2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Quản lý đào tạo ở trường đại học. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong những năm qua đã có sự đổi mới và đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu và yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng của xã hội hiện nay.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN THANH CẢNH
QU¶N Lý §µO T¹O ë TR¦êNG §¹I HäC NéI Vô Hµ NéI
§¸P øNG NHU CÇU X· HéI HIÖN NAY
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tình
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các nhà khoa học, các Thầy,
Cô giáo, các Cán bộ quản lý Khoa Quản lý giáo dục - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu luận văn
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tình đã tận tình
hướng dẫn khoa học để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô là Lãnh đạo, cán bộ và giảng viêncủa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi họctập, nghiên cứu khoa học, cung cấp số liệu, tham gia ý kiến giúp đỡ để tôinghiên cứu thực hiện luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực và kinh nghiệm thực tếcủa bản thân còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.Xin trân trọng tiếp thu những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học,đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thanh Cảnh
Trang 3Sinh viên tốt nghiệpTiếp cận năng lựcThị trường lao độngVăn thư lưu trữ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN NAY 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Quá trình đào tạo ở các trường đại học 9
1.2.1 Vị trí, chức năng, vai trò của trường đại học 9
1.2.2 Khái niệm đào tạo 11
1.2.3 Quá trình đào tạo ở các trường đại học 13
1.3 Nhu cầu xã hội và đào tạo ở trường đại học gắn với nhu cầu xã hội 14
1.3.1 Thị trường lao động và những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động 14
1.3.2 Đào tạo ở trường đại học gắn với nhu cầu xã hội 18
1.4 Quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 25
1.4.1 Quản lý 25
1.4.2 Quản lý đào tạo ở trường đại học 27
1.4.3 Quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 28
Trang 51.4.4 Nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội hiện
nay 28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 34
1.5.1 Các yếu tố về chủ thể quản lý 34
1.5.2 Các yếu tố về đối tượng quản lý 34
1.5.3 Các yếu tố về môi trường 36
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN NAY 39
2.1 Khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội 39
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển nhà trường 39
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường 39
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường 42
2.2 Thực trạng công tác đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 43
2.2.1 Thực trạng các chuyên ngành đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội 43
2.2.2 Thực trạng quy mô đào tạo 44
2.2.3 Thực trạng kết quả đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội 45
2.2.4 Trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 45
2.3 Thực trạng quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 48
2.3.1 Quản lý mục tiêu đào tạo 49
2.3.2 Quản lý nội dung và chương trình đào tạo 52
2.3.3 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên 56
2.3.4 Quản lý hoạt động học của sinh viên 57
Trang 62.3.5 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học ở trường Đại học Nội
vụ Hà Nội 60
2.3.6 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 63
2.3.7 Thực trạng chất lượng đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 66
2.3.8 Thực trạng việc làm của người học sau khi tốt nghiệp 70
2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 74
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 75
2.5.1 Những thành tựu và nguyên nhân 75
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 76
Tiểu kết chương 2 78
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN NAY 80
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 80
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện 81
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81
3.2 Các biện pháp 82
3.2.1 Đổi mới nội dung chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 82
3.2.2 Phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và giảng viên 85
3.2.3 Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá 87
Trang 73.2.4 Tăng cường phối hợp đào tạo và liên kết với các cơ sở sử dụng lao
động khác 90
3.2.5 Đổi mới quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo 92
3.2.6 Tăng cường nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn 94
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất 96
3.4 Khảo nghiệm, đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 98
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê các chuyên ngành đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội 43
Bảng 2.2 Quy mô tuyển sinh đào tạo các bậc, hệ hàng năm 44
Bảng 2.3 Thực trạng kết quả đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội 45
Bảng 2.4 Số lượng độ ngũ trường ĐH Nội vụ Hà Nội theo từng năm (giai đoạn 2011 – 2015) 46
Bảng 2.5 Số lượng CBGV, NV trường ĐH Nội vụ Hà Nội (tính đến tháng 8/2015) 47
Bảng 2.6 Thống kê, phân loại giảng viên (tính đến ngày 01/08/2015) 48
Bảng 2.7 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội .50
Bảng 2.8 Đánh giá nội dung, CT đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 53
Bảng 2.9.Thực trạng quản lý nội dung và chương trình đào tạo 54
Bảng 2.10.Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên 56
Bảng 2.11 Thực trạng quản lý hoạt động học của sinh viên 58
Bảng 2.12 Cơ sở vật chất của trường ĐH Nội vụ Hà Nội (2013 – 2015) 61
Bảng 2.13 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học 62
Bảng 2.14 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 64
Bảng 2.15 Đánh giá của người sử dụng lao động về khả năng đáp ứng với yêu cầu công việc của SV trường ĐH Nội vụ Hà Nội 67
Bảng 2.16 Đánh giá của người lao động (SV ĐH Nội vụ Hà Nội đã tốt nghiệp và đi làm) về khả năng đáp ứng với yêu cầu công việc hiện nay .68 Bảng 2.17 Đánh giá của CBQL và GV về khả năng đáp ứng với yêu cầu công việc của SV trường ĐH Nội vụ Hà Nội 69
Trang 9Bảng 2.18 Thực trạng việc làm của cựu HSSV sau khi tốt nghiệp các năm 2008, 2009 71 Bảng 2.19 Thực trạng việc làm của cựu HSSV sau khi tốt nghiệp các năm 2012, 2013 71 Bảng 2.20 Lý do chưa có việc làm của SV năm 2012, 2013 73 Bảng 2.21 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở trường
ĐH Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 74 Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo ở trường
ĐH Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 99
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ở trường ĐH Nội
vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay 100
