 1996.

- “Lễ nghĩa trong nền đạo đức Khổng Mạnh” của G.S Trần Văn Đoànđã trình bày những nét cơ bản nhất về sự biến đổi của lễ, và nhất là sự biếnhóa của lễ trong đời sống người Việt, trình bày một cách ngắn gọn quan

Trang 10

niệm về lễ qua các sách kinh điển: Lễ trong Luận Ngữ, Lễ nơi Tuân Tử vàLễ trong Lễ Ký.

- Ngoài ra còn phải kể đến một số bài viết như: “Quan niệm về Lễ củaNho giáo và những bài học cho chúng ta ngày nay” đăng trên Tạp chí Triếthọc số 4 năm 2000 của tác giả Nguyễn Văn Bình; “Tư tưởng về Lễ và chínhdanh của Nho giáo” tác giả Minh Anh - Tạp chí Triết học; “Quan niệm Nhogiáo về đạo làm người” của tác giả Nguyễn Thị Thọ - Tạp chí Triết học…

Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo một hướng khácnhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được coi là có cái nhìn toàndiện về phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ, hoặc trình bày một cách có hệthống nội dung của Lễ, đánh giá hết những giá trị, hạn chế của tư tưởng về Lễcũng như đề ra phương pháp vận dụng những bài học lịch sử đó vào việc giáodục đạo đức sinh viên hiện nay.

Như vậy, vấn đề Nho giáo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu quacác thời kỳ và dưới nhiều góc độ khác nhau Song, vấn đề nghiên cứu chuyênsâu về phạm trù Lễ trong Nho giáo và sự vận dụng phạm trù này trong việcgiáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, có thể nói chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống

Với thái độ trân trọng trước những thành tựu nghiên cứu của các họcgiả đi trước với tư cách nguồn cung cấp những kiến thức về Nho giáo vàphạm trù Lễ, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc và trung thực vớinguồn tư liệu quý báu đó trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

Về vấn đề thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay, để cócái nhìn toàn diện về đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay, trêncơ sở nghiên cứu tư tưởng và quan điểm của Đảng, tác giả có tham khảo, kếthừa những công trình khảo sát, thống kê, nghiên cứu về thanh niên, sinh viênvề đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những nội dung căn bản của phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳvà sự biến đổi của nó khi du nhập vào Việt Nam, đánh giá những giá trị vàhạn chế của Lễ trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của Lễ với việc giáo dục đạo đứccho sinh viên Việt Nam hiện nay.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ,đặc biệt là quan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử về Lễ, từ đó rútra ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Namhiện nay.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Nho giáo bao gồm rất nhiều vấn đề như con người, chính trị - xã hội,giáo dục, nhưng ở đây, luận văn chỉ nghiên cứu về phạm trù Lễ và khai thác ýnghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Quan niệm về Lễ hình thành từ rất sớm ở Trung Quốc và có quá trìnhbiến đổi và phát triển lâu dài trong lịch sử, nhưng ở đây, luận văn chỉ khaithác, nghiên cứu về phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ, tập trung ở ba đại biểuKhổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử.

4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

- Luận văn làm rõ những nội dung căn bản của phạm trù Lễ trong Nhogiáo thời sơ kỳ, và sự biến đổi của nó khi du nhập vào Việt Nam từ đó làmnổi bật những giá trị, ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức cho sinhviên Việt Nam hiện nay.

- Luận văn góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận và phươngpháp giáo dục đạo đức con người qua tìm hiểu về Lễ trong Nho giáo nóichung và trong Nho giáo sơ kỳ nói riêng.

Trang 12

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy triết học và đạo đức học trong các trường đại học, cao đẳng, trungcấp chuyên nghiệp… ở nước ta hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Luận văn sử dụng các phương pháp như lịch sử - lôgíc, phân tích,tổng hợp, quy nạp, diễn dịch.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 2 chương, 6 tiết.

Chương 1 Phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ

Chương 2 Phạm trù Lễ ở Việt Nam và ý nghĩa của nó với việc giáodục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Trang 13

Chương 1

PHẠM TRÙ LỄ TRONG NHO GIÁO SƠ KỲ

1.1 Cơ sở hình thành phạm trù Lễ trong Nho giáo sơ kỳ

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội cho sự ra đời và phát triểnLễ trong Nho giáo sơ kỳ

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là mộtthuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ “Nho” gồm từ “Nhân” (người)đứng gần chữ “Nhu” Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sáchthánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạolý Nhìn chung “Nho” là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sựđóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, thờikỳ cổ - trung đại, Trung Quốc là một trong những nền văn minh đầu tiên củathế giới Vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XI (TCN) trên dải hoàng thổ phìnhiêu của con sông Hoàng Hà phía bắc Trung Quốc đã xuất hiện một liênminh thị tộc lớn với một nền nông nghiệp khá phát triển, chữ viết bắt đầuđược sử dụng Nhà nước với những hình thức phôi thai của nó đã xuất hiện,đó là nhà nước Ân - Thương.

Bước sang thế thế kỷ XI (TCN), bộ lạc du mục Chu từ phía Tây Bắcmen sông Hoàng Hà tiến vào tiêu diệt nhà Ân, lập nên nhà Chu, thời đại nhàChu bắt đầu, chia thành hai giai đoạn Tây Chu và Đông Chu.

Thời Tây Chu có những đặc điểm nổi bật: Thời kỳ này, đồ sắt đã xuấthiện nhưng chưa phổ biến Chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất và sức laođộng được nhà Chu thực hiện rất nghiêm ngặt Về nguyên tắc, ruộng đất mọithành viên trong xã hội đều thuộc quyền quản lý của nhà Chu Nhà Chu cònthành lập thành thị đại quy mô Giữa thành thị và nông thôn đã có sự phân

Trang 14

biệt Thành thị là nơi của tầng lớp quý tộc, thị tộc, của kẻ thống trị, còn nôngthôn là nơi ở của tầng lớp quý tộc, thị tộc còn nông thôn là nơi ở của người thịtộc bị nô dịch Nhà Chu đã giữ lại hình thức tổ chức của thị tộc cũ, hệ quả dẫnđến là trong phân tầng xã hội có sự phân biệt người quân tử (quý tộc) và kẻtiểu nhân (kẻ hèn kém), chứ không có sự phân biệt giữa kẻ giàu và ngườinghèo trên cơ sở của tài sản.

Những đặc điểm khái quát về kinh tế, chính trị - xã hội trên đã làm cơsở cho sự hình thành tư tưởng tôn giáo, chính trị, đạo đức thời Tây Chu.

Về tôn giáo, tiếp thu truyền thống tế tổ, tiên vương của người Ân,người Chu còn có them tư tưởng kính trời, thờ thượng đế Trên cơ sở quanniệm tôn giáo đó, nhà Chu xây dựng một nền văn hoá của riêng tầng lớp quýtộc, học vấn không xuống tới nông thôn.

Tư tưởng chính trị, ở thời Chu đã được tôn giáo hoá một cách toàndiện Mọi chính sách của nhà Chu đều được giải thích là “vâng mệnh trời”.Bên cạch đó, tư tưởng “trị dân” cũng là một tư tưởng chính trị quan trọng.

Về đạo đức, cơ sở để hình thành những quy tắc đạo đức trong thời kỳnày chính là mối quan hệ giữa thiên tử và muôn dân, từ đó sinh ra mối quanhệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người dân Vì vậy, tư tưởng đạo đức củathời Tây Chu luôn lấy hai chữ Hiếu và Đức làm nòng cốt Quan niệm đạođức này nhằm củng cố địa vị của giai cấp quý tộc, thị tộc, bảo vệ nhànước chuyên chính thị tộc.

Nho giáo được coi là ra đời từ thời Tây Chu nhưng phát triển với nhiềunhà nho tiêu biểu thì phải nói tới thời Đông Chu hay còn gọi là thời Xuân Thu- Chiến Quốc (770 - 221 TCN).

Về kinh tế, thời Đông Chu đồ sắt đã được sử dụng phổ biến Công cụbằng sắt tham gia vào sản xuất đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tếnông nghiệp và thương nghiệp.

