1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

141 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 8 1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 8 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức 8 1.1.2. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh 15 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 22 1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 22 1.2.2. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” theo hướng tích cực hóa, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam 32 1.3. Đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” 34 1.3.1. Những yêu cầu trong việc lực chọn phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức”, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh 34 1.3.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh 39 Tiểu kết chương 1 46 Chương 2: QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 47 2.1. Nguyên tắc và quy trình thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 47 2.1.1. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy trình thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 47 2.1.2. Quy trình thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 49 2.2. Điều kiện thực nghiệm quy trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 60 2.2.1. Đối với đội ngũ giáo viên 60 2.2.2. Đối với học sinh 63 2.2.3. Đối với các cấp quản lý 63 2.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 64 2.3.1. Đối với các cấp quản lí 64 2.3.2. Đối với đội ngũ giáo viên 64 Tiểu kết chương 2 66 Chương 3: THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 67 3.1. Kế hoạch thực nghiệm 67 3.1.1. Mục đích thực thực nghiệm 67 3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm 67 3.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng 67 3.2. Nội dung thực nghiệm 68 3.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm 68 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 68 3.2.3. Tiêu chí đo đạc đánh giá 90 3.2.4. Tiến hành thực nghiệm đối chứng 91 3.3. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm 95 3.3.1. Kết quả kiểm tra đánh giá sau khi dạy thực nghiệm 95 3.3.2. Đánh giá, so sánh mức chênh lệch kết quả các lần thực nghiệm 101 3.3.3. Kết quả thăm dò nhận thức và hành vi của học sinh sau thực nghiệm 103 3.3.4. Đánh giá chung kết quả sau khi thực nghiệm 104 Tiểu kết chương 3 105 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGHIÊM THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM

TRONG DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC"

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGHIÊM THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM

TRONG DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC"

Chuyên ngành : LL&PPGD Giáo dục chính trị

Mã số : 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC Nguyễn Đức Thìn

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới thầy giáo TS GVC Nguyễn Đức Thìn đã tận tình giúp đỡ em để luận văn

được hoàn thành

Đồng thời, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Lýluận chính trị - Giáo dục công dân, các thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị -Giáo dục công dân – Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và thực hiện luận văn

Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các

em học sinh trường Cao đẳng Múa Việt Nam đã tạo mọi điều kiện, tận tìnhgiúp đỡ để luận văn dược hoàn thành

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã luônđộng viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Nghiêm Thị Thu Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 8 1.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức 8 1.1.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh 15

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 22

1.2.1 Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 22 1.2.2 .Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” theo hướng tích cực hóa, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam 32

1.3 Đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” 34

1.3.1 .Những yêu cầu trong việc lực chọn phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức”, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh 34 1.3.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh 39

Tiểu kết chương 1 46 Chương 2: QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 47 2.1 .Nguyên tắc và quy trình thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

47

Trang 5

2.1.1 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy trình thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần

“Công dân với đạo đức” 47

2.1.2 Quy trình thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 49

2.2 Điều kiện thực nghiệm quy trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 60

2.2.1 Đối với đội ngũ giáo viên 60

2.2.2 Đối với học sinh 63

2.2.3 Đối với các cấp quản lý 63

2.3 Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” 64

2.3.1 Đối với các cấp quản lí 64

2.3.2 Đối với đội ngũ giáo viên 64

Tiểu kết chương 2 66

Chương 3: THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 67

3.1 Kế hoạch thực nghiệm 67

3.1.1 Mục đích thực thực nghiệm 67

3.1.2 Giả thuyết thực nghiệm 67

3.1.3 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng 67

3.2 Nội dung thực nghiệm 68

3.2.1 Những nội dung khoa học cần thực nghiệm 68

3.2.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm 68

3.2.3 Tiêu chí đo đạc đánh giá 90

3.2.4 Tiến hành thực nghiệm đối chứng 91

3.3 Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm 95

Trang 6

3.3.1 Kết quả kiểm tra đánh giá sau khi dạy thực nghiệm 95

3.3.2 Đánh giá, so sánh mức chênh lệch kết quả các lần thực nghiệm 101

3.3.3 Kết quả thăm dò nhận thức và hành vi của học sinh sau thực nghiệm 103

3.3.4 Đánh giá chung kết quả sau khi thực nghiệm 104

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV 24 Bảng 1.2 Sự cần thiết của việc tăng cường GDĐĐ cho HS thông qua đổi mới PPDH phần “Công dân với đạo đức” 25 Bảng 1.3 Nhận biết của GV về mức độ tích cực của HS 26 Bảng 1.4 Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS 27 Bảng 1.5 Mức độ sử dụng các PPDH của GV qua ý kiến HS 29 Bảng 1.6 Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS 30 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra lí thuyết 91 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra thực hành vận dụng 93 Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra kiến thức lí thuyết 96 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra thực hành vận dụng 97 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra kiến thức

lí thuyết 99 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra thực hành vận dụng 100 Bảng 3.7 Mức độ hứng thú của HS trong giờ học có đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa (xem câu hỏi 5 – Phụ lục 2) 103

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn mức độ nhận thức ban đầu của HS hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra lí thuyết 92 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn mức độ nhận thức ban đầu của HS hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm thực hành vận dụng 94 Biểu đồ 3.3 Kết quả kiểm tra bài lí thuyết của hai lớp TN 1 và ĐC 1 97 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực hành vận dụng của hai lớp TN 1 và

ĐC 1 98 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ kết quả kiểm tra bài lí thuyết của hai lớp TN 2

và ĐC 2 100 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực hành vận dụng của hai lớp TN 2 và

ĐC 2 101

Trang 9

Chủ nghĩa xã hội

Tỉ lệThường xuyênNội dung

Số lượngHoạt động

Trang 10

vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Giáo dục đạo đức là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc Nó

là một trong những điểm đầu tiên, xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn

bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người

Đảng đã khẳng định: "Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòngyêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức

và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vìtương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" [13, tr.29].

Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đạo đức là cái gốccủa người cách mạng, đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàndiện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo Do đó, công tác giáodục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong các nhàtrường Công tác đức dục được tiến hành tốt sẽ là cơ sở để nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện Vì thế, đức dục có quan hệ mật thiết với các mặtgiáo dục khác” [26, tr.86]

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình đời sống xã hội có nhiềudiễn biến hết sức phức tạp Đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động, nhất là

ở thế hệ trẻ Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo trong đó có giáo dục đạođức, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại

Trang 11

là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt

về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vìtương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cần tăng cườnggiáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạtđộng xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dụctoàn diện” [14, tr.16]

Hiện nay, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tìnhtrạng học sinh đua đòi, tham gia vào các tệ nạn xã hội, chạy theo các giá trịvật chất, bạo lực học đường, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ ngày càng phổbiến, quan hệ thầy - trò bị đảo lộn … Tất cả những điều này không những gâyhoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lốisống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay “Vấn đề giáo dục đạo đức chohọc sinh hiện rất cấp bách vì xã hội phức tạp hơn Xã hội đang thay đổi vàthay đổi ngày càng nhanh” “Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tộiphạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong

xã hội Đây là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục”

Đối với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam cũngkhông nằm ngoài tình trạng chung đó Thực tế cho thấy, một bộ phận khôngnhỏ học sinh, sinh viên có lối sống đua đòi, thực dụng, tha hóa về phẩm chất,hành vi đạo đức Mặc dù nhiều thầy cô tâm huyết rất quan tâm đến thế hệ họctrò trong trường nhưng kết quả thu được còn nhiều hạn chế

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, tôi nhận thức đượctầm quan trọng đặc biệt của môn học này đối với việc hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh Môn học giúp cho việc uốn nắn những tư tưởng lệchlạc, điều chỉnh hành vi của học sinh theo đúng hướng tích cực Những tri thứcrút ra từ môn học là hành trang vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thànhnhững công dân tốt trong tương lai

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học

Trang 12

này trong thời gian qua tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam còn có nhiều bấtcập, chưa phát huy hết vai trò của nó.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Giáo dục đạo

đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua việc dạy học phần “Công dân với đạo đức” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.

2 Lịch sử nghiên cứu

Đạo đức và các phương pháp giáo dục đạo đức là những vấn đề luônthu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đã có rấtnhiều công trình, sách báo, bài viết nghiên cứu đề cập đến vấn đề này

Trên thế giới:

Khổng Tử (551- 479 TCN), nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại củaTrung Quốc cổ đại đã có nhiều nghiên cứu về con người, về đạo đức “Ngọcbất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đao” Theo ông, “con người nếukhông được giáo dục thì cũng không biết được đạo lí làm người”

Ở phương Tây, nhà sư phạm lỗi lạc Cômenxky (1592-1670) chính làtấm gương về đạo đức, ông có những đóng góp về phương pháp giáo dục đạođức cho người thầy giáo Ông đã khẳng định: “Nếu anh không như một ngườicha thì cũng không thể là một người thầy”

A.X Makarenco (1888-1939), nhà giáo dục vĩ đại người Nga, trong tácphẩm “Bài ca sư phạm” và các tác phẩm khác, ông đã đặc biệt nhấn mạnh vaitrò của giáo dục đạo đức, của biện pháp giáo dục đúng đắn Ông nhấn mạnh

sự cần thiết của một nền giáo dục sớm đề cao uy quyền và dựa vào sự nêugương Nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể của ông, đượcnhiều nhà sư phạm trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua chú ý, và đã áp dụngthành công trong công tác giáo dục của mình

Trong nước:

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức và giáo dụcđạo đức Bác đánh giá cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhâncách của con người: “Lúc ngủ ai cũng lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ

Trang 13

hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Tác giả Hà Thế Ngữ, chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dụcđạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoahọc xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở

đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức

Tác giả Phạm Minh Hạc, xuất phát từ đặc trưng tâm lí học để khảo sáthành vi và hoạt động; nghiên cứu đạo đức, thực hiện giáo dục đạo đứctrongquá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọng nhất để đạtđược chất lượng giáo dục

Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, nghiên cứu và đánh giá cao PPDH mônĐạo đức và Giáo dục công dân bằng hành động, kết hợp giữa học với hành,cũng như coi trọng việc tự học, trong cuốn: “Đổi mới phương pháp dạy họcmôn Đạo đức và Giáo dục công dân”

Tác giả Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương, tập trung tớiviệc giáo dục đạo đức mới cho học sinh phổ thông trong cuốn “Đạo đức học”.Theo tác giả: “Đạo đức là một hình thái ý thức thường xuyên biến đổi, thườngxuyên có những yếu tố mới nảy sinh và phát triển cùng với các điều kiện kinh

tế, vật chất của xã hội Theo quan điểm đó thì đạo đức trong gia đình, đạo đứctrong học tập, trong tình bạn, tình yêu… cũng có những nội dung mới”

Tác giả Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ, đề cập đến ý nghĩa của việcgiáo dục đạo đức cho công dân trong giai đoạn mới hiện nay, cũng như cáchình thức giáo dục đạo đức cơ bản khác Theo tác giả: “Trong xã hội ta hiệnnay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở thànhmột nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có không ít vấn

đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối sống:lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chínhmình, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của cộng đồng vàlối sống thực dụng, ích kỉ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền bất chính…”

Tác giả Bùi Văn Tân trong luận văn thạc sỹ: “Một số biện pháp tổ chức

Trang 14

giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh”, chorằng: “Thông qua việc dạy các môn học mà làm cho người được giáo dục tựgiác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp họ địnhhướng đúng những hiện tượng xã hội để lựa chọn cách thích ứng đúng đắntrong các tình huống đạo đức”.

Tác giả Võ Thị Thu Hiền trong luận văn thạc sỹ: “Biện pháp giáo dụcđạo đức cho học sinh THCS thành phố Thanh Hóa trong môn Giáo dục côngdân”, cho rằng: “Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách thế hệtrẻ phát triển đúng đắn về mặt đạo đức, có kỹ năng và bản lĩnh ứng xử đúngđắn trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội”

Có thể nói, những tác giả trên chủ yếu đề cập đến việc giáo dục đạo ởmức khái quát, phác họa dưới góc độ tiếp cận là khoa học giáo dục, khoa họcđạo đức hoặc gợi ý cho việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, hoặccác biện pháp giáo dục đạo đức Việc Giáo dục đạo đức cho học sinh thôngqua dạy học, đặc biệt thông qua dạy học môn GDCD thì chưa được đề cậpnhiều Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinhTrường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần “Công dân với đạođức” để nghiên cứu và thực nghiệm tại trường

Đây là đề tài khoa học mới mẻ gắn liền với các điều kiện về kinh tế - xãhội, văn hóa có tính đặc thù, và cần có những công trình nghiên cứu một cách cơbản, hệ thống, nhằm làm cho vấn đề được nghiên cứu ngày càng cụ thể hơn

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn đề xuất quy trình và điều kiện tổ chức dạy học theo hướngđổi mới phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm nâng caohiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu việc dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCDlớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao

Trang 15

đẳng Múa Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình dạy và học, những hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, phần “Công dân với đạo đức”trong giai đoạn hiện nay

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

- Những luận điểm cơ bản

Nghiên cứu cơ bản lý luận về đạo đức và giáo dục đạo đức

Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức ở Trường Cao đẳng Múa ViệtNam, từ đó khẳng định sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng caohiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh

Đổi mới PPDH phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 theohướng tích cực hóa là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạođức cho học sinh thông qua tiến trình thực nghiệm và đối chứng