Trang 10DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình chu trình đào tạo ở trường Đại học 23 Hình 1.2 Quy trình đánh giá theo nhu cầu đào tạo 24
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 98
Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của cácbiện pháp đề xuất 101
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:phát triển giáo dục và đào tạo “là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, là điều kiện để phát huynguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tếnhanh và bền vững” Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lựctrong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nghị quyết đại hội đại biểulần thứ XI tiếp tục chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới nội dung chươngtrình, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo Tậptrung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng đạo đức, lối sống, nănglực sáng tạo, kỹ năng thực hành”
Quản lí đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội là nhiệm
vụ chính của các nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường phát triểnbền vững
Quản lí đào tạo là hoạt động chủ yếu của các nhà trường, có ý nghĩa vàtầm quan trọng to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.Trong một nhà trường hoạt động đào tạo là xương sống, quyết định sự sốngcòn của mỗi nhà trường quản lí từ mục tiêu, nội dung, chương trình, cơ sở vậtchất cho đến tổ chức đào tạo Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi quản lý đào tạoxác định sản phẩm sau đào tạo có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhàtuyển dụng ngay hay là nhà tuyển dụng phải đào tạo lại Giáo dục nhà trườngtrước yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, phải góp phần thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
Trang 12bồi dưỡng nhân tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trungương Khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013) về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo Đây là một chủ trương lớn của Đảng về cảicách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Trong đó có giải pháp rất quan trọng được đưa ra trong Nghị quyết là đổi mớicăn bản công tác quản lý, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng cường tự chủ vàtrách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lí chất lượng Quản
lí là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt Nhiệm vụ quan trọng nhất là tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí nhà nước đối với quá trình đổi mớigiáo dục, trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục mà tư duyquản lí đào tạo là mắt xích quan trọng nhất
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp Văn thưlưu trữ và nghiệp vụ văn phòng Trung ương I được thành lập ngày 18 tháng
12 năm 1971, sau nhiều lần nâng cấp đến ngày 11 tháng 11 năm 2011 đượcThủ tướng ban hành quyết định thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ
sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội Hiện nay Nhà trường có 2
cơ sở đào tạo cử nhân chính quy và 1 văn phòng đại diện Trong suốt quátrình hình thành và phát triển, Nhà trường là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ cónhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ cho các cơ quan quản lí nhà nước,các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và nguồn nhân lực cho cơ sở sử dụng laođộng, các đơn vị sự nghiệp Hiện tại Trường đào tạo 6 ngành học bậc đại họcgồm: Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lí nhà nước, Lưu trữ học,Khoa học thư viện, Quản lí văn hóa và 11 ngành cao đẳng Trường là đơn vị
có kinh nghiệm lâu năm về đào tạo ngành Văn thư lưu trữ và đây là thế mạnhcủa nhà trường, từ năm 2005 Trường nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng và
đã mở thêm một số ngành nghề mới, tuy nhiên công tác quản lí đào tạo đápứng nhu cầu hiện nay đặt ra những thách thức đòi hỏi cần phải được quản lí
Trang 13một cách có hệ thống và chặt chẽ hơn Công tác đào tạo còn tồn tại một sốvấn đề như: Quá trình quản lý đào tạo chưa đồng bộ về mục tiêu, nội dungchương trình, đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chếnên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lao động chưa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng lao động đa dạng như hiện nay của thị trường, chưa đáp ứng được sựđòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội Trong các nguyên nhân dẫn đến chấtlượng đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa như mong muốn thì côngtác quản lý đào tạo là một hạn chế cần khắc phục và đổi mới
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay đang thực hiện nhiệm vụchính là đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Để nâng cao hiệu quả, chấtlượng đào tạo của nhà trường thì quản lý đào tạo là nội dung cốt lõi của côngtác quản lý của Nhà trường Thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo hiện nay
ở nước ta “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
Xuất phát từ những lý do trên mà vấn đề “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay” được tác giả chọn
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình
Quản lý đào tạo ở trường đại học
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứngnhu cầu xã hội hiện nay
Trang 144 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trongnhững năm qua đã có sự đổi mới và đạt được những kết quả nhất định Songvẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu và yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế
xã hội Nếu áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo tốt sẽ góp phần nâng caohiệu quả, chất lượng đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đáp ứng yêucầu đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng của xã hội hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở trường đại học đápứng nhu cầu xã hội hiện nay
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở trườngĐại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nhằm góp phần nâng caochất lượng đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hộihiện nay
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung: Nội dung nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trongphạm vi quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xãhội hiện nay
6.2 Về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội Khảo sát nhu cầu lao động ở một số cơ quan thuộc địabàn Hà Nội
6.3 Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp thu thập trong 3năm, từ năm 2011 đến 2014, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2014, địnhhướng và các giải pháp đến năm 2020
6.4 Về chủ thể quản lý: Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo, cán bộquản lý Khoa, Phòng, Trung tâm và các đơn vị sử dụng lao động
6.5 Về khách thể khảo sát:
- Cán bộ QL, giáo viên, số lượng 80 người Trong đó:
Trang 15+ Giáo viên của trường: 60 người.
