Ngân hàngtrung ương là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA NGÂN HÀNG
1 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 100%
2 Nguyễn Thị Mai Hương 100%
3 Trương Huỳnh Thảo Nhi 100%
4 Đinh Ngọc Quỳnh Như 100%
5 Võ Thị Yến Phương 100%
Tp HCM, ngày 14 tháng 01 năm 2016
MỤC LỤC:
Lời mở đầu 01
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Trang 2Chương 1: Lý luận chung về Ngân hàng trung ương 02
1.1 Khái niệm và bản chất Ngân hàng trung ương 02
1.2 Chức năng của Ngân hàng trung ương 03
1.2.1 Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng 03
1.2.2 Chức năng nghiệp vụ của Ngân hàng trung ương 04
1.3 Mô hình tổ chức 10
1.3.1 Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ 10
1.3.2 Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội 11
Chương 2: Giới thiệu tổ chức và hoạt động của một số NHTW trên thế giới 13
2.1 Ngân hàng trung ương Anh Quốc 13
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 15
2.1.3 Hoạt động tiêu biểu của Ngân hàng Anh 17
2.2 Cục dự trữ Liên bang Mỹ 18
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động 19
2.3 Ngân hàng nhân dân Trung Hoa 25
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.3.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.3.3 Hoạt động tiêu biểu của Ngân hàng nhân dân Trung Hoa 28
Chương 3: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) 33
3.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động 34
3.2 So sánh SBV với FED 36
3.3 Kiến nghị Ngân hàng nhà nước 38
Kết luận 41
Tài liệu tham khảo 42
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3NHTW NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
PPC HOẶC PBOC NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG HOA
CNAPS HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC GIA TIÊN TIẾN CỦA TRUNG QUỐC
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Will Rogers, một nhà văn người Mỹ, đã có tổng kết rằng: “Có 3 phát minh vĩ đại từkhi bắt đầu sự sống của loài người: Lửa, bánh xe và Ngân hàng trung ương” Với vị thế làmột trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã chỉ ra được tầm quan trọng củaNgân hàng trung ương trong các mối quan hệ của nền Kinh tế – xã hội hiện đại
Ngân hàng trung ương ra đời sớm nhất là vào 1688 tại Thụy Điển, cho đến đầu thếkỷ 20 thì có gần 20 Ngân hàng trung ương trên khắp thế giới và hiện nay thì có khoảng
173 ngân hàng Sự phát triền các Ngân hàng trung ương khẳng định vị trí và vai trò quảnlý vĩ mô lĩnh vực tiền tệ ngân hàng tại mỗi quốc gia của Ngân hàng Hoạt động của Ngânhàng trung ương tại các nước đã hỗ trợ nền kinh tế thế giới vượt qua các cuộc khủnghoảng Nên việc tìm hiểu, học tập nhằm hiểu rõ hơn về Ngân hàng trung ương là yêu cầucủa bất kỳ học viên ngành Tài chính - Ngân hàng
Vậy để bắt đầu nghiên cứu về Ngân hàng trung ương, chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Tổng quan về Ngân hàng trung ương” Để bắt đầu tìm hiểu về Ngân hàng
trung ương, chúng tôi xin chia bài nghiên cứu thành ba phần
Mở đầu bằng phần Cơ sở lý luận, với mục tiêu giới thiệu cho mọi người toàn bộ Lýthuyết về Ngân hàng trung ương, nhằm cung cấp những kiến thức tổng quát về ngânhàng
Bài nghiên cứu sẽ tiếp tục với phần Giới thiệu hoạt động của một số Ngân hàngtrung ương tiêu biểu trên thế giới Trong phần này, sẽ giới thiệu cơ cấu tổ chức và hoạtđộng của một số Ngân hàng trung ương trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Cuối cùng, tiến hành so sánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng khácnhằm rút ra bài học cho sự phát triển của SBV trong tương lai
Với tinh thần nghiên cứu và học hỏi, dưới đây là toàn bộ bài nghiên cứu của chúngtôi, mong cô và các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn Xin cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.
1.1 Khái niệm và bản chất của Ngân hàng trung ương.
Khái niệm:
Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quanquản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc Ngân hàngtrung ương là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ
và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụngkhác trong nền kinh tế
Trong một quốc gia, hoặc một nhóm các quốc gia chỉ có một ngân hàng trung ươngduy nhất, thực hiện việc điều tiết và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng một cách tậptrung và thống nhất
Bản chất:
Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17 Khi ấytiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng các tờ cam kết thanh toán
đã được sử dụng rộng rãi như là biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á: hối phiếu,
… Quay lại cách đấy 500 năm, có một Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền thời Trung Cổ sử dụngmột cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương Các giấy tờ camkết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt độngnày đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại Được đánh giá là Ngân hàngtrung ương đầu tiên trên toàn thế giới là Ngân hàng Thụy Điển ra đời năm 1668 với sựgiúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan Ngay tiếp sau đó là sự ra đời của hàng loạt ngânhàng: Ngân hàng trung ương Anh quốc (năm 1694), Cục dự trữ Liên bang của Mỹ đượcthành lập năm 1913, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (1979)
Ngân hàng trung ương với lịch sử phát triển đã chứng minh được rằng: Đây là cơquan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng với vai trò đặc biệt quan trọng, cũng
là sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng Do đó, Ngân hàng trung ương tồn tạinhững bản chất cơ bản:
- Không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với các tổ chức tín dụng
Trang 6- Chức năng quản lý của Ngân hàng trung ương khác với sự quản lý của các Bộ.Ngoài quản lý bằng biện pháp hành chính, Ngân hàng trung ương còn có các nghiệp vụmang tính chất kinh doanh, song Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sinh lời chỉnhư phương tiện quản lý, không nhằm mục đích lợi nhuận.
- Mục đích hoạt động của Ngân hàng trung ương là cung ứng, điều hòa lưu thông tiềntệ, quản lý hệ thống ngân hàng nhằm phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định lưuthông tiền tệ
- Ngân hàng trung ương là định chế hỗn hợp của hai tính chất: quản lý hành chính vàdoanh nghiệp
1.2 Chức năng của Ngân hàng trung ương:
Ngân hàng trung ương tại mỗi quốc gia đều là thể chế bậc cao của Hệ thống ngânhàng và là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng Dođó, Ngân hàng trung ương tại mỗi quốc gia cần phải thực hiện tốt hai chức năng:
- Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng
- Chức năng nghiệp vụ của Ngân hàng trung ương
1.2.1 Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng:
Ngân hàng trung ương là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, do đó nó cóchức năng với nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiềntệ - ngân hàng Nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện chức năng này:
- Một là, là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng Xâydựng các dự án luật, pháp lệnh, kế hoạch các dự án trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng,nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
- Hai là, xây dựng và thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp với yêu cầu của quốcgia
- Ba là, thực hiện quản lý việc phát hành và lưu thông tiền
- Bốn là, quản lý hành chính Hệ thống ngân hàng quốc gia
- Năm là, quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ
Trang 7- Cuối cùng, là đại diện của quốc gia tham gia các Hiệp ước quốc tế, cũng như các Tổchức tiền tệ và Ngân hàng quốc tế.
1.2.2 Chức năng nghiệp vụ của Ngân hàng trung ương:
Với các chức năng nhiệm vụ có tính chuyên ngành của lĩnh vực ngân hàng thể hiệnvai trò của Ngân hàng trung ương đối với nền kinh tế – xã hội Các chức năng nghiệp vụgồm có:
- Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ
- Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng
- Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ
Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ:
Khi Ngân hàng trung ương ra đời và hoạt động thì toàn bộ việc phát hành giấy bạctrong nền kinh tế được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độcquyền phát hành tiền, Ngân hàng trung ương trở thành trung tâm phát hành tiền của đấtnước Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toánhợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán Do đó nhiệmvụ phát hành tiền của Ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thôngtiền tệ của đất nước Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiềnphải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt
- Phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng
Giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải có vàng nằm trong kho của ngânhàng làm đảm bảo Mức đảm bảo ở mỗi nước có sự co giãn khác nhau Nhìn chung có 3hình thức duy trì đảm bảo sau đây:
Nhà nước quy định một hạn mức phát hành, khối lượng phát hành phải nằm tronghạn mức pháp định
Nhà nước quy định tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông và không quy định mứcdự trữ vàng làm đảm bảo cho lượng giấy bạc đó
Nhà nước quy định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành
Trang 8 Phát hành tiền có đảm bảo bằng giá trị hàng hóa thông qua cơ chế tín dụng.
Việc phát hành giấy bạc được thực hiện qua cơ chế tín dụng ngắn hạn trên cơ sởđảm bảo bằng giá trị hàng hóa thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợkhác Điều này làm cho việc phát hành giấy bạc gắn với nhu cầu thực tế của lưu thônghàng hóa, đảm bảo cho tổng lượng tiền tệ phù hợp với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụtrên thị trường Việc phát hành này của ngân hàng trung ương được thực hiện bằngphương pháp tái chiết khấu các chứng từ có giá của các tổ chức tín dụng
Việc phát hành tiền thông qua cơ chế tín dụng có ý nghĩa quan trọng:
Thứ nhất, khối lượng tiền phát hành vào lưu thông xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phátsinh do tăng trưởng kinh tế đòi hỏi Giấy bạc ngân hàng được đảm bảo bằng khối lượnghàng hóa và dịch vụ
Thứ hai, tạo khả năng để ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát khối lượng tiềntệ cung ứng theo nhu cầu của mục tiêu ổn định tiền tệ
Hiện nay, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyểnđổi ra vàng theo luật định, các nước trên thế giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấybạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở củaNgân hàng trung ương Bên cạnh đó, với việc độc quyền phát hành tiền, Ngân hàng trungương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàngthương mại bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, … Tóm lại, Ngân hàngtrung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ mà còn quản lý và điều tiết lượng tiềncung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền nước mình
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng:
Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứngtiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian và kiểmsoát quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian - khách hàng của mình
- Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung
gian.
Thông thường, các ngân hàng trung gian cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiềnvào Ngân hàng trung ương
Trang 9Tiền gửi tại Ngân hàng trung ương gồm 2 loại:
Tiền gửi dự trữ bắt buộc
Tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian có huyđộng vốn tiền gửi của công chúng Mức dự trữ cao hay thấp tùy theo quy định của Ngânhàng trung ương trong từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách tiền tệ
Mục đích là để giới hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng trung gian có thể cungcấp, tránh trường hợp các ngân hàng trung gian huy động được bao nhiêu cho vay bấynhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền vànền kinh tế Bên cạnh đó, việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian tại Ngân hàngtrung ương còn là một phương tiện để Ngân hàng trung ương có thêm quyền lực điềukhiển hệ thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, các hình thức bảo hiểm tiềngửi ra đời đã giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường Vì vậy, tỷ lệ dự trữbắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thườngđược đề cập đến với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ
Tiền gửi thanh toán
Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian còn gửi thêm khoản tiềngửi thanh toán tại ngân hàng trung ương Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toánthường xuyên giữa các ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần.Bên cạnh đó, các ngân hàng trung gian mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ươngcòn giúp ngân hàng trung ương có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa của các ngânhàng trung gian để thực hiện các chức năng của mình
- Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian.
Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằmđảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định.Mặt khác, thông qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầucủa chính sách tiền tệ
Trang 10Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huyđộng được để cho vay đối với nền kinh tế Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền ngân hàngtrung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ươngcấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ.
Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian làmột nghiệp vụ phát hành Xét ở góc độ đó, ngân hàng trung ương có vai trò chủ độngtrong quá trình cho vay Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng trung ương cũng có thểchủ động được, mà có những trường hợp ngân hàng trung ương thụ động trong việc chovay, đó là khi cần phải cứu các ngân hàng trung gian thoát khỏi bở vực phá sản do mấtkhả năng thanh toán Do hoạt động chính của ngân hàng trung gian là đi vay để cho vay
và hoạt động này không phải bao giờ cũng thuận lợi Những đợt rút tiền ồ ạt của dânchúng vì nhiều lý do (chẳng hạn: lãi suất trở nên thấp so với lạm phát, ngân hàng mấtlòng tin của dân chúng,…) dễ làm cho ngân hàng trung gian mất khả năng thanh toán.Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian không thể thu hồi tiền cho vay về kịp để chitrả, không còn chỗ vay mượn nào khác, tìm đến ngân hàng trung ương vay tiền như là
một phương cách cuối cùng Trong trường hợp này Ngân hàng trung ương đóng vai trò
là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng: Nếu Ngân hàng trung ương dễ dãi trong việc cấp tíndụng cho các ngân hàng trung gian thì sẽ tạo cho ngân hàng trung gian tâm lý ỷ lại, làmcho độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng cao Chẳng hạn, nếu một ngân hàng trunggian biết được ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho nó khi gặp khó khăn, ngân hàngtrung gian này sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh vì cho rằng ngân hàngtrung ương sẽ cho vay trong trường hợp xấu nhất Đặc biệt là những ngân hàng lớn - đây
là những ngân hàng mà sự phá sản của nó có thể gây nên một sự khủng hoảng tài tiền tệ Đây là một điều nguy hiểm cho nền kinh tế Do vậy ngân hàng trung ương cần rấtthận trọng, không sử dụng thường xuyên vai trò người cho vay cuối cùng của mình.Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằngnhiều phương pháp khác nhau:
Trang 11chính- Tái chiết khấu:
Ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trunggian đã chiết khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực
ra thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng trung ương có thể giúp cho các ngân hàng thỏamãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứngtiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ Trong nghiệp vụ tái chiếtkhấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mởrộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế
Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian
Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng
- Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàng.
Hoạt động của Trung tâm thanh toán gắn liền với sự phát triển dịch vụ thanh toáncủa các ngân hàng trung gian, tạo lập mạng lưới thanh toán liên hoàn trong phạm vi cảnước, cùng với việc cải tiến, hiện đại hóa công nghệ thanh toán có ý nghĩa quyết định choviệc tập trung các luồng chu chuyển tiền tệ vận động qua ngân hàng Nghiệp vụ thanhtoán của ngân hàng trung ương được tiến hành bằng các phương thức:
Thanh toán từng lần
Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng trung gian gửi các chứng từ thanhtoán đến ngân hàng trung ương yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngânhàng thụ hưởng
Thanh toán bù trừ
Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức thanh tóan bù trừ giữa các ngân hàng,kể cả kho bạc nhà nước Việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được tiến hành địnhkỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng
từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thựchiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách tríchtài khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương
Trang 12- Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức điều hành hoạt động Thị trường mở, Thị trường liên ngân hàng,…
- Ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát tín dụng với ngân hàng thương mại.
Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ.
- Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của Kho bạc nhà nước
- Tổ chức thanh toán cho Kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngânhàng
- Làm đại lý cho Kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ
- Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá
- Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho Ngân sách nhà nước trong những trường hợpcần thiết
- Thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ – tín dụng và thanh toán đối nội,đối ngoại của đất nước
Nói tóm lại, vai trò của Ngân hàng trung ương:
- Vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông.
Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thông qua sự thúc đẩymức tăng, giảm tổng sản phẩm quốc nội Do vậy điều tiết khối lượng tiền trong lưu thôngphù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong cácnhiệm vụ của ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò này thôngqua các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,…
- Vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xãhội nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễnnền kinh tế đất nước và hội nhập với sự phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới
- Vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia.
Trang 13Để ổn định sức mua đồng tiền quốc gia, ngân hàng trung ương góp phần cân đốitổng cầu và tổng cung của toàn xã hội thông qua việc ổn định sức mua đối nội của đồngtiền quốc gia Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương tác động mạnh đến cân đối cung cầungoại tệ để giữ vững tỷ giá hối đoái, góp ổn ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiềnquốc gia Từ đó, vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng cường nhập khẩu phục vụ cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ Hệ thống ngân hàng.