Đề xuất quy trình và điều kiện thực nghiệm đổi mới PPDH phần “Côngdân với đạo đức” môn GDCD lớp 10

- Những đóng góp mới của tác giả

Về mặt khoa học, luận văn góp phần cung cấp cơ sở lí luận cho việc đổimới PPDH nói chung và đổi mới PPDH học phần “Công dân với đạo đức”môn GDCD nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cũng như hiệu quảgiáo dục đạo đức

Về mặt thực tiễn, luận văn xây dựng quy trình và phương pháp vậndụng PPDH theo hướng đổi mới vào dạy học phần “Công dân với đạo đức”môn GDCD lớp 10, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức chohọc sinh Luận văn có thể hỗ trợ cho các giáo viên và học sinh học tập phần

“Công dân với đạo đức” môn GDCD Lớp 10 làm tài liệu tham khảo vềphương pháp nghiên cứu và học tập Từ đó luận văn góp phần vào đổi mớiPPDH hiện nay

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lí luận:

Phân tích - tổng hợp, trừu tượng hóa - khái quát hóa, so sánh, phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập tài liệu, phương phápthực nghiệm sư phạm, phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò, phươngpháp thống kê toán học

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giáo dục đạo đức cho học sinhTrường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạođức”

Chương 2: Quy trình và điều kiện thực nghiệm giáo dục đạo đức chohọc sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân vớiđạo đức”

Chương 3: Thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Caođẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM

TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức

1.1.1.1.Đạo đức

a) Khái niệm đạo đức

Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ýnghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các

cá nhân và xã hội Những mối quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằmđảm bảo lợi ích của cộng đồng, của xã hội Nó là các quy tắc chuẩn mực hoàntoàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội.Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội

Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạođức đã xuất hiện rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hi LẠp cổ đại

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói,đạo nghĩa

Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổđại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ Đạo có nghĩa là con đường,đường đi, về sau khái niệm này được vận dụng trong triết học để chỉ conđường của tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong

xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính làbiểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc, luân lí Như vậy, có thể nói đạođức theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu,những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo

Trang 19

Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiềunhà tư tưởng Xôcrát (469 - 399 TCN) được coi là người đầu tiên đặt nềnmóng cho khoa học đạo đức học Còn Arixtốt (384 – 322 TCN) đã viết bộsách đạo đức học với 10 cuốn, trong đó đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh conngười Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làmviệc thiện

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì đạo đức là cái có thậttrong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người Nghĩa là, về líluận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội Đạo đức tồn tại trong ýthức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người Đạođức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đờisống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Sựnảy sinh, phát triển và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc từ phương thứcsản xuất xã hội Mỗi phương thức sản xuất xã hội làm nảy sinh ra một dạngđạo đức tương ứng, Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta khẳng định rằng xét cho đếncùng mọi thuyết đạo đức đã có trước tới nay là sản phẩm của tình hình kinh tếcủa xã hội lúc bấy giờ” Có thể có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơnhoặc tồn tại lâu bền hơn khi phương thức sản xuất, điều kiện sản xuất vật chất

đã thay đổi Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những chuẩn mực giá trị đạođức chung còn có chuẩn mực đạo đức phản ánh lợi ích, vai trò, ý chí của mỗigiai cấp Từ đó quan điểm mácxít khẳng định: “Đạo đức là một hình thái ýthức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức Trong xã hội có giai cấp,đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại”

Bàn về đạo đức không thể không nói đến quan niệm đạo đức của HồChí Minh Người quan niệm đạo đức là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Đó là đạođức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc,của loài người

Đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, là nội dung được rất nhiềungành khoa học nghiên cứu Để hiểu rõ được khái niệm này, ta có thể tiếp cận

Trang 20

nó trên nhiều góc độ khác nhau.

Tác giả Phạm Viết Vượng: “Đạo đức là một trong những hình thái sớmnhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lí, quy tắc, chuẩn mực điềutiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với công đồng.Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗingười bằng các quan niệm về thiện, ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ,danh dự” [39, tr.145]

Còn tác giả Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã

hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc,nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [7, tr.12]

Theo Từ điển tiếng Việt, đạo đức là: “Những tiêu chuẩn, nguyên tắcđực dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đốivới nhau và đối với xã hội” [33, tr.402]

Sách GDCD lớp 10 nêu ra: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩnmực xă hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phùhợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [5, tr.63]

Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm, định nghĩa khác nhau về đạo đức,

nhưng có thể khái quát chung về đạo đức như sau: “Đạo đức là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan

hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn xã hội”.

Như vậy, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mựctrong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xãhội thừa nhận và tự giác thực hiện Đạo đức là một hình thái ý thức xã hộiphản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế

Vì vậy, mỗi hình thái kinh tế xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hìnhnhững nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng

b) Chức năng của đạo đức

Đạo đức có các chức năng cơ bản sau:

Trang 21

- Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức

xã hội về mặt đạo đức, các quan điểm đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực đạođức, là kết quả phản ánh tồn tại xã hội, được con người đánh giá, thừa nhận

và khái quát thành những khuôn mẫu đạo đức, các giá trị đạo đức

- Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức năng giáo dục

giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống địnhhướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức

- Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Cùng với chức năng giáo

dục, chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức có tác dụng làm cho hành vi hoạtđộng của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng Chức năngnày được thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu, trước hết là bản thân chủ thểđạo đức phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mựcđạo đức xã hội, thứ hai là tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích,đánh giá hay phê bình những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trên cơ sởnhững chuẩn mực giá trị đạo đức Đây là chức năng xã hội hết sức quan trọng vì

nó điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.1.1.2 Giáo dục và giáo dục đạo đức

a) Giáo dục

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặcbiệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hộicủa các thế hệ loài người…” [40, tr.9]

Giáo dục là giáo dục nhà trường, là sự tác động có tổ chức, có kế hoạchnhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của HS, xâydựng và phát triển hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu giáo dục xã hội đề ra

Giáo dục còn được xem là một trong các mặt giáo dục của nhà trường.Theo cách hiểu này, hoạt động giáo dục tác động đến hệ thống các phẩm chấtnhất định như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan điểm thẩm mỹ của đốitượng giáo dục

Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã

Trang 22

hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêucầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Giáo dục giữ vai tròchủ đạo trong sự phát triển nhân cách Do đó, hoạt động giáo dục không đơnthuần chỉ là truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: GDĐĐ;giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ…trong đó GDĐĐ đượcxem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáodục khác

Như vậy, theo chúng tôi về bản chất, có thể khái quát như sau: Giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho HS, nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, những hành vi đạo đức trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực của xã hội Giáo dục là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người được giáo dục Giáo dục là sự tác động và chuyển hóa từ những yêu cầu bên ngoài - yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong bền vững của

cá nhân Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú.

