1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngân hàng trung ương tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng

49 249 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 796,24 KB

Nội dung

 Chu chuyển tiền mặt: là hình thức thanh toán được thực hiện bởi dấu hiệu tiền tệ của một quốc gia và tiền mặt sẽ được vận động trong lưu thông từngười này sang người khác, chủ yếu để p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BỘ MÔN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Trang 2

 Tổng hợp word.

2 Ngô Lê Thùy Lynh

 (4) Thực trạng, khuôn khổ pháp lý vàcác phương thức thanh toán qua ngânhàng tại Việt Nam

 Chỉnh sửa word và powerpoint

 Hỗ trợ chỉnh sửa và bổ sung cho phần(4) và (5)

5 Võ Thị Hiền  (2) Các phương thức thanh toán quangân hàng.

6 Lương Trần Thanh Phong

 (5) Hạn chế và định hướng phát triểncủa hệ thống thanh toán qua ngân hàngtại Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH



Hình 1: Quy trình phát hành thanh toán séc 6

Hình 2: Quy trình lập chứng từ và thanh toán 7

Hình 3: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu 8

Hình 4: Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng 9

Hình 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11

Hình 6: Phương thức thanh toán ủy thác thu 12

Hình 7: Phương thức chuyển tiền 13

Hình 8: Mô hình tổng thể của hệ thống thanh toán liên ngân hàng IBPS 21

Hình 9: Quy trình thanh toán liên ngân hàng IBPS 22

Hình 10: Quy trình thanh toán bù trừ điện tử / bù trừ giấy 25

Hình 11: Mô hình vận hành hệ thống ACH 37

-Bảng 1: Một số phương tiện thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam (2014 – 2015) 20

Bảng 2: Số lượng và giá trị giao dịch qua hệ thống bù trừ (2014 – 2015) 24

Trang 4

MỤC LỤC



1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA

NGÂN HÀNG 1

1.1 Các hình thức chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế 1

1.2 Đặc điểm của thanh toán qua ngân hàng 1

1.3 Tác dụng của thanh toán qua ngân hàng 2

1.4 Những quy định chung trong thanh toán qua ngân hàng 2

1.4.1 Đối tượng áp dụng 2

1.4.2 Phạm vi áp dụng 3

1.4.3 Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán 3

1.4.4 Quy định về lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán 4

2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 4

2.1 Thanh toán quốc nội 4

2.1.1 Thanh toán bằng Séc 4

2.1.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi 6

2.1.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 7

2.1.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 8

2.2 Thanh toán quốc tế 10

2.2.1 Khái niệm 10

2.2.2 Các phương tiện thanh toán 10

2.2.3 Các phương thức thanh toán 11

3 TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG .14

3.1 Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng 14

3.2 Tổ chức thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHTW 16

4 HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 17

Trang 5

4.1 Căn cứ pháp lý 18

4.2 Thực trạng hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam 19

4.2.1 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 20

4.2.2 Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử / bù trừ giấy 24

4.2.3 Hệ thống thanh toán do các NHTM chủ trì, vận hành 25

4.2.4 Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thẻ liên ngân hàng 26

4.2.5 Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán 28

4.2.6 Hệ thống SWIFT 29

4.3 Thực trạng hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán 29

4.3.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu số liệu 30

4.3.2 Tổ chức thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán 30

4.4 Những hạn chế còn tồn tại của tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam 33

4.4.1 Hệ thống thanh toán Việt Nam còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới 33

4.4.2 Thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn còn lớn, nhất là trong khu vực dân cư 33

4.4.3 Tỷ lệ tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán, tỷ lệ tiền mặt/GDP của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước 35

4.5 Định hướng về phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam 35

4.5.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 35

4.5.2 Đối với từng hệ thống NHTM 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 1 43

PHỤ LỤC 2 44

Trang 6

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

1.1 Các hình thức chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế

Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa được thực hiện dưới hình thức: chuchuyển tiền mặt và chu chuyển không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng)

