Khảo sát thực trạng về phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.. Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý ph
Trang 11
Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc
Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội Management works on development of training program in Architect at
Hanoi Architectural University to meet social needs NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 96 tr +
Đỗ Thị Phương Liên
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: GS TS NGND Nguyễn Đức Chính
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý phát triển
chương trình giáo dục Khảo sát thực trạng về phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội
Keywords: Quản lý giáo dục; Chương trình đào tạo; Yêu cầu xã hội; Giáo dục đại học
Content
1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt gần 60 năm qua, chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học trong nền giáo dục của ta được biên soạn, thực thi, v.v… trên cơ sở kế thừa các chương trình giáo dục có trước
đó, rồi cải tiến, cập nhật, nâng cao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học – công nghệ của giai đoạn sau Các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục những tư tưởng lớn, những tác phẩm có giá trị, các phát minh khoa học, những sự kiện chính trị xã hội to lớn v.v… với mong ước truyền lại cho các thế hệ sau những thành tựu to lớn của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Những chương trình đó đã giúp đào tạo ra những lớp người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước
Chúng ta đang sống trong một xã hội có những bước phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, công nghệ, thông tin Để đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỉ nguyên quá độ lên nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin, triết lí giáo dục trong thế kỉ 21 cũng
có những thay đổi mạnh mẽ Giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học và chuyên nghiệp của thế giới đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt: đại chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá và quốc tế hoá, cùng những quan niệm mới, yêu cầu mới về vấn đề có tính sống còn đối với bất kì mô hình cải cách giáo dục nào – đó là chất lượng giáo dục Vì thế, ngày nay,
Trang 22
hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học – nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những đổi thay to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
“Chất lượng đào tạo bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình giáo dục” – Terengini và Pascarela (1994)
Rõ ràng là chất lượng của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình Là sản phẩm của thời đại, chương trình vừa là công cụ để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho thời đại, vừa là thước đo trình độ phát triển kinh tế xã hội, và cũng là thước đo trình độ phát triển của khoa học giáo dục trong thời đại mà nó phục vụ
Đảng và Nhà nước ta coi phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, và giáo dục đại học được xem là “quốc sách kép” vì nó thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
là “đào tạo và nghiên cứu khoa học”
Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 trong Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là: “đến năm 2020, giáo dục đại học phải có bước tiến cơ bản về chất lượng và quy mô đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tiểm năng trí tuệ, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nâng một số trường đại học lên đẳng cấp quốc tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước”
Trong số nhiều nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học, có giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo: “cơ cấu lại khung chương trình, bảo đảm sự liên thông của các cấp học, giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo từng môn học Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo
Tác giả luận văn hiện công tác tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, và Kiến trúc công trình là ngành đào tạo quan trọng và là thế mạnh của Nhà trường
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý Phát triển chương trình
đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục và nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục, đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học đối với ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội
Trang 33
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
a Nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục
b Khảo sát thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
c Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý quy trình phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
5 Phạm vi nghiên cứu
Phát triển chương trình giáo dục gồm nhiều nội dung phức tạp Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình – Đây là ngành đào tạo truyền thống của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và cũng là ngành đào tạo giúp Nhà trường khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực Xây dựng trong cả nước và khu vực Đông Nam Á
6 Giả thuyết khoa học
Thực hiện tốt “Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo một quy trình khoa học, tiên tiến” sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tổng hợp hệ thống hoá các tài liệu khoa học, các văn bản liên quan đến quản lý phát triển chương trình giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, điều tra qua phiếu bầu, bảng hỏi )
- Phương pháp chuyên gia (hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm từ người khác, đơn vị khác)
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp khảo nghiệm
Trang 44
7.3.Nhóm phương pháp bổ trợ: Thống kê toán học để xử lý số liệu, cụ thể hoá bằng các sơ đồ, bảng biểu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình giáo dục, phát triển, quản lý phát triển chương trình giáo dục
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu về chương trình giáo dục, phát triển và quản
lý phát triển chương trình giáo dục
Các nghiên cứu về “Chương trình đào tạo, Chương trình môn học” như: “Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo” – tác giả Nguyễn Đức Chính (2007); tác giả Ngô Doãn Đãi với bài viết
“Cấu trúc lại chương trình đào tạo để chuyển từ đào tạo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay”; tác giả Trần Khánh Đức với bài viết “Phát triển và đánh giá chương trình đào tạo giáo viên trong nền giáo dục hiện đại” Các công trình và bài viết đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá, qui trình đánh giá chương trình đào tạo; đã phân tích đặc điểm của học chế tín chỉ và các yêu cầu đối với việc cấu trúc nội dung, phân bổ thời lượng chương trình đào tạo cho phù hợp
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học” – tác giả Trần Thị Hoài đã đề xuất các tiêu chí đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học Luận án tiến sĩ “Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình môn học trình độ đại học trong học chế tín chỉ” – tác giả Trần Hữu Hoan đã đề xuất cấu trúc và nội dung CTMH theo triết lý mô hình CDIO
Ở cấp độ Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở Trường ĐH Dân lập Phương Đông” của tác giả Hoàng Thị Minh Huệ; “Phát triển chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Nông Quốc Tuấn
Tóm lại, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về Chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục và quản lý phát triển chương trình giáo dục, các bài học kinh nghiệm được các tác giả trong nước tìm hiểu và phân tích riêng lẻ hoặc biên dịch từ tài liệu nước ngoài Tuy nhiên công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học ngành Kiến trúc của Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn chưa có tác giả
Trang 55
nào xem xét, đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ để từ đó đưa ra hướng quản lý phát triển để nó đáp ứng ngày một tốt hơn với nhu cầu xã hội
1.2 Các khái niệm cơ bản về đào tạo và quản lý
1.1.1 Đào tạo
1.1.2 Quản lý
1.1.3 Chức năng quản lý
1.1.4 Biện pháp quản lý
1.1.5 Đánh giá hiệu lực quản lý
2.3 Chương trình giáo dục
2.3.1 Định nghĩa Chương trình giáo dục và các thành phần của nó
2.3.1.1 Định nghĩa Chương trình giáo dục
« Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương cách, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề
ra » (Nguyễn Hữu Chí, Viện Khoa học Giáo dục 2002).[24]
2.3.1.2 Các thành phần của chương trình giáo dục
Những thành phần cơ bản của một chương trình giáo dục có thể là:
- Nhu cầu đào tạo: Một chương trình giáo dục bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu đào
tạo Nếu không có nhu cầu đào tạo thì sẽ không có chương trình giáo dục tương ứng
- Mục đích, mục tiêu đào tạo: là sự diễn đạt cụ thể những gì người học có khả năng
thực hiện được sau khi hoàn tất chương trình
Mục tiêu định hướng cho việc xác định chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục
- Thành phần chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục bậc đại học gồm 2 nhóm cơ bản:
• Nhóm năng lực liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp tương lai của SV (ngành đào
tạo)
• Nhóm năng lực liên quan đến phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp xuyên suốt chương
trình giáo dục
- Nội dung đào tạo: Bao gồm việc lựa chọn danh sách các môn học và nội dung của từng
môn học, mối quan hệ giữa các môn học trong chương trình và trình tự nội dung đào tạo
- Phương thức tổ chức đào tạo : Tuỳ theo cách thức phân loại phương thức đào tạo, có
thể có Đào tạo theo phương thức tín chỉ ; đào tạo theo niên chế hoặc đào tạo chính quy và đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học
- Các hình thức tổ chức hoạt động đào tạo: Có hai hình thức tổ chức dạy - học cơ bản là
đối mặt và không đối mặt (tự học, có sự kiểm tra đánh giá của giáo viên) Hình thức đối mặt có
Trang 66
thể có những kiểu lên lớp như : lớp đông ; seminar ; làm việc nhóm ; thực tập tại phòng thí nghiệm ; dã ngoại Tuỳ theo mục tiêu và nội dung đã được xác định, nhà giáo dục sẽ lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy - học phù hợp: Hình thức tổ chức dạy - học trên lớp; seminar; hình thức tổ chức dạy tự học
- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo: Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo
được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập
ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu
với CĐR của CTGD để đánh giá sự tiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ
đạt CĐR của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo
Như vậy, các thành phần cơ bản của chương trình giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau Trong đó mục tiêu, mục đích của chương trình giáo dục nói chung hay chuẩn đầu ra nói riêng đối với chương trình giáo dục bậc đại học là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định việc xác định phương thức tổ chức quá trình đào tạo; lựa chọn, tổ chức nội dung đào tạo; định hướng tổ chức quá trình đào tạo và là chuẩn cho các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo Một chương trình giáo dục được đánh giá là tốt khi tất cả các thành tố nêu trên đều được làm tốt
2.3.2 Một số cách tiếp cận trong thiết kế chương trình giáo dục
2.3.2.1 Cách tiếp cận theo mục tiêu (The objective approach) hay cách tiếp cận hành vi
(behavior approach)
Cách tiếp cận theo mục tiêu, hay nói đầy đủ hơn là cách tiếp cận theo mục tiêu đào tạo, có
cơ sở là mục tiêu đào tạo được xây dựng một cách chi tiế, bao gồm cả nội dung kiến thức, kỹ năng cần rèn luyện cho người học, phương pháp đào tạo, nguồn học liệu cũng như phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập (đối chiếu với mục tiêu đào tạo) Mục tiêu đào tạo ở đây cũng là mục tiêu đầu ra của quy trình đào tạo thể hiện qua những thay đổi về hành vi người học từ lúc vào trường tới lúc ra trường và tham gia vào thị trường lao động
Theo cách tiếp cận này, nội dung, kiến thức, kỹ năng vẫn được coi trọng, song chỉ là những loại kiến thức, kỹ năng nhằm giúp đạt tới hệ mục tiêu đào tạo đã được xác định từ trước Theo cách tiếp cận này, dựa trên mục tiêu đào tạo đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể, người thiết kế chương trình chọn nội dung kiến thức, kỹ năng cần đào tạo, phương pháp đào tạo cũng như hình thức kiểm tra đánh giá kế quả đào tạo phù hợp
2.3.2.2 Cách tiếp cận phát triển (The development approach) - hay còn gọi là cách tiếp cận quá trình
Theo cách tiếp cận này, chương trình giáo dục được xem là quá trình, còn giáo dục là sự phát triển (Kelly)
Trang 77
Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển mọi tiềm năng, kinh nghiệm để có thể làm chủ được bản thân, đương đầu với thử thách một chủ động, sáng tạo Giáo dục là một quá trình tiếp diễn liên tục suốt đời, do vậy mục đích cuối cùng không phải là thuộc tính của nó Cách tiếp cận này chú trọng đến sự plhats triển khả năng hiểu biết, tiếp thu ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định từ trước
Theo Kelly, theo cách tiếp cận này, giáo dục là quá trình mà nhờ đó, mức độ làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh tiềm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa.[24,tr.23]
Cách tiếp cận này, với quan điểm giáo dục là phát triển còn chương trình giáo dục là quá trình, thì người thiết kế chú trọng nhiều hơn tới khía cạnh nhân văn của chương trình giáo dục Cụ thể là đối tượng đào tạo, từng cá thể trong quy trình đào tạo với nhu cầu và hứng thú của học được xem là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình giáo dục Nhà trường chỉ cung cấp các khối kiến thức (module) cần thiết và giới thiệu các phương thức tổ hợp các khối kiến thức để đi tới một văn bằng xác định Mỗi người học, căn cứ vào nhu cầu, hứng thú của bản thân, vào kinh nghiệm, kiến thức đã tích lũy được trước đó, có thể có sự tư vấn của cố vấn học tập, tự xây dựng cho mình một chương trình giáo dục riêng, thỏa mãn mục tiêu của bản thân
2.3.2.3 Một cách tiếp cận tổng hợp trong thiết kế chương trình giáo dục
Alvin Tofler, nhà tương lai học thường có những dự đoán trong vòng 30 năm, đã từ nói:
"Tình trạng mù chữ của năm 2000 sẽ không phải là người ta không biết đọc, biết viết mà bởi vì họ không thể học và học mãi" Trong trường hợp này, những khái niệm trền thống về nhà trường, lớp học, hồ sơ lưu trữ chắc chắn sẽ phải thay đổi Vấn đề quan trọng là chương trình giáo dục phải được thiết kế và tổ chức sao cho mọi người có thể được tiếp cận ở mọi lúc, mọi nới thuận lợi nhất cho họ