Với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương chỉ huy toàn bộhệ thống ngân hàng Việc chỉ huy hệ thống ngân hàng phải được thực hiện bằng nhữngđịnh hướng có căn cứ khoa học, sự nắm bắt các tín hiệu thị trường nhanh nhạy, sự phântích sắc bén các diễn biến trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán, thị trường tiền tệ, thịtrường vốn,… và đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu Việc chỉ huy của ngân hàngtrung ương đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng phải dựa vào hành lang pháp lý nghiêmngặt, đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ nghiệp vụ thành thạo về chuyên môn, trong sạchvề phẩm chất
1.3 Mô hình tổ chức:
Ngân hàng trung ương là một thể chế đặc biệt, bởi sự phối hợp và đan xen lẫn nhaugiữa bộ máy của nhà nước với hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng trung ương Chính vìsự đặc biệt này mà mỗi quốc gia có lựa chọn riêng về mô hình tổ chức phù hợp với đặcđiểm của từng nước Trên thực tế, Ngân hàng trung ương thường được tổ chức theo mộttrong hai mô hình:
- Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ
- Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội
1.3.1 Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ:
Theo mô hình tổ chức này thì Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ,
là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ trong việc điều hành chínhsách tiền tệ quốc gia
Trang 14Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức
Ngân hàng trung ương trở thành cơ quan quản lý chuyên ngành của Chính phủ,tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia
Nhược điểm của mô hình NHTW trực thuộc chính phủ sẽ mất tính độc lập của
NHTW trong việc thực hiện các chức năng ,nhiệm vụ của mình ,với mô hình này có thểbiến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong ngân sách nhà nước,khiếncho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát
Ưu điểm của mô hình này là hoạt động của ngân hàng trung ương nằm trong sự
kiểm tra và giám sát trực tiếp của Chính phủ, vì vậy nó sẽ góp phần thực hiện các nhiệmvụ kinh tế – xã hội mà quốc hội đã giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ
1.3.2 Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội:
Theo mô hình tổ chức này thì Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Quốc hội,chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc hội trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.Khi đó, NHTW có vị trí độc lập so với Chính phủ, không chịu sự chi phối của Chính phủ
Ưu điểm của mô hình này là hoạt động của NHTW không bị chi phối bởi chính
phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồngthời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền do sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước
QUỐC HỘI
BỘ - CƠ QUAN
NGANG BỘ TRUNG ƯƠNGNGÂN HÀNG
CHÍNH PHỦ
Trang 15Nhược điểm theo mô hình này là thiếu sự phối hợp của chính phủ và NHTW, khiến
cho các mục tiêu khinh tế, xã hội không được thực hiện một cách nhất quán
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức
Mô hình này được coi là mô hình tổ chức tiên tiến, phù hợp với xu thế với thời đạiđể từng bước nâng cao vị trí của NHTW trong nền kinh tế thị trường
Trang 16CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
2.1 Ngân hàng trung ương Anh Quốc:
Được thành lập năm 1694, Ngân hàng Anh là một trong những ngân hàng trungương lâu đời nhất trên thế giới Đạo luât ngân hàng năm 1946 cho phép các cơ quan luậtphát Chính phủ nằm trên Ngân hàng Anh Hội đồng thống đốc Ngân hàng Anh bao gồm