Chu chuyển tiền mặt: là hình thức thanh toán được thực hiện bởi dấu hiệu

tiền tệ của một quốc gia và tiền mặt sẽ được vận động trong lưu thông từngười này sang người khác, chủ yếu để phục vụ cho các mối quan hệ kinh tếgiữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhà nước, các xí nghiệp, các tổ chức kinh

tế với nhân dân lao động Việc thanh toán bằng tiền mặt nói chung để phục

vụ các quan hệ giao dịch nhỏ, lẻ hoặc không có điều kiện qua ngân hàng

Chu chuyển không dùng tiền mặt (Thanh toán qua ngân hàng): là tổng hợp

tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các đơn vị, được thực hiện bằng cáchtrích chuyển tiền trên tài khoản, hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng

mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong thanh toán đó

1.2 Đặc điểm của thanh toán qua ngân hàng

Thanh toán qua ngân hàng là quan hệ thanh toán được thực hiện và được tiến hànhbằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản của cá nhân, tổ chức này sang tài khoảncủa cá nhân, tổ chức khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia thanh toán,thông qua hệ thống ngân hàng Ngân hàng là người cung ứng dịch vụ thanh toán.Thanh toán qua ngân hàng có các đặc điểm sau:

 Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hóa cả vềthời gian và không gian Việc thanh toán thường không xảy ra cùng thờiđiểm và cùng địa điểm với việc giao nhận hàng hóa, dịch vụ giữa các bên

 Trong thanh toán qua ngân hàng, vật môi giới (tiền mặt) không xuất hiện nhưtrong thanh toán bằng tiền mặt (H-T-H) mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thứctiền tệ kế

Trang 7

 toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ, số sách kế toán (tiềnchuyển khoản) Với đặc điểm này thì mỗi bên tham gia thanh toán phải mởtài khoản tại ngân hàng và có số dư trên tài khoản đó Bời vì nếu không nhưvậy thì việc thanh toán sẽ không thể tiến hành.

1.3 Tác dụng của thanh toán qua ngân hàng

 Thanh toán qua ngân hàng trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tưhàng hoá trong nền kinh tế thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽđược giải quyết, nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa đượcdiễn ra liên tục

 Nhờ tổ chức tốt công tác thanh toán, ngân hàng tập trung ngày càng nhiềucác khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng thêm nguồn vốn tín dụng đểđầu tư vào các quá trình tái sản xuất mở rộng Cũng chính nhờ đó, cho phéprút bớt một lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội(chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền) tạo điều kiện để làm tốt công tácquản lý tiền tệ và kiểm soát lạm phát

 Thanh toán qua ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế do tất cả cácphát sinh thu nhập, chi phí đều thể hiện trên tài khoản nên việc tính thuế vàthu thuế sẽ dễ dàng và hạn chế tối đa việc trốn thuế

1.4 Những quy định chung trong thanh toán qua ngân hàng

1.4.1 Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng quy chế thanh toán qua ngân hàng gồm 2 nhóm:

(1) Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:

 Ngân hàng Trung ương: đóng vai trò quản lý toàn bộ hoạt động thanh toántrong nền kinh tế, đồng thời trực tiếp tổ chức, sở hữu mạng thanh toán liênngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

 Các ngân hàng thương mại: các ngân hàng thương mại là người cung ứngdịch vụ thanh toán một cách mặc nhiên, phù hợp với chức năng và nhiệm vụcủa các ngân hàng thương mại

 Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tàichính): đối tượng này chỉ được cung ứng dịch vụ thanh toán khi Ngân hàngNhà nước cho phép

Trang 8

Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng Nhà nước chophép làm dịch vụ thanh toán như công ty kiều hối, bàn thu đổi ngoại tệ…

Nói chung, trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại là người cungứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng Họ có đủ điều kiện để cung cấp các dịch vụthanh toán một cách tốt nhất, các tổ chức khác hầu như không thực hiện dịch vụthanh toán

(2) Người được cung ứng dịch vụ thanh toán (khách hàng nói chung), còn gọi là người sử dụng dịch vụ thanh toán gồm có:

 Các tổ chức (các pháp nhân) như các tổng công ty, các công ty, các tổ chứckinh tế tập thể, cá thể, các tổ chức đoàn thể, xã hội

 Cá nhân (các thể nhân): mọi thể nhân đều có quyền sử dụng dịch vụ thanhtoán qua ngân hàng

1.4.2 Phạm vi áp dụng

Nếu phân chia theo lãnh thổ, hoạt động thanh toán bao gồm:

 Thanh toán quốc nội: là hoạt động thanh toán trong phạm vi một nước Tất

cả các NHTM, các tổ chức tín dụng được phép đều có thể cung ứng dịch vụthanh toán quốc nội

 Thanh toán quốc tế: là hoạt động thanh toán vượt ra khỏi biên giới của mộtquốc gia Chỉ những NHTM nào có đủ điều kiện về mạng lưới, cơ sở kỹthuật, đội ngũ chuyên môn, được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hốimới được thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế

1.4.3 Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Tất cả các các tổ chức, cá nhân được phép lựa chọn ngân hàng để mở tài khoảnthanh toán

Loại tài khoản, tính chất của tài khoản, điều kiện, thủ tục mở, sử dụng tài khoảnthanh toán do ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ quy định, phùhợp với quy định của Ngân hàng Trung ương và pháp luật hiện hành Tất cả các chủtài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản tại thời điểm thanh toán để chi trảtheo lệnh của chủ tài khoản hoặc theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản với ngân hàng

Trang 9

Trường hợp chủ tài khoản được ngân hàng cho phép thấu chi thì phải có thỏa thuậnbằng văn bản và quy định rõ hạn mức thấu chi

1.4.4 Quy định về lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán

Lệnh thanh toán (Payment Order): là lệnh của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ

thanh toán đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (NHTW, NHTM…)dưới các hình thức khác nhau (chứng từ giấy, chứng từ điện tử) để yêu cầu thựchiện giao dịch thanh toán

Chứng từ thanh toán (Payment Documents): là văn bản chứng từ bằng giấy hoặc

bằng chứng từ điện tử để chứng minh và lưu giữ lệnh thanh toán của người sử dụngdịch vụ thanh toán, là bằng chứng có tính chất pháp lý để thực hiện thanh toán,đồng thời là bằng chứng để xử lý tranh chấp trong thanh toán

Để đảm bảo việc tiếp nhận và xử lý các chứng từ thanh toán một cách kịp thời, antoàn và nhanh chóng, các chứng từ phải phản ánh đầy đủ các yếu tố đảm bảo việckiểm tra, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản cũng như các yếu tố pháp lý của chứng

từ Riêng những chứng từ được sử dụng làm phương tiện thanh toán như séc, giấychuyển tiền, thẻ ngân hàng phải đảm bảo yếu tố an toàn cao Các chứng từ thanhtoán đều được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thiết kế mẫu và in sẵn (đốivới chứng từ giấy) hoặc thiết kế các mẫu lệnh và mật mã (đối với chứng từ điện tử)

2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

2.1 Thanh toán quốc nội

2.1.1 Thanh toán bằng Séc

2.1.1.1 Khái niệm về Séc

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Trung ươngquy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanhtoán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc.Các đối tượng có liên quan đến séc:

Người phát hành Séc: là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy

quyền

Người thụ hưởng: là người có tên trên tờ Séc đó hoặc là người cầm Séc.

Trang 10

Người chuyển nhượng séc: là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc của

bản thân cho người khác theo luật định

Đơn vị thu hộ: là đơn vị được phép làm dịch vụ thanh toán, tiến hành nhận

các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền cho người thụ hưởng

Đơn vị thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản, được

phép làm dịch vụ thanh toán Thực hiện việc trích tiền trên tài khoản tiền gửicủa chủ tài khoản để thanh toán cho người thụ hưởng séc khi tờ séc đượcchuyển nhượng đến

2.1.1.2 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán

Phân loại theo tính chất sử dụng:

(1) Séc chuyển khoản: được dùng để thanh toán bằng cách ghi có vào các tài khoản

liên quan Người mua, hưởng séc chỉ được trả tiền bằng chuyển khoản chứ khôngnhận tiền mặt được

(2) Séc tiền mặt: người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán.

Phân loại theo hình thức chuyển nhượng:

(1) Séc ký danh: là Séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng

séc Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyểnnhượng Trường hợp có ghi cụm từ “Trả không theo lệnh…” thì không đượcchuyển nhượng

(2) Séc vô danh: là Séc không ghi tên cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc Loại

séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay

2.1.1.3 Tờ Séc đủ điều kiện thanh toán:

 Séc ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định, có đầy đủ chữ ký và con dấukhớp đúng với mẫu đã đăng ký

 Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán Thời hạn xuất trình của tờ séc

là 30 ngày kể từ ngày phát hành cho đến khi tờ séc được nộp vào đơn vịthanh toán hoặc đơn vị thu hộ Thời hạn hiệu lực của tờ séc là 06 tháng kể từngày ký phát

Trang 11

 Số dư tài khoản của chủ tài khoản đủ tiền để thanh toán.

