Thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, tự nhiên, kinh tế, nông nghiệp
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp I
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cù HữU PHú
Hà Nội - 2007
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a từng đ−ợc sử
dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đ7 đ−ợc cảm ơn và các tài liệu trích dẫn trong luận văn đ7 đ−ợc chỉ rõ nguồn
gốc, xuất xứ và tên tác giả
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2007
Tác giả luận văn
Lê Thị Trang
Trang 3Lời cám ơn
Tôi xin chân thành cám ơn:
- PGS.TS Cù Hữu Phú, người hướng dẫn khoa học trực tiếp đ7 giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn này
- PGS.TS Trương Quang, các thầy cô trong bộ môn Vi sinh vật -
Truyền nhiễm - Bệnh lý cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Thú y; Khoa Sau
đại học, Ban điều hành dự án PHE - Trường ĐHNNI Hà Nội, đ7 hết lòng giúp
đỡ trong quá trình thực hiện đề tài
- TS Đỗ Ngọc Thúy, BSTY Âu Xuân Tuấn cùng toàn thể cán bộ
nghiên cứu Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y Quốc gia
- Ban l7nh đạo Chi cục Thú y, các phòng ban, trạm Thú y các huyện thị
trong tỉnh Sơn La, bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đ7 tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2007
Tác giả luận văn
Lê Thị Trang
Trang 4Môc lôc
Trang
3 §èi t−îng- néi dung- nguyªn liÖu vµ ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu 27
4.1 Vµi nÐt vÒ ®iÒu kiÖn tù nhiªn kinh tÕ x7 héi cña tØnh S¬n 35
Trang 6Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
Trang 7Danh mục bảng
Bảng 4.1 Tình hình lợn ốm, chết ở tỉnh Sơn la từ năm 2003-2006 40 Bảng 4.2 Tình hình lợn ốm, chết do bệnh tụ huyết trùng ở tỉnh Sơn La
Bảng 4.10 Kết quả phân lập Pasteurella từ dịch ngoáy mũi lợn khỏe
và bệnh phẩm lợn ốm chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng
59
Bảng 4.11 Kết quả phân lập Pasteurella ở lợn khoẻ và lợn nghi
mắc bệnh tụ huyết trùng tại Sơn La
60
Bảng 4.12 Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Pasteurella
phân lập đ−ợc
63
Trang 8ph©n lËp ®−îc
B¶ng 4.13 KÕt qu¶ kiÓm tra kh¶ n¨ng lªn men mét sè lo¹i ®−êng
cña c¸c chñng vi khuÈn Pasteurella ph©n lËp ®−îc
B¶ng 4.16 KÕt qu¶ kiÓm tra kh¶ n¨ng mÉn c¶m víi mét sè kh¸ng
sinh cña c¸c chñng vi khuÈn P multocida ph©n lËp ®−îc
69
Trang 9Hình 4.6 Tỷ lệ lợn ốm, chết do bệnh tụ huyết trùng theo vùng
sinh thái của tỉnh Sơn La
50
Hình 4.7 Tỷ lệ lợn ốm do bệnh tụ huyết trùng ở các huyện đại
diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Sơn La
53
Hình 4.8 Tỷ lệ lợn chết do bệnh tụ huyết trùng ở các huyện đại
diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Sơn La
53
Hình 4.9 Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng lợn của tỉnh Sơn
La từ năm 2003-2006
57
Trang 101 Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Thịt lợn, ngoài cung cấp nguồn thực phẩm lớn có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu đời sống của người dân, còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, đồng thời các chất thải từ chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn phân bón cho sản xuất nông nghiệp Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2004, cả nước có khoảng 26,1 triệu con lợn, sản lượng thịt lợn đạt khoảng 2 triệu tấn, chiếm 75,7% tổng sản lượng thịt các loại (niên giám thống kê năm 2005)
Chăn nuôi muốn phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài công tác giống, thức ăn, quản lý, chăm sóc thì công tác phòng chống dịch bệnh cần
đặc biệt coi trọng Vì thế công tác thú y luôn được đặt lên hàng đầu
Trong những năm qua, ngành thú y trong cả nước hoạt động rất mạnh
mẽ, đ7 hạn chế được rất nhiều bệnh truyền nhiễm, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển Tuy nhiên, do đặc điểm của từng vùng, từng khu vực và từng địa phương, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn còn một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trong đó có bệnh tụ huyết trùng lợn (THT) đ7 gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi Sơn La cũng không phải là ngoại lệ -
là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây bắc Việt Nam, có những đặc thù riêng về
điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế và x7 hội
Sơn La là tỉnh có thế mạnh để phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Sơn La, số đầu lợn nuôi liên tục tăng, năm 2003 là 441.031 con, lên đến 490.399 con năm 2006 Khí hậu ở Sơn La có 2 mùa Mùa mưa và mùa khô hanh, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Pasteurella tồn tại và phát triển Mặt khác tập quán chăn nuôi lạc hậu, trình
Trang 11độ dân trí còn chưa cao, nhất là ở những nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, Chính những nhân tố này đ7 gây ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát sinh, phát triển của dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung và bệnh tụ huyết trùng lợn nói riêng ở Sơn La Vì vậy việc nghiên cứu đề tài:
"Bệnh Tụ huyết trùng ở lợn nuôi tại một số địa phương của tỉnh Sơn
La và biện pháp phòng trị " không những cần thiết cho Sơn La, mà kết quả thu
được còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng
1.2 Mục đích của đề tài
- Phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng lợn ở tỉnh Sơn La trong các năm từ 2003-2006 để làm rõ tỷ lệ ốm, chết, tính chất mùa vụ, lứa tuổi bị bệnh, vùng bị bệnh
- Phân lập vi khuẩn Pasteurella từ dịch ngoáy mũi của lợn khỏe để xác
định tỷ lệ mang trùng ở lợn và từ bệnh phẩm của lợn ốm, chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng để xác định độc lực và khả năng mẫn cảm của vi khuẩn phân lập
được với các loại kháng sinh thông thường, làm cơ sở cho việc phòng trị bệnh
Trang 122 Tổng quan tài liệu
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng
2.1.1 Trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng đ7 được Louis Pasteur phát hiện đầu tiên ở gà Những năm tiếp theo, nhiều nhà nghiên cứu cũng phát hiện bệnh ở các loài vật khác nhau Mầm bệnh được tìm thấy ở bò tại Munich (Đức) năm 1878; ở thỏ năm 1881; ở lợn do Loeffer phát hiện năm 1886 và ở trâu năm 1887 và sau đó
đ7 phát hiện vi khuẩn còn gây bệnh cho nhiều loài động vật khác (Carter, 1959)[45] Pavri và Apte 1967 [75] đ7 ghi nhận vi khuẩn gây bệnh cho hươu, nai, mèo, chó, ngựa, chồn, khỉ
Khi nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh ở các loài gia súc, các tác giả đ7 nhận thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, nhưng bản chất của kháng nguyên có sự khác nhau giữa các loài Năm 1887, Trevisan đ7 đề nghị đặt tên cho vi khuẩn Pasteurella để ghi nhớ công lao của Louis Pasteur
