1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn của ngân hàng trung ương việt nam

23 657 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 226,34 KB

Nội dung

VI.- QUY TRÌNH TÁI CHIẾT KHẤU: 1.- Quy chế cấp hạn mức tái chiết khấu: - Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên hàng quý, các chủ thể gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức tái chiết

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG – HƯỚNG NGHIÊN CỨU

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU VÀ TÁI CẤP VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM

Rediscounting and refinancing operations of Vietnam Central Bank

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Thị Hồng

Bộ môn Ngân hàng Trung ương Nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Hiền (Trưởng nhóm) 100%

Trang 2

VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Xuân Hiền

Học viên cao học Khoá 25

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nội dung biên soạn:

- Bổ sung, chỉnh sửa nội dung toàn bộ

bài nghiên cứu

- Nhận xét và khuyến nghị

Lê Mi Na

Học viên cao học Khoá 24

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Lê Thị Khá

Học viên cao học Khoá 24 Chuyên ngành Ngân hàng Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Nội dung biên soạn:

Hoạt động tái chiết khấu

Nội dung biên soạn:

Hoạt động tái chiết khấu

Trương Nhân Nghĩa

Học viên cao học Khoá 24

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Đào Mỹ Loan

Học viên cao học Khoá 24 Chuyên ngành Ngân hàng Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Nội dung biên soạn:

Hoạt động tái cấp vốn

Nội dung biên soạn:

Hoạt động tái cấp vốn

Trang 4

TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư Tiến sỹ Trương Thị Hồng, Giảng viên Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã hướng dẫn và góp ý cho bài nghiên cứu này

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này muốn giới thiệu đến người đọc có cái nhìn tổng quan về hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (với vai trò là Ngân hàng trung ương) đối với các Ngân hàng thương mại (hay Tổ chức tín dụng nói chung) Đây cũng có thể được xem là một kênh thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn những nguy cơ đỗ vỡ của các tổ chức tín dụng yếu kém như hiện nay, nhóm nghiên cứu cũng trình bày trong nghiên cứu này những bất cập và rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ này trên cơ sở so sánh với chính sách tương tự mà Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)

đã thực thi khi thực hiện các gói nới lỏng định lượng (QE) để giải cứu cơn bão khủng hoảng tài chính ngân hàng tại Mỹ (2007-2009) Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị để các nhà làm chính sách tiền tệ có thể tham khảo trong quá trình lành mạnh hoá và ổn định hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Trang 5

Phần I HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU

I.- ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.(1)

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.(1)

Hoạt động tái chiết khấu thường bao gồm 2 mối quan hệ mua bán: giữa các ngân hàng thương mại với nhau; hoặc giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước

Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (có thể hiểu là hoạt động tái chiết khấu).(2)

II.- ĐỐI TƯỢNG TÁI CHIẾT KHẤU

1.- Chủ thể tham gia hoạt động tái chiết khấu:

- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng

Điều kiện thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu của các chủ thể trên là:(2)

- Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát dặc biệt

- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu

- Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước

- Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu Giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định

- Có Giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các Giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước

- Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, các chủ thể phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết

bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước

Trang 6

2.- Đối tượng tái chiết khấu:

Theo quy định của Hệ thống pháp luật hiện hành thì:

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.(1)

Bao gồm:

- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác.(3)

- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu.(4)

- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.(5)

- Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định).(6)

Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ tái chiết khấu chỉ bao gồm các loại Giấy tờ có giá sau:(2)

- Tín phiếu kho bạc

- Trái phiếu kho bạc

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

- Và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ Tiêu chuẩn Giấy tờ có giá được tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước là:

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND)

- Được phép chuyển nhượng

- Thuộc sở hữu hợp pháp của chủ thể đề nghị chiết khấu

- Không phải Giấy tờ có giá do các chủ thể đề nghị chiết khấu phát hành

- Trường hợp tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày

- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu

Từ định nghĩa và những tiêu chuẩn đánh giá trên cho thấy hoạt động tái chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước dành cho các Tổ chức tín dụng có hoạt động và tình trạng tài chính ổn định, đang sở hữu những tài sản (giấy tờ có giá) có rủi ro thấp và có nhu cầu gia tăng nguồn vốn kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Trang 7

III.- LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU:

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

IV.- HẠN MỨC CHIẾT KHẤU:

i i i

S V

S V H H

Si: Tỷ trọng dư nợ bằng VND so với tổng Tài sản có của chủ thể thứ i

V.- HÌNH THỨC TÁI CHIẾT KHẤU

1.- Tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá (Tái chiếu khấu không hoàn lại/Tái chiết khấu mua đứt):

a.- Định nghĩa:

Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước mua hẳn Giấy

tờ có giá của các chủ thể theo giá chiết khấu.(2)

b.- Quy trình thực hiện:

Sau khi kiểm tra các Giấy tờ có giá do các chủ thể xuất trình để xin tái chiết khấu, nếu các Giấy tờ

có giá thỏa mãn các điều kiện quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đồng ý chiết khấu với các bước như sau:

- Các chủ thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước trả tiền ngay cho các chủ thể bằng cách ghi có vào Tài khoản tiền gửi của Ngân hàng xin chiết khấu

Trang 8

- Đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước xuất trình cho người trả tiền, kèm theo thư yêu cầu thanh toán

c.- Công thức tính giá mua:

Đặt:

- G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá

- MG: Mệnh giá của Giấy tờ có giá

- GT: Giá trị của Giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi

- LS: Lãi suất phát hành của Giấy tờ có giá (%/năm)

- n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm)

- T: Thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá (số ngày)

- L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước Chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm) 365: Số ngày quy ước cho một năm

n: kỳ hạn Giấy tờ có giá (năm)

k: số lần thanh toán trong (năm)

Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi và gốc lần thứ i (số ngày)

Ci: Số tiền thanh toán lãi và gốc lần thứ i

i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i

Trường hợp: Lãi trả ngay khi phát hành:

Trường hợp: Lãi và gốc được trả một lần khi đến hạn

=

k n

i

T k i

i

k L

CF G

*

)1(

Ví dụ I.1 – Trường hợp Giấy tờ có giá ngắn hạn, lãi và gốc thanh toán cuối kỳ

Vào ngày 18/01/2011, Ngân hàng X nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết khấu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Đây là lô Trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá 100 tỷ VND, thời hạn 1 năm, lãi suất 8,2%/năm, trả lãi khi đáo hạn, ngày phát hành 21/03/2010, ngày đáo

Trang 9

hạn 21/03/2011 Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đồng ý tái chiết khấu với lãi suất chiết khấu 7%/năm

Ví dụ I.2 – Trường hợp Giấy tờ có giá dài hạn, lãi và gốc thanh toán cuối kỳ (lãi kép)

Vào ngày 14/01/2011, Ngân hàng X nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết khấu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Đây là lô Trái phiếu Kho bạc có tổng mệnh giá 100 tỷ VND, thời hạn 3 năm, lãi suất 8,0%/năm, trả lãi khi đáo hạn (lãi nhập vốn), ngày phát hành 14/04/2008, ngày đáo hạn 14/04/2011 Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch NHTW đồng ý tái chiết khấu với lãi suất chiết khấu 7%/năm

2.- Chiết khấu có kỳ hạn (Chiết khấu có hoàn lại):

a.- Khái niệm:

Chiết khấu có kỳ hạn là hình thức Ngân hàng Nhà nước chiết khấu kèm theo yêu cầu các chủ thể cam kết mua lại toàn bộ Giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán của Giấy tờ có giá Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.(2)

Chiết khấu có kỳ hạn được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát quá trình

sử dụng vốn của các Tổ chức tín dụng

Trang 10

b.- Công thức:

- Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các chủ thể khi chiết khấu Giấy tờ

có giá (giá chiều đi) được tính theo một trong các công thức nêu trên (Mục V.1.c)

- Công thức xác định số tiền các chủ thể thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá chiều về):

GV = G * (1 + L*TB/365) Trong đó:

GV: Số tiền các chủ thể thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu

TB: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày)

Ví dụ I.3:

Ngân hàng X có một lô Trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá là 100 tỷ VND, lãi suất Trái phiếu 8,0%/năm, trả lãi sau thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/10/2010, ngày đáo hạn 15/10/2011 Ngày 18/07/2011, Ngân hàng X xin chiết khấu lô Trái phiếu kho bạc có thời hạn hiệu lực còn lại là 90 ngày (từ 18/07/2011 đến 15/10/2011), nhưng Ngân hàng X chỉ xin chiết khấu 45 ngày vì chỉ có nhu cầu bổ sung vốn trong thời gian đó Ngân hàng Nhà nước đồng ý chiết khấu có kỳ hạn với lãi suất 6%/năm

Yêu cầu:

• Tính số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho Ngân hàng X

• Tính số tiền Ngân hàng X thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết hạn chiết khấu

VI.- QUY TRÌNH TÁI CHIẾT KHẤU:

1.- Quy chế cấp hạn mức tái chiết khấu:

- Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên hàng quý, các chủ thể gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức tái chiết khấu Giấy tờ có giá qua đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định và thông báo hạn mức tái chiết khấu cho các chủ thể trong quý