Trang 15

Về chính trị, sự phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế đã tác động lớntới hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai cấp trong trật tự xã hội cũ Trongxã hội xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới lên, họ ngày càng giàu có và lấn átquý tộc, thị tộc cũ Họ đòi được quyền bình đẳng với tầng lớp quý tộc nhà Chu.Sự phân biệt sang hèn dựa trên cơ sở huyết thống của nhà Chu tỏ ra không cònphù hợp nữa mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở về giá trị tài sản Quyền sở hữu tốicao của vua nhà Chu bị tầng lớp địa chủ mới lên lấn át và chiếm lĩnh, địa vịchính trị, ngôi thiên tử của nhà Chu đang dần chỉ còn là hình thức Khi nhà Chuđang giữ ngôi thiên tử đã chia thiên hạ ra làm hơn 70 nước chư hầu Thời kỳnhà Chu còn thịnh vượng, những nước chư hầu đều có quyền tự chủ và hàngnăm phải cống nộp cho thiên tử nhà Chu Nhưng ở giai đoạn Đông Chu trật tựbị đảo lộn Nhà Chu suy nhược sau phải dời đô về phía đông ở Lạc Ấp Mệnhlệnh của thiên tử không ai nghe theo Các nước chư hầu phân tán ra đến 160nước lớn nhỏ Chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra liên miên và ngày càngkhốc liệt, nhân dân lầm than, cương thường đổ nát Theo sử sách Trung Quốccòn ghi có tới 36 vụ bề tôi giết vua chúa, 52 vụ bán rẻ đất nước, loạn lạc, khổđau không kể xiết Thời kỳ vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không racha, con không ra con

Trong thời kỳ biến loạn đó, người trong nước mới lo nghĩ tìm cách sửađổi để cứu vớt thiên hạ, nhiều học thuyết triết học ra đời Lịch sử gọi đây làthời kỳ “Bách gia chư tử”, “Bách gia tranh minh” Nho giáo do Khổng Tửsáng lập, ra đời trong thời kỳ này, cũng giống như những học thuyết khác đềumuốn dựa vào những quan điểm của mình để giải thích xã hội, mong muốnđiều chỉnh xã hội theo những trật tự nhất định Quan niệm về Lễ của Nho giáochính được hình thành và phát triển trên cơ sở xã hội này.

Khổng Tử được coi là người sáng lập ra Nho giáo Người kế tục xuấtsắc của Khổng Tử là Mạnh Tử và Tuân Tử Ba nhà tư tưởng này là đại biểu

Trang 16

tiêu biểu của Nho giáo thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (Nho giáo tiên Tầnhay Nho giáo sơ kỳ) Nho giáo có 6 bộ sách lớn là Kinh Dịch, Kinh Thi, KinhThư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu Đến thời nhà Tần, bộ KinhNhạc bị thất truyền, chỉ còn lại Ngũ Kinh Về sau, các học trò của Khổng Tửcăn cứ vào Lục Kinh và những lời dạy của Khổng Tử dạy học trò, những lờiđàm thoại của Khổng Tử với những người khác, viết thêm được các bộ sáchnữa là Luận ngữ, Mạnh Tử (do Mạnh Tử viết), Đại học (Tăng Sâm viết),Trung Dung (do Tử Tư viết).

1.1.2 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà sáng lập Nhogiáo sơ kỳ

Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử

Khổng Tử (551 - 479 TCN), thọ 73 tuổi, tên thật là Khâu, tự là TrọngNi, sinh ở Khúc Phục nước Lỗ trong một gia đình quý tộc nhỏ đã sa sút Quêhương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi bảo tồn được nhiều văn hóa cũ của nhàChu Sử sách còn ghi: Thủa nhỏ Khổng Tử hay chơi trò bày đồ cúng tế, hamhọc, thích nghiên cứu Thi, Thư, Lễ, Nhạc đời trước Điều này biểu hiện bảntính của Khổng Tử luôn coi trọng những điều lễ nghĩa.

Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất Ông sống với mẹ trong cảnh nhànghèo Khi lớn lên, mẹ cho đi học Ông thích bày cúng tế khi chơi với trẻhàng xóm Năm 15 tuổi, ông đã lập chí học tập Năm 19 tuổi, ông lấy vợ, vợcủa ông là con của họ thượng quan nước Tống và sanh được một người con,đặt tên là Lý Tự Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học Bấtcứ việc gì, ông cũng để ý xem xét rất kĩ lưỡng để biết cho tận cùng mới thôi.Tính ông ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận,đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào thiên mệnh Năm 21 tuổi, Khổng Tử được cửlàm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng làcân đo và gạt lúa Sau đó qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc

Trang 17

vật dùng trong việc tế tự Năm 25 tuổi thì mẹ ông mất Ông bắt đầu học đànvới Sư Tương, ở nước Lỗ Do chủ chương chính trị không hợp, ông bỏ nướcLỗ đi chu du qua nhiều nước Vệ, Tống, Trần, Thái… Khổng Tử chỉ muốnđem cái đạo của mình để giúp đời mà mãi không thành công được Học thuyếtcủa Khổng Tử là học thuyết của những người học Nho cốt ở hành đạo, ai cótài, có trí thì phải ra ứng dụng ở đời để làm những điều lợi ích cho nhânchúng, chứ không phải chỉ cầu lấy sự an nhàn và vui thú trong vòng tư tưởng,học thuyết ấy tất là phản đối với quyền lợi của các vua chư hầu và các quanđại phu, cho nên ông đi đến đâu các nước vì danh nghĩa mà trọng đãi nhưngkỳ thực không ai muốn dùng ông Năm 70 tuổi ông trở về nước Lỗ dạy học vàlà người đầu tiên mở nền tự học

Khổng Tử sinh thời là người rất thông minh, sống ôn hòa, rất cẩn thận,nhân hậu, hễ ai đau đớn, buồn rầu thì ông cũng động lòng thương xót Ông làngười rất hiếu học và hay suy xét những việc đời xưa Đối với các học trò ôngrất dễ dãi, ai theo đúng Lễ thì không bao giờ ông từ chối, không bao giờ ônglàm việc gì mà không cho mọi người biết Với đức độ như vậy nên học tròcủa Khổng Tử rất đông, ai cũng yêu mến và kính trọng thầy Học trò của ôngđông đến 3000 người, trong đó có nhiều người tài giỏi, nổi tiếng sau này cũngđược thờ cúng cùng ông.

Như đã nói ở trên, thời đại Khổng Tử là thời đại nhà Chu suy nhược,chư hầu lấn át, trật tự lễ pháp bị đảo lộn Đứng trên lập trường của bộ phậncấp tiến trong giai cấp quý tộc nhà Chu, ông đem sách thánh hiền đời trướcphát triển, lập thành một học thuyết có hệ thống, lấy Nhân - Nghĩa - Lễ - Trídạy người, lấy cương thường hạn chế nhân dục để giữ vững trật tự xã hội.Khổng Tử chủ trương lập lại pháp chế, kỷ cương của nhà Chu với một nộidung mới để khắc phục tình trạng xã hội hiện thời.

Trang 18

Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóaTrung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Tài liệu chủ yếu để nghiên cứutư tưởng của ông là cuốn “Luận ngữ” ghi lại lời của Khổng Tử và học trò.Bên cạnh đó còn có cuốn “Tứ thư” và “Ngũ kinh”, trong đó có bốn quyểnkhông phải tác phẩm ông viết mà do ông chỉnh lý lại, ông chỉ viết kinh “Xuân- Thu” Sau thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tư tưởng của Khổng Tử còn đượckế thừa và cải biến qua nhiều giai đoạn lịch sử, gắn liền với tên tuổi của nhiềunhà Nho khác Sau Khổng Tử là Mạnh Tử, Tuân Tử, thời Lưỡng Hán gắn vớitên tuổi của Đổng Trọng Thư, thời Tùy - Đường gắn với Hàn Dũ, Lý Cao,thời Tống - Nguyên gắn với Trình Hạo, Trình Di…

Cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử

Phái đạo đức của Tăng Tử ở nước Lỗ, truyền đến cuối thế kỷ thứ IV(TCN) thì một số nhà hiền triết đem nho giáo làm cho sáng rõ hơn trước Đóchính là Mạnh Tử.

Mạnh Tử (372 - 289 TCN), là người đất Trâu nay thuộc huyện Trâuthuộc tỉnh Sơn Dương Năm ông lên ba tuổi thì cha mất, nhờ có mẹ dạy dỗ.Khi lớn lên, Mạnh Tử theo học với thầy Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nộicủa Đức Khổng Tử Mạnh Tử học với Tử Tư hiểu được cái đạo của ĐứcKhổng Tử, lại có tài hùng biện và sở trường về khoa nói thí dụ Lời nói củaông chắc chắn và mạnh mẽ, có sức thuyết phục Mạnh Tử làm điều gì cũnglấy Đức Khổng Tử làm tiêu chuẩn Mạnh Tử nói Đức Khổng Tử là bậc Thánhvề thời, nghĩa là Đức Khổng Tử có gồm hết các đức tốt của các bậc Thánhkhác và ở vào thời nào cũng đều ứng dụng được cả.