+ Cán bộ quản lý các phòng, khoa: 20 người
- SV tốt nghiệp ra trường: 100 sinh viên
- Đơn vị, cá nhân sử dụng lao động: 30 người
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, khái quát hóa, đánh giá tổng hợp các thông tin, tàiliệu để xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu
trưng cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi Phương pháp này dùng để thu thậpthông tin về thực trạng quản lý đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội,nhu cầu sử dụng lao động tại các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức chínhtrị, chính trị xã hội, các cơ sở sử dụng lao động từ đó làm cơ sở cho việc đềxuất một số biện pháp quản lý đào tạo
- Phương pháp quan sát: là phương pháp trực tiếp tìm hiểu thực trạng
hoạt động quản lý đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng vềnhu cầu lao động Theo dõi, tìm hiểu những sinh viên - sinh viên sau khi tốtnghiệp đã và đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chứcchính trị - chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp và các cơ sở sử dụng laođộng, thông qua đóthu thập những thông tin từ phía người sử dụng lao động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý
đào tạo của Ban giám hiệu Trường từ khi thành lập đến nay, kinh nghiệmquản lý của các trường cùng ngành đào tạo trên cả nước
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến với các lãnh đạo, giáo
viên, sinh viên và sinh viên nhà trường để có ý kiến trực tiếp hỗ trợ cho ngườinghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 16- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý
đào tạo nói chung, quản lý đào tạo nói riêng nhằm xem xét đánh giá, khảonghiệm tính khả thi của đề tài
7.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Phương pháp thống kê: Sử dụng các công thức toán học để thống kê,
xử lý số liệu đã thu được
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sau khi tốt nghiệp so với yêu cầuthị trường
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng
nhu cầu xã hội hiện nay
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN NAY
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Sự phát triển của mỗi quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào phát triểnnguồn nhân lực, do vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt lànguồn lao động chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng trongphát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia
Các nước phát triển trên thế giới luôn chú trọng chất lượng đào tạo ởcác trường đại học Trong đào tạo ở các trường đại học, việc đào tạo phải gắnvới nhu cầu lao động mà trước hết là gắn với người sử dụng lao động (các tổchức, cơ sở sử dụng lao động…) Ở nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc…sinhviên đại học luôn được tham gia thực hành trong công ty, xí nghiệp, các tổchức và đã mang lại rất nhiều hiệu quả Để đào tạo đại học gắn với thị trườnglao động, phải có định hướng về sự phát triển của các ngành nghề trong xãhội Nhà nước phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của cácngành nghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trường lao động Ở các nướcphát triển như Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch…, hệ thống thông tin và dự báonày hoạt động khá tốt (có cơ quan của Nhà nước đảm trách công việc này).Ngoài ra, người dân còn được cung cấp những phần mềm tin học, nhữngtrang Web miễn phí…về lĩnh vực nghề nghiệp
Gần đây, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm đào tạo ranhững con người năng động, sáng tạo hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học
và công nghệ của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu Những hướngcải cách chủ yếu là loại bỏ dần tính thống nhất và bình đẳng thái quá trong giáo
Trang 18dục; giảm thiểu kiến thức, nhất là phần lý thuyết suông trong các trường phổthông và tăng thêm phần thực hành; chuyển cách dạy và học từ chỗ nặng về
"thầy dạy, trò ghi nhớ một cách máy móc" sang chỗ "thầy chủ yếu khơi gợi vấn
đề, trò chủ động tham gia thảo luận"; giảm dần sự can thiệp quá mức của Nhànước, đề cao tính chủ động và tự quản của các địa phương, các nhà trườngtrong các vấn đề giáo dục; và đa dạng hoá các loại hình trường lớp, linh hoạthoá các chương trình giảng dạy để tạo cho mọi người có thể chủ động tham giavào quá trình học tập bất cứ lúc nào trong đời
Còn ở Trung Quốc thì trong nhiều năm qua, Đảng và chính phủ TrungQuốc đã coi việc hỗ trợ, thu hút và sử dụng nhân tài là một nhiệm vụ chiếnlược quốc gia, trong đó giáo dục được coi là khâu quan trọng nhất Trung Quốc
đã tiến hành cải cách và đổi mới mạnh mẽ quá trình phát triển giáo dục vàhướng giáo dục theo nhu cầu của hiện đại hoá, của thế giới và của tương lai, cónhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích tinh thần sángtạo và khả năng thực tiễn Ngoài việc cải cách và phát triển giáo dục phổ thông,Trung Quốc còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển giáo dục đại học và coi đó làmột biện pháp quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Cụ thể,Trung Quốc đã đưa ra Dự án 21 nhằm nâng cấp 100 trường đại học của mìnhtrong một số lĩnh vực trọng điểm như cơ khí, phát triển nông thôn và côngnghệ thông tin lên ngang tầm thế giới Đồng thời, ngoài việc nâng cao chấtlượng đàotạo trong nước, Trung Quốc còn có chính sách khuyến khích thanhniên đi du học và nghiên cứu ở nước ngoài để sau đó trở về xây dựng đất nước
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý quátrình đào tạo nói chung và quản lý đào tạo nói riêng Cụ thể:
- Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường, Giáo trình giảng dạy caohọc Quản lý giáo dục của PGS.TS Nguyễn Đức Trí;
Trang 19- Trường Đại học Cần Thơ ban hành “Các quy trình, thủ tục sử dụngtrong quản lý đào tạo” có:
+ Các quy trình cho bậc đại học chính quy
+ Các quy trình cho hệ vừa làm vừa học
- Tổ chức quản lý đào tạo liên thông của Trường Cao đẳng cộng đồngtrong điều kiện Việt Nam, Luận án Tiến sĩ của Ngô Tấn Lực, 2009
- Biện pháp quản lý quá trình đào tạo đối với đại học hệ chính quy tạiViện Đại học mở Hà Nội
- Quản lý đào tạo Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ ChíMinh đáp ứng nhu cầu xã hội
Tuy nhiên, hiện nay ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có côngtrình nào nghiên cứu, đề cập đến quản lí đào tạo đặc biệt là quản lí đào tạođáp ứng nhu cầu xã hội
- Trong luận văn tác giả mạnh dạn đề cập đến vấn đề “Quản lí đào tạo ởtrường Đại học Nội vụ Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay”
1.2 Quá trình đào tạo ở các trường đại học
1.2.1 Vị trí, chức năng, vai trò của trường đại học
Trường đại học là cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đượcthành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và có chức năng, nhiệm
vụ sau:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sauđại học trong lĩnh vực khoa học và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tácquốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học côngnghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
-Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Trường qua từnggiai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm
Trang 20- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học cácngành, lĩnh vực và các ngành nghề khác theo nhu cầu xã hội khi được các cơquan có thẩm quyền cho phép.
- Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
- Cấp, xác nhận văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền
- Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảngviên của Trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngànhnghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vàoquá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhàgiáo, cán bộ, nhân viên
- Tuyển sinh và quản lý người học
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của phápluật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất của Trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáodục theo quy định của pháp luật
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa
- Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy – học phục
vụ các ngành đào tạo của Trường và nhu cầu xã hội
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt độnggiáo dục và đào tạo
- Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạtđộng xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảochất lượng của Nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng vàkhông ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
Trang 21- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển vàchuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hộicủa địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanhtheo quy định của pháp luật.
- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao,
y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạovới sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tàichính cho Nhà trường
- Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viênchức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế củaNhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học;tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của Trường
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kếtquả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học vàcông nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Nhà trường
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vậtchất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật
- Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục
- Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chếlàm việc của Bộ, Ngành có liên quan
- Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ, Ngành liên quan và các cơ quan quản
lý Nhà nước về hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật
1.2.2 Khái niệm đào tạo
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm đào tạo, có thể nêu ra một số kháiniệm kinh điển sau:
Trang 22Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đào tạo” là quá trình tác động đếnmột con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghivới cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, gópphần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minhcủa loài người Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trườnggắn với giáo dục đạo đức, nhân cách” [32]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường “Đào tạo là quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo tiền
đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất, hiệu quả” [14]
Như vậy, đào tạo có thể hiểu là một quá trình trang bị kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp từ đầu, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ chongười học để họ trở thành người công dân, người cán bộ, người lao động cóchuyên môn, có nghề nghiệp nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và pháttriển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sửnhất định
Công tác đào tạo hay quá trình đào tạo hiểu theo nghĩa hẹp là bộ phậncấu thành chủ yếu trong toàn bộ hoạt động của một nhà trường, Quá trình đàotạo có thể được coi là một hệ thống xã hội bao gồm nhiều thành tố như:
- Cơ chế (chủ quan, chủ trương, chính sách, chế độ,…)
- Con người (cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên,…)
- Quá trình hay công việc (việc dạy, việc học,…)
- Điều kiện cơ sở vật chất (trường sở, trang thiết bị, nhà xưởng, phònghoc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, máy móc, nguyên vật liệu,…)
- Môi trường (xã hội, gia đình,…)
Trang 231.2.3 Quá trình đào tạo ở các trường đại học
Bản chất của quá trình đào tạo: Quá trình đào tạo là quá trình phối hợphoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhằm phát triển nhâncách của học sinh, sinh viên do nhà trường tổ chức và quản lý
Quá trình đào tạo ở các trường đại học bao gồm xác định mục tiêu đào tạo,nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo,phương pháp đào tạo, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chất lượng đào tạo
1.2.3.1 Mục tiêu đào tạo
Là kết quả cần đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo, thể hiện ởnhững yêu cầu về phát triển nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp cho người học Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương phápđào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng củaquá trình đào tạo Nếu mục tiêu đào tạo sát với thực tế và yêu cấu của xã hộithì người học sau khi kết thúc khóa học sẽ có khả năng làm việc, đáp ứngđược yêu cầu của người sử dụng lao động, tức là hiệu quả đào tạo cao
1.2.3.2 Kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo
Nội dung và chương trình đào tạo là một thể thống nhất các kiến thức,
kỹ năng của từng môn học được liên kết với nhau một cách logic từ đó vậndụng các kiến thức chuyên môn để hình thành tư duy kỹ thuật, thực tiễn vàsáng tạo Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo phải tuân theo cácnguyên tắc sư phạm, đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo và phải cótính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thông dọc và ngang, thích ứngvới sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường lao động
1.2.3.3 Hình thức tổ chức đào tạo
Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt động của giáo viên vàhọc sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo Có nhiều hình thức tổ chứcnhư tự học, thực hành, tham quan, thực tập…
Trang 241.2.3.4 Phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo là sự tác động qua lại với nhau giữa nhà trường,giáo viên, học sinh nhằm chuyển biến nhân cách, chuyên môn của học sinhtheo mục tiêu và nội dung đã xác định Ví dụ như phương pháp dạy – học,phương pháp giáo dục, rèn luyện người học về phẩm chất đạo đức…
1.2.3.5 Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy
Trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu và các cơ sở vấtchất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, các điều kiện phục vụ nhu cầu cầnthiết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường Công tác phục vụ đào tạo tốt
sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng cho quá trình đào tạo ở các trường đại học
1.2.3.6 Chất lượng đào tạo
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo.Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã
đề ra.Chất lượng đào tạo được phản ánh các mức độ của kết quả hoạtđộnggiáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đàotạo đến kết thúc quá trình đó
Mỗi cơ sở đào tạo đều có một tầm nhìn, sứ mệnh riêng, điều này chi phốihoạt động của nhà trường Từ tầm nhìn, sứ mệnh này, nhà trường xác định cácmục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xãhội để đạt được chất lượng bên ngoài, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽđược hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó, đạt chất lượng bên trong
1.3 Nhu cầu xã hội và đào tạo ở trường đại học gắn với nhu cầu xã hội
1.3.1 Thị trường lao động và những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động
1.3.1.1 Thị trường lao động
Thị trường lao động là hệ thống các thỏa thuận, trao đổi giữa nhữngngười đang có việc làm hoặc những người đang tìm việc làm (cung lao động)
