MỤC LỤC
Tác giả Hà Thế Ngữ, chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức. Tỏc giả Vừ Thị Thu Hiền trong luận văn thạc sỹ: “Biện phỏp giỏo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Thanh Hóa trong môn Giáo dục công dân”, cho rằng: “Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách thế hệ trẻ phát triển đúng đắn về mặt đạo đức, có kỹ năng và bản lĩnh ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội”.
Có thể nói, những tác giả trên chủ yếu đề cập đến việc giáo dục đạo ở mức khái quát, phác họa dưới góc độ tiếp cận là khoa học giáo dục, khoa học đạo đức hoặc gợi ý cho việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, hoặc các biện pháp giáo dục đạo đức. Đây là đề tài khoa học mới mẻ gắn liền với các điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa có tính đặc thù, và cần có những công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, nhằm làm cho vấn đề được nghiên cứu ngày càng cụ thể hơn.
Nghiên cứu quá trình dạy và học, những hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, phần “Công dân với đạo đức”.
Phương pháp nghiên cứu
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, đạo nghĩa. Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm này được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc, luân lí. Như vậy, có thể nói đạo đức theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người. Nghĩa là, về lí luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Sự nảy sinh, phát triển và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc từ phương thức sản xuất xã hội. Mỗi phương thức sản xuất xã hội làm nảy sinh ra một dạng đạo đức tương ứng, Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta khẳng định rằng xét cho đến cùng mọi thuyết đạo đức đã có trước tới nay là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ”. Có thể có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn hoặc tồn tại lâu bền hơn khi phương thức sản xuất, điều kiện sản xuất vật chất đã thay đổi. Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những chuẩn mực giá trị đạo đức chung còn có chuẩn mực đạo đức phản ánh lợi ích, vai trò, ý chí của mỗi giai cấp. Từ đó quan điểm mácxít khẳng định: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại”. Bàn về đạo đức không thể không nói đến quan niệm đạo đức của Hồ Chí Minh. Người quan niệm đạo đức là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, là nội dung được rất nhiều ngành khoa học nghiờn cứu. Để hiểu rừ được khỏi niệm này, ta cú thể tiếp cận. nó trên nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Phạm Viết Vượng: “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lí, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với công đồng. Còn tác giả Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [7, tr.12]. Theo Từ điển tiếng Việt, đạo đức là: “Những tiêu chuẩn, nguyên tắc đực dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” [33, tr.402]. Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm, định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng có thể khái quát chung về đạo đức như sau: “Đạo đức là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn xã hội”. Như vậy, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế. Vì vậy, mỗi hình thái kinh tế xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng. b) Chức năng của đạo đức. Đạo đức có các chức năng cơ bản sau:. - Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức, các quan điểm đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, là kết quả phản ánh tồn tại xã hội, được con người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu đạo đức, các giá trị đạo đức. - Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức năng giáo dục giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống định hướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức. - Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Cùng với chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức có tác dụng làm cho hành vi hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Chức năng này được thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu, trước hết là bản thân chủ thể đạo đức phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội, thứ hai là tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích, đánh giá hay phê bình những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trên cơ sở những chuẩn mực giá trị đạo đức. Đây là chức năng xã hội hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục và giáo dục đạo đức a) Giáo dục. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” [40, tr.9]. Giáo dục là giáo dục nhà trường, là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của HS, xây dựng và phát triển hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu giáo dục xã hội đề ra. Giáo dục còn được xem là một trong các mặt giáo dục của nhà trường. Theo cách hiểu này, hoạt động giáo dục tác động đến hệ thống các phẩm chất nhất định như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan điểm thẩm mỹ của đối tượng giáo dục. Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã. hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Do đó, hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: GDĐĐ;. giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ…trong đó GDĐĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Như vậy, theo chúng tôi về bản chất, có thể khái quát như sau: Giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho HS, nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, những hành vi đạo đức trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Giáo dục là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người được giáo dục. Giáo dục là sự tác động và chuyển hóa từ những yêu cầu bên ngoài - yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong bền vững của cá nhân. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú. Dù hiểu theo cách nào, thì giáo dục ngày nay được coi là yếu tố giải phóng tiềm năng con người, được coi như là lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo lớp người đủ khả năng giải quyết những mâu thuẫn của thời đại. Giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã hội ngày nay. b) Giáo dục đạo đức. “Công dân với đạo đức”, ngoài việc GD cho HS nắm vững các khái niệm, tri thức đạo đức nói chung, theo chúng tôi còn phải chú trọng giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức cốt lừi nhất như: Giỏo dục lũng yờu thương con người; tình cảm và trách nhiệm trong các mối quan hệ với bản thân, với gia đình, với cộng đồng đất nước và nhân loại; giáo dục cho các em có thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa; thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng, biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân; tập trung rèn luyện các kỹ năng thực hành ứng xử.