Dù hiểu theo cách nào, thì giáo dục ngày nay được coi là yếu tố giảiphóng tiềm năng con người, được coi như là lực lượng sản xuất trực tiếp thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo lớp người đủ khả năng giải quyếtnhững mâu thuẫn của thời đại Giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế -

xã hội của xã hội ngày nay

b) Giáo dục đạo đức

Có một số khái niệm GDĐĐ như sau:

Tác giả Phạm Khắc Chương: “Giáo dục đạo đức là hoạt động của nhàgiáo dục dựa theo yêu cầu của xã hội, tác động có hệ thống lên người đượcgiáo dục một cách có mục đích và có kế hoạch để bồi dưỡng những phẩmchất tư tưởng mà nhà giáo dục kỳ vọng, chuyển hóa những quan điểm, yêucầu và ý thức xã hội có liên quan thành phẩm chất đạo đức, tư tưởng của mỗi

cá nhân” [7, tr.48]

Trang 23

Tác giả Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê: “Giáo dục đạo đức là quátrình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niền tinđạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành

vi đạo đức” [19, tr.16]

Tác giả Trần Đăng Sinh – Nguyễn Thị Thọ: “Giáo dục đạo đức là quátrình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân” [32,tr165]

Qua các quan niệm trên có thể nhận thấy:

Thứ nhất, về bản chất: GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực

đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trongcủa cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục

GDĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị - tư tưởng vìgiáo dục chính trị - tư tưởng có tác động xây dựng cơ sở thế giới quan Mác –Lênin và định hướng chính trị - xã hội theo quan điểm và đường lối của ĐảngCộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức

GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với giáo dục pháp luật Giáo dục pháp luật

có nhiệm vụ giới thiệu cho người học các chuẩn mực về pháp luật của nhànước, các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam Do đó, giáodục pháp luật có tác dụng củng cố phương thức, luận cứ, các chuẩn mực đạođức và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức

Hiệu quả của GDĐĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội gắn với tiến bộ đạo đức và nhân đạo hóa các quan hệ xã hội,cách tổ chức giáo dục và đặc biệt là mức độ tự giác của đối tượng của GDĐĐ.Trong đó, GDĐĐ trong nhà trường vẫn được xem là một trong những hướng

đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của HS

Như vậy, không có sự tồn tại những phẩm chất đạo đức bẩm sinh (lườibiếng, thiện, ác…) quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức của HS làmột quá trình phức tạp, là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố, khách quan,chủ quan, của cả gia đình, nhà trường và xã hội, thông qua nhiều môn học

Trang 24

như: GDCD, Văn học, Lịch sử, Địa lí, Hóa học… các yêu tố đó quan hệchằng chịt với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau và thúc đẩy quá trình hìnhthành các chuẩn mực đạo đức Tất cả người lớn đều có thể “dạy”, “giáo dục”cho các em về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, không chỉ bằng những bài học

có tính sách vở hàn lâm, mà quan trọng hơn là qua những hành vi, lời nói,cách ứng xử trong muôn mặt đời thường Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳngđịnh rằng phương pháp giáo dục đúng đắn trong nhà trường, (đặc biệt thôngqua dạy học môn GDCD), bằng sự tác động tích cực có thể bảo đảm hìnhthành những phẩm chất đạo đức nhất định cho con người, phù hợp với mụcđích và nhiệm vụ giáo dục của xã hội hiện tại

Qua đây cho thấy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có phương pháp, có hệ thống của nhà giáo dục lên người được giáo dục, nhằm chuẩn hóa những chuẩn mực đạo đức của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của người được giáo dục, tạo cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức

và quan trọng hơn là tạo lập thói quen, hành vi đạo đức cho họ

Thứ hai, về mục tiêu của GDĐĐ: Hình thành và phát triển ý thức đạo

đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người Trong đó mục tiêuquan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.Muốn vậy, trước hết cần cho người học nắm được tri thức đạo đức, chính trithức đạo đức “chỉ đạo” hành vi đạo đức Trong đạo đức học Xô-crát (cổ đại)cho rằng: Nguyên nhân của mọi hành vi vô đạo đức là do thiếu hiểu biết về trithức đạo đức

Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào người hiểu biết về tri thứcđạo đức cũng có hành vi đạo đức tốt Có những người hiểu việc làm này làkhông đúng nhưng họ vẫn thực hiện Nguyên nhân có thể do tình cảm đạođức chưa đủ mạnh hoặc do chưa có thói quen đạo đức

GDĐĐ cuối cùng phải đạt tới sự tự giáo dục, tự kiểm tra, tự đánh giáđạo đức của chủ thể “Đối với HS, nhất là HS THPT, phải làm cho nền đạođức mới XHCN biến thành lương tâm của cá nhân, trở thành vị “quan tòa”

Trang 25

bên trong đánh giá, phán xét hành vi đạo đức của mình, trở thành “máy điềuchỉnh” hành vi đạo đức của mình” [20, tr.173].

Thứ ba, nội dung của GDĐĐ bao gồm: Giáo dục tri thức đạo đức; giáo

dục tình cảm đạo đức; giáo dục hành vi đạo đức; giáo dục lí tưởng đạo đức;giáo dục giá trị đạo đức

Với những nội dung trên, chúng tôi thấy là cần thiết nhưng không thểlàm được ngay trong một sớm, một chiều mà cần được giáo dục lâu dài trongsuốt quá trình phát triển nhân cách của HS Trong phạm vi của học phần

“Công dân với đạo đức”, ngoài việc GD cho HS nắm vững các khái niệm, trithức đạo đức nói chung, theo chúng tôi còn phải chú trọng giáo dục cho các

em những phẩm chất đạo đức cốt lõi nhất như: Giáo dục lòng yêu thương conngười; tình cảm và trách nhiệm trong các mối quan hệ với bản thân, với giađình, với cộng đồng đất nước và nhân loại; giáo dục cho các em có thái độ vàhành vi ứng xử có văn hóa; thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng, biết thựchiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân; tập trung rèn luyện các kỹnăng thực hành ứng xử Qua đó, giúp các em có hành vi tích cực trong cácmối quan hệ, có thói quen hành động có đạo đức trong cuộc sống, từ đó các

em có nền tảng cơ bản khi tham gia vào các hoạt động xã hội, trở thành ngườicông dân có ích

GDĐĐ đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm, tri thứcđạo đức, quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được biến thành tình cảm,niềm tin, thói quen và cách ứng xử thực tế hàng ngày của HS, điều đó mớithực sự có giá trị

1.1.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví đạo đức như là nguồn nuôi dưỡng và pháttriển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Làm ngườicách mạng, theo Người, trước hết phải có tâm trong sáng, đức cao đẹp Đạo

đức luôn là gốc, là nền tảng của mỗi một con người Trong cuốn sửa đổi lối làm việc, Người viết: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có

Trang 26

nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Vì vậy, giáo dục đạo đức luôn là nội dung cơ bản, cốt lõi trong giáo dụccông dân

Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, nằmtrong định hướng chung của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở cáctrường học Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể,

có mối quan hệ biện chứng với các quá trình, bộ phận giáo dục khác trong nhàtrường, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết xuất phát từ nhữngyêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ramạnh mẽ tạo nên những biến đổi hết sức sâu sắc và làm thay đổi tận gốc rễmọi mặt của đời sống xã hội Với cuộc cách mạng ấy, con người và nguồn lựccon người trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu và được đặt ở vị trí trungtâm của các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thếgiới, trong đó có Việt Nam

Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bứcthiết đối với sự nghiệp giáo dục, nhằm tạo ra lớp người Việt Nam vừa cườngtráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đạt đến trình

độ cao về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà

bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững Yêu cầu đối với người lao động không

chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề cũng nhưcác phẩm chất đạo đức của người lao động Đây không phải là những phẩmchất sẵn có ở mỗi con người mà nó được hình thành và phát triển trong quátrình giáo dục Như vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển

Trang 27

Thứ hai, xuất phát từ sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn tới những thay đổi trong giá trị, chuẩn mực đạo đức

Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, việc phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN đã có tác động cả tích cực và tiêu cực đến đạo đứccủa cá nhân và xã hội

Về những biến đổi tích cực:

Kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận

đã hình thành môi trường kinh tế - xã hội để biến đổi tâm lí, ý thức đạo đứccon người theo những tiêu chí, định hướng giá trị mới Đó là tính thiết thực,hiệu quả, tính năng động và tháo vát trong hoạt động; chú trọng lợi ích, nhất

là lợi ích kinh tế; ý thức về năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụđược đề cao; đi liền với ý thức chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhânđược coi trọng Sự thay đổi về định hướng giá trị trong môi trường xã hội mới

đã dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức Đạo đức hướng tới hành động, hướng vào hiệu quả công việc, hướng tới phát triển cá nhân và phát triển xã hội.

Mặt khác, kinh tế thị trường với sức chi phối của quy luật giá trị, quyluật cạnh tranh đòi hỏi con người phải không ngừng rèn luyện về năng lực,phải có đầu óc nhạy bén với cái mới, có ý thức rõ rệt về đổi mới và sẵn sàngmột tâm thế đổi mới Quan niệm mới về năng lực trong kinh tế thị trường đãtác động tới sự biến đổi đạo đức Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ, kinh tế thịtrường đã tạo điều kiện và cơ hội để khắc phục tình trạng tách rời đạo đức vớinăng lực, nói không đi đôi với làm, nhận thức không hướng vào hành động.Năng lực đảm bảo cho đạo đức, đạo đức phải tự chứng thực mình bởi nănglực, lấy hành động và hiệu quả của hành động làm thước đo đạo đức và động

cơ đạo đức Với ý nghĩa ấy, con người được coi là có đạo đức hiện nay phải làngười có năng lực để lao động tự giác, làm việc hết mình vì trách nhiệm vớimình và với xã hội, không thụ động, trì trệ, lười biếng, ỷ lại, thiếu tinh thầntrách nhiệm, thiếu ý thức về bổn phận và nghĩa vụ đối với xã hội

Trang 28

Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực về đạo đức, trong xã hội

nhiều năm nay cũng đã và đang diễn ra những biểu hiện tiêu cực về đạo đức.

Đặc biệt, đó là ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân trong quanniệm sống và lối sống đang có chiều hướng gia tăng Phải thừa nhận rằng,việc đề cao lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất của cá nhân, là điều hợp lí, tựnhiên trong sự phát triển Nhất là khi sự phát triển đó lại được kích thích bởimôi trường xã hội đổi mới, bởi bầu không khí dân chủ hóa và bởi lực đẩy củakinh tế thị trường Vấn đề là ở chỗ, đã có những lợi ích cá nhân không hài hòavới lợi ích chung của cộng đồng, thậm chí có những mâu thuẫn, xung đột giữalợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Điều này dẫn đến xuất hiện những lệch lạcchuẩn mực trong cách nghĩ và cách sống, trong làm việc và ứng xử của conngười Nó nảy sinh tâm lí sống thực dụng, đề cao một chiều các giá trị vậtchất, các phương tiện vật chất trong tiêu dùng, hưởng thụ Nó dẫn đến sựdửng dưng, vô tình với người khác, thậm chí còn bon chen, vùi dập ngườikhác, tự đánh mất lòng vị tha, nhân ái, bao dung đối với con người, và cái ác,cái xấu cũng có mầm mống từ đó Nó làm suy yếu nhân tính và biến dạngnhân cách Chủ nghĩa cá nhân ở người lớn thông qua quan niệm sống, lốisống, hành vi và hoạt động của họ đã ảnh hưởng tới lớp trẻ, có nguy cơ pháhủy, bào mòn tình cảm và niềm tin đạo đức của lớp trẻ Nếu trẻ không tìmđược điểm tựa tinh thần ở người lớn để học hỏi, để noi theo cái đúng, cái tốt,cái đẹp, sẽ đẩy các em vào lỗi lầm, hư hỏng thậm chí trở thành những kẻphạm tội và còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường

Tác động của mặt trái kinh tế thị trường còn làm cho những quan hệcon người bị thao túng bởi đồng tiền, bởi những tính toán vụ lợi, thực dụnglàm tổn hại đến các giá trị đạo đức truyền thống, những tình cảm đạo đức caođẹp của con người và truyền thống đạo đức của dân tộc bị tổn thương Tínhchất thương mại hóa bởi đồng tiền, bởi sự trao đổi, mua bán sòng phẳng, lạnhlùng kiểu thị trường, đã làm vẩn đục bầu không khí đạo đức của xã hội, làmsuy yếu, thậm chí làm mất đi những vẻ đẹp đạo đức vốn có của xã hội Hiện

Trang 29

nay, trong nhiều nỗi lo đạo đức, chúng ta đang ngày càng cảm thấy nỗi lo về

sự trượt dốc của chữ tâm, chữ đức, lòng nhân ái, tình thương, lòng bao dung,nhân hậu trước sức mạnh của đồng tiền, của tính tham lam ích kỷ, của nhữngđộng cơ làm việc xấu, gây ác cho xã hội

Thái độ dửng dưng trước những con người, những cảnh đời đau khổ, sựthiếu vắng niềm cảm thông chia sẻ, sự quan tâm giúp đỡ con người…là thái

độ vô tình, nhẫn tâm do thói ích kỷ cực đoan gây nên Nếu để căn bệnh nàylây lan thì sẽ đầu độc tinh thần lớp trẻ, cái xấu, cái ác sẽ lớn dần lên thànhnhững độc tố có sức phá hủy, tự hủy từ bên trong xã hội Vì vậy, muốn chạychữa được căn bệnh suy thoái đạo đức thì phải rất chú trọng đến giáo dụcnhân tính, lấy GDĐĐ và truyền thống đạo đức làm trọng điểm