Do vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho nhiều loài động vật mà những năm trước đây người ta đặt tên vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng cho động vật theo tên vật chủ mà chúng thích nghi gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh cho lợn là Pasteurella suiseptica, gây bệnh cho bò
là Pasteurella boviseptica, gây bệnh cho gà là Pasteurella aviseptica
Đến năm 1939, Rosenbush và Merchant [82] đ7 đề nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida (P multocida) để chỉ khả năng gây bệnh cho nhiều loài vật của chúng Tên này đ7 được công nhận chính thức trên thế giới và được sử dụng cho đến ngày nay
Bệnh do P multocida gây ra thường ở 2 thể chủ yếu: nhiễm trùng máu- xuất huyết (Haemorrhagic Septicaemia-HS) và viêm phổi Thể nhiễm trùng máu-xuất huyết (HS) thấy ở trâu, bò các nước châu á và châu Phi (Phan
Trang 13Thanh Phượng, 2000)[31]; (Brain và CS, 1982)[42] Thể viêm phổi thấy ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ ( Frank, 1989)[60]
Bệnh ở lợn cũng thường được gọi là nhiễm trùng máu-xuất huyết (Haemorrhagic Septicaemia-HS) (De Alwis, 1992)[56] Bệnh THT lợn gặp ở khắp các châu lục, bệnh xảy ra lẻ tẻ, ít khi thành dịch vùng (Lê Minh Chí và
CS, 1999)[5]
Từ năm 1887 đến nay bệnh đ7 được phát hiện ở nhiều địa phương trên thế giới Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều nước, nhất là ở các nước nhiệt đới nóng ẩm thuộc châu á và châu Phi (De Alwis, 1992 [56])
ở châu á, bệnh xảy ra ở các nước Đông Dương, ấn độ, Indonesia, Philippine, Malaysia Năm 1880, bệnh được công bố ở Malaysia, ở Srilanka năm 1911 ở Nhật Bản bệnh được phát hiện vào năm 1923, song không gây thành dịch và không thể hiện dịch tễ (Carter, 1982)[50] Bệnh chưa thấy ở Australia, Ca-na-
đa (FAO, 1991)[59] ở Iran bệnh THT đ7 được thông báo năm 1930
Bệnh cũng được phát hiện ở bò rừng Vườn thú Quốc gia Mỹ vào các năm 1912, 1922, 1967 (Heddleston và CS (1967); (Carter, 1982)[50])
Năm 1984, Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE: Office International de Epizooties) chính thức công bố bệnh THT trên thế giới (FAO, 1991)[59] OIE cũng phân loại bệnh HS vào bảng B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc (Toma và CS, 1996)[85]
2.1.2 ở Việt Nam
ở Việt Nam đ7 có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958)[10], bệnh tụ huyết trùng được phát hiện trước tiên vào năm 1868 bởi Cudemia ở Bà Rịa, Long Thành, sau đó Cermein (1869) phát hiện bệnh ở Gò Công, Shein (1901) xác nhận có bệnh này ở Tây Ninh Những năm sau này, Nguyễn Vinh Phước (1978)[28], Hoàng
Trang 14Đạo Phấn (1986)[24] đ7 nghiên cứu về đặc tính của P multocida và type huyết thanh của chúng
Nguyễn Ng7 (1989)[22] nghiên cứu tính kháng nguyên và độc lực của
vi khuẩn phân lập ở khu vực miền Trung Bùi Văn Dũng (2000)[9] nghiên cứu tình hình bệnh THT và vi khuẩn Pasteurella phân lập từ dịch ngoáy mũi trâu
bò khoẻ mạnh của tỉnh Lai Châu Phan Thanh Phượng (2000)[31] nghiên cứu
về bệnh THT gia súc, gia cầm và biện pháp phòng chống Nguyễn Văn Minh (2005)[20] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh THT và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu bò tỉnh Hà Tây Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007)[11] nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn P multocida phân lập từ trâu bò, lợn Đỗ Ngọc Thúy và CS (2007)[38] ứng dụng kỹ thuật PCR để định type giáp mô của các chủng vi khuẩn P multocida phân lập được từ vật nuôi
Võ Văn Hùng (1997)[13] nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh THT lợn ở Đắc Lắc và biện pháp phòng trị Tác giả Cao Văn Hồng (2002)[12] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn là một trong những nguyên nhân gây tổn thất kinh tế rất đáng kể Trong các năm từ năm 1996-1998 trên cả nước đ7 xảy ra
620 ổ dịch THT lợn với 145.337 con mắc bệnh (Robertson, 1999)[32] Từ năm 1995-1998 số lợn mắc bệnh THT tăng lên gấp đôi (Phan Thanh Phượng, 2000)[31]
2.2 Dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng
2.2.1 Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trừ những con theo mẹ Theo các tác giả thì gia súc non dễ mắc bệnh hơn gia súc già Các giống lợn đều mắc bệnh, bệnh thường xảy ra ở lợn 3- 6 tháng tuổi Theo tác giả Bùi Quý Huy (1998)[14], lợn dưới 2 tháng tuổi, bê, nghé dưới 6 tháng tuổi rất ít mắc bệnh
Trang 15ở một số nước châu á, những con vật non dễ cảm nhiễm hơn những con vật trưởng thành (De Alwis, 1999)[57] Yeo và Mokhtar (1992)[87]) nghiên cứu bệnh THT gia súc ở Malaysia cho biết có 90% con vật dưới 2 năm tuổi bị chết khi mắc bệnh
Võ Văn Hùng (1997)[13] khi nghiên cứu bệnh THT lợn ở Đắc Lắc cho biết lợn ở lứa tuổi 3- 4 tháng mẫn cảm nhất với bệnh Cao Văn Hồng (2002)[12] khi nghiên cứu về bệnh THT gia súc ở Đắc Lắc cho biết lợn từ 3-
10 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 4,62%, lợn > 10 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh là 2,08%
2.2.2 Vùng phát bệnh
Điều kiện tự nhiên, khí hậu và phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh Đặc biệt là ở những vùng đất trũng, ẩm thấp, lầy lội, bị ngập lụt, có nhiều ruộng nước, nhiều kênh rạch, bệnh thường xảy ra và lây lan mạnh, làm chết nhiều gia súc (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987)[33]
Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958)[10] cho biết bệnh thường xảy ra ở những vùng ẩm thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là vào đầu mùa mưa Nguyễn Ng7 (1996)[23] cho biết bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế x7 hội Võ Văn Hùng (1997)[13] nghiên cứu bệnh THT lợn ở Đắc Lắc cho biết bệnh xảy ra nhiều ở vùng có địa hình tương đối phức tạp, có núi cao, có đầm lầy, trình độ dân trí thấp, tập quán chăn nuôi lạc hậu Nguyễn Văn Minh (2005)[20] khi nghiên cứu ở Hà Tây cho biết tỷ lệ trâu, bò ốm, chết vì bệnh THT ở vùng đồi, bán sơn địa cao hơn so với vùng chiêm trũng và vùng đồng bằng
ở những vùng mà phương thức chăn nuôi còn là chăn thả rông, để gia súc ở những nơi bùn lầy, ngập nước, việc vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng còn kém thì khả năng xảy ra bệnh là rất cao ở những vùng trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về công tác phòng chống bệnh chưa cao, việc áp
Trang 16dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn nên không tránh khỏi việc dịch bệnh thường xuyên xảy ra
2.2.3 Mùa vụ
Theo các tác giả thì bệnh THT phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu Mustafa và CS (1987)[70] và một số tác giả khác khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh THT đ7 kết luận: bệnh THT thường liên quan đến