01 Thống đốc và 02 Phó thống đốc, là những người được bầu mỗi năm năm một lần và
16 Giám đốc điều hành, những người được bầu mỗi ba năm một lần
Cho đến năm 1997, Ngân hàng Anh đã độc lập với ngân hàng trung ương bởi vì sựđiều chỉnh tăng giảm lãi suất không được quyết định bởi Ngân hàng Anh mà được quyếtđịnh bởi Giám đốc Kho bạc (tương đương Bộ trưởng Bộ tài chính) Mọi sự thay đổi khiChính phủ lúc bấy giờ trở lại nào tháng 5 năm 1997 Vào thời điểm đó, Giám đốc khobạc, ông Gorden Brown, đã làm ngạc nhiên mọi người bởi tuyên bố Ngân hàng Anh từlúc đó trở đi sẽ có quyền điều chỉnh lãi suất Tuy nhiên, ngân hàng này lại không đượccung cấp những công cụ độc lập: Chính phủ có thể bỏ qua Ngân hàng anh và tự mìnhđiều chỉnh lãi suất trong các hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt và trong những khoảng thờigian nhất định Dù sao, cũng như Canada, bởi vì việc bỏ qua ngân hàng sẽ được thôngbáo công khai và chỉ áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt và trong những khoảng thờigian cụ thế, và hiếm khi xuất hiện Thêm nữa, kể từ năm 1997 Ngân hàng Anh đã bị lấy
đi hai chức năng cơ bản, đó là quản lý nợ quốc gia và giám sát lĩnh vực ngân hàng, cả haichức năng đó là Quản lý nợ và Dịch vụ tài chính Theo đó, Ngân hàng Anh bây giờ chỉtập trung vào việc thay đổi lãi suất để đạt được mục tiêu lạm phát được điều hành bởiGiám đốc Kho bạc
Bởi vì Vương quốc Anh không nằm trong Khối tiền tệ chung Châu Âu nên Ngânhàng Anh tự có một chính sách tiền tệ riêng và không phụ thuộc vào Ngân hàng Châu
Âu Các quyết định để điều chỉnh lãi suất được đưa ra ở Ủy ban chính sách tiền tệ, gồmcó 1 Thống đốc, 2 Phó thống đốc và 2 thành viên được đề cử bởi Thống đốc sau khi được
tư vấn từ Giám đốc Kho bạc, cộng thêm 4 chuyên gia kinh tế được đề cử bởi Giám đốcKho bạc Mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Anh được điều chỉnh bởi Giám đốc Kho bạc,vậy nên Ngân hàng Anh có ít sự độc lập hơn Cục dự trữ liên bang Mỹ
Trang 172.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Anh còn được biết đến với tên gọi khác là "Old Lady" của phốThreadneedle, ngân hàng được thành lập năm 1694, quốc hữu hóa vào ngày 01 tháng 03năm 1946, và độc lập hoạt động vào năm 1997 Trải qua hơn 300 năm qua đã hình thành
và ảnh hưởng đến vai trò và trách nhiệm của ngân hàng Phần lớn lịch sử của Ngân hàngchạy song song với lịch sử kinh tế và tài chính, và thường là lịch sử chính trị của Vươngquốc Anh nói chung
Sau thời kỳ trị vì yếu kém của Vua William & Nữ hoàng Mary, Hệ thống tiền tệ vàtín dụng đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, yêu cầu đặt ra là cần phải có Ngân hàng quốcgia để huy động nguồn lực trong nước Năm 1694 doanh nhân Scotland William Patersoncho Chính phủ vay £1,2 triệu, đổi lại ông có quyền thành lập Ngân hàng Anh với nhữngđặc quyền ngân hàng của Chính phủ bao gồm phát hành giấy bạc Hollis nhận địnhPaterson đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt khi giành lấy quyền phát hành tiền choNgân hàng Anh Tới năm 1696, trong vòng hai năm, Ngân hàng Anh đã đưa vào lưuthông 1,750 triệu bảng Anh; số tiền mặt dự trữ ước tính khoảng 36.000 bảng Điều nàynghĩa là khoản "dự phòng'' chỉ chưa bằng 2% số tiền họ đã phát hành và thu lợi nhuận.Dần dần theo sự phát triển của thế giới, Ngân hàng Anh tiến hành từ bỏ các chứcnăng Ngân hàng thương mại và trở thành Ngân hàng trung ương Năm 1946, Chính phủAnh quốc hữu hóa Ngân hàng Anh bằng việc mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng vàgiao cho Bộ Tài chính nắm giữ Tuy nhiên, Chính phủ không có tiền để trả, thực hiệnthanh toán cho những cổ đông bí mật của Ngân hàng Anh bằng Trái phiếu Chính phủ.Điều này có nghĩa là mặc dù lợi nhuận của Ngân hàng Anh kể từ đây sẽ được chuyển vàngân sách của Chính phủ, nhưng một phần đáng kể của nguồn thu này sẽ được Chính phủdùng để trả lãi trái phiếu đã phát hành