Trang 25và những người đang thuê mướn hoặc sẽ thuê mướn lao động (cầu lao động).Căn cứ để thực hiện các trao đổi này là sự thỏa thuận (trực tiếp hay gián tiếp)các mức tiền lương (giá cả của lao động), hay thị trường lao động là nơi màcung và cầu lao động gặp nhau [20] Những yếu tố cơ bản tạo nên thị trườnglao động:
- Phải có cung lao động thích hợp với thị trường, tức là phải có laođộng có tay nghề
- Phải có cầu lao động, tức là người sử dụng lao động (liên quan đếnphát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm)
- Phải có quan hệ lao động, tức là cung và cầu lao động thỏa thuận vớinhau, đặc biệt ở thị trường lao động chính quy thì phải có quy định, tiêuchuẩn lao động, trong đó có vấn đề tiền lương và giá lao động
- Vấn đề thể chế và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động, thể chế tức làkhung pháp lý của nhà nước – tổ chức hình thành nên để đảm bảo nhận việcquản lý hay tổ chức thị trường lao động
Thông tin thị trường bao gồm các thông tin cả định tính lẫn định lượng,
về trạng thái, quy mô của cả cung và cầu lao động cũng như các điều kiện đểthực hiện sự trao đổi trên thị trường lao động, trong quá khứ, hiện tại cũngnhư tương lại
Hệ thống thông tin thị trường lao động là sự thu thập, phân tích và phổbiến thông tin về thị trường lao động một cách có kế hoạch và hệ thống trênquan điểm hiệu quả
1.3.1.2 Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động
Lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp, người lao động Đốivới các loại hàng hóa thông thường, mối quan hệ giữa người bán và ngườimua sẽ kết thúc khi thỏa thuận xong việc mua bán, người mua sẽ kết thúc khithỏa thuận xong việc mua bán, và quyền của người bán đối với hàng hóa của
Trang 26mình chấm dứt sau khi nhận được thanh toán sòng phẳng Nhưng đối vớihàng hóa sức lao động của mình mà người làm thuê phải tham gia tích cực, vàchủ động trong quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình, để tạo
ra sản phẩm hàng hóa- dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn.Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với thị trường khác của kinh tế thị trường
Người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượngsức lao động, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài Đểnâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động thì việc giữ vững vàphát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết Do đó người sử dụng laođộng phải xây dựng một cơ chế khuyến khích, tạo động lực đối với người laođộng một cách phù hợp Ngoài khuyến khích về tiền công, tiền thưởng, phúclợi thì cần kích thích người lao động cả về mặt tinh thần
Chất lượng lao động của người lao động không đồng nhât Nó phụthuộc vào giới tính, tuổi tác, thể lực, trí thông minh về trình độ chuyên môn,kinh nghiệm, vv… Vì vậy việc đánh giá chất lao động của người lao độngtrong quá trình tuyển dụng, trả công phù hợp với từng người gặp khó khăn,phức tạp
Lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quy định số lượng
và chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra Cho nên, các chínhsách, các quy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm vv… vừa ảnh hưởngđến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô như giá cả, việc làm
Thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo cung về chuyênmôn theo ngành, nghề Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kếtgiữa các thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức) khác nhaugiữa các vùng, các nghề
Trang 27Thị trường lao động cũng giống như các loại thị trường khác trong hệthống thị trường đều chịu sự tác động của pháp luật Các thể chế, quy chế đượcluật hóa và các quy định thành văn bản có tác động đến hành vi và điều kiệncủa 2 chủ thể lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuậncác điều kiện và giá cả của dịch vụ lao động hay TTLĐ chịu sự điều tiết củaChính Phủ thông qua quy chế, hình thức luật, mức tiền lương tối thiểu…[20].
1.3.1.3 Những yêu cầu của thị trường lao động đối với trường đại học
Hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự đổi mớicủa Đảng và Nhà nước, nhu cầu phát triển sản xuất và chất lượng của sảnphẩm trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển một cách mạnh
mẽ xu thế CNH hiện nay là đi vào chuyên môn sâu, thay thế dần lao động phổthông bằng lao động tri thức, áp dụng tự động hóa vào sản xuất Hầu hết các
cơ sở sản xuất đều có quy mô lớn, chính xác cao về sản phẩm, tiến độ sảnxuất, trình độ công nghệ cao, phần lớn là bán tự động hoặc tự động, máy mócthay thế con người Từ những đặc điểm trên dẫn đến các cơ sở sử dụng laođộng, các cơ sở sử dụng lao động đều có những yêu cầu đối với người laođộng như phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng làm việcthành thạo trong vị trí lao động được phân công, có kỷ luật làm viêc tốt, cókhả năng tiếp cận, làm chủ máy móc hiện đại công nghệ mới
Để đáp ứng được những nhu cầu trên, các cơ sở đào tạo phải có quytrình dạy học tương xứng đó là:
Trường đại học cần liên kết với các cơ sở sử dụng lao động, các cơ sở
sử dụng lao động trong việc cung ứng lao động, cung cấp thông tin đào tạobám sát vào nhu cầu thực tế của các cơ sở sử dụng lao động Nhà trường và tổchức sử dụng lao động đều cần có một hệ thống thông tin về thị trường laođộng, những nhận định đánh giá định kỳ về cơ cấu đào tạo, nhu cầu việc làm
Trang 28và những chính sách của nhà nước đối với ngành nghề, việc làm sau khi SVtốt nghiệp ra trường.
Cần xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượngphù hợp với nhu cầu công việc xã hội và các cơ sở sử dụng lao động Hạn chếviệc đào tạo tự phát không đảm bảo chất lượng gây tình trạng thừa thiếu laođộng và gia tăng thất nghiệp Có sự đồng bộ giữa hoạt động hướng nghiệp,tuyển sinh, đào tạo, thực hành với nhu cầu sử dụng lao động ngắn hạn, trunghạn và dài hạn của các cơ sở sử dụng lao động cũng như nhà trường
Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và cơ
sở sử dụng lao động vì nhu cầu kiến thức kỹ năng của người lao động trong các
cơ sở này luôn thay đổi do những thay đổi của xã hội Nhà trường gửi sinh viên
đi thực tập tại các cơ sở sử dụng lao động trong giai đoạn gần tốt nghiệp, giáoviên chính là những người có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn sinh viên thamgia vào hoạt động, lĩnh vực thực tế sau khi SV tốt nghiệp ra trường
1.3.2 Đào tạo ở trường đại học gắn với nhu cầu xã hội
1.3.2.1 Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu xã hội
Hiện nay, khái niệm đào tạo theo nhu cầu xã hội còn nhiều tranh luận
và chưa đi đến thống nhất Có thể hiểu khái niệm đào tạo theo nhu cầu xã hộitheo hai cách