Mạnh Tử ở vào thời Chiến Quốc, loạn lạc khắp nơi Mạnh Tử cũngmuốn đem tài học ra cứu đời Ông muốn bắt chước Đức Khổng Tử định đichu du các nước chư Hầu để đem cái đạo của Thánh nhân ra ứng dụng ThờiChiến Quốc, thiên tử nhà Chu quá nhu nhược, không thể điều khiển được các

Trang 19

vua chư Hầu Mạnh Tử đành phải giúp vua chư Hầu, những nước nhỏ bé quáthì không thể làm gì được, nên ông lưu ý đến hai nước lớn là Tề và Lương.Những nước lớn này lại không chịu theo Vương đạo, mà chỉ muốn theo Báđạo muốn làm bá chủ thôn tính các nước khác, nên họ cho lời nói của MạnhTử là viễn vông, không thiết thực Mạnh Tử cực lực bài xích các học thuyếtcực đoan này để làm sáng tỏ Đạo của Khổng Tử

Mạnh Tử học rộng, lý luận rất chặt chẽ, muốn đem cái sở đắc ra hànhđạo nhưng không gặp thời Ông có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ ĐạoNho Mạnh Tử đi chu du qua nhiều nước chư Hầu, muốn giúp vua chư Hầuthi hành Đạo của Thánh nhân, nhưng không vua nào chịu theo Đến khi tuổigià, sức đã mỏi, ông xin từ chức quan khanh ở nước Tề trở về quê nhà dạyhọc trò, và cùng với các môn đệ như: Nhạc Chính Khắc, Vạn Chương, CôngTôn Sửu, sáng lập ra Thuyết Tính Thiện, đồng thời ghi chép lại những điềumà Mạnh Tử đối đáp với các vua chư Hầu hoặc với môn đệ, cùng những lờiMạnh Tử phê bình các chênh lệch của các học thuyết khác làm thành sách, đặttên là sách Mạnh Tử, gồm 7 thiên, được liệt vào Tứ Thư của Nho giáo, (TứThư gồm: Đại học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử).

Cuộc đời và sự nghiệp của Tuân Tử

Tuân Tử tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, ông sinh khoảngtừ năm 315 và 310 (TCN) kém Mạnh Tử khoảng năm sáu mươi tuổi Đời Hánđặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lạixưng hô "Tuân Tử" Trước năm 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồihọc vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, những năm đầulàm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy họcgiống như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tửđến nước Tề Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm"Tế tửu” - một danh hiệu vinh dự nhưng cuối cùng không được trọng dụng.

Trang 20

Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy Lúc đó Tầnlà một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu Phạm Tuy hỏi cảmnghĩ của khách ra sao, đối với Tần Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở củaTần một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng ai đó là thái độ nghiêm túc,phải là phải, trái là trái của con người Nho học Song cũng vì thế, nên TuânTử đã thiếu dịp may thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình,đành phải trở về cố quốc Ở Triệu là nơi nước nhà cũng không đắc chí TuânTử, ông lại tái xuất ngoại, sang nước Sở Tại Sở, Tuân Tử được Xuân ThânQuân bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định cư luôn tại đó, khôngtrở về cố quốc nữa Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về già, Tuân Tử mởtrường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng, tạo dựngphong khí thư hương cho xứ này Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ"Khanh" đặt tự, để kỷ niệm thầy Tuân Tử

Sách của ông để lại hiện nay có một bộ gọi là “Tuân Tử”, gồm có 36thiên Không rõ Tuân Tử thuộc học phái nào trong Nho giáo, có người nóirằng ông thuộc hệ phái Tử Hạ, nhưng không có bằng chứng gì xác thực TuânTử là một nhà nho vào cuối thời Chiến Quốc, khi đó cả Nho giáo, Lão giáo vàMặc giáo đều thịnh hành, các học giả ở trong các học thuyết ấy nhưng mỗingười theo một tông chỉ, hoặc thiên về mặt kiêm ái hoặc thiên về mặt vĩ ngã,hoặc sùng bái thiên nhiên, hoặc chú trọng về mặt chính trị hay hành pháp Cáchọc thuyết công kích lẫn nhau Tuân Tử cũng dùng lối biện luận mà công kíchcác học thuyết khác Trong sách của ông, thường hay bàn đến các học thuyếtấy và những lời ông phê bình.

Tuân Tử tuy là một hậu duệ của nho giáo, nhưng do tiếp thu khôngkhí thời Chiến Quốc cho nên ông thiên về mặt biện luận mà bỏ mất cái lốitâm học uyên bác của Khổng giáo, bởi vậy hậu nho không nhận ông là

Trang 21

chính truyền, nhưng học thuyết của ông lại có ảnh hưởng rất lớn với Nhohọc về sau.

1.2 Quan niệm về Lễ trong Nho giáo sơ kỳ

1.2.1 Lễ là những quy định về nghi thức tế lễ

Lễ là phạm trù cơ bản, xuyên suốt trong học thuyết của Nho giáo Lễkhông đồng nhất hay chỉ có một ý nghĩa duy nhất trong quan niệm của Nhogiáo Cùng với lịch sử phát triển của Nho giáo thì phạm trù Lễ không ngừngđược bổ sung và hoàn thiện.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ban đầu, Lễtheo nghĩa đen hoàn toàn chỉ có ý nghĩa cúng tế thần linh - một lễ nghi tôtem giáo của người xưa Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với trờiđất, quỷ thần.

Theo “Từ điển thuyết văn giải tự” thì Lễ chính là “Kính thần cầuphúc” Nó chỉ cách thức cúng tế, thờ thần cho được phúc - thể hiện nghi lễ tôtem giáo của người xưa Nho giáo thể hiện sự tin tưởng vào trời đất, thiênmệnh, quỷ thần, coi quỷ thần như cái khí thiêng của trời đất Vì vậy mà conngười phải kính cẩn thờ phụng, thờ trời đất, quỷ thần phải thể hiện sự “thành”và “kính” Lễ bái là việc mang ý nghĩa tôn giáo nhưng nó không chỉ là nhữngnghi thức có tính hình thức Với Khổng Tử khi tế lễ phải kính cẩn, nghiêm

túc Trong chương Thuận Nhi - Luận ngữ Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến

nghi thức cũng như thái độ ta phải có khi cúng tế, khi thụ tang, khi gặp thiêntai… Khổng Tử yêu cầu: “trong việc ăn uống thì đạm bạc, nhưng lễ vật dângcúng quỷ thần thì trọng hậu, y phục thường mặc thì xấu mà áo mũ trang sứctrong dịp tế lễ thì đẹp đẽ” [9, tr.130] Khổng Tử không chỉ quan tâm tới nghithức mà còn quan tâm tới cả nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người khi tế lễ Khitế lễ phải đúng danh phận của mình, đúng những nghi thức, quy định đã đặtra, không được vi phạm, nếu vi phạm sẽ là người thất lễ, tiếm lễ Khổng Tử

Trang 22

không những khuyên mọi người mà còn tự mình nêu gương trong việc thựchành Lễ Để tỏ lòng kính cẩn, theo ông khi lễ quỷ thần phải coi như quỷ thầnngồi tại đó Trường hợp vào chầu vua, ông quy định rất chi tiết từ dáng đi đếnnét mặt cho đến tiếng nói và hơi thở

Khi thực hiện Lễ, Khổng Tử cũng đòi hỏi Lễ phải gắn với “Nhân”, nếukhông đó chỉ là những nghi thức giả dối, phiền toái mà thôi: “Người ta màchẳng có lòng nhân, làm sao mà thi hành lễ tiết” [9, tr.32] Điều đó thể hiệnKhổng Tử là người rất trọng Lễ và nghiêm túc trong việc thực hiện Lễ Việcthực hiện Lễ phải xuất phát từ lòng thành kính, từ cái tâm thực sự chứ khôngchỉ là hình thức qua loa, đại khái Khổng Tử và Mạnh Tử cũng không đồng ývới việc thực hiện những nghi thức lễ tiết một cách xa xỉ, chỉ chú trọng hìnhthức mà không có nội tâm thực sự: “Người ta bàn về lễ, người ta luận về lễ,đó là họ kể số ngọc quý và lụa tốt chứ gì? Người ta khen nhạc, người ta ngợinhạc, đó là họ nói chuông trống rình ran phải không?” [9, tr.276]

Như vậy, Lễ của Nho giáo trước hết là sự thể hiện mối quan hệ của conngười với trời đất, quỷ thần, với tổ tiên Qua Lễ mà con người mới thể hiện

được đạo “Hiếu” của mình với tổ tiên Nhưng trong việc tế lễ không phải ai

cũng như nhau mà còn tuỳ thuộc vào địa vị chức phận của mỗi người TheoKhổng tử chỉ có thiên tử mới được tế Trời Đất, thần núi cao, sônglớn Chư hầu tế thần sông núi của nước mình, còn mọi người thờ cúng linhhồn tổ tiên ông cha mình Đó là quỷ thần (linh hồn) thuộc về mình Nho giáocoi trọng việc thờ cúng tổ tiên nhưng là để tỏ lòng biết ơn tiên tổ chứ khôngphải là để cầu phúc Cho nên để tổ tiên không có người hương khói là tội lớnnhất Ngoài linh hồn tổ tiên của từng gia tộc còn có những thần linh chung màNho giáo khuyên tỏ lòng kính trọng chứ không nên mê muội cúng bái Thựcchất việc thực hiện Lễ cũng vì mục đích củng cố niềm tin của con người vàomột trật tự xã hội mà “mệnh Trời” đã xếp đặt Vì vậy, sách “Chu lễ” có viết

Trang 23

“Lễ không xuống tới thứ dân” Về sau, Chu Công Đán là người đã chế tác raLễ với rất nhều nghi thức, nhằm mục đích xác lập các mối quan hệ xã hội,duy trì trật tự đẳng cấp của nhà Chu Vì thế, nội dung của lễ đã chuyển từ tế lễ- tôn giáo sang chính trị - đạo đức, và trở thành công cụ thống trị của giai cấpquý tộc nhà Chu, trở thành một phạm trù cơ bản của học thuyết Nho giáo.