Năm 1997, sau khi nhận chức Thủ tướng, ông Tony Blair cho phép Bộ trưởng Tàichính của mình, Gordon Brown tuyên bố dỡ bỏ mọi kiểm soát chính trị đối với Ngânhàng Anh Ủy ban Chính sách tiền tệ được thành lập để ấn định lãi suất, phục vụ chỉtiêu lạm phát 2,5% của chính phủ Quyết định này là của Bộ trưởng Tài chính GordonBrown có hỏi ý kiến của Tony Blair trước cuộc bầu cử 1997, dù vậy thông báo thành lậpchỉ được đưa ra sau cuộc bầu cử
Trang 182.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng trung ương Anh là một định chế độc lập với Chính phủ, cùng tồn tạisong song với chính quyền Và khi nhiệm vụ của chính quyền là quản lý hành chính, duytrì pháp luật, bảo vệ lãnh thổ, thực hiện các nhiệm vụ công cộng khác để ổn định và pháttriển cộng đồng theo những nguyên tắc xưa nay, thì Ngân hàng trung ương Anh cungứng, quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng tiền, tài chính, hoạt động ngân hàng, theocách riêng có của nó để hướng tới những mục tiêu quản lý kinh tế chung của đất nước.Ngân hàng được giám sát bởi Hội đồng quản trị, được gọi tắt là Hội đồng (Court).Hội đồng chịu trách nhiệm chính về hoạt động của ngân hàng – thiết lập và giám sát cácchiến lược của ngân hàng, đồng thời ra quyết định phân bổ các nguồn lực tài chính ra thịtrường Cuộc họp giữa Thống đốc và các thành viên trong Hội đồng được diễn ra ít nhất
07 lần trong năm Thành viên trong Hội đồng gồm có 04 thành viên trong Hội đồng và 09thành viên không nằm trong Hội đồng quản trị Một trong các thành viên trong Hội đồngđược chỉ định từ Bộ tài chính của Vương quốc Anh
Hoạt động của ngân hàng được Thống đốc ( Governor) và các thành viên của banđiều hành báo cáo hàng ngày lên Hội đồng Dưới Thống đốc là các Phó Thống đốc đảmnhiệm các chức năng riêng biệt trong Ngân hàng Ủy ban giám sát của Hội đồng đượcđiều hành bởi Director for Independent Evaluation, có trách nhiệm đánh giá và báo cáovề tất cả các khía cạnh hoạt động của Ngân hàng
Các Ủy ban điều hành chính sách của ngân hàng gồm có Ủy ban chính sách tiền tệ(MPC); Ủy ban chính sách tài chính (FPC) và Hội đồng lập pháp (PRA), tất cả chịu sựquản lý bởi Thống đốc Ngoài ra, còn có Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lýnhân sự, tài chính, hệ thống thông tin và kỹ thuật của ngân hàng
- FPC là một Ủy ban hỗ trợ của Hội đồng và mục tiêu của nó được thiết lập dựa trêncác mục tiêu ổn định tài chính của ngân hàng Hội đồng được yêu cầu chuẩn bị và banhành các chính sách ổn định tài chính với sự tư vấn của FPC và Kho bạc Vương quốcAnh Ít nhất một năm, Chính phủ phải chất vấn về trách nhiệm của FPC về sự ổn định tàichính
- MPC là một trong các ủy ban điều hành của Ngân hàng, được hoạt động dựa trênmục tiêu đề ra của Bộ trưởng Bộ tài chính
Trang 21Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Anh
2.1.3 Hoạt động tiêu biểu của Ngân hàng Anh:
Ngân hàng Anh thực hiện tất cả các chức năng của ngân hàng trung ương Quantrọng hơn cả trong các chức năng đó là duy trì ổn đinh giá cả và hỗ trợ các chính sáchkinh tế của Chính phủ Vương quốc Anh Các định chế khác cùng Ngân hàng Anh đảmbảo sự ổn định tài chính và tiền tệ như:
- Ngân khố Chính phủ (Her Majesty’s Treasury), cơ quan của Chính phủ Anh chịutrách nhiệm về chính sách kinh tế và tài chính
Trang 22- Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính (Financial Services Authority – FSA), tổ chứcđộc lập quản lý lĩnh vực dịch vụ tài chính.