Trước hết, các đại học phải đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội cónhu cầu và không đào tạo thừa, vì như thế là gây lãng phí
Thứ hai, có thể hiểu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là trình độ sinhviên khi tốt nghiệp phải đáp ứng được mong đợi của người sử dụng
Có nhiều quan điểm cho rằng: Đào tạo theo nhu cầu xã hội gồm: đàotạo theo nhu cầu của Nhà nước, các địa phương, nhu cầu của người sử dụnglao động và nhu cầu của người học Song cũng có quan điểm cho rằng: Đàotạo theo nhu cầu là phương thức tổ chức đào tạo ngắn hạn
Trang 29Những quan niệm trên chưa đầy đủ và sát ý với bản chất của nó, vì vậy
có quan niệm bao quát nhất về đào tạo theo nhu cầu như sau:
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là phương thức đào tạo mà ở đó chỉ rõ làđào tạo cái gì? Đào tạo bao nhiêu? Được định hướng bởi nhu cầu của xã hội(thị trường lao động)
Hiện nay có 3 nhóm nhu cầu đào tạo cơ bản, đó là:
+ Nhu cầu của nhà nước: là chiến lược phát triển nguồn nhân lực vớitầm xa 15 đến 20 năm với các ngành nghề đặc biệt, đảm bảo cho sự phát triểnlâu dài của đát nước Nhu cầu đào tạo này thường chọn mục tiêu đi trước, đónđầu về khoa học, công nghệ, vượt trước nhu cầu đào tạo của cơ sở sử dụng laođộng cũng như nhu cầu của người học Có thể thấy nhu cầu đào tạo này trongviệc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành điện hạt nhân, công nghệ Nano,công nghệ sinh học, cơ điện tử và một số ngành công nghiệp quan trọng khác.Nhu cầu đào tạo này có số lượng lớn, có căn cứ và cơ sở để dự đoán hàngnăm Những ngành nghề đặc biệt về an ninh, quốc phòng và chế độ cử tuyển
do nhà nước dự báo nhu cầu
+ Nhu cầu cơ sở sử dụng lao động: về đào tạo và phát triển nguồn nhânlực bao gồm đào tạo cán bộ quản lý và lao động chuyên môn trực tiếp đòi hỏingười học sau khi tốt nghiệp có thể làm được việc ngay, phù hợp với yêu cầu
cụ thể của cơ sở sử dụng lao động Nhu cầu đào tạo này phù hợp với các rìnhđộ: đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, kỹ thuật viên trình độ caođẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Tuy nhiên nhu cầu này chưađược tổng hợp, thiếu thông tin nhu cầu dự báo hàng năm Đặc biệt trong các
cơ sở sử dụng lao động ở các nước hiện nay đang phải nhập khẩu lao động thìviệc đào tạo theo nhu cầu để họ xuất khẩu lao động là hoàn toàn cần thiết
+ Nhu cầu người học: là nhu cầu cá nhân của học sinh, sinh viên Nhucầu này thường thay đổi theo nhu cầu thị trường lao động khó xác định nhưng
Trang 30phải được nghiên cứu và tôn trọng Đó là nhu cầu của bản thân người học đểnâng cao trình độ, học để tìm việc làm, để làm một nghề có thể sống được,học để tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác Bên cạnh đó là nhucầu của gia đình hướng cho con em mình lựa chọn ngành nghề theo truyềnthống của giá đình.
Ba nhóm nhu cầu này thường xuyên biến động, thay đổi theo từng giaiđoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của KT – XH của đất nước tạo ra một tậphợp các vùng giao thoa với nhau Tùy theo tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo, nhàtrường sẽ có điều chỉnh số người học, ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợpvới xu thế phát triển, thỏa mãn nhu cầu đào tạo của nhà nước, của cơ sở sửdụng lao động và nhu cầu của người học
1.3.2.2 Phân loại đào tạo theo nhu cầu
Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một trạng thái của cá nhân hay tổ chứcnào đó muốn có hoặc muốn nâng cao năng lực hành nghề nhằm tạo sự pháttriển cho cá nhân và tổ chức Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có thể chia thành nhucầu cá nhân về đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu tổ chức về đào tạo bồi dưỡng
Nhu cầu của tổ chức về đào tạo, bồi dưỡng là trạng thái của tổ chứcmuốn có hoặc nâng cao năng lực hành nghề cho đội ngũ người lao động nhằmđáp ứng sự thay đổi và phát triển công nghệ sản xuất, kinh doanh của một tổchức trong một giai đoạn nhất định
Nhu cầu cá nhân về đào tạo, bồi dưỡng là một trạng thái của cá nhânmuốn có hoặc muốn nâng cao năng lực hành nghề của bản thân để có điềukiện và cơ hội xin việc làm, tự tạo việc làm và có thể học tiếp nhằm thỏa mãn
sự phát triển của bản thân
Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại hình đào tạo theo nhu cầu:
- Đào tạo theo nhu cầu hiện tại thị trường tức là căn cứ vào nhu cầuhiện tại của thị trường đang thiếu lao động trong những ngành nghề thì đào
Trang 31tạo những ngành nghề đó và việc đào tạo này thông thường được tổ chứcthành các lớp đào tạo ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng) Ưu điểm của loại hình đàotạo này là đáp ứng ngay được nhu cầu lao động thị trường, tuy nhiên nó cónhược điểm lớn là những lao động này được đào tạo ra thường có tay nghềkhông cao nên sau một thời gian làm việc nếu không có bồi dưỡng kiến thứcthì dễ bị đào thải do không còn đáp ứng yêu cầu cao hơn của công việc.
- Đào tạo đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường: theo hình thức nàythì căn cứ vào tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế trong nước và xuthế phát triển của thế giới để đưa ra những dự đoán về những ngành nghề sẽphát triển trong tương lai Việc đào tạo này thường được tổ chức thành cáclớp đào tạo dài hạn (từ 3 đến 6 năm), những lao động được đào tạo từ đây cótrình độ cao; khả năng học hỏi, tiếp cận những thành tựu của khoa học côngnghệ, thích ứng với sự thay đổi nhanh Tuy nhiên do thời gian đào tạo dài nênđòi hỏi việc dự báo phải có tính chính xác cao để tránh lãng phí nguồn lực vàgia tăng tỷ lệ thất nghiệp
1.3.2.3 Vai trò, đặc điểm của đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
+ Về vai trò: Đào tạo theo nhu cầu xã hội có một vai trò rất quan trọngđối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc; có ý nghĩa to lớn không chỉ tồn tạitrong một giai đoạn phát triển nhất định nào đó xuyên suốt quá trình tồn tại vàphát triển của mỗi quốc gia bởi lẽ xã hội luôn luôn phát triển, nhu cầu của conngười ngày càng cao, khoa học công nghệ phát triển từng ngày, từng giờ…khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở đức tính tốt, trungthành, có trách nhiệm nữa mà còn phải có tính sáng tạo, có khả năng xử lýcông việc độc lập, có khả năng phân tích, có tinh thần hợp tác và có khả năngdiễn thuyết để đáp ứng nhu cầu xã hội Như vậy đào tạo đáp ứng nhu cầu xãhội có vai trò rất to lớn, cụ thể là:
Trang 32- Khắc phục sự thiết hụt trình độ và kỹ năng của từng cá nhân so vớiyêu cầu cụ thể do công việc hiện tại và trước mắt của chính mỗi cá nhân đóđặt ra.
- Đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực chất lượng caocho nhà tuyển dụng lao động
- Tăng khả năng cạnh tranh của lao động trong nước so với nguồn nhânlực từ nước ngoài vào
- Làm giảm nhu cầu nhập khẩu lao động từ các nước của các đơn vịtuyển dụng lao động trong nước
-Tiết kiệm chi phí và thời gian cho cơ quan tuyển dụng cũng như ngườilao động khi phải đào tạo lại
+ Về đặc điểm: Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội không phải là một loạihình đào tạo mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì là bài toán khó cầnđược giải quyết trong giai đoạn hiện nay để có thể có một nguồn nhân lực tốtđáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội có những đặc điểm sau:
- Chi phí cho đào tạo là khá lớn cả về tiền bạc và công sức bởi nóthường đòi hỏi cơ sở đào tạo phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường cũngnhư phải đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy vànghiên cứu theo đúng những gì đang có trên thị trường, tiếp cận nhữngphương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng phù hợp với nhu cầu củangười học và của các đơn vị sử dụng lao động
- Luôn tồn tại sự chênh lệch giữa nhu cầu đào tạo và cung ứng dào tạo
do nhu cầu luôn biến đổi còn quy trình đào tạo thì lại còn sức ỳ lớn
- Nội dung đào tạo phải luôn gắn liền với thực tiễn
1.3.2.4 Đánh giá nhu cầu đào tạo
Quá trình đào tạo thường được coi như là một chu trình khép kín baogồm những khâu chủ yếu sau đây: (1) Đánh giá nhu cầu đào tạo, (2) Lập kế
Trang 33hoạch và thiết kế đào tạo, (3) Triển khai đào tạo, (4) Đánh giá đào tạo (xemhình 1.1) Đánh giá nhu cầu đào tạo là khâu đầu tiên và quyết định tất cả cáccông đoạn tiếp theo trong hoạt động đào tạo Đánh giá nhu cầu đào tạo là làmột trong những điều kiện cơ bản để xây dựng các chương trình, kế hoạchđào tạo đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường lao động.Đánh giá nhu cầu đàotạo nhằm mục đích xác định làm thế nào các nhu cầu ngắn hạn và trung hạncủa thị trường về lao động, có thể chuyển thành nhu cầu đào tạo phù hợp nhấttrong bối cảnh kinh tế nhất định Tạo cơ sở xây dựng một chương trình đàotạo nhằm đạt được các mục tiêu các hoạt động đề ra trong kế hoạch đào tạocủa nhà trường (mô hình chu trình đào tạo)
Hình 1.1 Mô hình chu trình đào tạo ở trường Đại học
Mô hình đào tạo hình tròn được giới thiệu trên đây là mô hình hóa mộtchu trình đào tạo khép kín, nó đưa ra những kết nối giữa bước này với bướckia, đặc biệt từ việc đánh giá một chương trình, khóa đào tạo đến việc xácđịnh nhu cầu đào tạo Quá trình sẽ trở nên liên tục làm cho việc đào tạo trởnên gắn với nhu cầu đào tạo của xã hội hơn
Như vậy: Đánh giá nhu cầu đào tạo là thực hiện một sự so sánh giữatrạng thái hiện tại và trạng thái mong đợi về năng lực nghề nghiệp của cá
Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo
Đánh giá nhu cầu
đào tạo
Triển khai đào tạoĐánh giá đào tạo
Trang 34nhận và tổ chức Căn cứ vào so sánh này, những chênh lệch giữa năng lựcnghề nghiệp đang có và năng lực nghề nghiệp được mong đợi sẽ được xácđịnh, trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo.
1.3.2.5 Qui trình đánh giá nhu cầu đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình liên tục và luôn hoàn thiện từcông cụ đến phương pháp đánh giá Việc đầu tiên là thu thập thông tin về hiệntrạng cũng như những biến động trong tương lai của lực lượng lao động Cónghĩa là cần thu thập thông tin để nắm được hành vi, phản ứng từ thị trườnglao động Những thông tin này được thu thập từ cơ quan chủ quản nhà nước,trường học, cơ sở sử dụng lao động và các đơn vị có liên quan
Hình 1.2 Quy trình đánh giá theo nhu cầu đào tạo
1.3.2.6 Mối quan hệ giữa đào tạo của các trường đại học với nhu cầu
xã hội hiện nay
Ở Việt Nam, mức độ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo đại học với thịtrường lao động là rất yếu Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu nhà nướcgiao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nóicách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có),chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động Về phía các cơ sở
sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất chưa ý thức được về trách nhiệm với đào
1 Xác định mục tiêu đánh giá 6 Thiết kế công cụ đánh giá
2 Thu thập thông tin sơ bộ 7 Xác định qui mô mẫu
3.Xác định đối tượng, phạm vi 8 Chuẩn bị các nguồn lực
5 Lựa chọn phương pháp tiếp cận 10 Thực thi công việc
Trang 35tạo đại học, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà không cần trao đổi,hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao động được tuyển dụng phảiđào tạo lại do không phù hợp Vì vậy khi có sự liên kết giữa các trường đạihọc và cơ sở sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất thì mục tiêu, nội dungchương trình được xây dựng sát hơn với yêu cầu thực tiễn của những người
sử dụng lao động, tận dụng được thế mạnh của cả phía nhà trường và cơ sở sửdụng lao động, đội ngũ giáo viên cho đào tạo nghề được tăng lên cả về qui mô
và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên thực hành, từ đó nâng cao chấtlượng đào tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là một trong những yếu tố
cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo đại học Liên kết đào tạo với cơ sở sửdụng lao động thì cơ sở vật chất phục vụ đào tạo sẽ tăng lên, thiết bị phục vụđào tạo được cập nhật, tăng lên về số lượng cũng như chất lượng Đồng thờigiúp học viên tiếp cận với thực tế thiết bị hiện đại đang vận hành, dây chuyềnsản xuất hiện đại
Khắc phục tình trạng thất nghiệp của những SV đại học sau khi ratrường Sinh viên được đào tạo sẽ có địa chỉ sử dụng hoặc tối thiểu là đượcđào tạo theo “cầu” của thị trường lao động Từ đó giúp người học an tâm họctập, nâng cao chất lượng đào tạo và giảm lãng phí cho xã hội
1.4 Quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
1.4.1 Quản lý
Cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, hoạt độngquản lý đã xuất hiện và giúp tổ chức, phân công lao động, hợp tác, phối hợpgiữa con người với cong người Nói khác đi, trong lịch sử phát triển của xãhội loài người đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức,điều khiển và quản lý các hoạt động của con người theo những yêu cầu nhấtđịnh Khi nghiên cứu về cơ sở khoa học quản lý, C.Mác khẳng định: “Tất cả
Trang 36mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tươngđối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt độngcủa toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan quanđộc lập của nó…”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua sự nỗlực của người khác; là cai trị một tổ chức, đưa tổ chức đó tới mục tiêu; là sựtác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mụctiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng, có chủ định của chủ
thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức; là sựtác động, chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [22;15]
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền “Quản lý là sự tác động có tổ chức cóhướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đềra” [18,12]
Theo Harold Koontz, Cyri O‟donnell và Heinz Weihrichthì "Quản lí làmột hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân nhằmđạt được các mục tiêu của tổ chức" [19;33]
Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rõ mặc dù các tác giả cócác quan niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý nhưng họ đều thốngnhất về bản chất của hoạt động quản lý với một số đặc điểm sau:
Trang 37- Quản lý luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các yếu tốchủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý); khách thể quản lý (người bịquản lý, đối tượng quản lý) gồm con người, trang thiết bị kỹ thuật, vật nuôi,cây trồng và mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý do chủ thểquản lý áp đặt hay do yêu cầu khách quan của xã hội hoặc do sự cam kết, thỏathuận giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan
hệ tương tác với nhau giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý
- Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điềukhiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trongmột tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạtđược mục tiêu đề ra
Với cách hiểu trên, theo tác giả: Quản lý là hệ thống tác động có mụcđích, có tổ chức, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện luôn biến độngcủa môi trường
1.4.2 Quản lý đào tạo ở trường đại học
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đào tạo” là quá trình tác động đếnmột con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghivới cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, gópphần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minhcủa loài người [32]
Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học(người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và họctiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ,cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể vềmục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật
Trang 38chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian vàđối tượng đào tạo cụ thể.
Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu: Quản lýđào tạo là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý(gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ
bộ môn và từng giáo viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giáo viên, sinhviên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vậndụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạocủa nhà trường
1.4.3 Quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
Từ việc phân tích và tổng hợp các khái niệm về quản lý, khái niệmquản lý đào tạo và vận dụng trong quản lý đào tạo ở trường đại học, thì theotác giả: Quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội là quá trìnhtác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lýkhác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng giáoviên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giáo viên, sinh viên, cán bộ quản lýcấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng
và phương tiện quản lý để hình thành và phát triển một cách có hệ thốngnhững kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người họcnhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu cácđơn vị sử dụng lao động và nhu cầu bản thân người học
1.4.4 Nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học đáp ứng nhu cầu
xã hội hiện nay
1.4.4.1 Quản lý mục tiêu đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được xâydựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ
Trang 39việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường Sứ mạng và tầm nhìnđược xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học, nhưng phảiphản ánh một cách cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục mục tiêu cụ thể củanhà trường Mục tiêu cụ thể của nhà trường lại phải gắn chặt với chuẩn đầu racủa từng ngành học cụ thể, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với hoàncảnh, điều kiện của nhà trường Việc xây dựng mục tiêu đào tạo cũng phảiđảm bảo tính mềm dẻo, cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chuyênmôn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết.
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, trường đại học triển khai xây dựngcác nhiệm vụ đào tạo Ngoài những nhiệm vụ đào tạo chung như hình thànhthế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và nhữngphẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học, trường đại học cònphải xây dựng các yêu cầu riêng về hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nănglực nghề nghiệp gắn với từng ngành nghề, tương lai của sinh viên Mục tiêu
và nhiệm vụ đào tạo phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh vàđược triển khai thực hiện Phải xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếumục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đàotạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo
1.4.4.2 Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
Nội dung dạy học ở các trường đại học quy định hệ thống những trithức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹxảo tương ứng gắn liền với nghề nghiệp tương lai của sinh viên Trong quátrình đào tạo ở các trường đại học, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bảncho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập, nghiên cứu củasinh viên Nó tạo nên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo ở các trường đạihọc Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, đồng thời
Trang 40lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, quy định việclựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học.
Quản lý nội dung và chương trình đào tạo hàm ý các trường đại họcphải tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngànhđào tạo của trường mình trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung
do Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình đào tạo phản ánh mục tiêu đào tạo cụthể của nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu về chất lượngnguồn nhân lực của xã hội Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính mềm dẻo,được cập nhật thường xuyên
Quản lý chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hướng đến mụctiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chấtlượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường Khi xâydựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các giảng viên, cán bộquản lý, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụnglao động theo quy định Chương trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụthể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu vềchuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linhhoạt nhu cầu nhân lực của xã hội Chương trình đào tạo phải được định kỳ bổsung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế,các ý kiến phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp,các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhânlực phát triển giáo dục của địa phương hoặc cả nước
Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng đảm bảo liênthôngvới các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác Chương trìnhđào tạo phải được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trênkết quả đánh giá
1.4.4.3 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên