1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

26 637 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 476,78 KB

Nội dung

Các biện pháp quản lý Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Nguyễn Chính Hữu Trường Đại học Giáo dục Luận vă

Trang 1

Các biện pháp quản lý Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của địa phương

Nguyễn Chính Hữu

Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề

huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội Đề ra những biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Keywords: Dạy nghề; Giáo dục hướng nghiệp; Quản lý giáo dục

Trang 2

nhân, trong đó công tác quản lý trung tâm còn nhiều vướng mắc, chưa có những thay đổi căn bản phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn mới, gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo

Trong thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, là cán bộ quản lý trung tâm, tôi nhận thấy việc quản lý của trung tâm trước đây chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới Để làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục, đào tạo, đáp

ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế của địa phương do đó tôi chọn đề tài “Các biện pháp quản

lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương” làm luận văn tốt nghiệp khóa học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề của trung tâm, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện

Từ Liêm Hà Nội

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ

Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội

- Đề ra những biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm

Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

5 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng các biện pháp quản lý mà đề tài đưa ra thì chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề của trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện

Từ Liêm Hà Nội sẽ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trong giai đoạn hiện nay

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý tại trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội trong 3 năm trở lại đây

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài đóng góp cho việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý cấp

cơ sở

Đề tài đóng góp cho việc Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm

Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế của địa phương, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề khác

8 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra phiếu hỏi

+ Các thuật toán để xử lý số liệu

+ Phương pháp phỏng vấn, xin ý kiên các chuyên gia

9 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn: Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề cấp huyện

đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Chương 2: Thực trạng Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà

Nội

Chương 3: Các biện pháp Quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm

Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu

Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội hiện nay Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu và các giảng viên đại học, các cán bộ Viện nghiên cứu dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã được công bố Đó là các tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Khánh Đức, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá

Trang 4

Dương, Hoàng Hữu Đạo, Nguyễn Tấn, Trần Hữu Lam, Vũ Thế Phú Các công trình trên đã góp phần giải quyết vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý như bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý

Các báo cáo và bài báo trên đề cập đến một số vấn đề vĩ mô và một số ít vấn đề cụ thể Chúng tôi muốn đi sâu vào công tác quản lý ở đơn vị chúng tôi, một trung tâm Hướng nghiệp

và Dạy nghề cấp huyện để từ đó đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và có thể có những điều

áp dụng được cho các cơ sở dạy nghề khác

1.2 Những khái niệm công cụ và một số vấn đề cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo dục hướng nghiệp

“GDHN là hệ thống những biện pháp GD trong và ngoài nhà trường dựa trên cơ sở tâm sinh lý của HS và cơ sở KT-XH, thông qua việc dạy học các môn văn hóa, môn công nghệ hoạt động GDNPT, hoạt động tư vấn nghề và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp HS có được sự lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp với nhu cầu XH, vừa phù hợp với sở thích, năng lực, sở trường và hoàn cảnh của mỗi HS”

2 Tư vấn nghề 3 Tuyển chọn nghề

Tam giác hướng nghiệp của K.K Platonov

1.Tuyên truyền, định hướng nghề

xã hội

Đặc điểm về phẩm chất, nhân cách, tâm sinh lý và hoàn cảnh

cụ thể của từng HS

Trang 5

1.2.2 Nghề và giáo dục nghề nghiệp

1.2.2.1 Nghề và nghề đào tạo

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghề Theo nghĩa chung, nghề là tập hợp các hoạt động lặp đi lặp lại của người lao động nhằm hoàn thành những nhiệm vụ nhất định theo sự phân công lao động của xã hội Trong khu vực sản xuất vật chất, nghề là hoạt động của người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động theo quy trình công nghệ nhất định để tạo ra sản phẩm

1.2.2.2 Giáo dục nghề nghiệp

“Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng

nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh

1.2.3 Đặc điểm của ngành GDCN và dạy nghề

Giáo dục TCCN và dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp hoặc kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, CNKT, nhân viên nghiệp vụ, có trình độ văn hoá tương đương THPT để trực tiếp tham gia lao động sản xuất và tiếp tục học cao hơn khi có điều kiện và nhu cầu

1.2.4 Vai trò của GDCN và dạy nghề

Hiện nay, nhu cầu đào tạo nghề ở nước ta đang rất lớn vì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp Tuy nhiên cần có những giải pháp cơ bản và đồng bộ của mọi cấp giáo dục nhằm gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động được qua đào tạo nghề đạt 25-30% Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo, phát triển và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trong cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo

1.2.5 Hoạt động dạy nghề

1.2.5.1 Nghề phổ thông

Nghề phổ thông là những nghề thông dụng phổ biến, có mức độ kỹ thuật tương đối đơn giản; tổ chức dạy học không phức tạp về trang thiết bị và quy trình triển khai; nguyên vật liệu và phôi dễ kiếm, dễ tạo, rẻ tiền; thời gian học nghề ngắn, chi phí ĐT ít

Trang 6

1.2.6 Quản lý hoạt động Hướng nghiệp và Dạy nghề

1.2.6.1 Quản lý:

* Khái niệm về quản lý:

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí định nghĩa về quản lý là:

"Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức- nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức" Hiện nay, khái niệm này được định nghĩa một cách rõ hơn: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế

hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra."

Khái niệm về quản lý được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau song có thể hiểu quản lý là hoạt động có mục đích của con người và quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn

* Chức năng của quản lý:

Quản lý có những chức năng sau:

- Kế hoạch hoá;- Tổ chức; Lãnh đạo, Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá

Bốn chức năng của quản lý có mối liên quan, ảnh hưởng tác động lên nhau và chúng luôn luôn chịu tác động của những thông tin liên quan ở trong và ngoài hệ thống Mối quan hệ giữa bốn chức năng đó và với thông tin có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Chức năng của quản lý

Lập kế hoạch

Trang 7

1.2.6.2 Quản lý giáo dục:

* Khái niệm về quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể

lực, trí lực và tâm lực của con người

Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó”

* Hệ thống quản lý giáo dục bao gồm các thành tố sau:

- Chủ thể quản lý giáo dục: Là hệ thống quản lý giáo dục các cấp từ trung ương đến địa phương

- Khách thể quản lý giáo dục (đối tượng quản lý giáo dục):

+ Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục

+ Quá trình giáo dục

+ Con người tham gia hoạt động giáo dục

- Cơ chế quản lý giáo dục bao gồm các cơ chế chính thức và cơ chế không chính thức

1.2.6.3 Quản lý trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề

Quản lý Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề tác động đến toàn bộ các hoạt động của trung tâm nhằm đạt được mục tiêu theo chức năng và nhiệm vụ của trung tâm

Cũng như đối với các thiết chế GD&ĐT khác quản lí trung tâm HN&DN cũng có 3 đối tượng quản lí chủ yếu đó là:

Trang 8

+ Các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực cho hoạt động HN&DN

+ Quá trình giáo dục, dạy học trong trung tâm HN&DN

+ Con người tham gia hoạt động giáo dục, dạy học trong trung tâm HN&DN

1.3 Vai trò, vị trí của trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Mô hình trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề

Trung tâm dạy nghề là cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,

do cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội, cá nhân hay một nhóm cá nhân lập ra hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động

1.3.2 Hoạt động của trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và những đặc điểm của nó

Trung tâm dạy nghề chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; sự quản lý trực tiếp của cơ quan ra quyết định thành lập và chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương nơi Trung tâm dạy nghề đặt trụ sở

1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề (Ban hành theo Quyết định số 776/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1.4 Những chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề đặt ra cho việc Hướng nghiệp và Dạy nghề

1.4.1 Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ

Giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu thành phần kinh tế

và cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ có mối quan hệ tương tác trong quá trình vận đọng của nền kinh tế và trong quá trình chuyển dịch mỗi loại cơ cấu cũng phát triển tương ứng

1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và các kiểu kết cấu Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành hệ thống, thể hiện qua tính vững chắc của hệ thống và chất lượng phát triển của hệ thống kinh tế

1.4.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Trang 9

Ở các địa phương, việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, vì nó tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, giải phóng sức lao động dồi dào của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

Trên cơ sở lý luận về quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề đã trình bày ở trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 2

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP

VÀ DẠY NGHỀ HUYỆN TỪ LIÊM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TỪ LIÊM

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm

Đặc điểm tình hình chung

Từ Liêm là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, được thành lập vào ngày 31/5/1961 theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Là huyện ven đô có truyền thống cách mạng lâu đời, có nhiều làng cổ đã tạo nên một vùng trù phú mang nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử

Từ Liêm hiện nay có một thị trấn và 15 xã, tổng diện tích tự nhiên là 75,32 km2

, dân số toàn huyện 371.247 người (số liệu tổng điều tra dân số thường trú trên địa bàn huyện tháng 4/2009)

2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Từ Liêm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng của nghị quyết đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ huyện là: Công nghiệp – dịch vụ, thương mại – nôn nghiệp và đang dịch chuyển sang cơ cấu kinh tế của đô thị: Dịch vụ, thương mại – công nghiệp – nông nghiệp Đây là cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển trong tương lai của Huyện (Cụ thể: Tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại từ 22,5% năm 2005 tăng lên 36.3% năm 2010; Tỷ trọng ngành công nghiệp từ 67,8% năm 2005 giảm còn 60,2% năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 9,7% năm 2005 xuống còn 3,5% năm 2010)