điều kiện khí hậu ẩm ướt Yeo và Mukhtar (1992)[87] theo dõi dịch tễ học bệnh THT phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm
Mùa phát bệnh ở các nước châu á tập trung vào các tháng và mùa khác nhau trong năm (Natalia và CS, 1992)[73] Bệnh xảy ra tập trung vào các tháng 8, 9 ở Malaysia (Yeo và Mukhtar, 1992)[87] ở Campuchia bệnh xảy ra vào cuối mùa nóng (Kral và CS, 1992)[67] ở Lào bệnh phát ra từ tháng 5 đến tháng 8 ở Pa-ki-stan bệnh xảy ra rải rác quanh năm, xong tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng 6 (FAO, 1991)[59] Carter và De Alwis (1999)[52] nhận xét bệnh THT xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa ẩm
ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa nhiều Đặc biệt sau những trận mưa đầu mùa mang đến những thay đổi
về sức khỏe: gia súc bị lạnh, ở những vùng ngập lụt, khi nước rút đi, cỏ bị đầy bùn và thối, bệnh thường phát sinh vào các tháng có mưa nhiều và khi chuyển mùa Các tác giả Đoàn Thị Băng Tâm (1987)[33]; Nguyễn Xuân Bình (1996) [1]; Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [27]; (1978)[28] cho rằng khi bắt đầu mùa mùa mưa, khí hậu nóng ẩm thì bệnh lây lan và thành dịch Dương Thế Long (1995)[18], Nguyễn Thiên Thu (1997)[37], Võ Văn Hùng (1997)[13], đều cho rằng vào thời gian mưa nhiều, bệnh xảy ra nhiều Nguyễn Ng7 (1996)[23] nghiên cứu bệnh THT nhận xét bệnh THT trâu, bò ở các tỉnh miền Trung tập
Trang 17trung vào các tháng 4, 5, 8 và 11 trong năm Bùi Quý Huy (1998)[14] cho biết ở miền Bắc bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9 ở miền Nam bệnh xảy ra mạnh sau khi mưa và nắng từ tháng 4 đến tháng 10 Tháng 7 đến tháng 9 số ổ dịch chiếm tới 78%
số ổ dịch trong năm Cao Văn Hồng (2002)[12] cho biết mùa dịch THT gia súc ở Đắc Lắc xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9, đây là những tháng mưa nhiều
2.3 Đường xâm nhập của mầm bệnh và hiện tượng mang trùng ở gia súc
2.3.1 Đường xâm nhập của mầm bệnh
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn P multocida gây ra, chúng xâm nhập chủ yếu qua niêm mạc đường hô hấp trên: mũi, họng, hạch amidan, mặc dù niêm mạc đó không có vết thương
Có nhiều cách lây bệnh khác nhau: lây bệnh qua đường hô hấp, qua
đường tiêu hóa, qua vết xây xước trên da Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ con
ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, ở chung một chuồng, cùng chăn thả ở một b7i, uống chung Bệnh lây lan xa do việc bán thịt gia súc ốm, phân tán thịt, da Chó, mèo và một số côn trùng hút máu như ruồi, mòng cũng có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)[27]; 1978[28] 2.3.2 Hiện tượng mang trùng
Đ7 có nhiều tác giả nghiên cứu về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng và đưa ra nhận xét là có sự liên quan giữa bệnh THT và tỷ lệ mang trùng ở gia súc khỏe
Vi khuẩn P multocida tồn tại ở những con khỏe và cư trú ở niêm mạc hầu họng, ở ruột và một số vị trí khác Wijewanda và Kurunatne (1968) [86], đ7 phát hiện động vật mang trùng khi khảo sát ở lò giết mổ gia súc là khoảng 15%
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết hiện tượng mang trùng của động vật trong đường hô hấp trên có liên quan tới các vụ dịch Theo Gupta (1962) [63], ở một vụ dịch có 7,5% gia súc khoẻ mang trùng ở đường hô hấp
Trang 18De alwis phát hiện 22,7% con vật mang trùng trong đường hô hấp ở 4
đàn nơi có bệnh THT xảy ra Những phát hiện này cho thấy tỷ lệ mang trùng ở
đường hô hấp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc
Đ7 có nhiều tác giả qua nghiên cứu đưa ra kết luận về sự có mặt của vi khuẩn P multocida ở dịch ngoáy mũi, dịch họng, hạch amidan (Singh, 1948) [83]; (Omar và CS, 1982), [74]; (Wijewanda và CS, 1968) [86] De Alwis cho rằng có một tỷ lệ thấp gia súc mang vi khuẩn ở hầu họng, mũi và tuyến amidan ở những con vật này có hiệu giá kháng thể cao so với con vật không mang trùng và vi khuẩn thông qua dịch tiết niêm mạc mũi bài tiết ra ngoài gây cảm nhiễm cho gia súc khác Theo Ackermann và CS (1994) [41] hạch amidan là nơi cứ trú của P multocida, chúng có vai trò là nguyên nhân gây ra viêm khí quản, viêm màng phổi Theo nghiên cứu của De alwis và CS (1986) [55], việc lấy mẫu nhắc lại ở các thời điểm khác nhau, đ7 phát hiện những con vật khác nhau mang trùng ở những ngày lấy mẫu cũng khác nhau và tỷ lệ
động vật mang trùng ở hầu và họng ít nhất dao động từ 12%-40%
Tuy nhiên, có những nghiên cứu có chung một kết quả là một số động vật biểu hiện dương tính, sau đó lại âm tính và sau cùng là dương tính Điều này cho thấy có sự xuất hiện thất thường của vi khuẩn trong hầu, họng Do vậy câu hỏi đặt ra là vi khuẩn P multocida tồn tại ở đâu trong quá trình tạm thời biến mất ở hầu và họng (De Alwis, 1999) [57]
Hiện tượng mang trùng ở động vật tồn tại ở hai thể: thể ẩn và thể hiện
De alwis (1999) [57] đ7 chứng minh điều này bằng quan sát thực địa và thí nghiệm động vật Đối với những vùng dịch ở địa phương, hầu hết những động vật trưởng thành có vi khuẩn P multocida trong hạch amidan, thời gian trong hạch amidan cũng khác nhau, chúng nhân lên trong hạch midan rồi di chuyển
đến mũi, hầu và tồn tại trong đường hô hấp Những động vật mang trùng thể
ẩn này được coi là nguồn gốc gây bệnh tiềm ẩn
Trang 19Nguyễn Vĩnh Phước (1986) [29] cho biết kết quả phân lập từ dịch ngoáy mũi thấy có 5,61% vật mang trùng ở trâu, bò khoẻ, trong kết quả không ghi rõ
có nằm trong vùng dịch hay không Nguyễn Ng7 (1996) [23] khi phân lập từ 30 trâu, bò bệnh ở một số tỉnh Nam Trung Bộ đều phân lập được P multocida
Nguyễn Ng7 (1996) [23] cho rằng vật mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng gây lên những vụ dịch THT ở các tỉnh phía Nam và các yếu tố Stress
đóng vai trò rất lớn trong điều kiện phát sinh dịch bệnh Tác giả còn nhấn mạnh rằng các vi khuẩn phân lập được từ vật mang trùng đều có độc lực, chúng có khả năng phát sinh dịch khi cơ thể vật chủ mất cân bằng giữa thể trạng sức khoẻ và mầm bệnh, khả năng này còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và vùng địa lý nơi động vật sinh sống
Như vậy, kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đ7 khẳng định trạng thái mang trùng liên quan đến khả năng mắc bệnh của gia súc vì ở gia súc khỏe mang trùng thì vi khuẩn P multocida tồn tại trong hầu, họng, hạch amidan
2.4 Triệu chứng bệnh tích đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng lợn
2.4.1 Triệu chứng