1.2.2 Lễ là trật tự xã hội, là đường lối trị nước và luật lệ quốc gia

Sau này, vì mục đích bảo vệ chế độ “tông pháp” của nhà Chu và ổnđịnh trật tự xã hội mà Khổng Tử tuyên bố “Ngô tòng Chu” Dần dần trongquá trình nhận thức ông đã nhận ra ý nghĩa đặc biệt và vai trò của Lễ Lễ đượccoi là tiêu chuẩn để đánh giá con người, Lễ là gốc của Nhân, biểu hiện thái độcủa Lễ là ở kính, ở lòng chí thành Lễ đã trở thành những quy phạm bắt buộc,là tiêu chuẩn phổ biến của xã hội để điều chỉnh hành vi của con người Nókhông chỉ còn là phong tục, tập quán của lễ giáo cổ đơn thuần mà còn là phápluật, là nếp sống, mang ý nghĩa đạo đức, văn hoá rộng lớn.

Phạm trù Lễ được dùng về phương diện phân tôn ti, trật tự, tức là phéptắc để tổ chức luân lý ở trong gia đình, xã hội và quốc gia Trong xã hội mốiquan hệ giữa con người với con người rất phức tạp Vì muốn thiết lập lại trậttự xã hội, Nho giáo quy định rạch ròi các mối quan hệ trong xã hội Trongnăm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) mà Nho giáo phân định, thì mối quan:vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (Tam cương) được đặc biệt đề cao Tuy nhiên,thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông “Lễ nhạc hư hỏng”: Vua khônggiữ đúng đạo vua, tôi không giữ đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha,con không giữ đúng đạo con… nên thiên hạ “vô đạo” Để lập lại kỷ cương xãhội, khôi phục cương thường, Lễ chế của nhà Chu Khổng Tử chủ trương quyđịnh ranh phận cho từng người (Chính danh) Và Lễ chính là phương tiện, làcông cụ để quy định danh phận của từng người trong xã hội theo đúng địa vị,

Trang 24

ngôi thứ của mình Từ đó, Nho giáo đề ra những quy định, yêu cầu về Lễtrong thực hiện các mối quan hệ xã hội, như:

- Lễ đối với vua- Lễ đối với cha mẹ- Lễ với bậc trưởng lão- Lễ với thầy giáo

- Lễ giới hạn giữa nam và nữ- Lễ giáo dục thiếu niên nhi đồng- Lễ sinh hoạt rộng rãi.

Trong từng mối quan hệ cụ thể, Nho giáo yêu cầu, tuỳ vào vị trí, vaitrò, địa vị của từng người mà thực hiện đúng theo lễ nghĩa, phép tắc, thứ bậckhông tiến vượt, không sai lệch Việc thực hiện Lễ ở đây đòi hỏi theo cả haichiều vua đối với bề tôi, bề tôi với vua, con cái đối với cha mẹ và cha mẹ đốivới con cái, trò đối với thầy và ngược lại…

Cụ thể, biểu hiện của việc con cái phải có Lễ đối với cha mẹ: “Mùalạnh con phải xem cha mẹ mặc đủ ấm chưa, mùa hạ xem cha mẹ đủ thoángmát chưa, hàng đêm trải giường cho cha mẹ Buổi sớm phải đến vấn an chamẹ, để ý tình trang sức khỏe của song thân; Con cái nếu cần đi ra ngoài phảithưa bẩm, được cho phép mới đi Khi trở về, phải đến trình diện cha mẹ đểcha mẹ yên tâm Đi tới đâu phải có nơi chốn nhất định và báo cho cha mẹbiết…” [29]

Theo Lễ, người con có hiếu và biết lễ phép thì khi ở trước mặt cha mẹruột hoặc cha mẹ chồng phải vâng dạ, kính cẩn, tiến thoái phải chu toàn, thậntrọng, lên xuống, ra vào phải cung kính, không dám đằng hắng hay ngáp dài,không được đứng dựa nghiêng ngả, liếc ngang liếc dọc Nếu như cha mẹ cólỗi lầm gì mình phải vui vẻ, hoà nhã dùng lời nói ôn hoà mà can gián Nhogiáo cũng có những yêu cầu đạo đức ngược lại từ phía cha mẹ đối với con cái.

Trang 25

Khổng Tử giải thích xã hội phải có Lễ, vì “không có lễ lấy gì phân biệtđịa vị vua tôi, trên dưới, lớn nhỏ Không có lễ lấy gì để phân biệt tình thânmật của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp sơ hay thân của hôn nhân vậy”[35, tr.19] Lễ chính là phép tắc cư xử của mỗi con người trong xã hội: “Thịcố long lễ do lễ, vị chi hữu phương chi sĩ Bất long lễ, bất do lễ, vị chi vôphương chi dân Kính nhượng chi đạo dã, cố dĩ phụng tông miếu tắc kính; dĩnhập triều đình, tắc quý tiện hữu vị; dĩ xứ thất gia, tắc phụ tử thân, huynh đệhoà; dĩ xứ hương lý, tắc trưởng ấu hữu tự Khổng Tử viết: “An thượng trị dân,mạc thiện vu lễ”, nghĩa là Lễ là đạo kính nhường nhau Khi tế lễ tông miếuphải thành kính, trên triều đình trăm quan phải có tôn ti trật tự; trong đời sốnggia đình thì cha con yêu thương nhau, anh em hoà mục, gặp nhau trong thônxóm thì già trẻ có tôn ti Khổng Tử nói: “Kẻ trên mà yên với việc ở ngôi trêntrị vì trăm họ thì chẳng có ai không biết tuân thủ lễ phép nữa” [29]

Với Mạnh Tử, mục đích giáo dục của ông cũng chính là việc khiến chomọi người đều biết về Lễ, dựa vào Lễ mà thực hiện đúng các mối quan hệ vớinhau trong xã hội: “Cha con phải có tình thương yêu nhau, vua tôi phải cónghĩa, vợ chồng phải kính nể nhau, già trẻ phải có thứ bậc trên dưới, bạn bèphải có tín” [9, tr.168]

Tuân Tử cũng coi Lễ chính là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức xã hội.Nói về nguồn gốc của “Lễ” ông nói: “Vì ghét loạn và mong muốn nền bình trịmà tiên vương chế ra lễ để phân biệt trên dưới, khiến cho sang hèn có đẳngcấp, già trẻ có sự sai biệt, trí ngu, tài giỏi, kém cỏi đều có phân vi khác nhauđể không tranh nhau, không tiếm vượt” [6, tr.308] Tuân Tử còn cho rằng:“Người sinh ra mà có lòng muốn, muốn mà không được thì không thể tìm,tìm mà không có chừng mực giới hạn thì không thể không tranh Tranh thìloạn, loạn thì khốn cùng Tiên vương ghét cái loạn, nên chế lễ nghĩa để phânbiệt trật tự, để nuôi cái muốn của người ta, cấp cái tìm của người ta, khiến cái

Trang 26

muốn không đến cùng kiệt…” Nội hàm của chữ Lễ, theo Tuân Tử có mộtnghĩa rộng, ai ai cũng có Lễ: “Lễ đối với kẻ quý thì kính, đối với người già thìhiếu thảo, đối với người bề trên thì thuận, người bề dưới thì thiện, đối với kẻhèn thì ân huệ” Đối với xã hội và quốc gia thì Tuân Tử cho rằng: “Vạn vậtsinh ra trong trời đất thì hình thể khác nhau, người sinh ra cũng khác nhau, cókẻ trí người ngu, có bậc thượng lưu và người hèn hạ Vì thế, xã hội cần phảiphân thứ lớp rõ ràng để kẻ trên quản lý người dưới, kẻ khôn quản lý ngườikhờ Hơn nữa, vật ở đời thì ít mà ai cũng lo tranh đoạt về phía mình, do vậynếu không có lễ hay lễ không nghiêm tất sẽ sinh ra xâu xé, nước nhà vì thế màsuy vi” Phát triển phạm trù lễ của Khổng Tử, Tuân Tử cho rằng tác dụng củaLễ rất lớn: “Trọng lễ thì nước trị, giản lễ sẻ lễ thì nước loạn”.

Về sau, Tuân Tử chủ trương kết hợp “Lễ” với “Pháp” Coi “Lễ là cáiphận lớn của pháp luật” và “Trái Lễ là không có pháp luật” Ông hiểu “Lễ”gần như là một loại pháp luật tốt, một phương thức hiệu quả để duy trì trật tựxã hội, để cảm hoá bản tính con người Lý luận này chính là cầu nối của chủtrương “Lễ trị” để ổn định xã hội của Nho giáo đến chủ trương “Pháp trị” củaPháp gia.