- Căn cứ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức tái chiết khấu của các chủ thể chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên hàng quý, Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức tái chiết khấu cho các chủ thể có đề nghị theo Mẫu số 03/NHNN-CK

Trang 11

- Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức tái chiết khấu cho các chủ thể có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định

2.- Phương thức giao dịch:

a.- Phương thức trực tiếp:

- Áp dụng khi Giấy tờ có giá mà các chủ thể xin chiết khấu tồn tại dưới hình thức chứng chỉ

- Các chủ thể trực tiếp mang hồ sơ đến Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

b.- Phương thức gián tiếp:

- Áp dụng khi Giấy tờ có giá mà các chủ thể xin tái chiết khấu tồn tại dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ

- Các chủ thể phải trang bị và nối mạng vi tính với Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện qua mạng máy tính, fax

3.- Trình tự thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu:

a.- Phương thức trực tiếp:

Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu tái chiết khấu Giấy tờ có giá thông qua đại diện giao dịch gửi 01 giấy đề nghị tái chiết khấu theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền)

Bước 2: Căn cứ giấy đề nghị tái chiết khấu và hạn mức tái chiết khấu chưa sử dụng của các chủ thể, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) xem xét quyết định và thông báo chấp nhận hoặc thông báo không chấp nhận trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các chủ thể

b.- Phương thức gián tiếp:

Bước 1: Các chủ thể thông qua đại diện giao dịch gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) để được cấp mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu

Lưu ý: Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước, ngay khi quyết định thay thế cán bộ của chủ thể có hiệu lực, các chủ thể phải gửi Giấy đề nghị cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) để được cấp

mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu

Trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học) thực hiện việc cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử cho các nhân sự tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu của các chủ thể

Bước 2: Các chủ thể có nhu cầu tái chiết khấu Giấy tờ có giá thông qua đại diện giao dịch gửi 01 Giấy đề nghị chiết khấu thông qua hệ thống mạng tin học về Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền)

Bước 3: Căn cứ vào Giấy đề nghị tái chiết khấu và hạn mức tái chiết khấu chưa sử dụng của các chủ thể, Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định và thông báo chấp nhận hoặc thông báo không chấp nhận trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các chủ thể

Trang 12

4.- Giao nhận và hoàn trả Giấy tờ có giá được tái chiết khấu:

a.- Trường hợp tái chiết khấu không hoàn lại:

- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận tái chiết khấu, chủ thể đề nghị tái chiết khấu tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nhận Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi chủ thể đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nộp Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho chủ thể

b.- Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn:

- Chậm nhất 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận tái chiết khấu, các chủ thể gửi 01 Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi các chủ thể đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nộp giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho các chủ thể

- Khi hết thời hạn tái chiết khấu, các chủ thể thanh toán tiền mua lại Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại Giấy tờ có giá theo cam kết

VII.- XỬ LÝ VI PHẠM (2)

Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn:

Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tái chiết khấu, chủ thể được tái chiết khấu không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại Giấy tờ có giá theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của chủ thể tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ Trường hợp tài khoản tiền gửi của chủ thể được tái chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:

- Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có)

- Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và chủ thể phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất tái chiết khấu

- Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi chủ thể vi phạm

Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo xử lý vi phạm, chủ thể được tái chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá của chính chủ thể mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định Chủ thể vi phạm sẽ không được tham gia nghiệp

vụ tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được Thông báo xử lý vi phạm

Trường hợp chủ thể đề nghị tái chiết khấu không thực hiện chuyển quyền sở hữu và giao nhận Giấy

tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian quy định (tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo chấp nhận chiết khấu) coi như chủ thể đã hủy bỏ đề nghị tái chiết khấu, vi phạm 2 lần thì chủ thể đó sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo chấp nhận chiết khấu đối với đề nghị chiết khấu lần thứ 2

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9.- Đề tài thảo luận “Tổng quan về tái cấu trúc Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam” (Giai đoạn 2011-2015) (Tháng 09/2015) của Nguyễn Xuân Hiền và Nhóm học viên cao học Khoá 24 chuyên ngành Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về tái cấu trúc Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam
10.- Giáo trình “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” (tái bản lần 10) của tác giả Frederic S. Mishkin Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economics of Money, Banking, and Financial Markets
1.- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 Khác
2.- Thông tư số 01/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 16/02/2012 quy định chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
3.- Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 Khác
4.- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH do Quốc hội ban hành ngày 11/07/2013 về pháp lệnh ngoại hối Khác
5.- Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2009 Khác
6.- Luật Chứng khoán sửa đổi số 62/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010 Khác
7.- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 Khác
8.- Thông tư số 15/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 04/05/2012 quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w