Các tác giả nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm, bệnh thường xảy ra với các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao, biếng ăn, chảy nước d7i, khó thở, thuỷ thũng vùng hầu, xuất huyết, sưng hạch, viêm phổi Bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và con vật chết ở giai
đoạn cuối do nhiễm trùng máu xuất huyết
Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[28] cho biết bệnh tụ huyết trùng lợn thường thấy các thể: qúa cấp tính, cấp tính, m7n tính
- Thể quá cấp tính: xuất hiện các triệu chứng sốt, thân nhiệt lên đến 41-
420C, thở dốc, mệt mỏi nặng, biếng ăn Do hoạt động tim rối loạn nên có hiện tượng ứ máu, bị tím tái ở vùng bụng, tai và bẹn Ngoài ra lợn còn bị phù thũng
Trang 20ở vùng hầu, mặt, kèm theo hiện tượng viêm hầu họng Bệnh tiến triển từ 12 giờ đến 1 - 2 ngày, con vật chết vì ngạt thở
- Thể cấp tính: sốt 410C hoặc hơn, xuất hiện những triệu chứng như ở thể quá cấp nhưng nhẹ hơn, triệu chứng tập trung chủ yếu ở phổi, lợn bị ho ngày càng nặng Hiện tượng ứ máu phát triển nên xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da, chảy nước mũi có lẫn máu, hầu sưng thuỷ thũng thường lợn chết sau 3
- 4 ngày do ngạt thở, đôi khi bệnh kéo dài vài tuần, một số có thể chuyển sang m7n tính
- Thể m7n tính: lợn bệnh ho kéo dài, thở khó, thở nhanh, thở khò khè, các khớp bị sưng, lợn bệnh thường gầy hẳn đi, yếu ớt, sau 1-2 tháng thì chết Một số vẫn phát triển, khi giết thịt thấy nhiều ổ viêm b7 đậu trong phổi
2.4.2 Bệnh tích
Bệnh tích điển hình là tụ huyết, xuất huyết
ở thể quá cấp tính bệnh tích thể hiện không điển hình, do con vật chết
đột ngột nên thấy hiện tượng xung huyết, xuất huyết khắp cơ thể, hạch lâm ba sưng, thủy thũng
Thể cấp tính có bệnh tích thuỳ phế viêm, phổi viêm tụ máu từng đám,
có nhiều vùng gan hoá cứng ở các thời kỳ khác nhau, khi cắt thấy có vân, có nhiều ổ hoại tử, tổ chức liên kết giữa các tiểu thùy dầy lên Khí phế quản tụ máu, xuất huyết, màng phổi viêm dính vào lồng ngực Dạ dày ruột viêm cata,
tụ máu, xuất huyết
ở thể m7n tính thì phổi viêm có vùng gan hoá hoại tử vàng xám cứng
có apxe, có đám b7 đậu
Trang 212.5 vi khuẩn Pasteurella multocida
2.5.1 Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn Pasteurella multocida
Vi khuẩn P multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc hình bầu dục, hai đầu tròn, có kích thước 0,25 - 0,4àm x 0,4 - 1,5àm Vi khuẩn không có lông, không di động, không sinh nha bào, Gram âm, có giáp mô Vi khuẩn có thể
đứng riêng lẻ hay đứng thành từng đôi Theo Smith (1995)[84] kích thước và hình thái vi khuẩn có sự thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng Vi khuẩn phân lập
từ bò có kích thước đồng nhất (0,5àm- 1,2àm), vi khuẩn phân lập từ lợn có dạng tròn hơn, đường kính 0,8 - 1,0àm Vi khuẩn thường đồng nhất trong máu động vật, trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn thường có nhiều hình dạng như hình trứng, hình cầu Trong canh khuẩn nuôi cấy, vi khuẩn có hình gậy, một số hình trứng
Theo Rosenbush và Merchant (1939)[82], khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường có thêm cacbon, vi khuẩn thường mọc thành chuỗi, ngoài ra hình thái của vi khuẩn còn thay đổi theo sự hình thành giáp mô của nó, kích thước
vi khuẩn có giáp mô lớn hơn vi khuẩn không có giáp mô
P multocida là vi khuẩn gram âm (-), trong môi trường mới nuôi cấy
và tổ chức động vật vi khuẩn bắt màu lưỡng cực đặc trưng khi nhuộm với xanh methylene Nếu nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thì ít thấy tính chất này Manniger (1919)[68] giải thích tính lưỡng cực của vi khuẩn là do tế bào vi khuẩn đang ở giai đoạn sinh sản Trước khi phân chia, các tế bào phát triển trong cơ thể động vật hay trong môi trường nuôi cấy để lâu, vi khuẩn tăng lên
về kích thước, nguyên sinh chất tập trung ở hai đầu tế bào nên khi nhuộm thấy dạng vi khuẩn lưỡng cực, phần thân tế bào không bắt màu
2.5.2 Đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn P multocida là loài hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 370C, pH 7,2 - 7,4, có thể nuôi cấy ở
Trang 22nhiều loại môi trường: thể lỏng, thể đặc hoặc bán cố thể, môi trường có thể cho thêm chất kích thích Tuỳ mục đích nghiên cứu người ta cho thêm vào môi trường các loại đường, axit amin và các hoá chất khác nhau để đánh giá tính chất mọc của vi khuẩn
Theo Carter (1952)[43] trong môi trường nước thịt Hotinger hoặc Martin, vi khuẩn P multocida mọc tốt, làm đục môi trường, tạo ra mùi tanh
đặc trưng Sau khi nuôi cấy lâu mùi tanh này mất dần
Trong môi trường nước thịt sau khi cấy 24 giờ P multocida phát triển làm đục nhẹ môi trường, khi lắc nhẹ có vẩn đục như sương mù, sau đó mất dần Nếu để quá 24 giờ dưới đáy có lắng cặn nhầy, có khi sinh ra một màng mỏng trên mặt môi trường
Trong môi trường thạch thường vi khuẩn P multocida phát triển thành khuẩn lạc sau:
- Dạng S: (Smooth) khuẩn lạc có mặt vồng, trơn bóng láng, dung quang sắc cầu vồng, độc lực mạnh Vi khuẩn có dạng khuẩn lạc này thường tạo lớp giáp mô nhiều hơn loại xù xì
- Dạng M: (Muciod) khuẩn lạc nhầy ướt, kích thước to nhất, dung quang sắc cầu vồng, độc lực yếu hơn dạng S
- Dạng R: (Rough) khuẩn lạc dẹt, rìa nhám, xù xì, dung quang màu xanh dạng này độc lực yếu Theo Nguyễn Như Thanh (2001)[34] độc lực của
vi khuẩn giảm dần từ dạng S đến dạng R
Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu, vi khuẩn không làm dung huyết thạch máu, kích thước khuẩn lạc lớn hơn trên môi trường thạch thường Nguyễn Vĩnh Phước (1964) [26] cho rằng đây là môi trường đặc biệt giám
định và kiểm tra độc lực của vi khuẩn P multocida Khi nuôi cấy vi khuẩn P multocida phát triển thành khuẩn lạc nhỏ, rìa gọn, xung quanh mép rìa khuẩn lạc có hiện tượng phát huỳnh quang Khuẩn lạc dạng S có dung quang màu xanh lơ chiếm tỷ lệ 2/3, còn lại là khuẩn lạc R có dung quang vàng Theo
Trang 23Hudson (1954)[66] nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn P multocida phát triển là 370C với pH 7,2 - 7,6; với pH < 6 hoặc pH > 8,5 vi khuẩn mọc kém
Để vi khuẩn mọc tốt cho thêm vào môi trường 5 - 10% huyết thanh động vật Hoàng Đạo Phấn (1986)[24] cho biết vi khuẩn mọc tốt trong môi trường nước thịt pepton, sau một ngày đêm, vi khuẩn làm đục môi trường, nhưng để vài ngày nước thịt trở nên trong, đáy có cặn lắc khó tan
Rimler (1992)[78]; Hedleston và CS (1996) [65] xác nhận những khuẩn lạc của vi khuẩn mới phân lập có dung quang không đồng đều có xu hướng dính vào nhau Dung quang của khuẩn lạc cũng thay đổi khi cấy chuyển nhiều lần qua môi trường dinh dưỡng hoặc tiêm truyền qua động vật thí nghiệm, khuẩn lạc có thể chuyển từ dạng S sang dạng M hoặc dạng R và ngược lại
