Để đạt được những kết quả trên một loạt các chínhsách, quy định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đến ngoại hối đã được banhành và ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo một c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI 5 PHẦN 1 : NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Nhóm 9 :
1 Thái Thị Trang Những vấn đề chung: word +slide 100%
2 Nguyễn Thị Đồng Diễm Trưởng nhóm: phân công, tổnghợp, thuyết trình 100%
3 Nguyễn Thị Kim Ngân Những vấn đề chung: word +slide 100%
4 Nguyễn Thị Thơm Chính sách quản lý ngoại hốitrung quốc: word + slide + thuyết
5 Huỳnh Thị Ngọc Hồng Chính sách quản lý ngoại hối:slide + word + thuyết trình 100%
6 Kiều Thị Cẩm Vân Chính sách quản lý ngoại hối:slide + word 100%
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
STT Họ và tên Công việc phụ trách Tỷ lệ hoàn thành Ký tên
1 Thái Thị Trang Những vấn đề chung: word +slide 100%
2 Nguyễn Thị Đồng Diễm Trưởng nhóm: phân công,tổng hợp, thuyết trình 100%
3 Nguyễn Thị Kim Ngân Những vấn đề chung: word +slide 100%
4 Nguyễn Thị Thơm Chính sách quản lý ngoại hốitrung quốc: word + slide 100%
5 Huỳnh Thị Ngọc Hồng Chính sách quản lý ngoại hối:slide + word+ thuyết trình 100%
6 Kiều Thị Cẩm Vân Chính sách quản lý ngoại hối:slide + word 100%
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 1
1.1 Khái niệm ngoại hối 1
1.2 Hoạt động ngoại hối 2
1.3 Quản lý ngoại hối 4
II CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4
2.1 Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối 4
2.2 Mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối 4
2.3 Vai trò quản lý ngoại hối của NHTW 6
2.4 Đối tượng quản lý ngoại hối 6
2.4.1 Người cư trú 6
2.4.2 Người không cư trú 7
2.5 Chính sách quản lý ngoại hối của NHTW 7
2.5.1 Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái 7
2.5.2 Hoạt động ngoại hối của NHTW 8
2.5.3 Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW 9
III Chính sách quản lý ngoại hối của Trung Quốc 10
3.1 Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 10
3.1.1 Thực trạng dự trữ ngoại hối 10
3.1.2 Cách thức tổ chức quản lý 11
3.1.3 Chiến lược đầu tư 12
3.1.4 Bài học đối với Việt Nam 14
3.2 Quản lý hoạt động ngoại hối (quản lý tỷ giá) 16
3.2.1 Cơ chế tỷ giá của Trung Quốc qua các năm 16
3.2.2 Bài học cho Việt Nam 21
KẾT LUẬN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính quốc tế ngày một trở nên mang tính toàn cầu hoá cao độ, sự xoá
bỏ dần các hạn chế về ngoại hối kéo theo sự chu chuyển các luồng ngoại tệ ngày càng giatăng không chỉ về số lượng, tốc độ mà còn cả chiều rộng và chiều sâu Những biến động vềlãi suất và tỷ giá ngày càng lớn và khó có thể dự liệu trước Trong bối cảnh đó, việc NHTWduy trì và quản lý một cách tích cực cũng như tăng cường đa dạng hoá dự trữ ngoại hối đãtrở thành vấn đề nóng Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó Vấn đề quản lý ngoại hối,giữ vững giá trị đồng tiền luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm
Trong những năm qua, quá trình đổi về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái
đã được những kết quả nhất định góp phần ổn định giá trị đồng tiền, cải thiện các cân thanhtoán, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước Để đạt được những kết quả trên một loạt các chínhsách, quy định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đến ngoại hối đã được banhành và ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo một cơ chế quản lý ngoại hối năng động phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hỗ trợ thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ,tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành đồng Việt Nam vàhướng tới mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi Việc điều hành tỷ giá cũngđược thực hiện một cách ngày càng linh hoạt góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốnnước ngoài, hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Trong khuôn khổ tiểu luậnnày, nhóm trình bày những kinh nghiệm quản lý ngoại hối ở Trung Quốc