Như vậy, Lễ được vận dụng trong lĩnh vực chính trị còn được hiểu làđường lối trị nước, còn gọi là Lễ trị Xã hội lúc bấy giờ có hai quan điểm khácnhau về đường lối trị nước là Pháp trị và Lễ trị Khổng Tử phê phán Pháp trịvà đề cao Lễ trị Ông cho rằng dùng Đức và Lễ để trị nước thì có sức quy tụlớn Ông nói: “Lấy đức làm cơ sở cho chính sự thì như sao bắc đẩu ở trên trời,chỉ đứng một chỗ mà các sao khác đều chầu về” Khổng Tử chủ trương xâydựng một xã hội tốt, một xã hội không loạn lạc, bình trị, xã hội đó quy về mộtmối và đầu mối là thiên tử Muốn mọi người không tranh giành nhau thì phảicó người làm chủ, không để xảy ra tình trạng mọi người làm theo ý riêng.Không Tử nói: “Khi nước có đạo thì những việc lớn như lễ nhạc, đánh dẹp

Trang 27

phải do thiên tử quyết định, việc chính sự không do các quan đại phu quyếtđịnh và dân thường không bàn tán”, người nào không ở chức vụ nào đó thìkhông bàn việc của chức vụ đó Thiên tử là người thực hiện cục diện thốngnhất nên thiên tử cũng là người chịu trách nhiệm sắp xếp lại trật tự, phân phốiquyền lợi cho mọi người Mỗi người đều có một chỗ đứng trong xã hội, căncứ vào chỗ đứng đó mà mỗi người đều có quyền và lợi của mình Mỗi chỗđứng đều phải xác định rõ ràng bằng danh Quyền đi trước, đi sau, đứngtrước, đứng sau, nói trước, nói sau, ngồi trên ngồi dưới, mặc áo như thế nào,được đi giày hay dép, làm nhà kiểu gì… Tất cả đều được quy định thành vănhay chỉ thành lệ, nếu vi phạm thì bị chê trách hoặc bị phạt - đó là Lễ Lễ đểphân biệt trên dưới theo trật tự và làm cho mọi người ăn nói, đi đứng, hànhđộng tương ứng với danh vị được thiên tử sắp xếp: quan thì có tước còn dânthì có hạng, tước, hạng hay danh vị là cơ sở để tạo lập trật tự xã hội Nho giáoquan niệm: Trị nước mà không dùng lễ thì giống như làm ruộng mà không cónông cụ Chế ra lễ mà không bén rễ từ chính nghĩa thì giống như đã cày ruộngmà không gieo trồng, và “Chế độ tông pháp nhà nước giống như cái cân đểcân nặng nhẹ, dây và mực thợ mộc dùng để kẻ đường thẳng, cái thước để địnhvuông tròn Cân chính xác không sai thì người ta không bị lừa vì nặng nhẹ;dây mực không sai thì đường cong thẳng không bị sai, người làm vua thuộc lễphép chế độ thì không bị kẻ gian tà lừa dối Bởi vậy người dân tuân thủ lễphép được gọi là dân ngay thẳng, dân không tuân thủ lễ phép bị gọi là dân vôlễ phép” [29].

Theo Khổng Tử, đã là một vị vua muốn giáo hoá dân chúng thì khôngnên lạm dụng pháp luật, cưỡng ép bắt dân phải theo, cũng không nên sử dụngcác hình phạt mà trừng trị dân, làm như vậy chỉ tạo ra sự thù hận và sợ sệt màthôi Muốn dân nghe, dân làm theo chủ định của mình thì tự nhà cầm quyềnphải biết giữ lễ nghi và đem điều lễ nghi mà giảng giải cho dân, tự nhiên dân

Trang 28

biết hổ thẹn, biết cảm mến mà làm theo điều phải Khổng Tử nói: “Đạo chi dĩchính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sĩ Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỹthả cách” nghĩa là: Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh vàdẫn dắt dân chúng, chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳngphạm phép đó thôi, chớ họ chẳng biết hộ người, muốn dẫn dắt dân chúng nhàcầm quyền phải dùng đức hạnh, muốn trị dân phải dùng lễ tiết, thì chẳngnhững dân biết hổ người, họ lại còn cảm hoá mà trở lên tốt lành [9, tr.15].Như vậy, Lễ được coi như một công cụ, phương tiện dùng để trị nước khôngthể thiếu, không có Lễ thì sẽ không giữ được trật tự kỷ cương, xã hội sẽ sinhloạn: “Lễ là công cụ trị nước của quân vương, dùng để phán đoán thị phi,quan sát sáng tối, kính phụng quỷ thần, khảo sát chế độ, đảm bảo luânthường; dùng để thúc đẩy chính sự, củng cố chính quyền Chính sự khôngngay thẳng thì quyền vua ắt lung lay, quyền vua lung lay thì quan lớn phảnbội, quan nhỏ trộm cướp Tuy có hình nghiêm phạt gắt, họ lại lợi dụng hìnhphạt để làm việc ác, phong khí bại hoại Bởi vì pháp lệnh có kẽ hở, phải luônthay đổi, lễ tiết cũng sẽ loạn theo Lễ tiết mà loạn thì kẻ sĩ sẽ không thể thíchứng Lại thêm hình phạt gắt gao, phong khí bại hoại, lòng dân ly tán Nướcnhư thế gọi là nước xấu”[29].

Trong việc trị nước Khổng Tử yêu cầu vua đối với bề tôi phải có Lễ vàluôn dùng Lễ để giáo hoá dân chúng Còn bề tôi thì sao? theo Khổng Tử bề tôicũng không được thất Lễ với vua Khi Tử Cống - đệ tự của Khổng Tử, làm quanở nước Lỗ, muốn bỏ Lễ dâng con dê sống lên vua trong dịp Lễ cốc - sóc KhổngTử kêu ngay tên thật của ông Tử Cống mà trách rằng: “Tứ giả, nhĩ ái kỹ dương,ngã ái kỳ lễ” - Này Tứ! ngươi thương con dê của ngươi chớ ta mến cuộc lễ [9,

tr.41]

Với quan điểm như vậy, Khổng Tử luôn coi thường những vị vuakhông giữ Lễ Khổng Tử nói: “Ta có thể giảng lễ nhà Hạ Nhưng dòng dõi

Trang 29

nhà Hạ hiện nay làm vua chư hầu nước Kỷ chẳng còn giữ lễ ấy nữa, nênkhông thể chứng chắc lời giảng của ta Ta có thể giảng lễ nhà Ân Nhưng concháu nhà Ân hiện nay làm vua chư hầu nước Tống chẳng còn giữ lễ ấy nữa,nên không có thể chứng chắc lời giảng của ta Ấy vì văn thơ và người hiềnkhông còn nữa Phải có đủ thì ta lấy đó mà làm bằng chứng” [9, tr.37].

1.2.3 Lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội

Lễ trong quan niệm của Nho giáo còn được hiểu là một chuẩn mực đạođức, là một đức của con người, Lễ dùng để phân biệt con người với các loàiđộng vật khác, chỉ có con người mới biết dùng Lễ để đối đãi với nhau, còncon vật thì không biết đến Lễ Khổng Tử cho rằng: “Người mà không biếtphân biệt lễ nghĩa là đạo của cầm thú” [29].

Lễ với ý nghĩa là một đức của con người, nó yêu cầu con người sốngđúng theo lễ giáo, nghi thức, kỷ cương của xã hội Lễ yêu cầu mỗi người phảithực hiện đúng những giáo huấn mà Nho giáo đề ra Học thuyết Nho giáo rấtđề cao đức Nhân Nếu Nhân là đạo làm người, là gốc rễ nảy sinh các mốiquan hệ giữa người với người và các đức tính của con người, là cơ sở lý luậncho đường lối "đức trị" của Nho giáo Thì Nho giáo coi Lễ chính là hình thức,là biểu hiện của Nhân Con người phải làm theo đúng những quy định của Lễmới có thể gọi là đạt được điều Nhân: “Hạn chế lòng tư dục mà theo về lễ tiếtđó là Nhân Ngày nào mình khắc kỷ phục lễ, mọi người trong thiên hạ cảmhoá mà theo về điều nhân” [9, tr.180] Nhân và Lễ có mối quan hệ khăng khítvới nhau, Nhân được biểu hiện trước hết thông qua Lễ, Lễ chính là biểu hiệncủa Nhân Trong mối quan hệ giữa Nhân và Lễ thì Nhân đóng vai trò lànguồn gốc, nội dung của Lễ Lễ chỉ là ngọn, Lễ là chính sách, Nhân mới làtinh thần Không có Nhân thì Lễ mất lý do tồn tại: "Nhân nhi bất nhân, như lễhà? Nhân nhi bất nhân như mạc hà'' - Người ta mà chẳng có lòng nhân làmsao mà thi hành lễ tiết? Người ta mà chẳng có lòng nhân, làm sao mà dùng âm