Rosenbush và Merchant (1939)[82] cho rằng khi cấy vi khuẩn P multocida trên thạch máu hay tiêm truyền qua động vật thí nghiệm, khuẩn lạc của vi khuẩn được tăng cường độ dung quang Tác giả giải thích rằng hiện tượng dung quang của khuẩn lạc vi khuẩn có liên quan đến tính chất của một số hợp chất có khả năng hấp thụ những tia sáng nhất định có trong vi khuẩn Vi khuẩn nuôi cấy lâu ngày hoặc cấy chuyển nhiều lần thì khuẩn lạc có sự thay đổi
Rimler và Rohades (1989)[79] nhận xét rằng khi nuôi cấy lâu ngày thì kích thước khuẩn lạc sẽ lớn hơn, nhớt và dính chặt vào môi trường gọi là khuẩn lạc già và khi cấy chuyển nhiều lần giáp mô bị mất, kích thước của vi khuẩn sẽ nhỏ lại không màu và trong suốt
Theo Namioka và Mutara (1961)[71] môi trường nuôi cấy tốt nhất cho
vi khuẩn P multocida là môi trường YPC (Yeast extract Pepton, L.cystine) có thêm Sucrose và Sodium sunfate Đây cũng là môi trường giúp tái tạo giáp mô của vi khuẩn Prince (1969) [77] cũng cho rằng tính chất kháng nguyên của vi khuẩn tăng lên rõ ràng khi được nuôi cấy ở môi trường YPC có bổ xung thêm máu Moriss (1958)[69] đ7 đưa ra một môi trường chọn lọc để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ các mẫu tạp khuẩn và cho thêm kháng sinh Neomycin có
Trang 24tác dụng ngăn chặn sự phát triển của Pasteurella pseudotubecculosis để vi khuẩn P multocida phát triển
Theo Namioka và Murata (1961)[71], môi trường để phân lập nuôi giữ
và thu hoạch kháng nguyên, môi trường giữ giống tươi và đông khô dùng cho
vi khuẩn P multocida như sau: Môi trường phân lập, môi trường có thêm 5 10% huyết thanh thỏ hoặc ngựa
-Môi trường nuôi cấy và thu hoạch kháng nguyên: môi trường YPC thạch, môi trường này giúp phục hồi những khuẩn lạc thoái hoá và thu được những kháng nguyên có chất lượng dùng trong các phản ứng sinh hoá và định type vi khuẩn Khi giữ giống vi khuẩn có thể dùng môi trường này đậy nút kín
ở 400C giữ được 2 - 3 tuần
Để đông khô giữ giống: dùng môi trường YPC không cho thạch mà thêm 1,0g sucrose; 1,0g sodium glutamic, vi khuẩn ở dạng đông khô có thể giữ được 10 năm trong điều kiện 40C
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường lỏng, người ta có thể dùng phương pháp sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P multocida Khi so sánh 2 phương pháp nuôi cấy vi khuẩn: sục khí và cấy tĩnh cho thấy số lượng vi khuẩn tăng lên gấp 20 lần ở cùng loại môi trường với phương pháp lên men sục khí Người ta áp dụng phương pháp nuôi cấy này để tăng số lượng vi khuẩn trong 1ml canh trùng để rút ngắn thời gian nuôi cấy trong sản xuất vacxin phòng bệnh
2.5.3 Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn P multocida
Đăc tính sinh hóa của P multocida được nhiều tác giả nghiên cứu Dựa vào đặc tính sinh hóa này người ta phân biệt với các loài vi khuẩn khác và dùng
để xác định các chủng vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài động vật khác nhau
Rosenbush và Merchant (1939) [82] nghiên cứu các chủng P multocida
đ7 chia thành 3 nhóm:
Trang 25- Nhóm 1: gồm các chủng P multocida phân giải Arabinose và Dulcitol, không phân giải Xylose
- Nhóm 2: gồm các chủng phân giải Xylose, không phân giải Arabinose
đều sinh Indol, không di động, không dung huyết và không phân giải Urea
Fridericksen (1973)[61] khi nghiên cứu đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
P multocida và đ7 chia P multocida thành 6 biotype:
- Type1: phân giải Arabinose
- Type 2, 3, 4: không phân giải Arabinose
- Type 1, 6: phân giải Xylose
- Type 6: không phân giải Mannitol và Sorbitol
Cả 6 type đều âm tính trong các phản ứng Haemolysis, VP, MR, Urea,
H2S, OMPG, Pheninalin Dezaminaze, Arginin, Decarboxylase, Gelatin, Lactose, Mantose, Dulcitol, Insit, Salixin, Adonit, Kalicitrat, Cellobiose và Esculin.Trừ type 1, các type còn lại đều âm tính với lyzin decarboxylase
Về đặc tính sinh hoá của P multocida gồm các phản ứng cơ bản sau:
- Dương tính trong các phản ứng Indol, Nitrat, Catalase
- Âm tính trong các phản ứng ONPG, Urea, Haemolyse, VR, MR Các chủng P multocida phân giải Glucose, Galactose và Rafinose, không phân giải Lactose, Maltose, Dulcitol và Arabinose
Carter (1984)[51] cho biết P multocida không mọc trên môi trường MacConkey; Catalase, Oxydase dương tính; Urea âm tính, lên men đường Glucose, Sucrose, Mannitol, không lên men Lactose
Trang 26Abdullahi MZ và CS (1989)[39] nghiên cứu khả năng dung huyết của tất cả các chủng P multocida và kết luận rằng tất cả các chủng vi khuẩn đều không gây dung huyết Khi nghiên cứu về phản ứng Indol của các chủng P Multocida, đ7 xác định là P multocida sản sinh Indol
Lignieres (1990)[88] cho biết vi khuẩn P multocida làm tan chảy Gelatin, không phân giải Lactose, sinh Indol và đ7 chia vi khuẩn P multocida làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các vi khuẩn phân giải Lactose, Maltose, Glucose, Mannit, gây dung huyết
- Nhóm 2: gồm các vi khuẩn phân giải Glucose, Sacharose, Mannit không phân giải Lactose, Maltose, không gây dung huyết
- Nhóm 3: gồm các vi khuẩn phân giải Glucose, Sacharose, Lactose, Maltose, Mannit, không gây dung huyết
P multocida có khả năng lên men không sinh hơi đường: Glucose, Saccarose, Manit, Sorbitol Không lên men đường Lactose, Maltose, Arabinose Các phản ứng sinh hóa khác: Indol âm tính; Catalase, Oxydase dương tính, H2S lúc có lúc không; VP, MR âm tính (Nguyễn Như Thanh, 2001[34])
Mỗi loại vi khuẩn có sự trao đổi chất riêng, quá trình trao đổi chất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng để sống và phát triển, đồng thời đào thải những chất không cần thiết cho tế bào vi khuẩn và những chất thải của nó ra ngoài Những chất đào thải này ở mỗi loại vi khuẩn có khác nhau dẫn đến sự khác nhau về tính chất sinh hoá của từng loại vi khuẩn Dựa trên sự khác nhau này để ứng dụng vào việc chẩn đoán phân lập vi khuẩn, phân biệt với các loài vi khuẩn khác và xác định các chủng vi khuẩn từ các loài động vật khác nhau
Heddeleston và CS (1966)[65]; Namioka (1978)[72] căn cứ vào tính chất sinh hoá để phân biệt các loài vi khuẩn thuộc giống Pasteurella như sau:
Trang 27Pasteurella Phản ứng và
- + +
- +
- +
-
+ +
-
- + +
- +
- +
- + + +
-
2.5.4 Các serotype vi khuẩn P multocida gây bệnh ở lợn
Các serotype gây bệnh được xác định dựa trên sự khác nhau về kháng nguyên giáp mô Kháng nguyên này được chia làm 5 loại ký hiệu A, B, D, E,
F (Carter, 1955[44]; 1961[46]; 1963[47]) trong đó các serotype A, B, D đ7
được thông báo là gây bệnh cho lợn
De Alwis, M.C.L (1999)[57] đ7 tổng kết các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và kết luận rằng các chủng P multocida thuộc type A thường