Trang 5I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.1 Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giaodịch quốc tế (International transaction) bao gồm:
- Ngoại tệ (Foreign Currency): Ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiềnchung của một nhóm nước
- Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiềnnước ngoài như: séc (cheque), phối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu (promissoryNote), thẻ ngân hàng (Card Bank), giấy chuyển ngân (Transfer)
- Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ: như trái phiếu chính phủ (GovernmentBonds), trái phiếu công ty (Corporte Bonds), cổ phiếu (Stock)
- Vàng (Gold): bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nướcngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng
- Đồng tiền quốc gia-bản tệ (Local Currency), đồng tiền quốc gia được xem làngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thành toán quốc tế, hoặc được chuyểnvào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng
mở rộng thì bất cứ một quốc gia nào cũng không thể tự mình khép kín mọi hoạtđộng, cũng không thể phát triển đất nước một cách đơn độc, riêng lẻ đặc biệt giaiđoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang ngày một sôi động, luôn đòi hỏi sựhợp tác, liên minh giữa các quốc gia Do vậy việc dự trữ ngoại hối là một trongnhững mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có dự trữ ngoại hối cầnthiết tức là nhà nước đã nắm được trong tay một công cụ quan trọng để thực hiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô
Về nguồn gốc sâu xa, dự trữ ngoại hối chính là kết quả, là biểu hiện của sứcmạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia Dự trữ ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng khảnăng thanh toán quốc tế, thoả mãn nhu cầu nhập khẩu phục vụ phất triển kinh tế vàđời sống trong nước,mở rộng hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế với các nước khácphục vụ mục tiêu chính sách kinh tế mở
Trang 6Quỹ dự trữ ngoại hối bao gồm: Ngoại tệ mạnh, vàng và kim loại quý, dự trữquỹ tiền tệ quốc tế IMF, quyền rút vốn đặc biệt SDR và các tài sản tài chính có tínhlinh hoạt cao
1.2 Hoạt động ngoại hối
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú tronggiao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạtđộng cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối Chủ thể: là người cư trú và người không cư trú, trực tiếp tham gia vào các giao
dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Đối tượng của hoạt động: là các loại ngoại hối được phép lưu thông trên lãnhthổ VN và các dịch vụ về ngoại hối
Theo nội dung và tính chất kinh tế, hoạt động ngoại hối gồm các giao dịch sau:
- Giao dịch vãng lai: Các giao dịch vãng lai bao gồm các khoản thanh toán và
chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các khoản vay tíndụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn; các khoản chuyển tiền một chiều cho mụcđích tiêu dùng
- Giao dịch về vốn: là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư
trú Đây là giao dịch liên quan đến sự vận động của vốn – đó là các dòng vốn chảyvào, các dòng vốn chảy ra khỏi quốc gia… Giao dịch về vốn gồm:
+ Các giao dịch về đầu tư trực tiếp: là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào VN
vốn ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc các tài sản khác trị giá được bằng ngoại tệ nhằmthực hiện các hoạt động đầu tư tại VN và trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư theo quyđịnh của Luật đầu tư với mục đích đầu tư Nhà đầu tư cần phải mở tài khoản vốn đầu
tư trực tiếp tại NHTM cổ phần tại Việt Nam Theo đó việc góp vốn đầu tư bằng tiềncủa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tàikhoản vốn đầu tư trực tiếp Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại
Trang 7+ Các giao dịch về đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức
mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứngkhoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài Việc đầu tư gián tiếp ra nướcngoài được thực hiện theo hai phương thức tự doanh và ủy thác dưới hai hình thức: i) trựctiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài; ii) đầu tư thông qua việcmua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chếtài chính trung gian khác ở nước ngoài Tổ chức tự doanh phải mở một tài khoản vốn đầu tưgián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liênquan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Tổ chức nhận ủy thác phải mởmột tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại mộtNHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại ViệtNam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư giántiếp ra nước ngoài (phải quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của từng nhà đầu tư,quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của nhà đầu tư với số tiền tự doanh đầu tư giántiếp ra nước ngoài)
+ Vay và trả nợ nước ngoài: Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân
phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sửdụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theoquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhậnđăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt hằng năm
+ Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài: cho vay và thu hồi nợ nước ngoài gọi chung là
giao dịch về tín dụng quốc tế Các giao dịch này thực hiện với các tổ chức tài chính tiền tệquốc tế như (WB, IMF, ADB) với các tổ chức liên hiệp quốc (UNDF, FAO,…)
+ Phát hành chứng khoán trong và ngoài nước: Người cư trú là tổ chức phát hành
chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam khi được cơ quan chức năng cho phép và thựchiện thông qua tài khoản mở tại TCTD được phép Người không cư trú là tổ chức phát hành
Trang 8chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam khi được cơ quan chức năng cho phép và thực hiệnthông qua tài khoản mở tại TCTD được phép
+ Hoạt động khác: các giao dịch khác (ở trên lãnh thổ quốc gia) có liên quan đến ngoại
hối như mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ
NHTW tham gia vào hoạt động mua, bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp,giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua, bán cuối cùng Thông qua việc muabán, NHTW thực hiện giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ,đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp vớicác NHTW các nước khác củng cố sức mua đồng tiền hay đồng tiền khác để đảm bảo trật tựtrong quan hệ quốc tế có lợi cho nước mình
1.3 Quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ một chính phủ nàocũng phải thực hiện Hoạt động ngoại hối không những liên quan đến sự vận độngcủa ngoại hối, làm cho ngoại hối đi ra, đi vào một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến dựtrữ quốc tế của quốc gia đó, do đó quản lý ngoại hối là yêu cầu bắt buộc khi điềuhành hoạt động kinh tế- xã hội của một chính phủ Đặc biệt trong thời đại phát triểnmạnh, các quan hệ kinh tế, thời đại của sự hội nhập và phát triển thì quản lý ngoạihối càng có ý nghĩa quan trọng
Quản lý ngoại hối do NHTW của các nước thực hiện, ở một số nước, quản lýngoại hối do cơ quan chuyên trách thực hiện tuy nhiên, do các giao dịch hối đoáiphần lớn đều phải thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng, nên việc quản lý ngoạihối ở các nước đều do NHTW đảm nhiệm và đạt hiệu quả tốt hơn
II CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
2.1 Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối
Chính sách quản lý ngoại hối còn gọi là chính sách hối đoái (Exchange Policy),
là tổng hợp những thể chế về ngoại hối và các biện pháp có liên quan để quản lý
và tác động đến ngoại hối cũng như các hoạt động ngoại hối của một quốc gia,
nhằm tạo sự cân đối, ổn định để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Trang 9Chính sách hối đoái thực chất là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệquốc gia do đó chính sách hối đoái, không phải là một chính sách độc lập hoàn toàn,
mà nó phụ thuộc vào các bộ phận khác của chính sách tiền tệ quốc gia
2.2 Mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối
Tất cả mọi chính sách đều phải hướng đến mục tiêu cụ thể, không có mục tiêu
sẽ mất phương hướng hoạt động Vậy mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối làgì?