Trang 30

nhạc? [9, tr.33] Lễ gốc ở kính, người bất nhân chẳng có niềm cung kính, thìđâu có thể nào hành Lễ cho nghiêm trang Nhạc chủ ở hoà, người bất nhânchẳng có niềm hoà khí, thì đâu có thể nào trổi nhạc cho tinh vi Lễ được xácđịnh bởi nội dung của Nhân Không thể có Lễ tồn tại một cách thuần tuýtrống rỗng, mà Lễ là lễ của Nhân, nhưng nhân muốn biểu hiện phải thông quaLễ Lễ là hình thức của nhân, không có Lễ thì Nhân chỉ là cái trừu tượng hưvô Lễ còn là điều kiện, phương tiện, con đường đạt tới đức Nhân Nhan Uyênhỏi về đức Nhân, Khổng Tử đáp rằng: "Làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức làchế thẳng lòng từ dục vọng niệm của mình và theo về lễ tiết Ngày nào màmình khắc kỷ, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoámà theo về đức nhân Vậy làm nhân là do nơi mình, chớ há do nơi ai sao?".Nói tóm lại, Nhân là cơ sở của đường lối "đức trị'', biện pháp để thực hiệnđường lối "đức trị" đó là Lễ Việc áp dụng Lễ thì ''hoà'' là điều quan trọngnhất, mà muốn hoà thì phải thực hiện đường lối đức trị Vì vậy, Nhân là cộinguồn, là nội dung là mục đích của Lễ Nắm được Lễ là nắm được nhữngnguyên tắc chung Theo Khổng Tử, những nguyên tắc chung này là cơ sở củamọi sự suy nghĩ và hành động Hành động của con người không phải căn cứvào quy luật khách quan mà căn cứ vào Lễ "Phi lễ vật thị, phi lê vật thính,phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động'' - Sắc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng ngó,tiếng chi chẳng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chi chẳng hạp lễ thì mìnhđừng làm [9, tr.181]

Mục đích cơ bản của Khổng Tử là xây dựng Lễ, xây dựng mẫu ngườicó đạo đức, nhân nghĩa, mong muốn có một xã hội bình yên theo quan niệmcủa giai cấp phong kiến đương thời.

- Trước hết những quan hệ đạo đức đó được thể hiện trong gia đình - tếbào xã hội, đầu tiên là mối quan hệ đối với cha mẹ.

Trang 31

- Lễ còn được quy định những cách ứng xử của những người có địa vịtrong xã hội như trong quan hệ vua - tôi.

- Lễ giáo khuyên người ta trong quan hệ với bạn bè phải chân thành,thân mật “Cửu nhi, kính chi”.

Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức đó mà con người điều chỉnh hànhvi ứng xử của mình trong các quan hệ cho phù hợp.

Mạnh Tử cũng rất coi trọng và đề cao Lễ, ông chỉ rõ thực chất của Lễlà: hình thức biểu hiện của nhân nghĩa, là biểu hiện của thực hành đạo đứclàm người của Nho giáo theo các thứ bậc khác nhau ứng với Ngũ luân Ôngchỉ ra, nguồn gốc của Lễ ở trong bản tính con người, đó là lòng từ nhượng.

Đến Tuân Tử, sự giải thích đã rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc hơn về nguồngốc, nội dung và tác dụng của Lễ theo lập trường duy vật triệt để Theo ôngđối tượng của Lễ gồm ba nguồn gốc: Trời đất, tổ tiên, vua và thầy Ba nguồngốc đó mà mất một thì xã hội mất yên Vì thế: “Lễ là trên thờ trời, dưới thờđất, tôn vinh tổ tiên, quý trọng vua và thầy” [6, tr.305]

Trang 32

cụ, phương tiện quan trọng giúp con người tu dưỡng bản thân, rèn luyện tâmtính.

Ý nghĩa đầu tiên của chữ Lễ nói về việc tế tự, về những nghi thức, quyđịnh trong việc cúng tế cũng có những ý nghĩa liên quan đến đạo đức, đếnviệc tu dưỡng tình cảm đạo đức cho con người Việc tế lễ là việc tưởng nhớcủa những người đang sống đối với những người đã khuất Không chỉ dừnglại ở việc thờ cúng dùng Lễ mà còn bao hàm cả tình cảm trong đó Tức là khicúng tế con người thể hiện tình cảm của mình đối với tổ tiên, quỷ thần, lấy cáitâm thành thực để dâng đến tổ tiên, quỷ thần: “Phù tể giả, phi vật tự ngoại chígiả dã, tự trung xuất sinh ư tâm giả dã - Tế không phải là do vật tế ở ngoài, ởtrong bụng ra, ở tâm sinh ra vậy” [29] Khi tế tự cha ông, tổ tiên là lúc ngườita tưởng nghĩ đến cha ông, tổ tiên Cách ăn mặc ở chỗ tang tế, chỗ triềuđường hay khi đi trận mạc, phải theo Lễ, cũng là thể hiện của đạo nhân KhiAi Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử: Giải mũ áo và chương phú có ích cho đạonhân không? Khổng Tử trả lời: Người xô gai chống gậy, chí không để đến sựvui, không phải là không nghe thấy, vì y phục khiến như thế, người mặc cáiphủ, cái phất, áo cổn mũ miện, dáng điệu không nhờn, không phải là nguyêntính vốn trang nghiêm, vì y phục khiến thế, người đội mũ trụ, áo giáp, cầmcây giáo không có cái khí nhút nhát, không phải là thân thể vốn mạnh bạo, vìy phục khiến như thế

Từ cách thức tổ chức, việc thực hiện các nghi lễ khác nhau đều nhằmnhững mục đích nhất định: “Tiên vương sợ lễ không thể được thực hiện khắpthiên hạ, cho nên tế trời ở ngoại ô phía nam để xác định quyền vị của trời Tếtổ miếu để bày tỏ ý tôn kính người thân, tế sông núi để bày tỏ lòng kính quỷthần… Đế vương trước đây có thầy bói nắm việc quỷ thần, sau đó sử quanchép lại mọi việc, nhạc sư và gián quán lo canh giữ hai bên, vương giả ở trungương Như thế lễ tổ chức ở ngoại ô tế trời thì chư thần tận trách, tế đất thì vạn

Trang 33

vật sinh sôi, tế tổ miếu thì cha từ con hiếu tự nhiên thành phong khí; lễ tổchức ngũ tự thì làm cho ai nấy đều biết tường tận bổn phận, tác dụng của lễ

chính là như vậy… Lễ nghi triều kiến hoàng đế dùng để biểu thị thân phận

quân thần Sứ tiết các nước qua lại thăm nhau dùng để bày tỏ sự tôn kính nhaugiữa những người đứng đầu các nước Tang lễ và tế lễ dùng để bày tỏ lòngbiết ơn của con người và thế hệ sau Lễ uống rượu nơi hương thôn dùng đểcho biết vai vế người trên kẻ dưới Lễ hôn nhân dùng để cho biết sự khácnhau giữa nam và nữ Lễ là để đề phòng loạn khi nó chưa xảy ra, giống nhưđê chống lũ Nếu cho rằng đê ngày trước vô dụng mà phá bỏ đi thì ắt có lũ lụt.Nếu cho rằng lễ giáo trước đây vô dụng mà phế trừ nó thì ắt sẽ dẫn đến hoạloạn Bởi vậy lễ hôn nhân một khi bị phế bỏ thì cuộc sống vợ chồng ắt sẽ cókhổ não, mà tội dâm tà sẽ phát sinh Lễ uống rượu ở hương thôn một khi bịphế bỏ thì lòng biết ơn của kẻ bề tôi và kẻ làm con với vua, với cha sẽ bị giảmđi, hậu bối sẽ bội phản với người chết, sinh ra phóng túng Lễ triều kiếnhoàng đế khi bị phế bỏ thì thân phận quân thần sẽ mất đi, người đứng đầu cácnước ắt ngạo mạn coi thường phép tắc, chiến tranh xâm đoạt ắt sẽ xảy ra [29]Khổng Tử cho rằng, bản tính con người vốn thiện, con người trở nênbất thiện là do con người không có Lễ, chính vì thế bậc thánh nhân cần phảigiáo hoá họ Nếu cứ để con người tự do thì sinh ra lắm bất cập, vậy nên phảilấy Lễ để khiến hành vi của con người có chừng mực Khổng Tử nói: Cáithường tình của hạng người trung nhân, hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì xẻn,không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lòngdục thì hư hỏng Cho nên ẩm thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết chế,cửa nhà phải có pháp độ, súc tụ phải có số thường, xe cộ và đồ dùng phải cóngữ có hạn, là để giữ phòng cái nguồn loạn vậy… Lễ là nhân cái thường tìnhcủa con người mà đặt ra tiết độ, văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân Cáithường tình của con người ẩn khuất ở trong bụng không sao biết được, chỉ có

Trang 34

dùng Lễ mới ngăn giữ được mà thôi Theo Nho giáo sự giáo hoá của Lễ rất cơmàu, ngay cấm điều bậy ngay lúc chưa hình thành, khiến người ta ngày càngđến gần với điều thiện, tránh xa điều tội mà tự mình không biết Do đó,Khổng Tử rất chuộng lễ: “Phụ lễ cấm loạn chi sở do sinh, do phương chỉ thuỷchi tự lai giã” - Lễ là cấm loạn sinh ra như đường đê giữ cho nước không đếnvậy [29] Người giàu sang biết Lễ thì không tà, không kiêu căng, người bầntiện biết Lễ thì không nản chí, không làm bậy Người làm vua chúa biết Lễ thìmới biết trị nước yên dân.