- Các ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế khác với mức đích cải thiện hệthống tài chính quốc tế
Bản ghi nhớ năm 1997 quy định những nguyên tắc mà Ngân hàng Anh, Ngân khốchính phủ và FSA phối hợp để tăng cường sự ổn định tài chính Qua đó, thể hiện nhữngnhiệm vụ và chức năng của Ngân hàng Anh:
- Ngân hành Anh quản lý tài khoản quỹ chung của Chính phủ
- Ngân hàng cũng quản lý thị trường ngoại hối và dự trữ vàng
- Ngân hàng có chức năng là ngân hàng của các ngân hàng
Có nghĩa là Ngân hàng Anh thực hiện nghĩa vụ cho vay sau cùng đối với các ngânhàng thương mại Ngoài ra, để duy trì năng lực nghiệp vụ, nó cũng cung cấp các dịch vụngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ cho một số lượng hạn chế các cá nhân và tổchức
- Ngân hàng Anh còn có độc quyền phát hành giấy bạc tại Anh và xứ Wales
Bên cạnh việc nắm giữ việc phát hành giấy bạc tại Anh, Ngân hàng Anh còn nắmgiữ phát hành giấy bạc của xứ Wales Các Ngân hàng Scotland và Bắc Ireland vẫn giữquyền phát hành giấy bạc ở địa phương nhưng họ phải ký quỹ đảm bảo toàn bộ tại Ngânhàng Anh trừ khoản vài triệu bảng giấy bạc phát hành năm 1845 Sau tháng 12 năm 2002,việc in ấn giấy bạc được giao cho công ty De La Rue theo tư vấn của Công ty tài chínhClose Brothers (Close Brothers Corporate Finance Ltd)
- Từ năm 1997, Ủy ban Chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm ấn định tỷ lệ lãi suất Với quyết định cho phép Ngân hàng hoạt động độc lập, trách nhiệm quản lý nợ củachính phủ được chuyển cho Văn phòng Quản lý nợ Anh quốc (UK Debt ManagementOffice) năm 1998 Đến năm 2000, chức năng quản lý tiền mặt của chính phủ cũng
chuyển giao cho văn phòng này Và cuối năm 2004, công ty Computershare giành quyền
cung cấp dịch vụ quản lý trái phiếu cho Chính phủ Anh
Trang 23- Ngân hàng Anh từng chịu trách nhiệm quản lý và giám sát ngành ngân hàng Chứcnăng này được chuyển giao cho Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính (FSA) tháng 06 năm1998.
Các công cụ Chính sách tiền tệ tiêu biểu:
Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát
Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá
Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát
Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá
Bàn vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằnggiá vàng
Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát
2.2 Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED):
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trungương của Hoa Kỳ, bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" củaQuốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913 Sau các giai đoạn Ngân hàng Đầu tiên củaHoa Kỳ (1791-1811) kéo dài 20 năm và Ngân hàng thứ 2 (1816-1836), rồi đến giai đoạnNgân hàng tự do (1837–1862) Tiếp tục phát triển đến giai đoạn 1863-1913: Các ngânhàng quốc gia Đến năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang ra đời
Việc không có Ngân hàng trung ương đã làm phát sinh một vấn đề nghiêm trọng đốivới Thị trường tài chính Mỹ, đó là không có người vay cuối cùng, gây ra những biếnđộng thanh khoản lớn theo mùa và cuối cùng dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong ngànhngân hàng, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng năm 1907 Những đợt khủng hoảng liêntục như vậy đã thuyết phục dân chúng Mỹ rằng việc tồn tại một Ngân hàng trung ương làcần thiết, mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về việc Ngân hàng trung ương là cơ hội để cácchính trị gia có thể can thiệp quá sâu vào hoạt động các ngân hàng để thao túng Thịtrường tài chính