Thứ ba, xuất phát từ những biểu hiện xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay

Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng

về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệcộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, thiếu ý chí, không có tính tự chủ

và dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu Sự suy thoái về đạo đức biểu hiện cả ởvăn hóa ứng xử, lời ăn, tiếng nói, phong cách sống

Trong những năm gần đây, đã và đang xuất hiện những hiện tượngđáng quan ngại về lí tưởng sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ Họ đãkhông xác định được cho mình mục đích sống đúng đắn, cụ thể Bên cạnh đócác công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùngbái vật chất, cá nhân, vị kỉ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa lãng phí, sốngtrụy lạc, ưa bạo lực Lối sống đó đã tác động không nhỏ đến lứa tuổi vị thànhniên hiện nay, làm xuất hiện những quan lối sống lệch lạc: sống thoáng, sốngthử, sống gấp, thích hưởng thụ, bàng quan, ích kỉ, vô cảm Tình trạng thanh,thiếu niên lãng phí thời gian và tuổi xuân của mình ở các vũ trường, trong cácđộng lắc, đặc biệt, tỉ lệ lứa tuổi vị thành niên sa ngã vào các tệ nạn xã hộiđang có chiều hướng gia tăng như buôn bán ma túy, tệ nạn mại dâm…Điều

Trang 30

đáng nói là hiện tượng phạm pháp tuổi học trò với những vụ việc nghiêmtrọng như cướp của, giết người đã không còn cá biệt Có thể chỉ vì thiếu tiền

để thỏa mãn cho cuộc vui nào đó mà dẫn tới những hành vi vi phạm đạo đức

và pháp luật như cướp của giết người

Sự xuống cấp về đạo đức không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà nó cònxuất hiện ở trong trường học, với những hành vi vi phạm đạo đức trong nhàtrường như: trốn học, gian lận trong thi cử, vô lễ với thầy cô giáo, đe dọahành hung thầy cô giáo, mua điểm, cờ bạc, nghiện ngập, bạo lực trong nhàtrường…

Thanh thiếu niên trước đây cũng đánh nhau, cũng có những hành động dạidột của tuổi mới lớn Nhưng mức độ và số lượng gia tăng của những vụ đánhnhau ở học đường hiện nay tăng đến đáng lo ngại Chỉ với những mâu thuẫn rấtnhỏ mà các bạn, các em lại có thể dùng đến vũ khí Đặc biệt là chuyện nữ sinhđánh nhau ngày càng nhiều và hậu qủa để lại càng nặng nề hơn

Thực trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đãđặt ra yêu cầu cấp bách cần nâng cao hơn nữa hiệu quả GDĐĐ cho thế hệcông dân - chủ nhân của đất nước thế kỷ XXI

Thứ tư, sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT còn xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT

Học sinh THPT là những người trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi Đây làgiai đoạn có sự biến đổi mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, là quá trình chuyểnbiến, phát triển từ trẻ em sang người trưởng thành Đặc điểm nổi bật của lứatuổi này là: tâm, sinh lý, thể chất và nhân cách phát triển chưa hoàn chỉnh, do

đó, trong những hành vi, cách ứng xử thường có những biểu hiện hạn chế và lệchlạc; tính hiếu động và phản xạ nhanh, ưa chuộng những điều mới lạ; là lứatuổi còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục củagia đình; lứa tuổi chưa được pháp luật quy định về trách nhiệm và nghĩa vụcông dân, trách nhiệm hình sự

Với những đặc điểm về nhận thức, sự phát triển nhân cách khiến có

Trang 31

nhiều những trở ngại và vấn đề gặp phải đối với lứa tuổi này, ảnh hưởng đếnđạo đức và hành vi đạo đức của các em.

Một là, các em luôn có khuynh hướng muốn tự khẳng định mình,

không muốn bị áp đặt suy nghĩ, hành động, do đó có thể dẫn tới suy nghĩ,hành động sai lệch, cực đoan, tự do quá trớn – vô kỷ luật, vị kỷ, buông thảnếu không có sự quan tâm, định hướng đúng đắn

Hai là, tuổi các em có những dấu hiệu đặc biệt về tâm sinh lý Đây là

thời kỳ có những thay đổi rất lớn về cơ thể cũng như sự khác biệt về giới.Những khả năng phát triển mới này tạo ra những hành vi mới: xuất hiện tìnhcảm khác giới mà đỉnh cao của nó là sự nảy nở tình yêu và có những cảm giácmới lạ, hấp dẫn, tò mò về quan hệ nam - nữ (quan hệ tình dục với những cấp

độ khác nhau)

Ba là, lứa tuổi này rất nhạy cảm với mọi vấn đề của cuộc sống và chịu

sự tác động, ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống (gia đình, nhà trường, bạn

bè, xã hội ) Những nơi có môi trường sống phức tạp, sự du nhập hoặc ảnhhưởng của lối sống thiếu lành mạnh, văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội…sẽ tácđộng xấu đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của thiếu niên Các em dễ tiếp thu,làm theo cả cái tích cực và cái tiêu cực từ người khác, từ môi trường

Bốn là, việc giao lưu giữa các quốc gia trến thế giới, giữa các dân tộc

trong thời kỳ bùng nổ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự phát triểncủa các em, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn, trở ngại vàthách thức về sự định hướng, phát triển đúng đắn, lành mạnh cả ở thể lực vàtâm hồn

Chính vì vậy, đây là giai đoạn rất cần đến sự giáo dục, định hướngđúng đắn để hình thành ở các em đạo đức của người công dân chân chính

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

1.2.1 Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường

Trang 32

Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

1.2.1.1 Vài nét về Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam được thành lập từ năm 1959 với têngọi ban đầu là Trường Trung cấp Múa Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọngtrong lịch sử phát triển nghệ thuật múa ở nước ta

Trong những năm gần đây, nhà trường không ngừng kiện toàn bộ máy

tổ chức, nội dung đào tạo Chương trình đào tạo được xây dựng với các bậc:Cao đẳng (03 khung chương trình đào tạo các ngành Diễn viên múa, Huấnluyện múa, Biên đạo múa), Trung cấp chuyên nghiệp (02 khung chương trìnhđào tạo diễn viên múa chuyên ngành biểu diễn kịch múa hệ 6 năm và chuyênngành diễn viên múa dân tộc hệ 4 năm), ngoài ra, trường được Bộ Giáo dục –Đào tạo và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng chương trìnhkhung bậc Cao đẳng huấn luyện – biên đạo – diễn viên Công tác biên soạngiáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo được nhà trường chú trọng đầu tư