Nếu Khổng Tử mới chỉ khái quát tác dụng của Lễ trong việc rèn luyệnphẩm chất đạo đức của con người bằng lời khuyên “Khắc kỷ phục lễ vì nhân”- hạn chế cái tôi của mình, hành xử theo Lễ vì Nhân, và khẳng định “tề nhấtdân theo lễ thì dân còn biết xấu hổ, tận nghe theo” Đến Mạnh Tử thấy rõ tácdụng của Lễ là làm cho nhân nghĩa thêm tốt đẹp, làm cho con người trở vềvới tính thiện bẩm sinh Mạnh Tử quan niệm “Lễ giảng điều tín, sửa điều hoàmục, đề cao lòng từ nhượng, khiến người ta từ bỏ các mối tranh chấp vì lợiích riêng để trở về với tính thiện bẩm sinh” [28] Tuân Tử lại thấy đầy đủ tácdụng sâu sắc của Lễ trong việc biến đổi, cảm hoá tâm tính của con người làmcho con người trở lên tốt đẹp Ông đề cao ca ngợi Lễ, coi đó là chỗ dựa đểngười ta sửa mình Ông gọi Lễ là “thuật tri khí dưỡng tâm” bởi nó làm chocon người đạt được đức tốt, đưa con người tới nhân, nghĩa, trí, đạt tới chíthiện Mọi đức tốt có được là do lễ, là do “một lòng một dạ yêu điều thiện” Sau này sách Lễ ký cũng đã chỉ rõ phương pháp dùng Lễ để tiết chế nhân tínhvà những trạng thái tâm tính của con người, nhưng thực ra phương pháp đócũng chỉ là sự tổng kết và rút ra từ những điều mà Tuân Tử đã phân tích vàkết luận.

Lễ có tác dụng ổn định trật tự xã hội.

Trang 35

Nho giáo từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, vốn là một học thuyết rất coitrọng chính trị, coi việc cầm quyền, làm vua hay làm quan là một cơ hộitốt, một phương tiện tốt để hành đạo Nhưng trong lý thuyết Nho giáo, trịnước bằng chính sách, bằng luật pháp, bằng hình phạt không có hiệu quảtốt bằng cách giáo hoá cho dân Khổng Tử nói: “Dùng chính sách để hướngdẫn dùng hình phạt để mọi người nghe theo thì dân (sợ hãi nên) tránh đượctội nhưng không biết xấu hổ (vì làm bậy) Dùng đức để hướng dẫn, dùng lễđể mọi người nghe theo thì người dân không phạm tội, biết xấu hổ lại còncảm kích sự dạy dỗ nữa” Cho nên, Mạnh Tử nói: “Cai trị giỏi không bằnggiáo hoá giỏi Cai trị giỏi lấy được của cải của dân, giáo hoá giỏi mới lấyđược lòng dân”

Khổng Tử rất quan tâm ở chỗ lòng dân vui theo nên nhấn mạnh cáchcai trị bằng đức (Đức trị), tức là người cầm quyền thương dân và làm gươngcho dân theo Khổng Tử nói đến cai trị bằng Lễ, tức là đặt ra các việc phảilàm, nên làm, hợp với các vị trí, hợp với các trường hợp, hoàn cảnh, giáo dụccho mọi người, biến thành phong tục, thành tập quán và người ta làm theonhư một nền nếp văn hoá, tự nguyện chứ không phải do bị cưỡng bức Đức trịvà lễ trị chú ý cảm hoá mọi người, chú ý sự tự nguyện, khác với pháp trị dựavào sự cưỡng bức bằng thưởng và phạt, làm cho con người vì lợi (thưởng)hay sợ (phạt) mà làm theo Nho giáo coi trọng trật tự trên dưới, coi trọng vaitrò người cầm quyền, việc cai trị bằng người (Nhân trị), coi trọng việc dânnghe theo người cầm quyền, cho nên không tán thành pháp trị và cách cai trịbằng chính sách và hình phạt Cách cai trị tốt đẹp được Khổng Tử coi trọngcòn là văn trị, tức là dùng lễ nhạc, văn hiến để hấp dẫn làm cho người ở xavui thích mà theo về Đó là nội dung coi trọng giáo hoá hơn cai trị, coi trọngtheo gương hơn thưởng phạt, coi trọng lễ nhạc hơn hành chính, coi trọng lòng

Trang 36

dân, sự tự nguyện của dân hơn là sự cưỡng bức, kể cả việc khuất phục bằngbạo lực hay khuất phục bằng của cải.

Khi Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử: “Thế nào là đại lễ? Người có tri thứctại sao lại trọng thị lễ như vậy?” Khổng Tử đáp: “Tôi nghe nói, trong cuộcsống của con người, lễ là quan trọng nhất Không có lễ thì không thể kính báithần linh trời đất một cách chính đáng; không có lễ thì không thể phân biệtquân thần và sang hèn già trẻ; không có lễ thì không thể phân biệt nam nữ,cha con, anh em và mối quan hệ trong hôn nhân cũng như trong xã hội Dođó, người có tri thức rất coi trọng lễ Sau đó giáo hoá trăm họ bằng nhữngđiều họ hiểu biết, làm cho trăm họ không đến nỗi làm hỏng mối quan hệ Đếnkhi có hiệu quả lại dùng sự nho nhã để tu sức, làm cho trên dưới, lớn bé đượcphân biệt…”[29] Khổng Tử coi trọng Lễ vô cùng, với ông Lễ có rất nhiềucông dụng, Lễ giúp ổn định xã hội và phân định ngôi thứ.

Những mối quan hệ xã hội nhờ Lễ mà phân định rõ ràng Một ngườinếu không biết Lễ thì cũng không thể thực hiện được vị trí, vai trò của mình,không thể sống hài hoà, đúng mực, chỉ có Lễ mới làm cho con người giữđúng địa vị của mình: “Người giữ lễ là người có thể xác định được là thân haysơ, giải quyết được hiềm nghi, phân biệt được đồng và dị, rõ ràng được đúngvà sai” Lễ được coi như một thước đo, một chuẩn mực cốt để phân định trậttự, khiến cho vạn vật không xáo trộn, mỗi vật đều thực hiện vai trò, vị trí củamình Nếu không có Lễ thì “kẻ tiểu nhân nghèo thì quá thúc ước bắt trước bắtchước, khi giàu thì lại kiêu ngạo Thúc ước quá thì dễ sinh ra trộm cắp, kiêungạo quá thì dễ xảy ra loạn loạc” Khổng Tử cho rằng trong xã hội nếu thiếuLễ sẽ không phân biệt được lớn, bé, già trẻ, không phân biệt được người trên,kẻ dưới, trong xã hội lúc ấy sẽ tất yếu dẫn đến loạn lạc, tranh quyền đoạt vị.Trên quan điểm đó, Khổng Tử cho rằng Lễ sẽ tồn tại với thời gian, sánhngang cùng trời đất Lễ làm cho cha nhân từ, con hiếu thảo, anh em thương