- Mục tiêu cơ bản: Mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý ngoại hối là giữ vững
sự ổn định, cân đối vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển Đây là mục tiêucao nhất và phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
- Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể của chính sách quản lý ngoại hối gồm:+ Ổn định tỷ giá, tạo điều kiện để thúc đầy ngoại thương và các quan hệ tài chínhđối ngoại phát triển có lợi cho đất nước NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúcđẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua
đó Nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế
và hoạt động đối ngoại đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ cóhiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thông qua mua bán ngoại hối trênthị trường để can thiệp tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồngtiền, tác động vào lượng tiền cung ứng
+ Bảo toàn và tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo khả năng thanhtoán nợ quốc tế và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đột xuất khác Là cơ quan quản lýtài sản quốc gia, NHTW phải quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước nhưng khôngchỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết sử dụng để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế,luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trườngquốc tế Vì thế NHTW cần phải mua bán chuyển đổi để phát triển chống thất thoátquỹ dự trữ ngoại hối của nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ
+ Cải thiện cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện quan hệ thuchi quốc tế của một nước với nước ngoài Cán cân thanh toán phải phản ánh đầy đủnhững xu hướng cung cầu về ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động
Trang 10lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, lượngngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung về ngoại tệ cao hơn nhu cầu,trường hợp này tỷ giá vận động theo xu hướng giảm Ngược lại khi cán cân thanhtoán quốc tế bội chi, tăng lượng ngoại tệ chạy ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu vềngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng, trường hợp này tỷ giá vận động theo xu hướngtăng lên Như vậy trong cả hai trường hợp nếu không có sự can thiệp của NHTW, tỷgiá sẽ tăng hoặc giảm theo cung cầu ngoại hối trên thị trường Tuy nhiên ở nhiềunước NHTW đóng vao trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh
tế Nếu NHTW muốn xác lập một tỷ gia ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng,không giảm thì NHTW hoặc mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trongnước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng lên tương ứng hoặc NHTW sẽ bán ngoại tệ
ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quỹ
dự trữ ngoại hối giảm đi tương ứng
+ Bảo vệ tính độc lập chủ quyền của đồng tiền quốc gia, từng bước nâng vị thếcủa đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế - tiến tới thực hiện chuyển đổi đồngViệt nam Làm cho hoạt động ngoại hối đi vào nề nếp ổn định, tuân thủ pháp luật đểgóp phần ổn định kinh tế - xã hội
2.3 Vai trò quản lý ngoại hối của NHTW
Là bộ máy chuyên quản của hoạt động quản lý ngoại hối, NHTW có nhiệm vụtrọng yếu là hoạch định, điều hành, quản lý và giám sát chính sách tỷ giá, chính sáchquản lý ngoại hối nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế như tăngtrưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định thị trường, giá cả, tạo việc làm cho người laođộng, góp phần ổn định cuộc sống và trật tự xã hội Thông qua hoạt động quản lýngoại hối, NHTW cung cấp một cách tốt nhất các điều kiện tiền tệ (mà cụ thể làngoại hối) cho nền kinh tế, hay nói cách khác là tăng tính hiệu quả trong việc cungcấp các dịch vụ tiền tệ trên cả phương diện vĩ mô và vi mô
NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để đạt các mục đích vĩ mô như kiềmchế lạm phát và ổn định thị trường đồng thời theo đuổi các mục đích trực tiếp như tác
Trang 11động tỷ giá, giảm thiểu biến động tỷ giá, tạo thanh khoản cho thị trường, và tác động
b Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (gọi chung là tổchức kinh tế) gồm các DNNN, công ty cổ phần, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, nhà thấu nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài… hoạt động ở Việt nam
c Co quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại ViệtNam
-d Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài
e Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b, c nói trên
f Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài cóthời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d,
e nói trên và các cá nhân đi theo họ (vợ, chồng, con cái…)
g Công dân Việt nam đi học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm viếng nước ngoài
h Người nước ngoài cư trú tại Việt nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợpngười nước ngoài đi học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho các cơ quan đại diệnngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt nam
2.4.2 Người không cư trú
Người không cư trú là những tổ chức, cá nhân không phải là ngươi cư trú Ngườikhông cư trú về cơ bản không phải là đối tượng chịu sự quản lý ngoại hối của NHTW ViệtNam, nếu họ không có hoạt động giao dịch nào liên quan đến Việt Nam Như vậy, người
Trang 12không cư trú, nếu có hoạt động liên quan đến các luồng vận động ngoại hối ra vào Việt namthì thuộc đối tượng quản lý ngoại hối của Việt Nam.