 Không có lệnh đình chỉ lệnh thanh toán

 Các chữ ký chuyển nhượng (nếu có) đối với séc ký danh là phải liên tục

2.1.1.4 Quy trình phát hành thanh toán Séc:

Hình 1: Quy trình phát hành thanh toán séc Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

Chú thích:

(1) Người mua, chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị họ mở tàikhoản

(2a) Người bán, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

(2b) Người mua phát hành séc giao cho người bán để thanh toán tiền hàng, dịch vụ.(3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc nộp trực tiếp cho đơn vị thanhtoán, hoặc chuyển nhượng séc theo quy định

(4) Đơn vị thu hộ sau khi kiểm tra hợp lệ, sẽ nhận thu hộ rồi gởi tờ séc và bảng kêsang cho đơn vị thanh toán

(5) Đơn vị thanh toán trích tiền từ tài khoản của người phát hành (báo nợ) để thanhtoán cho người hưởng thụ thông qua đơn vị thu hộ

(2a)(2b)

(5)(4)

Người phát hành

(Người mua)

Người thụ hưởng(Người bán)

Đơn vị thanh toán

(NH bên mua)

Đơn vị thu hộ(Nh bên bán)

Trang 12

(6) Đơn vị thu hộ ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng theo số tiền nhận đượcsau khi đã trừ chi phí thanh toán rồi gởi giấy báo có cho người thụ hưởng.

2.1.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi

2.1.2.1 Khái niệm:

Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn, để yêu cầu ngân hànghoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản củamình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển vào một tàikhoản khác của chính mình

2.1.2.2 Quy trình lập chứng từ và thanh toán:

Hình 2: Quy trình lập chứng từ và thanh toán Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

Chú thích:

(1) Bên bán xuất giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua

(2) Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu thống nhất gởi đến ngân hàng phục vụ đểthanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho bên bán

(3) Ngân hàng bên mua kiểm tra tính hợp lệ của Ủy nhiệm chi và tiến hành thanhtoán

(4) Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gởi giấy báo Có chobên bán ngay sau khi nhận được tiền hoặc giấy báo từ ngân hàng bên mua

BÊN MUA

Ngân hàngBên mua

Ngân hàngBên bán

(1)

(2)

(3)

(4)

Trang 13

2.1.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu

2.1.3.1 Khái niệm:

Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệmthu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập, và chuyển đến ngân hàng để yêu cầuthu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ cung ứng phù hợp với nhữngđiệu kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế

2.1.3.2 Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu:

Hình 3: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

2.1.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

2.1.4.1 Khái niệm:

Thẻ ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại đại do Ngân hàng phát hành

và bán cho các đơn vị và cá nhân, để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hànghóa, dịch vụ hoặc rút tiền tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy trả tiền tựđộng

2.1.4.2 Các loại thẻ ngân hàng:

(1) Thẻ thanh toán (ATM): khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại

ngân hàng – tức là phải ký quỹ trước tại ngân hàng một số tiền ( nhưng được hưởnglãi) và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền ký quỹ đó để thanh toán

(1)

NGÂN HÀNG

H p đ ng kinh tợp đồng kinh tế ồng kinh tế ế

(2’)(4b)

(4a)(3)

Trang 14

Những khách hàng ( chủ thẻ) đặc biệt, được ngân hàng tin tưởng, được phép chivượt số dư tài khoản của họ trong hạn mức cho phép ( thấu chi), trường hợp này gọi

là thẻ ghi nợ (Debit card) Thẻ ghi nợ chỉ áp dụng cho các doanh nhân, những người

có vị trí và nổi tiếng trong xã hội

(2) Thẻ ghi nợ: tương tự thẻ thanh toán nhưng khách hàng được ngân hàng cho

phép chi vượt quá số dư tài khoản của họ

(3) Thẻ tín dụng: là loại thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được

ngân hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ Sau khi

ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, khách hàng được cấp một “Hạn mức tín dụng”

để thanh toán với người bán, không nhất thiết phải có tài khoản tiền gửi tại ngânhàng Nợ gốc phải được thanh toán trong thời gian quy định, nếu trễ hạn phải trả lãi

2.1.4.3 Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng:

Hình 4: Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

Chú thích:

(1a) Người sử dụng thẻ liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ

(1b) Ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàngtheo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện đã quy định

(2)(3)

(3)(1b)

Trang 15

(2) Người sử dụng thẻ liên hệ mua hàng hóa dịch vụ của các công ty, xí nghiệpđồng ý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ

(3) Người sử dụng thẻ cũng có thể đề nghị ngân hàng đại lí cho rút tiền mặt hoặc tựmình rút tiền mặt tại máy trả tiền tự động (ATM)

