Tập đoàn tài chính ngân hàng: Khái niệm: Tập đoàn tài chính ngân hàng là một nhóm các công ty hoạt động trong các lĩnh vựctài chính khác nhau theo quy định của pháp luật của từng quốc g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA NGÂN HÀNG
GVHD : PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương Lớp : CHNHK24
Nhóm : Nhóm 4
DANH SÁCH NHÓM 4:
1 Nguyễn Thị Ngọc Hà 100%
2 Nguyễn Thị Mai Hương 100%
3 Trương Huỳnh Thảo Nhi 100%
4 Nguyễn Tấn Thuận 100%
5 Nguyễn Thu Thảo 100%
Tp HCM, ngày 14 tháng 05 năm 2016
MỤC LỤC Câu 1: Tập đoàn tài chính – ngân hàng 01
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 21.1 Khái niệm Tập đoàn tài chính – ngân hàng 01
1.2 Xu hướng hình thành và phát triển Tập đoàn tài chính - ngân hàng 10
Câu 2: Đặc điểm chính của Tập đoàn tài chính – ngân hàng 11
Câu 3: Xu hướng hình thành và phát triển Tập đoàn TC – NH tại Việt Nam 14
Câu 4: Nghiệp vụ của Ngân hàng đầu tư tại Tập đoàn TC – NH 17
Câu 5: Biện pháp phát triển Tập đoàn TC – NH tại Việt Nam 18
5.1 Những thuận lợi – khó khăn 13
5.2 Biện pháp phát triển 14 Tài liệu tham khảo 42
Trang 3Câu 1: Thế nào là Tập đoàn Tài chính – ngân hàng? Sự hình thành và xu hướng phát triển trên thế giới.
1.1 Tập đoàn tài chính ngân hàng:
Khái niệm:
Tập đoàn tài chính ngân hàng là một nhóm các công ty hoạt động trong các lĩnh vựctài chính khác nhau theo quy định của pháp luật của từng quốc gia Là sự kết hợp của ítnhất hai trong ba lĩnh vực sau Ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm
Theo The Group of 10: “Bất kỳ một nhóm các Công ty dưới sự kiểm soát chung có các hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong việc cung cấp ít nhất 2 lĩnh vực khác nhau
về tài chính (Bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán) thì được gọi là các Tập đoàn tài chính
- ngân hàng”.
Ủy ban Châu Âu (QĐ 2002/87/EC) cũng đưa ra một định nghĩa khá rõ nét hơn; mộtnhóm các công ty đủ tiêu chuẩn để trở thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng khi: Thứnhất nếu như nó có hơn 50% các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính Và thứ hai lànếu như tài sản của mỗi lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm nằm trong khoảng 10%-90% sovới tổng tài sản của cả tập đoàn Thêm vào đó, nếu như tổng tài sản của những công tynhỏ nhất trong tập đoàn vẫn nhiều hơn 6 tỷ EUR thì nhóm các công ty này vẫn được xem
là một Tập đoàn tài chính – ngân hàng
Còn ở Mỹ lại gọi Tập đoàn tài chính – ngân hàng là “Fanancial Holding Company”(Tổ chức tài chính hỗn hợp) Theo quy định của Đạo luật Gramm-Leach-Bliley (GLB
Act) được thông qua năm 1999: Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một tổ chức mà trong
đó công ty được nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính,ngân hàng Thực tế không yêu cầu chỉ là mô hình công ty mẹ, con mà còn là công ty thựchiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
Khi đó, có thể thấy rằng: Một Tập đoàn Tài chính – ngân hàng cần là tổ chức bao
gồm một ngân hàng mẹ và các chi nhánh cùng các công ty con hoạt động cung cấp cácsản phẩm trong ngành tài chính – ngân hàng
Trang 4Mô hình cấu trúc:
Từ định nghĩa về Tập đoàn Tài chính – ngân hàng có thể thấy rằng nó có một môhình không hề giản đơn Khi đó, trên thế giới không có một cấu trúc đơn nhất cho loạihình Tập đoàn tài chính – ngân hàng; nó rất đa dạng phụ thuộc vào luật pháp và truyềnthống của mỗi quốc gia Vậy để khái quát mô hình cấu trúc của Tập đoàn Tài chính –ngân hàng cần được phân loại theo 3 tiêu chí:
- Theo mối quan hệ giữa các cấp trong Tập đoàn
- Theo cấu trúc sở hữu
- Mô hình mẹ và con
Theo mối quan hệ giữa các cấp trong Tập đoàn:
Theo Bank of Japan (2005), tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể được tổ chức theo
3 mô hình:
- Cấu trúc số 1: Full Universal Bank
Cấu trúc này được đặc trưng bởi một lĩnh vực chiếm đại đa số trong tập đoàn, nhưlĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm hay chứng khoán Đó chính là lĩnh vực hoạt động chínhcủa Công ty mẹ hay là một trong những hoạt động liên quan đến việc kinh doanh chủ yếucủa toàn bộ tập đoàn