2.5 Chính sách quản lý ngoại hối của NHTW
2.5.1 Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái
- Cơ chế tự do tỷ giá
Điều này có nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằngngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước, do vậy tỷgiá - giá cả ngoại hối phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường Tỷ giá thảnổi dẫn đến lãi suất, luồng vốn vào và ra hoàn toàn do thị trường chi phối
- Cơ chế quản lý tỷ giá
Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn
Theo cơ chế này nhà nước độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối.Nhà nước thực hiện các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả hoạt độngngoại hối vào tay mình Tỷ giá do nhà nước quy định mà tất cả các giao dịch ngoạihối phải chấp hành, các tổ tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ
do tỷ giá thì sẽ được nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì nộp cho nhà nước Cơ chếnày thích hợp với nền kinh tế tập trung
Cơ chế quản lý tỷ giá có điều tiết
Cơ chế quản lý hoàn toàn, nhà nước có thể áp đặt khống chế được thị trường,ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác được nguồn vốn bên trong Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cách quản lý này sẽ không phù hợp, cản trở
và gây khó khăn cho nền kinh tế Để khắc phục sự áp đặt, nhà nước đã tiến hành điềutiết nhưng đã gắn với thị trường, nhà nước tiến hành kiểm soát một mức độ nhất định
để nhằm phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế nhược điểm do thị trường gây
ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển và ổn định ,ngăn chặn ảnh hưởng
từ bên ngoài
2.5.2 Hoạt động ngoại hối của NHTW
- Hoạt động mua bán ngoại hối
Trang 13NHTW tham gia vào hoạt động mua, bán ngoại hối với tư cách là người canthiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua, bán cuối cùng Thôngqua việc mua bán, NHTW thực hiện giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêucủa chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ độngquyết định hoặc phối hợp với các NHTW các nước khác củng cố sức mua đồng tiềnhay đồng tiền khác để đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho nước mình.
Mua bán trên thị trường trong nước
NHTW tiến hành mua, bán với các NHTM tại hội sở chính của các ngân hàngnày mà không trực tiếp mua- bán với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Tỷ giáhối đoái do NHTW công bố Ở đây NHTW sử dụng một phần dự trữ để bán cho cácNHTM và mua ngoại tệ của các NHTM đưa vào dự trữ Thông qua việc mua bán,NHTW thực hiện cung ứng tiền tệ hoặc rút bớt khỏi lưu thông, trên cơ sở đó ổn định
tỷ giá hối đoái của đồng tiền bản tệ
Việc giao dịch, mua bán của NHTW với các NHTM trên thị trường hối đoáichủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống điện thoại, telex hoặc hệ thống computer
có nối mạng giữa NHTW với các NHTM Ngoài ra NHTW cũng có thể hoạt độngthông qua việc mua bán trực tiếp với khách hàng không phải là doan nghiệp như các
cơ quan hành chính hoặc các tổ chức khác
Mua bán trên thị trường quốc tế
Với nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối NHTW thực hiện mua bán trên thịtrường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối NHTW phải tínhtoán gửi ngoại hối ở nước nào có lợi mà vẫn đảm bảo an toàn, nghiên cứu lãi suấtthực tế và xu hướng tăng lên của lãi suất ngoại tệ để kinh doanh có lãi Qua mua, bánngoại hối có chênh lệch giá thì phần chênh lệch đó hình thành lợi nhuận của ngânhàng NHTW thực hiện việc mua bán ngoại hối sẽ tác động trực tiếp vào tiềnNHTW Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối,ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái Như vậy NHTW thông qua mua bán ngoại tệ có thể can thiệp nhằm đạt được tỷgiá mong muốn
2.5.3 Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW
Trang 14NHTW thực hiện các hoạt động ngoại hối khác như
- Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bằngcách đưa các quy chế gia nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định giới hạn tỷgiá mua bán ngoại tệ trên thị trường
- Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thihành luật về quản lý ngoại hối NHTW được giao nhiệm vụ ban hành các thông tưhướng dẫn cụ thể để phục vụ cho việc quản lý của mình được thống nhất
- Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối Dựa vào luật pháp vàđiều kiện cụ thể trong từng thời gian, NHTW đưa ra các quy định cần thiết để cấpgiấy phép cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối
- Kiểm tra giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối của các tổ chức tín dụng
- Biên lập cán cân thanh toán
III Chính sách quản lý ngoại hối của Trung Quốc
3.1 Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
3.1.1 Thực trạng dự trữ ngoại hối
Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang là một vấn đề cả thế giới quantâm khi mà những con số thống kê mới đây đã cho thấy, lượng dự trữ ngoại hối củaquốc gia này đã lên tới trên 3000 tỷ USD, chiếm gần 30% lượng dự trữ ngoại hốitoàn thế giới Tháng 11/1996, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lần đầu tiên đạt mức
100 tỷ USD, đến cuối năm 1997 là 140 tỷ USD, lúc này Trung Quốc mới nới lỏngchính sách kết hối ngoại tệ, cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu
và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại mộtphần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu hàng năm
Sang năm 2001, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 200 tỷ USD vàliên tục tăng trong các năm sau đó Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tănglên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng, các công ty vàdoanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng
Trang 15Đến tháng 2/2006, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước có số
dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới và đến tháng 10/2006 đã vượt qua mức 1000 tỷUSD Năm 2007, dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD.Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành cho phép các tổ chức kinh tế căn cứnhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại sốngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản Đến cuối tháng 6/2009, đã phá vỡ mức
2000 tỷ USD, tháng 3/2011, đạt mức 3000 tỷ USD, và đến hiện nay khoản dự trữngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến con số khoảng 3.200 tỷ USD Như vậy trongvòng 20 năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên hơn 30 lần (và chiếm30% dự trữ ngoại hối toàn thế giới)
Lượng dự trữ ngoại hối lớn một mặt giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát thịtrường ngoại hối, điều hành chính sách tỷ giá và giúp quốc gia vượt qua khủng hoảngkinh tế, nhưng mặt khác lại đưa quốc gia này đối mặt với những thách thức lớn.Trong khi nhiều quốc gia chủ yếu mở rộng dự trữ ngoại khối bằng thặng dư từkim ngach xuất nhập khẩu thì Trung Quốc có nguồn cung cấp ngoại tệ khổng lồ từ cảcán cân vãng lai và cán cân vốn Đối với cán cân vãng lai, từ sau khi gia nhập WTOvào năm 2001, hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc tăng trưởng vô cùngnhanh chóng Theo số liệu thống kê hải quan từ công ty nghiên cứu Global TradeInformation Services, hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng hoá lớn nhấtthế giới Thặng dư từ cán cân thương mại tạo nên nguồn thu ngoại tệ chủ yếu và ổnđịnh nhất cho Trung Quốc Đối với cán cân vốn, Trung Quốc cũng nhận được nhữngkhoản đầu tư lớn từ nước ngoại nhờ tính hấp dẫn của một thị trường lớn, đang pháttriển bùng nổ Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc năm 2015, đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) vào nước này đạt 126,3 tỷ USD tăng 6,4% so với năm trước,một con số tăng trưởng khả quan trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.Vậy làm thế nào để quản lý hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ và giatăng nhanh chóng như vậy? Đây là một bài toán khó đặt ra cho các cơ quan quản lýngoại hối của Trung Quốc Và Cục quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia chính là cơquan chủ yếu đảm nhận trọng trách nặng nề này một quốc gia đang phát triển với tốc