(4) Trong 10 ngày làm việc, người tiếp nhận thẻ cần nộp biên lai vào ngân hàng đại

lý dể đồi tiền kèm theo các hóa đơn chứng từ hàng hóa có liên quan

(5) Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai và chứng từ hóađơn, nếu hợp lệ, ngân hàng đại lý trả tiền cho người tiếp nhận theo số tiền phản ánh

ở biên lai

(6) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toáncho ngân hàng phát hành thẻ

(7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán trên

cơ sở các biên lai hợp lệ

(8) Ngân hàng phát hành và người sử dụng hoàn tất quy trình sử dụng thẻ

2.2 Thanh toán quốc tế

2.2.1 Khái niệm

Giao dịch thanh toán quốc tế là giao dịch thanh toán được xác lập thực hiện tại ViệtNam, nhưng được kết thúc ở nước ngoài hoặc giao dịch ngược lại và đều có liênquan đến ngoại hối

2.2.2 Các phương tiện thanh toán

2.2.2.1 Hối phiếu:

Được sử dụng và luận chuyển rộng rãi nhờ phương pháp ký hậu, đặc biệt với sựđảm bảo chi trả của Ngân hàng Có hai loại hối phiếu: hối phiếu có kỳ hạn khi xuấttrình và hối phiếu có kỳ hạn cố định

2.2.2.2 Chi phiếu (Séc):

Được sử dụng trong các khoản thanh toán phi mậu dịch Việc phát hành được thựchiện theo ủy nhiệm của khách hàng cho ngân hàng, nhằm ra lệnh cho đại lý của

Trang 16

ngân hàng ở nước ngoài tiến hành trả tiền cho người cầm Séc Có ba loại: Séc đíchdanh, Séc theo lệnh và Séc du lịch.

2.2.2.3 Giấy chuyển ngân:

Được sử dụng trong các nghiệp vụ chuyển tiền của các ngân hàng theo yêu cầu củakhách hàng Có hai loại: Chuyển ngân bằng thư và Chuyển ngân bằng điện

2.2.2.4 Thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán được ngân hàng cấp cho khách hàng khi người này

đã ký quỹ hoặc được ngân hàng cấp tín dụng Khách hàng có thể dùng thẻ này đểtrả tiền hàng hóa dịch vụ cho người bán, người cung cấp ở nước ngoài mà tại đó cóngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này, theo thỏa thuận hoặc thỏa ước được

ký kết giữa các ngân hàng

2.2.3 Các phương thức thanh toán

Là quá trình xử lý các mối quan hệ giữa các bên có liên quan đến việc chi trả thểhiện trên chứng từ theo một trật tự nhất định Bao gồm các phương thức như: tíndụng chứng từ, ủy thác thu, chuyển tiền và thanh toán bù trừ

2.2.3.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

Là phương thức thanh toán sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay Đặc biệt trongquan hệ ngoại thương tín dụng chứng từ được sử dụng để trả tiền hàng hóa và dịch

vụ giữa các nhà sản xuất nhập khẩu

Hình 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

(2)(6)(7)

(3)(8)

(5)

(4)(1)

Hợp đồng thương mại

Ngân hàng phát

hành

Ngân hàng thông báo

(9)

Trang 17

Chú thích:

(1) Người nhập khẩu làm đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ (2) Ngân hành phát hành tiến hành mở L/C và chuyển sang cho ngân hàng thôngbáo

(3) Ngân hàng thông báo xác nhận và thông báo L/C cho người xuất khẩu

(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán

(8) Ngân hàng thông báo trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu đãchấp nhận

(9) Ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu làm thủ tục nhậphàng

2.2.3.2 Phương thức thanh toán ủy thác thu:

Trong phương thức này người xuất khẩu chủ động đòi tiền người nhập khẩu bằngcách gởi đến ngân hàng phục vụ giấy đòi tiền và các chứng từ liên quan sau kh đãchuyển giao hàng hóa dịch vụ cho người nhập khẩu

Hình 6: Phương thức thanh toán ủy thác thu Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

Chú thích:

(3)

(6)

(2)(7)

(5a))

Trang 18

(1) Người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu.