Một trong những cách tiếp cận để thiết kế kiểu chương trình giáo dục như vậy là cách thiết
kế theo module và được tổ chức thực thi theo phương thức tích lũy (tín chỉ)
2.4 Phát triển chương trình giáo dục
Có nhiều mô hình phát triển giáo dục đã được đưa ra như mô hình phát triển chương trình giáo dục của Hunkins, mô hình của Raph Tyler, mô hình của Taba, mô hình của Peter F Oliva Các quan điểm phát triển chương trình có những điểm giống nhâu và khác nhau trong cách phân chia giai đoạn và mức độ chi tiết của từng khâu, nhưng hầu hết đều có một quan điểm chung
là phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục, khép kín và gồm các yếu tổ cơ bản sau:
- Phân tích nhu cầu (Need analysis)
- Xác định mục đích và mục tiêu (Defining aims and objectives)
- Thiết kế (curriculum design)
- Thực thi (implenentation)
Trang 88
- Đánh giá (evaluation)
Năm yếu tố trên của chu trình phát triển chương trình giáo dục được bố trí thành 1 vòng tròn khép kín, biểu diễn sự phát triển chương trình giáo dục như một quá trình diễn ra liên tục hoàn thiện và không ngừng phát triển, năm yếu tố này cũng không độc lập và có ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau Quá trình phát triển chương trình được thể hiện trong mô hình sau đây :
2.5 Quản lý phát triển chương trình giáo dục
Quản lý phát triển chương trình giáo dục thực chất là sự chỉ đạo của các cấp trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình ; quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển chương trình giáo dục như : tổ chức phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mục tiêu ; tổ chức thiết kế xây dựng chương trình ; tổ chức thực hiện chương trình và tổ chức đánh giá cải tiến chương trình đó Để có được một chương trình giáo dục tốt thì việc chỉ đạo, quản lý trong từng khâu của công tác phát triển chương trình phải tuân theo đúng quy trình, nguyên tắc phát triển chương trình như phân tích ở trên
V Đánh giá
I Phân tích nhu cầu
II Xác định mục đích và mục
tiêu III Thiết kế
IV Thực thi
Sơ đồ 1.4 Mô hình Phát triển Chương giáo dục
Trang 99
Nội dung của công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục : việc chỉ đạo, quản lý phải thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu đến giai đoạn hoàn thiện, thực hiện và đánh giá cải tiến chương trình Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình là chặt chẽ, khâu trước thực hiện không tốt sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới khâu tiếp theo Như vậy, quản lý phát triển chương trình giáo dục bao gồm các nội dung chính sau đây :
1 Tổ chức phân tích nhu cầu
2 Tổ chức xác định mục đích, mục tiêu
3 Quản lý CT chuẩn bị PTCT
4 Tổ chức chọn, sắp xếp nội dung
5 Lựa chọn tổ chức các hoạt động học tập
6 Tổ chức việc xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá
8 Tổ chức hiệu
chỉnh và thống
nhất
9 Thông qua
CTGD
10 Tổ chức sử
dụng CTGD
11 Tổ chức thẩm định thường kỳ
7 Tổ chức thí điểm
Sơ đồ 1.5 Mô hình QLPT chương trình giáo dục
Trang 1010
2.6 Các nhân tố tác động tới phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục
2.6.1 Hội nhập
2.6.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ
2.7 Những yêu cầu trong đào tạo ngành Kiến trúc công trình trong giai đoạn mới
- Sự phát triển của khoa học trong lĩnh vực kiến trúc
- Tính liên ngành trong lĩnh vực kiến trúc: Kiến trúc không phải là một lĩnh vực độc lập, riêng biệt mà nó luôn tồn tại và phát triển trong một mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học khác
- Khoa học máy tính giữ vai trò quan trọng trong sự trong sự thay đổi về diện mạo của lĩnh vực kiến trúc
- Sự hội nhập quốc tế làm cho nguồn vốn đầu tư vào xây dựng đô thị không chỉ còn gói gọn trong phạm vi vốn ngân sách mà một phần quan trọng lại đến từ đầu tư có vốn nước ngoài Tại các dự án lớn do nước ngoài đầu tư hiện nay chủ yếu là do các Kiến trúc sư nước ngoài thiết
kế hoặc giữ vai trò chủ chốt trong thiết kế, xây dựng Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo có chọn lọc các chương trình đào tạo, tăng cường hợp tác và trao đổi sinh viên với các trường đại học lớn trên thế giới trong lĩnh vực Kiến trúc nhằm thu hẹp thậm chí là xoá bỏ khoảng cách giữa các kiến trúc sư của chúng ta với các kiến trúc sư được đào tạo tại các nước phát triển
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2.1.1 Lịch sử ra đời và tiến trình phát triển
Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 17 tháng 9 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội
2.1.2 Sứ mạng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc có sứ mạng đảm nhận việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc ngành xây dựng ở trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là các chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và môi trường Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn quốc tế