được phát hiện ở phổi hoặc đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh mà không gây bệnh hoặc gây bệnh ở thể phổi Các chủng thuộc type D và đôi khi là type
A thường gây bệnh viêm teo mũi, còn các chủng thuộc type B2 thường gây bệnh thể bại huyết
Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007)[11] bằng kỹ thuật PCR tiến hành định type các chủng P multocida phân lập được từ lợn và trâu bò ở 11 tỉnh cho biết vi khuẩn P multocida serotype B:2 ; B:2,5 hoặc B:5 là nguyên
Trang 28nhân chính gây bệnh THT thể bại huyết, xuất huyết ở lợn và trâu bò, nhưng thực tế trong nghiên cứu này tác giả cũng đ7 phân lập được một số chủng thuộc type A, D
2.5.5 Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella trên động vật
Các vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho động vật có đặc tính chung, căn bản giống nhau về đặc tính nuôi cấy nhưng nó gây bệnh theo từng loài vật Vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho gà thường chỉ độc đối với gà, Pasteurella gây bệnh cho lợn cơ bản giống gà nhưng không độc với gà, vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho bò có thể gây độc cho lợn
ở trong tự nhiên có nhiều loài vật mẫn cảm với vi khuẩn Pasteurella không phân biệt nguồn gốc Vi khuẩn Pasteurella ở gà không lây bệnh cho lợn nhưng lợn ăn phải gà chết vì bệnh tụ huyết trùng có thể mắc bệnh mà chết,
có thể bị nhiễm bệnh cùng một lúc lượng vi khuẩn và lượng độc tố lớn
Các nghiên cứu đều cho thấy rằng khi phân lập từ dịch ngoáy mũi, hạch amidan và các vết thương ở trâu, bò, thấy có nhiều loại vi khuẩn như: Pasteurella multocida, Pasteurella haemolytica, Mycoplasma bovine Tuy nhiên nguyên nhân chính gây bệnh tụ huyết trùng ở gia súc là do vi khuẩn Pasteurella multocida
2.5.6 Đặc tính kháng nguyên của vi khuẩn P multocida
Năm 1900 Liglieres [88] đ7 bắt đầu nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên của P multocida Kháng nguyên của vi khuẩn này rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên luôn thay đổi Ngày nay các nhà nghiên cứu đ7 đ7 xác
định được kháng nguyên của P multocida có 2 loại là kháng nguyên vỏ (K)
và kháng nguyên thân (O)
- Kháng nguyên vỏ K (Capsule): là lớp vỏ bao xung quanh vi khuẩn giúp cho kháng nguyên O khỏi bị các phage tác dụng của kháng thể O Do đó muốn phát hiện kháng nguyên O phải phá huỷ kháng nguyên K hoặc dùng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hình thành kháng nguyên giáp mô K Kháng
Trang 29nguyên giáp mô K chỉ có ở vi khuẩn P multocida tạo khuẩn lạc dạng S và không bao giờ gặp ở vi khuẩn P multocida tạo khuẩn lạc dạng nhầy (M) và dạng xù xì (R)
Roberts (1947) [81] bằng phương pháp bảo hộ chéo trên chuột bạch đ7 xác định P multocida có 4 loại kháng nguyên vỏ (K) đánh số la m7 I, II, III,
IV Carter (1952) [43] ; (1955)[44] ; (1961), [46] sử dụng phản ứng kết tủa và phản ứng IHA đ7 xác định được các nhóm kháng nguyên K đánh theo chữ cái
in hoa là A, B, C, D và E Năm 1963 [47], Carter đề nghị bỏ typ C Năm 1976 Carter [49] đ7 chia thành 5 nhóm kháng nguyên Rimler và Rhoades (1987)[79] đưa thêm type F
- Kháng nguyên thân O: là kháng nguyên thành tế bào của vi khuẩn P multocida, các kháng nguyên O chỉ được bộc lộ khi kháng nguyên K tách ra
Có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đặc tính kháng nguyên của vi khuẩn P multocida Prince và Smith (1966)[77] dùng phương pháp miễn dịch
điện li bằng máy lắc Mike đ7 tách được 16 kháng nguyên
Bằng các kỹ thuật khác nhau, các tác giả đ7 xác định được cấu trúc các loại kháng nguyên và gọi tên chúng theo bản chất cấu trúc bao gồm: kháng nguyên Protein, kháng nguyên lypopolysaccharid, polysaccharid (PLS), axit amin
2.5.7 Giáp mô và độc lực của vi khuẩn
Vi khuẩn P multocida trong quá trình sinh trưởng trong cơ thể gia súc
ở điều kiện nhất định sẽ sinh ra giáp mô bao phủ quanh tế bào
Khi nuôi cấy vi khuẩn ở 370C trong môi trường nhân tạo qua một đêm,
vi khuẩn phát triển thành giáp mô đầy đủ và sau đó mất dần, điều này chứng
tỏ giáp mô chỉ tồn tại ở những vi khuẩn non (Carter, 1955)[44]
Theo Carter (1967)[48] đa số các trường hợp vi khuẩn phân lập từ động vật bị bệnh cấp tính sẽ thấy có giáp mô và có độc lực Khi nuôi cấy vi khuẩn này trong môi trường nhân tạo giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn không còn độc lực Các tác giả nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P multocida đ7
Trang 30khẳng định độc lực của vi khuẩn P multocida liên quan chặt chẽ với giáp mô của vi khuẩn
Manniger (1919)[68] đ7 xác định những vi khuẩn có giáp mô thì có
độc lực và những vi khuẩn không có giáp mô thì không có độc lực ông cũng cho biết độc lực của vi khuẩn rất phức tạp và không ổn định, nó còn phụ thuộc vào từng chủng vi khuẩn, loài động vật mà nó tồn tại Cũng theo tác giả thì khả năng xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn trong ký chủ là nhờ sự có mặt của giáp mô Một chủng vi khuẩn khi mất khả năng tái tạo giáp mô sẽ không còn độc lực Tác giả còn thấy rằng nhiều chủng vi khuẩn khi phân lập
có giáp mô rõ nhưng độc lực lại thấp vì độc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng
2.5.8 Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Tính mẫn cảm của vi khuẩn P multocida với khang sinh được nhiều tác giả trong, ngoài nước nghiên cứu và có cùng nhận xét: vi khuẩn có tính mẫn cảm với nhiều loại kháng sinh nhưng chúng đang có xu hướng kháng lại nhiều loại kháng sinh
De Alwis (1999)[57] đ7 kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
10 chủng P multocida thu được từ các nước Thái Lan, Indonesia, ấn độ, Malaysia, Myanma và Srilanka đối với 10 loại kháng sinh phổ biến được sử dụng là: Penicillin, Ampicillin, Streptomycin, Tetracylin, Chloramphenylcol, Erythromycin, Neomycin, Sulfadiazin và hỗn hợp Sulfanamid-Trimethoprin đ7 kết luận: không có sự kháng kháng sinh Riêng ở Thái Lan các chủng P multocida có một phần kháng Streptomycin
Tác giả Võ Văn Hùng (1997)[13] đ7 thử tính mẫn cảm của 17 chủng vi khuẩn P multocida phân lập được ở Đắc Lắc với các kháng sinh: Ampicillin, Gentamycin, Erythromycin, Streptomycin, Penicillin, Tetracyclin, thấy rằng các chủng này mẫn cảm cao với Gentamycin, Erythromycin (100%), tiếp đến
là Streptomycin, Ampicillin
Trang 31Cao Văn Hồng (2001) [12] đ7 thử tính mẫn cảm của 29 chủng vi khuẩn
P multocida phân lập được với 9 loại kháng sinh là Penicillin, Ampicillin, Streptomycin, Gentamycin Chloramphenylcol, Erythromycin, Neomycin, Chlotetracilin Qua thử tính mẫn cảm đ7 kết luận các chủng P multocida này mẫn cảm 100% với Chlotetracilin, Ampicillin, tiếp đến là các loại kháng sinh Chlramphenylcol, Gentamycin và Kanamycin có tỷ lệ mẫn cảm là 93,10%và 89,66%, thấp nhất là Penicillin