(2) Người xuất khẩu gửi bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ liên quan chongân hàng phục vụ mình – ngân hàng chuyển hay ngân hàng nhận ủy thác – để ủythác thu tiền

(3) Ngân hàng ủy thác gửi bộ chứng từ sang cho ngân hàng phục vụ người nhậpkhẩu (ngân hàng thu tiền)

(4) Ngân hàng bên nhập khẩu xuất trình hối phiếu cho người nhập khẩu

(5a) Người nhập khẩu chấp nhận hối phiếu hoặc trả tiền

(5b) Ngân hàng thu tiền trao chứng từ cho người nhập khẩu

(6) Ngân hàng thu tiền chuyển tiền (hoặc hối phiếu) cho ngân hàng ủy thác

(7) Ngân hàng ủy thác trả tiền hoặc trao hối phiếu cho người xuất khẩu

2.2.3.3 Phương thức chuyển tiền:

Người chuyển tiền chủ động yêu cầu ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhấtđịnh để trả cho một người nào đó ở nước ngoài

Phương thức này được dùng phổ biến trong các trường hợp chi trả khác như tiền bồithường thiệt hại, tiền thừa, các khoản dịch vụ…

Sơ đồ tổng quát về phương thức chuyển tiền như sau:

Hình 7: Phương thức chuyển tiền Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

Chú thích:

(3)

(4)

(1)(2)

Người chuyển tiền

Người thụ hưởng( xuất khẩu)

Ngân hàngchuyển tiền

Ngân hàng trả tiền

Trang 19

(1) Người thụ hưởng (người bán, xuất khẩu…) căn cứ hợp đồng thương mại tiếnhành giao hàng cho người mua, người xuất khẩu kèm các chứng từ liên quan.

(2) Trên cơ sở các chứng từ do bên xuất khẩu gửi đến người trả tiền tiến hành lậplệnh chuyển tiền gửi ngân hàng để trả tiền cho người thụ hưởng

(3) Ngân hàng chuyển trích tiền trên tài khoản của người chuyển tiền ( hoặc do họnộp vào) để chuyển sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (ngân hàng trả tiền)bằng thư (M/T) hoặc bằng điện (T/T)

(4) Ngân hàng trả tiền tiến hành trả tiền cho người thụ hưởng sau khi nhận được tiền

từ ngân hàng tiền chuyển đến

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ chuyển ngân một cáchthuần túy (tuy nhiên cần kiểm tra để ngăn chặn việc chuyển ngân trái phép); làmnhiệm vụ đó ngân hàng (chuyển tiền và trả tiền) thu một số thủ tục phí mà không bịràng buộc trách nhiệm trong thanh toán

Trình tự thủ tục thực hiện thanh toán theo các phương thức thanh toán quốc tế nóitrên, vừa phải tuân thủ thông lệ và tập quán quốc tế, vừa phải phù hợp với quy địnhhiện hành của Việt Nam

3 TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

3.1 Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng

Các NHTM, TCTD cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, để phục vụ thanhtoán chuyển tiền giữa người mua với người bán, giữa người trả tiền với người thụhưởng… Trong quá trình thực hiện thanh toán nếu có phát sinh thanh toán giữa cáckhách hàng có tài khoản thanh toán tại một ngân hàng, hoặc tại 2 ngân hàng nhưngcùng nằm trong cùng một hệ thống của ngân hàng đó, thì các ngân hàng này tự tổchức hệ thống thanh toán nội bộ Tổng giám đốc các NHTM sẽ quy định các điềukiện tiêu chuẩn, thủ tục và quy trình thanh toán của hệ thống thanh toán nội bộ.Trường hợp nếu người mua, người trả tiền có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng,nhưng người bán, người thụ hưởng có tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng khác thìphải thông qua một hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tức là nảy sinh vấn đề luânchuyển thanh toán giữa ngân hàng này với ngân hàng khác Trong trường hợp như

Trang 20

vậy, các NHTM, các TCTD cần có sự trợ giúp của NHTW để thực hiện và hoànthành quá trình thanh toán

Để tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng, NHTW căn cứ vào những điều kiện

cụ thể trong giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới … để áp dụng hình thứcthanh toán liên ngân hàng cho phù hợp (thanh toán liên ngân hàng song phương haythanh toán liên ngân hàng đa phương)

Thanh toán liên ngân hàng song phương: được tiến hành giữa hai tổ chức cung

ứng dịch vụ ngân hàng (ngân hàng, TCTD) Trong đó, các điều kiện thanh toán,những cam kết, thủ tục và quy trình thanh toán … đều do 2 bên thỏa thuận với nhaunhưng phù hợp với quy định của pháp luật Thanh toán song phương được thực hiệnbằng cách 2 bên mở tài khoản thanh toán cho nhau và mọi giao dịch song phươngđều được thực hiện từ tài khoản này