Trang 10

(Các số liệu trên lấy trong Báo cáo chính trị 2010 của Đảng bộ huyện Từ Liêm)

2.3 Những yêu cầu đặt ra cho hướng nghiệp và dạy nghề trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, phải gắn chặt với ổn định đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập dân cư, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề Từ Liêm là cần phải đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề đặc biệt trong các công tác như việc phối hợp với các ban ngành tuyên truyền, vận động để người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp tự giác tham gia học nghề; định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của họ; nâng cao chất lượng dạy nghề để người học sau khi học xong có thể tự tạo lập cuộc sống; phối hợp tốt với các trường THCS, THPT làm công tác hướng nghiệp giúp việc phân luồng học sinh có hiệu quả

2.4 Tình hình phát triển của trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm

Hà Nội

2.4.1 Lịch sử phát triển trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội

Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 5514/QĐ-UB, ngày 17 tháng 12 năm 1999 của UBND Thành Phố Hà Nội Trung tâm chịu sự quản lý của UBND huyện Từ Liêm, quản lý chuyên môn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội

Địa chỉ: số 12 – Đường Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình – Huyện Từ Liêm - Thành Phố

Hà Nội

Điện thoại: 04.37647735- 04.37647748 Fax: 04.37631974

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của trung tâm

Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động thưo quy định của pháp luật, nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động trên địa bàn Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm là:

1- Tổ chức dạy nghề truyền thống cho nhân dân trong vùng; tổ chức dạy nghề mới và dạy nghề nâng cao cho học sinh và người lao động ở địa phương

2- Liên kết phối hợp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các trung tâm, các trường dạy nghề khác, các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trong

Trang 11

nước và nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật

3- Phối hợp với các trường phổ thông làm công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh

4- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, nghiên cứu khoa học và các

tổ chức cá nhân khác trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ

để gắn dạy nghề với việc làm

5- Tổ chức sản xuất các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước để duy trỡ và phỏt triển Trung tõm Hướng nghiệp và dạy nghề

6- Được tư vấn về học nghề, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp khóa học

7- Được liên doanh tổ chức đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

2.4.3 C¬ cÊu tæ chøc chøc cña Trung t©m

2.4.4 Ngành nghề đào tạo

1 Tin học ứng dụng 2 Sửa chữa điện thoại 3 Sửa chữa điện lạnh

4 Sửa chữa ô tô 5 Sửa chữa xe máy 6 Hàn điện

7 May công nghiệp 8 Chế biến món ăn 9 Kế toán

2.5 Thực trạng Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Trang 12

2.5.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ các phòng ban, giáo viên của trung tâm

Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu

Trang 13

2007 2008 2009

1 Tin học ứng dụng 50 120 200

2 Sửa chữa điện thoại 0 0 50

Nguồn: Phòng Giáo vụ - Đào tạo Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề Huyện Từ Liêm

* Công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông:

- Trung tâm đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm GDTX huyện, các trường THPT và THCS huyện Từ Liêm tổ chức giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8 và khối 9 và khối 11 Hàng năm có trên 2000 lượt học sinh tham gia

* Công tác liên kết tổ chức các loại hình đào tạo khác (Trung cấp, cao đẳng, đại học): Công tác liên kết phát triển, thu hút các trường cùng phối hợp tuyển sinh, quản lý, đào tạo tại trung tâm, tạo điều kiện, cơ hội học tập cho người học trên địa bàn huyện và các vùng lân cận Trong 3 năm qua, trung tâm đã phối kết hợp quản lý, đào tạo trên 2000 học viên, gồm các hệ như Cử nhân CNTT, Kỹ thuật viên tin học, Cao đẳng kế toán, Trung cấp cơ khí, Trung cấp sư phạm giáo dục thể chất…

2.5.4 Chương trình hướng nghiệp và dạy nghề

Nội dung đào tạo của hệ Trung cấp và sơ cấp nghề được xây dựng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT và Tổng cục Dạy nghề ban hành; chương trình GDHN do BGD ban hành

2.5.5.Nội dung hướng nghiệp và dạy nghề

Quản lý nội dung hướng nghiệp và dạy nghề, chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu ngày cang cao của xã hội, đặc biệt chú trọng thực hành và thực tập sản xuất, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học viên

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sỏt đỏnh giỏ kết quả thực hiện tốt cỏc hoạt động của trung tõm theo 4 chức năng quản lý - Các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
Bảng kh ảo sỏt đỏnh giỏ kết quả thực hiện tốt cỏc hoạt động của trung tõm theo 4 chức năng quản lý (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w