Cao đẳng (03 khung chương trình đào tạo các ngành Diễn viên múa, Huấn luyện múa, Biên đạo múa), Trung cấp chuyên nghiệp (02 khung chương trình đào tạo diễn viên múa chuyên ngành biểu diễn kịch múa hệ 6 năm và chuyên ngành diễn viên múa dân tộc hệ 4 năm), ngoài ra, trường được Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng chương trình khung bậc Cao đẳng huấn luyện – biên đạo – diễn viên. Nguyên nhân của sự không hứng thú này có thể quy vào 3 lí do chính: nội dung chương trình có những nội dung chưa phù hợp với nhận thức của HS (quá cao, quá rộng, nhiều lí thuyết thiếu tính thực tế) khiến HS chán nản, không thích học; đội ngũ GV giảng dạy môn học này cũng còn có những hạn chế về phương pháp truyền đạt tri thức cho HS, khiến môn học kém sức hấp dẫn; với HS vì đây không phải là môn thi đại học, không gắn với lợi ích trước mắt, thiết thực của các em nên không tạo ra được động cơ học tập đúng đắn.Trong khi đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề PPDH của GV đã được đề cập đến ở phần trên.
- Câu chuyện, tình huống trong đàm thoại phải được chuẩn bị, lựa chọn một cách chu đáo, có nội dung hấp dẫn, sâu sắc, điển hình, phù hợp với nội dung bài học; có những tình tiết sống động, chứa đựng những mâu thuẫn nội tại trong sự kiện, sự vật, nhân vật, hiện tượng… để khi trao đổi không dẫn đến tình trạng nhàm chán nhắc đi, nhắc lại những vấn đề đã hiển nhiên. Tuy vậy, hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như: phương pháp đóng vai; nghiên cứu trường hợp; dự án; phương pháp trực quan.
Nhìn chung trong đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, tiến trình dạy học theo các hoạt động học tập của HS như: ổn định lớp, kiểm tra, đánh giá, củng cố được thực hiện linh hoạt và đan xen nhau trong quá trình dạy học. Ở bước này, nổi bật vai trò của thầy trong vai trọng tài khoa học, hướng dẫn trò hành động, giải quyết các vấn đề thảo luận, tranh luận của trò “không phân thắng bại”, kết luận cách ứng xử, giải quyết các vấn đề, các tình huống với cách tối ưu, khoa học, khắc sâu khái niệm đạo đức để HS đối chiếu tự kiểm tra, sửa chữa.
Tri thức của môn Giáo dục công dân có nhiều kiến thức khó và trừu tượng, đó là kiến thức của môn triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế, chính trị, pháp luật… Nếu giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn, hiểu sâu sắc và đúng kiến thức thì làm sao có thể truyền thụ hiệu quả nội dung môn học đến với học sinh. Chỉ có tự tin để khẳng định vị trí quan trọng, thiết thực, tâm huyết mới khiến cho giáo viên không ngừng sáng tạo, tìm tòi những phương pháp dạy học thích hợp, khám phá thêm những kiến thức thời sự nóng bỏng mới khiến bài giảng thêm sinh động hấp dẫn, khiến cho học sinh hứng thú và thấy được vai trò của môn học.