Thanh toán liên ngân hàng đa phương: Tất cả các NHTM, TCTD làm dịch vụ

thanh toán nếu phát sinh các quan hệ giao dịch với nhiều đối tác, và có tính chấtthường xuyên thì được quyền tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng.NHTW có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thanh toán này với các hình thức thanh toán

bù trừ sau đây:

Thanh toán bù trừ là hình thức thanh toán được thực hiện bằng kỹ thuật xử lý bù trừ giữa các thành viên tham gia thanh toán trong một địa bàn nhất định Theo đó

các thành viên tham gia thanh toán chỉ nhận hoặc phải trả số tiền chênh lệch sau khi

bù trừ số phải thu và phải trả của họ đối với các thành viên khác Đây là hình thứcthanh toán tiên tiến, tiết kiệm được nhiều chi phí

Các NHTM, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng khi tham gia thanh toán bù trừ phảithõa mãn các điều kiện sau:

(1) Phải mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh NHTW chủ trì thanh toán

(2) Có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ, trong đó phải giới thiệu tên của giao dịchviên (GDV) đăng ký chữ ký mẫu (người trực tiếp giao nhận chứng từ)

(3) Có văn bản cam kết thực hiện giao dịch bù trừ theo quy định và phải thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ của họ đối với các thành viên khác

(4) Phải đủ điều kiện vật chất và đội ngũ chuyên môn để tiến hành giao dịch bù trừ

Trang 21

(5) Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của các số liệu theo chứng từthanh toán, nếu có sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu kỷ luậtthanh toán.

Có 2 hình thức thanh toán bù trừ:

Thanh toán bù trừ thủ công (thanh toán bù trừ giấy) quy trình cụ thể như sau:

Mở tài khoản thanh toán bù trừ tại NHTW và tại các ngân hàng thành viên Cụ thể:

(i) Tại ngân hàng thành viên thì Bên Nợ ghi: các khoản phải thu từ ngânhàng khác; số chênh lệch phải thu sau khi bù trừ Và bên Có ghi: các khoảnphải trả ngân hàng khác; số chênh lệch phải trả sau khi bù trừ

(ii) Số dư bên Nợ qua tài khoản này phản ánh số chênh lệch phải thu vàngược lại số dư bên Có phản ánh số chênh lệch phải trả

Cách tổ chức thanh toán: Theo đúng giờ quy định GDV thanh toán bù trừ để giaonhận chứng từ và ký nhận lên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ cho nhau (bảng kê12), sau đó khi đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên bảng kê số 14 rồi nộp lại choNHTW (chi nhánh chủ trì thanh toán)

Ngân hàng chủ trì căn cứ số liệu ở bảng kê số 14 của các ngân hàng thành viên sẽlập bảng kết quả thanh toán bù trừ cho mỗi thành viên Đồng thời lập bảng tổng kếtthanh toán bù trừ để kiểm tra tính chính xác của số liệu thanh toán Nếu đều khớpđúng thì giao cho mỗi ngân hàng thành viên một bảng kết quả thanh toán và giảiquyết như sau:

(i) Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu nhỏ hơn phải trả (thiếu), thìngân hàng chủ trì sẽ trích tài khoản của ngân hàng này (ghi Nợ) để chuyểnvào tài khoản bù trừ (bên Có); nếu tài khoản tiền gửi thiếu hoặc không đủ số

dư để trả thì GDV của ngân hàng đó sẽ ký đơn vay nợ ngân hàng chủ trì,hoặc vay ngân hàng khác có tiền dư thừa trên tài khoản

(ii) Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu lớn hơn phải trả thì ngânhàng chủ trì sẽ trích tiền từ tài khoản thanh toán bù trừ (ghi Nợ) để chuyểnvào tài khoản tiền gửi ngân hàng thành viên đó

Thanh toán bù trừ điện tử: là hình thức thanh toán bù trừ với kỹ thuật hiện

đại, tiên tiến để truyền số liệu, nhận số liệu và xử lý số liệu qua mạng máy tính đã

Trang 22

được mã hóa với hệ thống mã hóa, bảo mật, chữ ký điện tử … cho phép xử lý bù trừvới tốc độ nhanh chóng, an toàn và chính xác cao.