Cấu trúc Full Universal bank hoạt động gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, như làmột sự phân chia trong một tổ chức ngân hàng Cấu trúc này gia tăng sự ảnh hưởng tổnghợp thông qua sự cân bằng giữa tính tập trung và phi tập trung Nhưng một vấn đề tiềm
ẩn phát sinh ở đây chính là sự đối lập giữa các lĩnh vực kinh doanh
Trang 5Đây là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ với các hoạt động,nghiệp vụ kinh doanh cả của Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư Ở Mỹ, loạihình tập đoàn này là sản phẩm của Đạo luật Glass - Steagall Act of 1933 Tuy nhiên,trong quá trình phát triển, xuất hiện và tồn tại việc phân định giữa ngân hàng thương mại
và ngân hàng đầu tư Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định ranhgiới giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã không còn, tuy nhiên cho đến khicuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra thì vẫn còn một lượnglớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạtđộng như những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vàoviệc phát triển thành những ngân hàng thương mại chuyên biệt hoặc như là những ngânhàng đầu tư Điều này đặc biệt đúng tại một số quốc gia với kiểu ngân hàng truyền thốngchâu Âu Những ví dụ điển hình của những ngân hàng toàn cầu là Deutsche Bank củaĐức, UBSS và Credit Suisse của Thuỵ Sĩ
Hầu hết thì hiện nay các Ngân hàng ở Châu Âu đều đi theo mô hình này do tínhchất lịch sử cũng như quy định của khu vực này Còn ở Mỹ thì cấu trúc này bị cấm bởi đingược lại quy định của quốc gia
- Cấu trúc thứ 2: Financial Service Holding Company
Trang 6Đối với các Ngân hàng ở Mỹ thì Cấu trúc Holding Company là một tiêu chuẩn vàhiện nay thì hầu hết tập đoản tài chính của Mỹ đều đi theo mô hình này Cấu trúc này có
sự phân chia giữa các doanh nghiệp và tránh được xung đột lợi ích giữa các thành phầnnhư trong cấu trúc full universal bank Tuy nhiên, không nhiều hiệu quả kinh tế đạt được
từ mô hình này, do thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận (Ở đây là giữa các Công ty trongcùng tập đoàn)
Thông qua nghiên cứu của Kuhara Masaharu cho thấy rằng: Ngoài mặt thì các tậpđoàn tài chính của Mỹ họ đi theo mô hình số 2 này, nhưng trên thực tế để đạt được sựhiệu quả trong việc phối hợp giữa tính tập trung và phi tập trung thì cấu trúc này thườngbị biến thể đi theo hướng cả tập đoàn sẽ được lãnh đạo bởi một đơn vị kinh doanh chủlực, qua đó gần như đã phá vỡ các quy định về pháp luật đã nói trước đó, điều đó dẫn đếncác tập đoàn ở Mỹ đã không đi theo mô hình số 1
- Cấu trúc số 3: Bank Subsidiary
Cấu trúc này bao gồm một Ngân hàng mẹ sở hữu nhiều công ty con hoạt động trongcác lĩnh vực phi tài chính khác nhau Nhờ đó mà hạn chế sự xung đột lơi ích giữa cácthành phần trong tập đoàn; qua đó giúp gia tăng sức mạnh tổng hợp giữa các thành viêntrong cùng tập đoàn
Trang 7Theo cấu trúc sở hữu:
- Mô hình sở hữu giản đơn:
Đây là mô hình thuần túy nhất và ít được sử dụng trong giai đoạn hiện nay Khi đó,công ty mẹ chịu trách nhiệm cao nhất, chi phối công ty con cấp 2, và công ty con cấp 2lại chi phối công ty cấp 3…
- Mô hình sở hữu chéo:
Việc sở hữu chéo có thể diễn ra theo 2 hình thức: giữa các công ty thành viên đồngcấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau; hoặc công ty mẹ trực tiếp đầu tư và chi phối các công
ty con cháu
Trong cấu trúc sở hữu chéo giữa các công ty đồng cấp, các công ty này phải đủmạnh về vốn để đầu tư lẫn nhau nhằm tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trongtập đoàn và tránh được sự thôn tính của các thành phần ngoài tập đoàn Các chaebol củaHàn Quốc hầu hết đều có cơ cấu sở hữu chéo này như Samsung, Huyndai, LG,…; ở Mỹnhư General Motor, General Electric,…
Một dạng sở hữu chéo khác là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty cháu, nhằmkiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do yêu cầu về vốn khicông ty cháu gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình
- Mô hình sở hữu hỗn hợp:
Là một sự kết hợp của hai mô hình giản đơn và sở hữu chéo, khi đó gia tăng sự linhhoạt trong hoạt động của tập đoàn Đây là mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Trang 8Mô hình công ty mẹ và con:
Tập đoàn kinh tế được ví như một “đoàn tàu” luôn cần có một “đầu tàu” - công ty
mẹ - có đủ khả năng lái đoàn tàu kéo theo các “toa tàu” – cùng các công ty con – đượcthành lập theo đúng lộ trình đã được định sẵn Do đó, công ty mẹ - công ty con là kháiniệm cơ bản gắn liền với tập đoàn kinh tế nói chung cũng như tại các tập đoàn tài chính -ngân hàng nói riêng
- Công ty mẹ:
Công ty mẹ là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của phápluật, có tư cách pháp nhân, được thừa nhận có năng lực đủ mạnh về một hoặc một số yêucầu nhất định để kiểm soát và chi phối các công ty khác trong tập đoàn theo nhữngnguyên tắc và phương thức nhất định Công ty mẹ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cáccông ty con với nhau và giữa các công ty con với chính nó thông qua hoạt động như bảolãnh nợ và hoạt động thương mại nội bộ Mục đích đầu tư của công ty mẹ vào các công tycon là hưởng phần lợi nhuận trên vốn góp
Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các công tykhác trong tập đoàn Theo tính chất và phạm vi hoạt động, trong mô hình công ty mẹ -công ty con, công ty mẹ được chia làm 2 loại:
Công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (pure holding company - PHC): hoạt động kinhdoanh chính của PHC là đầu tư vốn vào các công ty khác Trách nhiệm chủ yếu của cácnhà quản lý cấp cao ở PHC là ra quyết định chiến lược phát triển tổng thể của cả tậpđoàn
Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh (operating holding company OHC): OHC bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty con, còn tham gia trực tiếp vàohoạt động sản xuất kinh doanh Các nhà quản lý cấp cao của OHC không chỉ tập trungvào việc ra các quyết định điều hành kinh doanh của công ty mình, mà còn ra quyết địnhmang tính chiến lược của tập đoàn Đây là mô hình công ty mẹ - công ty con thường gặp
-ở nhiều quốc gia
Trang 9- Công ty con:
Các công ty con là các doanh nghiệp độc lập được thành lập hợp pháp, có tư cáchpháp nhân, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, tự nguyện chịu sự chiphối và kiểm soát của một công ty mẹ theo những nguyên tắc và phương thức nhất định.Mỗi công ty con được phép thành lập các công ty khác, hoặc tham gia góp vốn của mìnhvào công ty khác sau khi được phép của công ty mẹ Tuỳ theo mức độ chi phối của công
ty mẹ đối với công ty con, có thể phân loại công ty con thành:
Công ty con phụ thuộc toàn phần vào công ty mẹ: công ty mẹ sở hữu 100% vốn củacông ty con Công ty con dạng này được thành lập dưới hình thức công ty TNHH mộtthành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân độc lập
Công ty con phụ thuộc từng phần: công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc khôngđầu tư vốn vào công ty con mà chỉ chi phối, kiểm soát công ty con qua công nghệ, thịtrường hoặc thương hiệu Hình thức pháp lý của công ty con phụ thuộc từng phần khá đadạng: công ty cổ phần do công ty mẹ nắm cổ phần chi phối, công ty TNHH hai thànhviên trở lên, công ty liên doanh do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối, công ty liên kết
Ở nước ta, mô hình công ty mẹ - công ty con được quy định trong Nghị định153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về chuyển đổi các Tổng công ty Nhànước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Theo Điều 18 Khoản 1: “Làhình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thịtrường hoặc thương hiệu giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có mộtcông ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công
ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công tycon) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liênkết)”
Tóm lại, một Tập đoàn Tài chính – ngân hàng có một tổ chức rất phức tạp Dù được
tổ chức theo hình thức nào thì nó cũng cần có một ngân hàng lớn làm trung tâm điều phốimọi hoạt động của tập đoàn Từ đó, quản lý các chi nhánh và công ty con tham gia cáchoạt động trong ngành tài chính – ngân hàng
Trang 10Điều kiện thành lập:
Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng hình thành tập đoàn TC-NH, trong đó cácyếu tố có liên hệ mật thiết với nhau Từ phương diện phân tích, có thể phân chia thànhyếu tố (điều kiện) khách quan và điều kiện chủ quan
- Điều kiện khách quan:
Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tậpđoàn TC-NH, nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng,chứng khoán Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển tập đoàn TC-NH diễn ratheo quy luật khách quan, nhưng các chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việcđưa ra các quy định và chính sách phát triển dịch vụ tài chính nói chung và tập đoàn TC-
NH nói riêng
Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năng mở rộngquy mô hoạt động của tập đoàn tài chính như thông qua các công ty con hay công ty trựcthuộc Trên thực tế, sự hình thành các tập đoàn TC-NH thường bắt nguồn từ việc mởrộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinhdoanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, v.v Mặt khác,thị trường tài chính càng phát triển, khách hàng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng vàtiện ích của dịch vụ tài chính – ngân hàng
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện để một tổchức tài chính phát triển thành tập đoàn TC-NH Các tập đoàn này phải kịp thời nắm bắtthông tin, nhất là công nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng để cóthể khai thác và ứng dụng các thành tựu về công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh,mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn và tiện ích cho khách hàng
- Điều kiện chủ quan:
Tiềm lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và khả năngphát triển lâu dài của tập đoàn Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ cho tập đoàn đổimới công nghệ, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cườngnăng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần
Trang 11Các ngân hàng tiên tiến và tập đoàn tài chính mạnh thường cung cấp dịch vụ đadạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Tương tự, chấtlượng nguồn nhân lực cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc nâng caohiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tập đoàn tài chính – ngân hàng.
1.2 Sự hình thành và xu hướng phát triển trên thế giới.
Cùng với quy luật hình thành và phát triển mô hình Tập đoàn kinh tế, việc hìnhthành và phát triển các Tập đoàn Tài chính - ngân hàng là một xu hướng phát triển củanhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và nhất là ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản trong nhữngnăm vừa qua Từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ 20 đến nay, xu thế hình thành nên những địnhchế tài chính, ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng và hoạt động xuyên quốc gia, đã chi phốikhông chỉ nền kinh tế của từng quốc gia mà có ảnh hưởng đến toàn cầu Việc hình thành
và phát triển của các tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng tuân theo các quy luật vàphương thức chung nhất của các tập đoàn kinh tế, nhưng bên cạnh đó còn có đặc thù củahoạt động với tư cách là một định chế tài chính chịu sự ràng buộc và chi phối từ rất nhiềuquy định, quy chế của Nhà nước trong quản trị hoạt động, quản trị rủi ro khi phát triểnmạng lưới, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, cũng như việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại,góp vốn, đầu tư vào các định chế tài chính, doanh nghiệp bên ngoài để hình thành nênTập đoàn Tài chính - ngân hàng
Phương thức hình thành Tập đoàn Tài chính - ngân hàng là sự phát triển mạnh củamột Công ty /Ngân hàng mẹ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (tài chính,bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán… và /hoặc các ngành khác liên quan đến hoạt độngđầu tư), Công ty /ngân hàng mẹ này tiến hành mở rộng sự phát triển dựa trên sự (i) pháttriển mạnh mẽ thông qua việc mua bán, sáp nhập, góp vốn, đầu tư, mở rộng mạng lưới vào các lĩnh vực tài chính (tín dụng, thẻ, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, cho thuê tài chính,tài chính ), các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính - ngân hàng; và (ii)các hoạt động đầu tư, góp vốn và thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phitài chính như bất động sản, xây dựng, hạ tầng