Ngoài phòng học bộ môn các cấp quản lí cũng phải đầu tư kinh phí cải tạo hệ thống các lớp học, trường học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, thiết kế bàn ghế, chỗ ngồi phù hợp với phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các hình thức phương pháp dạy học được dễ dàng…. Từ thực nghiệm và đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm GDĐĐ cho HS Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10, dựa trên những nguyên tắc xây dựng quy trình thực nghiệm, từ đó chúng tôi đã xây dựng và đưa ra quy trình thực nghiệm GDĐĐ cho HS Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10.
THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM THÔNG QUA. Do đó, tôi chọn Trường Cao đẳng Múa Việt Nam làm địa bàn thực nghiệm.
Tuy nhiên, về mặt câu chữ trong giáo án thì không thể đưa vào lột tả hết cái cần nói, cần giáo dục cho HS, mà chủ yếu mang tính định hướng ý đồ của GV. Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân, biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và của xã hội.
Luôn tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, biết tỏ thái độ đánh giá cao người có nhân phẩm, danh dự. Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, có lòng tự trọng, biết tự phê bình, tránh tự ái, không có thái độ, hành vi xúc phạm đến người khác.
- Từ sự phân tích trên, GV yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. - HS nêu nghĩa vụ của bản thân nói riêng và nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam nói chung. - GV liệt kê ý kiến của HS lên bảng phụ, sau đó nhận xét, kết luận. - GV cho HS thảo luận tình huống:. Mùa gặt, rơm phơi đầy đường, bạn A do tinh nghịch liền lấy rơm phủ lên. - Lương tâm là năng lực tự đánh giá vầ điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. rãnh nước ngang đường. Một cụ già không biết nên dẫm chân xuống rãnh ngã và phải đi cấp cứu. Nhìn hậu quả do mình gây ra A tự thấy rất lo lắng, buồn bực, ân hận. - GV hỏi: Hành vi phủ rơm lên rãnh nước ngang đường của A có phải là hành vi đạo đức không? Vì sao?. - GV nhận xét, phân tích: Sự lo lắng buồn bực, ân hận thuộc lĩnh vực tình cảm do chính A cảm nhận và đánh giá. Nó xuất hiện khi A có hành vi trái đạo đức, đây là những suy nghĩ, là sự phán xét của lương tâm. - GV phân tích tiếp:. + Hành vi nói trên của A là hành vi trái đạo đức khiến bản thân A lo lắng không yên. Đó chính là sự cắn rứt lương tâm. + Nếu A không có hành vi sai trái đó thì sẽ không phải lo lắng buồn bực. Đó chính là sự thanh thản lương tâm. trạng thái thanh thản và trạng thái cắn rứt lương tâm. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?. + Khi lương tâm ở trạng thái thanh thản, con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.
- Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội, với người khác. Bác sĩ Hiền trong bệnh viên luôn chăm sóc bệnh nhân, yêu thương bệnh nhân như người nhà, Bác sĩ Hiền luôn từ chối mọi sự cảm ơn về vật chất của bệnh nhân.
Chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện tốt, biết phấn đấu để hoàn thiện mình, để góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. - Có khả năng vận dụng kiến thức đã học để đưa ra ý kiến xem xét, nhận định hợp lý về một số quan điểm sai lầm trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình,.
Điều này cho thấy hiệu quả của thực nghiệm không chỉ dựng lại ở việc trang bị những kiến thức lí thuyết, tri trức đạo đức trong bài học mà HS đã biết biến những tri thức đó thành tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức, nâng cao được khả năng vận dụng vào thực tiễn hành động, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức qua các tình huống thực tiễn, HS đã từng bước biết “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”. Qua tiến hành thực nghiệm việc GDĐĐ cho HS Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 bằng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa, chúng tôi nhận thấy việc GDĐĐ khi có vận dụng đổi mới PPDH theo hướng tích cực đã mang lại hiệu quả rừ rệt và tương đối ổn định.