3.2 Tổ chức thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHTW

Áp dụng giữa các NHTM khác hệ thống, giữa các NHTM với các TCTD khác CácNHTM này mở tài khoản tiền gửi tại NHTW khác nhau không cùng địa bàn Nếutài khoản tiền gửi mở tại một chi nhánh NHNN thì thanh toán từng lần vẫn được,tuy nhiên trong trường hợp này các bên tham gia thanh toán bù trừ thì tốt hơn.Hình thức thanh toán:

 Thanh toán từng lần qua NHTW bằng chứng từ giấy Khi chi nhánh NHTWnhận được chứng từ (giấy) của NHTM bên trả tiền chuyển đến, chi nhánhNHTW sẽ ghi nợ TK tiền gửi của ngân hàng phải trả tiền để chuyển đến bênngân hàng nhận qua NHTW Chi nhánh NHTW bên nhận, khi nhận được báocáo Có sẽ ghi có vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng bên nhận và báo cócho ngân hàng này

 Thanh toán từng lần qua NHTW bằng điện tử Cách thanh toán này cũngtương tự như trên nhưng toàn bộ quy trình chuyển chứng từ, nhận chứng từ

và xử lý thanh toán đều được thực hiện bằng kỹ thuật điện tử qua mạng máytính Các chứng từ sử dụng trong hình thức thanh toán này là chứng từ điệntử; các chữ ký liên quan cũng là chữ ký điện tử đã được mã hóa an toàn.Khi thực hiện thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHTW, các ngân hàngthành viên phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán Trường hợp tàikhoản không đủ số dư thì NHTW thực hiện thanh toán theo trật tự ưu tiên sau đây:

 Lệnh thanh toán khẩn được ưu tiên đầu tiên

 Lệnh thanh toán đến trước

4 HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Tổ chức hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt Nam gắn liền với việc hoànthiện mô hình tổ chức của các hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ:

Thời kỳ trước năm 1989: Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành

ngân hàng 1 cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thống thanhtoán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống Phương thứcthanh toán vốn giữa các NH được sử dụng là phương thức THANH TOÁN LIÊN

Trang 23

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG, trong đó các chi nhánh trong hệ thống trực tiếpchuyển tiền thanh toán vốn với nhau, ngân hàng trung ương làm nhiệm vụ kiểmsoát, đối chiếu liên hàng cho toàn hệ thống.

Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế

hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó hệ thống NH 1 cấp cũng đượcchuyển thành NH 2 cấp với nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống NH Nhà nước,các hệ thống Ngân hàng thương mại… Việc cân đối vốn, điều hoà vốn được tổ chứctheo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống NH đã tổ chức 1 hệ thống thanh toán đểgiải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống

Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, có hệ thống thanh toán liên ngânhàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệthống

Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực khôngngừng tăng lên Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xuhướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâmthanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực vàtoàn quốc đạt hiệu quả cao

4.1 Căn cứ pháp lý

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 (Khoản 16

Điều 4) đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong việc “Tổ chức, quản lý,giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngânhàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trongnền kinh tế”

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2012 về thanh toán

không dùng tiền mặt (Khoản 1 Điều 24 và Điều 26) cũng quy định:

Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toánquốc gia để đảm bảo sự thông suốt, an toàn và hiệu quả của hoạt động thanh toántrong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệthống tài chính quốc gia

Trang 24

Ngân hàng Nhà nước xây dựng chiến lược, chính sách và các quy định về giám sátcác hệ thống thanh toán để đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả củacác hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chí và xác định các hệ thống thanh toán quantrọng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán bằng các biện pháp giám sát

từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết

Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán có trách nhiệm chấp hành các quy định

và các khuyến nghị về giám sát của Ngân hàng Nhà nước; ban hành các quy địnhnội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử

trong hoạt động ngân hàng

Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng

tiền mặt  

Quyết định 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/12/2006 phê

duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010

Quyết định 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2011 phê duyệt đề

án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng

dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

4.2 Thực trạng hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam

Hiện nay hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam chủ yếu được xử lýqua: (i) Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; (ii) Hệ thống thanh toán bù trừđiện tử / bù trừ giấy; (iii) Hệ thống thanh toán do các NHTM chủ trì, vận hành; (iv)

Hệ thống chuyển mạch thanh toán bù trừ và quyết toán thẻ liên ngân hàng; (v) Hệthống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán

Riêng đối với các giao dịch thanh toán quốc tế được chủ yếu xử lý qua Dịch vụchuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union(WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác vớicác tổ chức quốc tế Bên cạnh đó, từ năm 2007, NHNN cũng chấp thuận, chỉ địnhNHTMCP Ngoại thương Việt Nam hoạt động với tư cách là ngân hàng thanh toán

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w