Trang 37

yêu nhau, chồng vợ hoà thuận Theo Khổng Tử, nếu không có lễ thì làm saomà biết thờ trời đất, quỷ thần cho phải, lấy gì để phân biệt được nghĩa vua tôi,trên dưới cho hợp đạo lý: “Không có lễ thì lấy gì phân biệt địa vị vua tôi, trêndưới, lớn nhỏ Không có lễ lấy gì để phân biệt tình thân mật của trai gái, chacon, anh em, sự giao thiệp của hôn nhân vậy” [6] Vì vậy, vua phải sống xứngđáng là vua, bề tôi đáng phần bề tôi, cha đáng cha, vợ đáng vợ, chồng đángchồng, con đáng con… Ai nấy làm hết phận sự, trách nhiệm của mình trongcác quan hệ giao tiếp Lễ làm cho quốc gia ổn định, dân chúng có lợi Theotinh thần đó, Tuân Tử còn khẳng định “Phân theo lễ là định rõ danh phận” [6].Muốn cho xã hội thoát khỏi loạn lạc, trở nên phồn vinh, thịnh trị nênthánh nhân đặt ra Lễ Ngôn Yển hỏi Khổng Tử: “Lễ thực sự quan trọng nhưvậy sao?” Khổng Tử đáp: “Lễ vốn được tiên vương dùng để đại diện cho đạotrời và trị lý hành vi của con người Đi ngược lại phép tắc này sẽ không thểsinh tồn; hợp với phép tắc này mới không bị biến mất… Lễ phải thuận theotrời, hợp với đất, phối hợp với đạo quỷ thần mà biểu hiện ở các lễ nghi tan,tế, xạ, ngự, quán, hôn, triều sính Thánh nhân dùng những lễ nghi đó để đạidiện cho đạo trời và nhân tình, mà thiên hạ quốc gia mới có thể phát triểnbình thường” [29] Công dụng của Lễ là để điều chỉnh hành vi của dân, chonên nhà cầm quyền phải dùng Lễ để dạy phép tắc cho dân Lễ có công dụngtrong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong quan hệ vua tôi, ông cho rằngnếu nhà cầm quyền dùng Lễ để cai trị khi hạ lệnh “bề tôi nghe theo, thuyếtphục ở chỗ có lễ thì xã tắc được bảo vệ giữ gìn”, dùng Lễ để trị dân thì dânsẽ tự cảm hoá Một đất nước thịnh trị là một nước dùng Lễ để cai trị, coi Lễlà công cụ tốt của bậc thánh vương: “Lễ là ở con người, giống như men nấurượu Quân tử thuần hậu là bởi chú trọng lễ; tiểu nhân ác nghiệt là bởi khôngchú trọng lễ Cho nên các thánh vương cổ đại phải bồi dưỡng nghĩa, xâydựng trật tự của lễ, dùng để dẫn dắt con người Do đó, con người giống như

Trang 38

mảnh đất mà thánh vương canh tác, dùng lễ làm công cụ để cày bừa, dùngnghĩa làm hạt giống để gieo trồng, dùng giáo dục để trừ cỏ dại, dùng nhân áiđể thu hoạch” [29].

Lễ làm bền cái gốc của nước, là uy thế của người cai trị Nhận thứcđược tầm quan trọng của Lễ nên Khổng Tử chủ trương nếu như con cháu củabậc quân vương, sĩ, đại phu nếu không biết Lễ thì phải làm thứ dân, con cháucủa bậc thứ dân mà hiểu Lễ thì có thể trở thành khanh tướng, sĩ, đại phu Nhàvua xem Lễ như một chuẩn mực để kiểm tra những hành vi của quan lại Lễkhông chỉ dành riêng ai mà dành cho tất cả mọi người trong xã hội.

Như vậy, các nhà nho đã chỉ rõ tác dụng của Lễ trong việc định danhphận của từng người trong xã hội Lễ được coi tiêu chuẩn khách quan để phânbiệt về địa vị, trách nhiệm của từng người Nhờ có Lễ mà xã hội ổn định, cótrật tự kỷ cương, đạt được chính danh Lễ quan trọng như vậy nên không thểbỏ được: “Lễ nghĩa là bổn phận của cuộc sống dùng để thúc đẩy con người tínnhiệm nhau, xã hội hoà mục, tăng cường quan hệ đời sống Hơn nữa là lễphép cơ bản của việc dưỡng sinh, đưa tiễn người chết và kính bái thần linh,cũng là nguyên tắc trên tôn thiên lý dưới đạt lòng người Cho nên chỉ có thánhnhân mới biết rằng lễ không thể phế bỏ được Bởi vậy, nếu muốn diệt vongmột đất nước, phá hoại một gia đình, hoặc huỷ hoại một con người thì trướchết phải làm mất vinh dự của lễ nghĩa” [29].

Dùng Lễ để giữ những tình cảm cho thích hợp với đạo trung.

Nho giáo chủ trương dùng Lễ để khiến những hành vi của con ngườicho có chừng mực để hợp với trung đạo, tức là thích hợp với cái nền đạo đứcluôn đúng, để tránh những gì là quá kích, cực đoan Khổng Tử nói: “Cungkính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình, cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan,dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch, ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng,cấp bách” Vì vậy, Ngài nói với thầy Nhan Uyên là một người đã hiểu đạo

Trang 39

nhân hơn cả rằng “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vậtđộng - Không có lễ thì chớ chông, không có lễ thì chớ nghe, không có lễ thìchớ nói, không phải lễ thì chớ làm” (Luận ngữ - Nhan Uyên 12) Lễ củaKhổng Tử cốt là để giữ chừng mực cho những hành vi của con người trong xãhội, cho nên “Đạo đức nhân nghĩa mà thiếu lễ thì ắt không thành Giáo huấnđể chính đích phong tục mà thiếu lễ ắt không đầy đủ, ngay cả những việcphân tranh cãi cọ không có lễ không thể giải quyết được” Đạo đức nhânnghĩa không có Lễ thì không thành, dạy bảo sửa đổi phong tục không có Lễthì không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng không có lễ không quyết, vua tôi,trên dưới, cha con, anh em không có Lễ thì không định, học làm quan thờthầy không có Lễ không thân, xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, thihành pháp lệnh không có Lễ không nghiêm, cầu khấn tế tự không có Lễkhông thành kính.

Nho giáo yêu cầu, làm việc gì cũng cần lấy đạo trung, nếu không có Lễlàm tiêu chuẩn cho hành vi thì không biết thế nào là đạo trung được KhổngTử nói: “Lễ hồ, lễ hồ, sở dĩ chế trung dã” - lễ vậy ôi, lễ vậy ôi, để chữa chovừa đạo trung vậy [29].

Lễ có công dụng tiết chế hành vi của con người

Khổng giáo vốn lấy tình cảm con người làm trọng, nhưng tình cảm củacon người nếu không được hạn chế thì thành hư hỏng Sự giáo hoá của Lễ rấtcơ màu, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình thành, khiến người ta ngàycàng đến gần điều thiện tránh xa điều tội lỗi mà tự mình không biết: “Lễ chigiáo hoá giã vi, kỳ chỉ tà giả ư vị hình, sử nhân nhật tỷ thiện, viễn tộ, nhi bấttự tri giã”.

Dục vọng của con người thì không cùng và lúc nào cũng đòi hỏi đểđược thỏa mãn Nếu không dùng Lễ để chế giảm, tất dục vọng sẽ làm conngười hư hỏng Dùng Lễ để chế giảm mà còn hướng dẫn dục vọng vào con

Trang 40

đường cao thượng nữa: “Từ đó có thể thấy tác dụng giáo hoá của lễ tuy khôngkhó nhận thấy nhưng có thể đề phòng hoạ khi nó chưa xảy ra, hơn nữa làmcho con người vô hình trung theo lành lách ác, cho nên các đế vương đờitrước không ai không coi trọng sự giáo hoá của lễ” [29].

Trước ham muốn, dục vọng của con người Khổng Tử muốn đưa Lễ ralàm chuẩn để tiết chế nó Hay với Mạnh Tử, ông bàn nhiều hơn về bản tính,dục vọng trong con người và nguồn gốc vai trò của Lễ trong việc khắc kỷphục Lễ Ông quan niệm con người được Trời phú cho “tâm”, “tính” mang“mầm mống cái thiện” để phát triển thành nhân, nghĩa, lễ, trí Còn “nhân dục”lại phá hoại thiện tâm đó Ông hình dung cái thiện như lộc mùa xuân, ngàyngày nở ra mầm mới, mà dục vọng trong cái tôi như trâu, dê ngày ngày gậmhái hết mầm non ấy Dục được đem đối lập với tâm với tính, lợi được đem đốilập với nghĩa Lấy tâm tính, lấy lễ nghĩa để khắc chế cái dục, cái lợi Cũngnhờ tính khắc kỷ đó mà các nhà Nho trở thành kiên cường, giữ được đạo đứcthanh cao.

Tuân Tử hiểu Lễ gần như pháp luật, là một công cụ hữu dụng để giáohoá khiến con người trở thành thiện Đối với ông, Lễ được áp dụng để trị tínhbản ác, để làm điều kiện, quy tắc quy định sinh hoạt của con người trong xãhội Lễ cũng là một phương thức để kiềm chế dục vọng Tuân Tử cho rằng,Lễ là một loại pháp luật tốt nhất, một phương thức có hiệu quả nhất để bảotồn trật tự xã hội, đề cảm hoá bản tính con người Tuân Tử nói: “Căn nguyêncủa lễ ở đâu? Tôi xin trả lời rằng, mọi người sinh ra đều có ước muốn Nếukhông thoả mãn được, người ta sẽ tìm mọi cách để thoả mãn Nếu chúng takhông đặt ra hạn chế và có những biện pháp để kiềm chế ham muốn của họthì khó mà không xảy ra những bất đồng mà từ bất đồng sẽ xảy ra vô trật tự,từ vô trật tự sẽ là nghèo đói Các bậc thánh vương nhận ra tai hoạ của vô trậttự nên đã thiết lập lễ, và dạy dỗ dân chữ nghĩa, với mục đích giúp người dân

Ngày đăng: 14/04/2016, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w