Ngoài các phòng chức năng như: Phòng Tổ chức – Cán bộ, PhòngHành chính – Quản trị, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Phòng Tài Vụ, PhòngĐào tạo, Trường Cao Đẳng Múa Việt Nam có 5 Khoa: Khoa Múa nước ngoài,Khoa Múa Dân tộc, Khoa Âm nhạc, Khoa Huấn luyện và Biên đạo, Khoa Vănhóa và Kiến thức cơ bản Trong đó, Khoa Văn hóa và Kiến thức cơ bản cóchức năng tổ chức, giảng dạy các bộ môn văn hóa và kiến thức cơ bản chohọc sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam theo chương trình đàotạo: THCS, THPT và Cao đẳng

Tính đến 21/4/2014, tổng số giảng viên của Khoa là 16 người (9 GV cơhữu, 3 GV hợp đồng dài hạn, 4 GV cộng tác viên) Trong đó 10 GV Thạc sĩ, 3

GV đang học Thạc sĩ, 3 GV Cử nhân Đội ngũ giảng viên của Khoa có trình

độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề nghiệp

Cùng các hoạt động không ngừng nâng cao về chất lượng dạy và học,nhà trường đang từng bước vững chắc nâng cấp lên thành Đại học Múa ViệtNam và phấn đấu thành Học viện Nghệ thuật Múa quốc gia trong tương lai

Trang 33

không xa.

1.2.1.2 Đặc điểm học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10

Môn GDCD bao gồm nhiều mảng kiến thức, nhằm trang bị cho HSnhững hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, các quy luật vàphương hướng phát triển kinh tế, hệ thống các giá trị và tri thức về đạo đức,các hiểu biết về chính trị - xã hội, pháp luật Đó là môn học góp phần trực tiếptới việc hình thành nhân cách công dân, ý thức chấp hành pháp luật cũng nhưtrách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và xã hội cho mỗi công dân Trongcác nhiệm vụ, có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng cho HS những chuẩn mực đạođức của người công dân; phản ánh những quan hệ đạo đức đối với lao động,công việc đối với bản thân, đối với xã hội, đối với nhà nước; những chuẩn mực

và phương pháp mà công dân phải tuân thủ, bao gồm các chuẩn mực về quyềnlợi và nghĩa vụ công dân và cả những chuẩn mực về nguyên tắc ứng xử của mỗicông dân

Trong nhà trường, môn GDCD được xếp cùng loại với các môn khoahọc khác có nhiệm vụ trang bị cho HS một hệ thống tri thức khoa học theoquy định của chương trình môn học Về mặt nhận thức, ở môn học này vấn đềlòng tin vào chân lí của bài học là một vấn đề lớn, một yêu cầu giáo dục thểhiện đậm nét cuộc đấu tranh của các xu hướng khác nhau trong xã hội Vềmặt hành động, từ tri thức hiểu biết của môn học để đến được ý thức, tìnhcảm, thói quen chưa hẳn đã là một quá trình có tính tất yếu, nghĩa là tri thức

đã được học không phải bao giờ cũng biến thành hành động cụ thể

Học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD là một trong hai họcphần thuộc chương trình môn GDCD lớp 10 Phần này gồm 7 bài, phânphối thành 12 tiết và được dạy trong học kỳ II Đặc điểm tri thức học phầnnày bao gồm:

- Quan niệm về đạo đức và một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

- Hệ thống các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bản thân, quan hệvới người khác và quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

Trang 34

- Các nghĩa vụ, trách nhiệm và cách thức rèn luyện để đạt được các phẩmchất, năng lực chủ yếu của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.2.1.3 Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”

Để nắm rõ được việc dạy và học môn Giáo dục công dân, cũng nhưviệc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, tác giả

đã tiến hành khảo sát tình hình dạy – học bộ môn này tại trường

- Kết quả phân tích dữ liệu về phía giáo viên

Giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường có 2 giáo viên.Trong đó cả 2 giáo viên đều tốt nghiệp Đại học Sư phạm chính quy, chuyênngành Giáo dục Chính trị

+ Tìm hiểu phương pháp dạy học mà 2 GV bộ môn đã sử dụng

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê kết quả trong bảng 1.1 (Câu hỏi 1 – Phụ lục1)

Bảng 1.1 Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV

Trang 35

dụng vẫn còn khá dè dặt Ngược lại, nhóm PPDH truyền thống như: PP thuyếttrình; phương pháp đàm thoại thì GV sử dụng thường xuyên

+ Tìm hiểu nhận thức của GV về sự cần thiết của việc tăng cường GDĐĐ cho HS thông qua đổi mới PPDH phần “Công dân với đạo đức”

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê kết quả trong bảng 1.2 (Câu hỏi 2 –Phụ lục 1)

Bảng 1.2 Sự cần thiết của việc tăng cường GDĐĐ cho HS thông qua

đổi mới PPDH phần “Công dân với đạo đức”

- Tìm hiểu nhận biết của GV về mức độ học tập tích cực của HS khi GV

có đổi mới PPDH phần công dân với đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê kết quả trong bảng 1.3 (Câu hỏi 3 Phụ lục 1)

-Bảng 1.3 Nhận biết của GV về mức độ tích cực của HS

Trang 36

T người (%)

1 Đa số học sinh học tập tích cực hơn các giờ học khác 2 100

2 Học sinh học bình thường như các giờ học khác 0 0

4 Chỉ có một số học sinh thật sự tích cực 0 0

Nhìn vào bảng kết quả thu được chúng tôi thấy có 100% GV cảm nhậnđược HS học tập tích cực hơn hẳn so với các giờ học bình thường theo PPDHtruyền thống khác Trong thực tế dạy học hiện nay, với những yêu cầu mớiđặt ra, nhiều GV đã cố gắng tạo điều kiện để HS tích cực học tập, được nóinhiều hơn Tuy vậy, qua dự giờ, kiểm tra và đi sâu tìm hiểu HS, chúng tôithấy, nếu đánh giá một cách nghiêm túc thì phần lớn mới chỉ là những biểuhiện tích cực mang tính hình thức bên ngoài HS đã tích cực thực hiện nhiệm

vụ theo sự điều khiển của GV, nhưng chưa chủ động và thiếu sự sáng tạo, cònmang tính dập khuôn, máy móc Như vậy, mặc dù đã thực hiện đổi mớiPPDH nhưng thực tế cho kết quả lại chưa cao Theo chúng tôi, nguyên nhân ởđây là còn thiếu quy trình vận dụng một cách hợp lí, khoa học

- Tìm hiểu những khó khăn mà GV gặp phải trong đổi mới PPDH phần

Trang 37

“Công dân với đạo đức”

Qua khảo sát, chúng tôi tiến hành điều tra và thống kê kết quả trongbảng 1.4 (Câu hỏi 4 – Phụ lục 1)

Bảng 1.4 Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH nhằm

nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

1 Thói quen sử dụng các PPDH truyền thống 100 0 0

2 Nhận thức về ưu, nhược điểm của từng PPDH nhất

3

Chưa có các kỹ năng xây dựng và sử dụng các câu

hỏi, bài tập để phát huy được tính tích cực, chủ

động sáng tạo của HS

4 Kiến thức cần truyền đạt nặng so với thời gian 100 0 0

5 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng

6 Đánh giá giờ dạy chưa khuyến khích GV đổi mới

7 Chính sách, cơ chế quản lí GD chưa khuyến khích

8 Tâm lí học đối phó với thi cử của HS 100 0 0

Kết quả bảng 1.4 cho thấy, có hai nhóm khó khăn chủ yếu, đó là khókhăn mang tính chủ quan và khó khăn mang tính khách quan

Trang 38

dạy chưa khuyến khích GV đổi mới PPDH; chính sách, cơ chế quản lí GDchưa khuyến khích GV; tâm lí học đối phó với thi cử của HS.