Nguyễn Văn Minh (2005) [20] thử khả năng mẫn cảm của 8 loại kháng sinh với 19 chủng vi khuẩn THT phân lập được ở tỉnh Hà Tây cho biết các chủng Pasteurella phân lập được mẫn cẩm với các kháng sinh Chlotetracilin, Neomycin Streptomycin, Norfloxacin
2.6 Phòng chống bệnh tụ huyết trùng
2.6.1 Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác bệnh THT, cần dựa vào các tài liệu tổng hợp
về lịch sử của bệnh, về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và phân lập vi khuẩn
- Chẩn đoán sơ bộ: dựa trên những dấu hiệu lâm sàng, mổ khám bệnh tích
và khảo sát các thông số dịch tễ học, xem xét về sự lưu hành bệnh trong khu vực
- Chẩn đoán lâm sàng: Khi bệnh xảy ra với triệu chứng rõ ràng thì dễ chẩn đoán, phải chú ý đến những triệu chứng, bệch tích đặc trưng ở thể cấp tính hoặc quá cấp con vật chết nhanh trong vòng từ 8 đến 24 giờ Con vật có biểu hiện sốt cao 41 - 420C, đờ đẫn, bỏ ăn, ho, thể trạng giảm sút, chảy nước d7i, chảy nước mắt, nước mũi, xuất hiện hiện tượng phù nề ở hàm dưới, vùng hầu, cổ, suy hô hấp, khó thở và chết
Khi mổ khám biểu hiện rõ nhất là phù nề dưới da, toàn thân xung huyết, thủy dịch màu vàng ở vùng thủy thũng, bao tim tích nước vàng, xuất huyết lấm tấm ở ở các hạch vùng hầu cổ, viêm phổi thường không tập trung
Trang 32- Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh: bệnh cúm lợn, bệnh dịch tả lợn, bệnh phó thương hàn, bệnh đóng dấu, bệnh do A pleuropneumonia, Bordetella bronchiseptica Những bệnh này có thể dựa vào
đặc điểm dịch tễ và bệnh tích khi mổ khám để phân biệt, tuy nhiên để khẳng
định kết quả cần dựa vào kết quả phân lập mầm bệnh và làm phản ứng sinh hóa để phân biệt Ngoài ra, bệnh THT bị viêm phổi nhẹ cũng có thể nhầm với bệnh giun sán như Ascarris lumbricoides, Metastrongylus elongalus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)[27]; (1978)[28]; (Phan Thanh Phượng, 1994)[30] Với bệnh giun sán thì chỉ có lợn dưới 6 tháng tuổi hay bị hơn, khi xét nghiệm phân
có trứng giun, thậm chí có cả giun trưởng thành
Bệnh THT cũng thường là bệnh kế phát sau bệnh dịch tả lợn Về lâm sàng cũng có thể phân biệt bệnh THT với bệnh dịch tả Bệnh đóng dấu lợn khác với bệnh THT dạng cấp tính là lợn không bị viêm phổi Đối với bệnh phó thương hàn sự phát triển chứng viêm phổi nhẹ hơn, đồng thời viêm cata ở
đường ruột là chứng bệnh đặc trưng cho bệnh phó thương hàn Ngoài những bệnh trên, diễn biến bệnh THT thường làm con bệnh sưng ở vùng dưới hàm, vùng ngực nên dễ nghi bệnh nhiệt thán nhưng trong bệnh nhiệt thán lợn không
Trang 33khi phát hiện kịp thời và sử dụng kháng sinh sớm Do vậy, việc phòng bệnh là cần thiết, đặc biệt là chủ động phòng bệnh bằng vacxin
Trong công tác phòng bệnh thì khâu tiêm phòng cho gia súc được nhiều tác giả đặc biệt trú trọng Theo Abeynagke (1992)[39], tiêm phòng là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để khống chế và ngăn chặn dịch bệnh THT Bùi Quý Huy (1998)[14] cho rằng việc sử dụng vacxin THT để tiêm phòng cho gia súc là biện pháp tích cực nhất Các loại vacxin được đưa vào sử dụng là vacxin vô hoạt và nhược độc
* Vacxin vô hoạt: Do vi khuẩn P multocida có tính biến dị cao, từ nhược độc có thể thành cường độc và ngược lại, mặt khác nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt làm môi trường bị ô nhiễm nặng nên dùng vacxin vô hoạt có độ an toàn cao Có 2 loại vacxin vô hoạt là vacxin bổ trợ keo phèn và vacxin bổ trợ dầu khoáng
- Vacxin keo phèn có hiệu lực miễn dịch bảo đảm, độ dài miễn dịch ngắn, giá thành thấp Loại vacxin có bổ trợ dầu khoáng hay nhũ dầu (Oil adjuvant vacxin) có thời gian miễn dịch kéo dài hơn các loại vacxin có bổ trợ khác
- Vacxin keo phèn P52 do công ty vật tư thuốc Thú y trung ương II và Phân viện Thú y miền Trung sản xuất Liều tiêm 2ml/con cho hiệu quả tốt, thời gian miễn dịch từ 6-9 tháng
- Vacxin tụ huyết trùng keo phèn của Xí nghiệp thuốc Thú y Trung
ương sản xuất bằng phương pháp lên men sục khí và thêm chất bổ trợ keo phèn, số lượng vi khuẩn lên tới 1 tỉ/1ml Liều tiêm 1- 2ml/con Đây là loại vacxin có độ an toàn cao, thời gian miễn dịch từ 9- 12 tháng
- Vacxin THT lợn keo phèn: Do xí nghiệp thuốc thú y Trung ương và công ty thuốc thú y Trung ương II sản xuất, vacxin dùng an toàn
- Vacxin tụ dấu nhũ hóa: là vacxin vô hoạt, có thể bảo quản ở ngoài tủ lạnh Liều tiêm cho lợn dưới 25kg là 2ml/con, lợn trên 25kg là 3ml/con Độ dài miễn dịch 6- 8 tháng (Phan Thanh Phượng, 1994[30])
Trang 34* Vacxin nhược độc: thời gian tạo miễn dịch nhanh từ 5- 7 ngày
- ở nước ta, vacxin nhược độc được Nguyễn Văn L7m (1985) chế tạo thành công, có tên là vacxin tụ dấu 3 - 2 gồm 2 chủng vi khuẩn tụ huyết trùng và
đóng dấu lợn nhược độc phòng được cả 2 bệnh, liều tiêm 3ml/con, thời gian miễn dịch kéo dài 6 - 8 tháng, loại vacxin này dùng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc
- Vacxin nhược độc đa giá: phòng 4 bệnh đỏ của lợn là THT, phó thương hàn, đóng dấu, dịch tả do Phân Viện Thú Y Nha Trang sản xuất Liều tiêm 1ml/con, thời gian miễn dịch trên 10 tháng
2.6.3 Điều trị bệnh
Bệnh THT lợn thường hay xảy ra ở thể cấp tính và quá cấp tính, gia súc
có thể chết sau khi mắc bệnh 24 - 36 giờ, có thể là vài giờ nên cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời mới cho kết quả tốt Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể
sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị Trong trường hợp sử dụng kháng sinh
ở giai đoạn cuối khi con vật đ7 có xuất huyết thì chỉ làm tăng nhanh quá trình chết của chúng, điều này có thể là do thuốc làm đẩy nhanh đột ngột quá trình sinh nội độc tố từ những vi khuẩn chết (Robertson, 1999)[32]
Nhiều tác giả đ7 nghiên cứu và đưa ra kết luận về tác dụng điều trị của các loại kháng sinh: De Alwis điều trị bằng Streptomycin cho kết quả tốt Giles, C.J và CS (1991)[62] đ7 sử dụng Tetracylin để điều trị bệnh tụ huyết trùng bằng
đường tiêm bắp thấy loại kháng sinh này cho kết quả tốt, với số ngày điều trị ngắn hơn Chanda-A (1989) [54] cho biết Ampicillin có hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị nhiễm trùng do P multocida Dehox và CS (1996)[58] sử dụng Colistin và Chloramphenylcol để điều trị bệnh tụ huyết trùng cho kết quả tốt
Các tác giả Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1986)[21]; Trương Văn Dung (1999)[8] cho biết sử dụng các kháng sinh Ampicillin, Streptomycin, Tetracylin, Erythromycin, Neomycin với liệu trình 4 - 5 ngày
có thể điều trị bệnh
Trang 35Theo bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1993)[2], để
sử dụng kháng sinh đạt hiệu quả cao không được dùng liều thấp tăng dần mà phải dùng liều cao ngay từ đầu và phải dùng liên tục cho đến khi hết sốt
Chandrasekaran và CS 1992[53] cho biết để chữa được bệnh cần chẩn
đoán, phát hiện sớm Biểu hiện của giai đoạn đầu là tăng nhiệt độ cơ thể, giảm tính thèm ăn, tăng tiết nước bọt và có biểu hiện hô hấp khó khăn, (Abeynayke
và CS, 1992)[39] Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng, đồng thời kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh nên sử dụng phối hợp các kháng sinh cùng nhóm để tăng hiệu quả của thuốc và làm giảm bớt sự kháng thuốc của vi khuẩn Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1994) [17] cho rằng cần phối hợp các loại kháng sinh tùy theo từng loại vi khuẩn để tăng hiệu quả sử dụng thuốc Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) [19] cho biết một số thuốc kháng sinh phối hợp có thể điều trị THT là: Ampi-Kana, Genta-Sunmet, Genta-tylo Bên cạch đó cần phải dùng thêm các loại thuốc trợ lực, trợ tim, các loại vitamin: cafein, vitamin B1, vitamin C, B-complex (Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 1997) [16]
Trang 363 Đối tượng-nội dung-nguyên liệu và phương pháp
nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu lưu trữ của Chi cục Thú y, Cục thống kê tỉnh Sơn La để phân tích thực trạng bệnh tụ huyết trùng lợn
- Lợn khỏe, lợn ốm chết nghi mắc bệnh THT để phân lập vi khuẩn
P multocida
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Phân tích tình hình bệnh tụ huyết trùng lợn nuôi tại Sơn La từ năm
2003 - 2006 để thấy rõ một số đặc điểm dịch tễ:
3.2.1.1 Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết
3.2.1.2 Mùa vụ mắc bệnh
3.2.1.3 Lứa tuổi bị bệnh
3.2.1.4 Vùng thường xảy ra bệnh
3.2.2 Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida
3.2.3 Kiểm tra các đặc tính sinh vật hoá học, định type vi khuẩn phân lập
được
3.2.4 Kiểm tra độc lực của vi khuẩn phân lập được
3.2.5 Xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh và hoá dược thường dùng của các chủng vi khuẩn phân lập được, trên cơ sở đó sử dụng một số kháng sinh để điều trị bệnh
3.2.6 Đề xuất giải pháp phòng chống bệnh tụ huyết trùng lợn nuôi tại Sơn La
Trang 373.3.2 Động vật thí nghiệm
Chuột bạch khoẻ mạnh có trọng lượng 18- 20g/con
3.3.3 Máy móc và dụng cụ phòng thí nghiệm
Gồm dụng cụ và trang thiết bị dùng cho nuôi cấy phân lập, giám định vi khuẩn Pasteurella
3.3.4 Hoá chất dùng trong phòng thí nghiệm
Các loại hoá chất dùng để sát trùng, tiêu độc, xử lý dụng cụ: NaOH, axit HCl, H2SO4
- Dung dịch PBS: pH = 7,2-7,4
- Chỉ thị mầu Andrade
- Thuốc nhuộm vi khuẩn
3.3.5 Môi trường sử dụng nuôi cấy, phân lập vi khuẩn
Các loại môi trường được dùng trong nghiên cứu do h7ng Oxoid (Anh), Merk (Pháp) sản xuất Các môi trường đ7 được chế sẵn ở dạng bột, khi dùng chế theo chỉ dẫn, bao gồm:
- Môi trường nước thịt
- Môi trường thạch thường (nutrient)
- Môi trường thạch huyết thanh 5-10%
- Môi trường thạch máu (Blood agar)
- Môi trường MacConkey để kiểm tra khả năng mọc của vi khuẩn Pasteurella multocida
- Môi trường BHI (Brain heart infusion- môi trường chiết n7o tim) 3.3.6 Hoá chất và môi trường kiểm tra đặc tính sinh hoá và giám định
- Môi trường đường các loại như Glucose, Galactose, Mannitol, Sorbitol, Arabinose, Maltose, Lactose
- Nước peptone Andrade (Peptone Water Andrade)
- Môi trường kiểm tra sinh Indol: dung dịch Kovac
Trang 38- Giấy thử phản ứng Oxidasa
- Dung dịch H2O2 3%
- Môi trường vận chuyển
3.3.7 Khoanh giấy đã tẩm thuốc kháng sinh làm kháng sinh đồ
3.3.8 Một số loại thuốc kháng sinh: Neomycin, Norfloxacin, Ampicillin, Gentamycin, Streptomycin, Kanamycin
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học
Dùng phương pháp hồi cứu, điều tra dịch tễ, dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích
3.4.2 Phương pháp tính các thông số đo lường dịch tễ
Theo các tác giả Nguyễn Như Thanh (2001) [35]; Dương Đình Thiện (1995)[36] các thông số dịch tễ được tính như sau:
* Tỷ lệ mắc bệnh (TLMB)
Số lợn mắc bệnh THT trong năm TLMB (%) = Tổng đàn lợn theo dõi trong năm x 100
Số mắc bệnh một năm
Tháng nào có HSTD > 100 được coi là tháng dịch Nhiều tháng dịch liền nhau tạo thành mùa dịch
Trang 393.4.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn
- Phương pháp lấy mẫu
+ Lấy dịch ngoáy mũi lợn khoẻ: dùng tăm bông vô trùng ngoáy sâu vào mũi lợn để thấm dịch tiết mũi rồi cho tăm bông vào một ống nghiệm có chứa môi trường bảo quản (Transport medium) đậy nút, ghi nh7n đánh số thứ tự
+ Bệnh phẩm: lấy máu tim, phủ tạng, xương ống chân của lợn ốm, chết nghi bệnh THT, bảo quản lạnh gửi về Bộ môn Vi trùng-Viện Thú y
- Sơ đồ quy trình chẩn đoán phòng thí nghiệm bệnh tụ huyết trùng lợn
Giám định vi khuẩn
Kiểm
tra hình
thái
Kiểm tra các đặc tính sinh hóa
Kiểm tra khả năng lên men
đường Kiểm tra độc lực
Định type
Trang 40- Nuôi cấy phân lập: Mỗi mẫu được ria cấy trực tiếp lên các môi trường thông thường và đặc biệt như nước thịt, thạch máu, MacConkey Môi trường
đ7 cấy vi khuẩn bồi dưỡng ở 370C trong 24giờ Sau khi vi khuẩn mọc, căn cứ vào tính chất mọc trên các loại môi trường và hình dáng khuẩn lạc để chọn các khuẩn lạc điển hình của Pasteurella multocida Sau đó nuôi cấy lại vi khuẩn trên các môi trường chọn lọc cho thuần khiết rồi tiến hành các phương pháp thử sinh hoá khác để giám định vi khuẩn Khuẩn lạc của Pasteurella multocida được chọn theo tiêu chuẩn của Carter (1984)[3], Hedleston (1966)[65]
3.4.3 Phương pháp xác định tính chất sinh hoá học của Pasteurella phân lập được
3.4.3.1 Phản ứng Oxidasa
Phản ứng được tiến hành trên giấy được thấm dung dịch Phenylene diamine hydrochloride Dùng que cấy lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch bôi lên mặt giấy đ7 được thấm thuốc thử Nếu chỗ được bôi khuẩn lạc sau 30 giây xuất hiện màu đen tím là phản ứng dương tính Nếu không xuất hiện màu đen tím hoặc không đổi màu là âm tính
Tetramethyl-3.4.3.2 Phản ứng Catalasa
Dùng que cấy lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch bôi lên mặt phiến kính sạch, nhỏ dung dịch H2O2 3 - 5% lên, trộn đều Nếu có hiện tượng sủi bọt là dương tính Nếu không có hiện tượng sủi bọt là âm tính
3.4.3.3 Phản ứng lên men đường
Cấy vi khuẩn vào môi trường nước pepton, cho thêm 1% chất chỉ thị màu Andrade, đem hấp 1210C/15 phút Để nguội chia đều ra các ống nghiệm, sau đó nhỏ 1% các loại đường Mỗi ống nghiệm nhỏ một loại đường riêng và
để vào tủ ấm trong 24 giờ để kiểm tra vô khuẩn Cấy canh trùng có chứa vi khuẩn vào môi trường đường trên, để vào tủ ấm 370C sau 24giờ rồi đọc kết