Trang 12Mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệphoặc một ngân hàng đóng vai trò là Công ty mẹ làm nòng cốt Giữa các doanh nghiệp đó
có mối liên kết nhất định về vốn, quản trị, thương hiệu để cùng nhau thực hiện một liênkết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được các tôn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạtđộng tối đa
Các nguyên nhân hình thành bảo gồm:
- Theo Berger và cộng sự (năm 1996), xu thế tập đoàn tài chính đã được thúc đẩy
phát triển bởi những lợi ích từ việc kết hợp tất cả các hoạt động tài chính về một mái nhà
vì thế sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn và cho phép cải tiến sản phẩm và khuyến
khích khách hàng “sẵn lòng chi trả” vì được “mua sắm tất cả tại một nơi”
- Theo Ville Mälkönen (2004), sự kết hợp giữa Ngân hàng và công ty Bảo hiểm đã
tạo ra lợi thế thông tin, nghĩa là tập đoàn tài chính ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phíhơn bởi sự kết hợp nguồn thông tin của hai bên
- Trong nghiên cứu của Jappelli and Pagano (2002) chỉ ra rằng việc chia sẻ thông
tin giúp nhận biết các mối quan hệ tín dụng, giám sát quá trình cho vay và giảm thiểu tỷlệ thất bại khi cho vay Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi Mester, Nakamura andRenault (2002) và Vander Vennet (2002)
- Theo Berger (2000), tập đoàn tài chính ngân hàng giúp giảm chi phí thu thập thông
tin của các dòng sản phẩm đa dạng thông qua việc thu thập thông tin một lần và sử dụngchung cho nhiều hoạt dộng Việc phân phối, marketing và các yếu tố đầu vào vật lý cóthể được kết hợp để tạo ra sản phẩm dịch vụ hoàn hảo hơn
- Theo Ville Mälkönen (2004), tập đoàn tài chính ngân hàng thì ổn định hơn một tổ
chức riêng vì rủi ro được đa dạng hóa Quan điểm được đúc kết từ nghiên cứu của Allenand Jagtiani (2000) và Stiroh (2002)
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của tập đoàn tài chính – ngân hàng là xu hướng
phát triển của ngành tài chính – ngân hàng gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa trên thếgiới Các tập đoàn hình thành và phát triển dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng sẽhướng đến mục tiêu gia tăng tối đa hóa lợi nhuận, và đảm bảo sự phát triển bền vững
Trang 13Câu 2: Đặc điểm của Tập đoàn Tài chính – ngân hàng?
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn tài chính nổi tiếng: Citigroup Inc,Deutsche Bank AG, ING – Hà lan, HSBC Holdings, Maybank, DBS Group, BNP –Paribas,… Các tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, khác biệt so với mô hìnhgiản đơn của một NHTM thông thường
TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TIÊU BIỂU
Thông tin cơ bản Tập đoàn đa quốc
gia ngân hàng đầu
tư và dịch vụ tàichính của Mỹ có trụ
sở chính ởManhattan, thànhphố New York từnăm 2008
Tập đoàn cung cấpdịch vụ tài chính –ngân hàng lớn nhấtChâu Á có trụ sở tại
Singapore từ năm
2005
Tập đoàn tài chínhBNP-Paribas có trụ
sở tại Pháp từ năm2000
Lịch sử hình thành Hình thành từ một
vụ sáp nhập lớn nhấtthế giới trong lịch
sử bằng cách kếthợp các ngân hàngcủa CitiGroup vàtập đoàn tài chínhTravelers Group(1998)
Sự gia tăng vốn và
mở rộng chi nhánhngân hàng khắp khuvực Châu Á từ năm
2005 đã phát triểnDBS thành tập đoàntài chính – ngânhàng hàng đầu ChâuÁ
Việc mua lại toàn bộ
cổ phần của Ngânhàng Paribas đểhình thành nên Tậpđoàn tài chính hàngđầu của Pháp(2000)
Tổng vốn và tài sản Vốn CSH:
$221.800.000.000Tài sản:
1,73 nghìn tỷ USD
Tài sản:
$332.600.000.000
Vốn CSH: Euro85.620.000.000Tài sản: Euro 1.965.000.000.000
Cơ cấu tổ chức Với công ty mẹ là
Citybank cùng cácchi nhánh ngân hàngtrên khắp thế giới vàcác công ty con kinh
Với Ngân hàng mẹ
là trung tâm tạiSingapore cùng vớicác chi nhánh ngânhàng và công ty con,
Với Ngân hàng mẹ
là trung tâm cùngcác chi nhánh vàcông ty con trênkhắp nước Pháp và