Qua đây, chúng tôi cho rằng việc sử dụng PPDH môn GDCD ở TrườngCao đẳng Múa Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến HS chưa có được nhữngphẩm chất đạo đức và kỹ năng sống cần thiết Do đó, nhất thiết phải có bướcđột phá trong đổi mới PPDH để mang lại một bước tiến mới trong phong tràothi đua dạy tốt - học tốt của nhà trường

- Kết quả phân tích dữ liệu về phía HS

Để tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng PPDH phần “Công dân với đạođức” Trường Cao đẳng Múa Việt Nam cũng như nhận thức về việc GDĐĐ cho

HS Chúng tôi đã tiến hành điều tra 72 học sinh: K37A, K37B, K38A và K38B

- Tìm hiểu việc sử dụng PPDH của GV qua ý kiến của HS

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê kết quả thu được ở bảng 1.5 (Câu hỏi

2 - Phụ lục 2)

Bảng 1.5 Mức độ sử dụng các PPDH của GV qua ý kiến HS

Trang 39

GV rất ít hoặc sử dụng vẫn còn khá dè dặt Ngược lại, nhóm PPDH truyền thốngnhư: phương pháp thuyết trình; phương pháp đàm thoại thì GV sử dụng thườngxuyên, duy trì cách dạy đó từ tiết này sang tiết khác

- Tìm hiểu về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH vào dạy học phần

“Công dân với đạo đức” nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê kết quả thu được ở bảng 1.6 (Câu hỏi

4 – Phụ lục 2)

Trang 40

Bảng 1.6 Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

là không cần thiết

Tìm hiểu thêm, các em cho rằng so với các giờ học GV dạy với PPDHtruyền thống thì việc GV đổi mới PPDH vào dạy học phần “Công dân với đạođức” các em sẽ thích thú hơn, tích cực hoạt động hơn, và thiết thực hơn, các

em được nói, được trao đổi, được “thực hành thử”, được giải bày những băn

khoăn, trăn trở của mình với bạn bè và thầy cô giáo, cũng như cảm thấy tự tinhơn khi đứng trước những tình huống thực tế

- Đánh giá chung về thực trạng:

Như vậy, GDĐĐ thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” theophương pháp truyền thống dường như có một sự mặc định, một cách thựchiện theo khuôn mẫu Quan niệm dạy là quá trình truyền đạt, chuyển tải nộidung đã được quy định trong chương trình SGK Dạy học còn mang tínhthông báo đồng loạt, yêu cầu cả lớp cùng thực hiện như nhau, việc đánh giálại theo nội dung dạy học, theo cách dạy, khả năng ghi nhớ và tái hiện kiếnthức là chính Trong đó, GV cứ dạy, HS ghi chép, trả bài theo đúng những gìSGK viết, nhưng các em không có sự vận dụng thực tiễn, không biến đượcnhững kiến thức đã học thành kỹ năng, thái độ của mình

Ngày đăng: 31/08/2016, 16:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Giáo dục công dân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáodục
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáodục
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án Việt – Bỉ) (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án Việt – Bỉ) (2010), "Dạy và học tích cực - Mộtsố phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án Việt – Bỉ)
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
Năm: 2010
4. Lê Thị Tuyết Ba (2003), Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, (số 10), tr 9 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Tuyết Ba (2003), "Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nềnkinh tế thị trường nước ta hiện nay
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 2003
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 10, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Giáo dục công dân 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2006
6. Trần Văn Chương (2006), Tình huống giáo dục công dân 10, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Chương (2006), "Tình huống giáo dục công dân 10
Tác giả: Trần Văn Chương
Nhà XB: Nxb. Giáodục
Năm: 2006
7. Phạm Khắc Chương (1998), Đạo đức học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Khắc Chương (1998), "Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
9. Đoàn Trung Còn (1999), Tam tựu kinh, Nxb. Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Trung Còn (1999), "Tam tựu kinh
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb. Đồng Nai
Năm: 1999
10. Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên (2008), Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT – Những vấn đề lý luận và thực tiễn , Nxb.Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên (2008), "Dạy và học môn Giáodục công dân ở trường THPT – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên
Nhà XB: Nxb.Đại học Sư phạm
Năm: 2008
11. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và giáo dục công dân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nghĩa Dân (1998), "Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đứcvà giáo dục công dân
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đinh Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga (2009), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga (2009), "Phương pháp dạy học mônGiáo dục công dân ở trường THPT
Tác giả: Đinh Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
Năm: 2009
17. Phạm Văn Đồng (1994), Phương pháp dạy học pháp huy tích tích cực - một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Đồng (1994), "Phương pháp dạy học pháp huy tích tích cực -một phương pháp vô cùng quý báu
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1994
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (1986), "Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1986
19. Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê (1997), "Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
20. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Hồng (1998), "Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
21. Võ Thị Thu Hiền (2009), Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Thanh Hóa trong môn Giáo dục công dân, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Thị Thu Hiền (2009), "Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinhTHCS thành phố Thanh Hóa trong môn Giáo dục công dân
Tác giả: Võ Thị Thu Hiền
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 1.1. Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV (Trang 37)
Bảng 1.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 1.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS (Trang 40)
Bảng 1.6.   Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 1.6. Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS (Trang 43)
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra lí thuyết - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra lí thuyết (Trang 110)
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra thực hành vận dụng - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra thực hành vận dụng (Trang 112)
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra kiến thức lí thuyết - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra kiến thức lí thuyết (Trang 115)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra thực hành vận dụng - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra thực hành vận dụng (Trang 116)
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra kiến thức lí thuyết - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra kiến thức lí thuyết (Trang 118)
BẢNG SỐ LIỆU -  THỐNG KÊ TRƯNG CẦU Ý KIẾN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
BẢNG SỐ LIỆU - THỐNG KÊ TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Trang 136)
2. Bảng thống kê trưng cầu ý kiến HS về thực trạng giáo dục đạo đức cho học   sinh   Trường   Cao   đẳng   Múa   Việt   Nam   thông   qua   dạy   học   phần - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM  TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
2. Bảng thống kê trưng cầu ý kiến HS về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w