Tiểu luận môn Thương mại điện tử Nghiên cứu vấn đề thanh toán qua mạng Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa Internet đang phát triển mạnh mẽ, hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội,… đều đang được ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi. Cùng với sự phát triển đó, thương mại điện tử cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó, vấn đề thanh toán trực tuyến là then chốt.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
3.1 Khách thể 5
3.2 Đối tượng 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN 2 NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUA MẠNG 6
1.1 Khái niệm thanh toán 7
1.2 Lợi ích của thanh toán qua mạng 8
1.3 Hạn chế của thanh toán điện tử 12
1.4 Yêu cầu đối với thanh toán điện tử 13
1.5 Thực trạng của hoạt động thanh toán 14
1.6 Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam 18
Trang 2CHƯƠNG II CÁC THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ 22
2.1 Thanh toán bằng thẻ tín dụng 22
2.2 Thanh toán qua tài khoản ngân hàng 24
2.3 Thanh toán qua đơn vị tín dụng trung gian 24
2.4 Trao đổi dữ liệu tài chính 26
2.5 Thanh toán bằng ví điện tử 26
2.6 Thanh toán bằng thẻ ghi nợ 27
2.7 Thanh toán bằng thẻ điện thoại 28
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 29
3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 30
3.2 Đối với các tổ chức kinh doanh 33
3.3 Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường thẻ trong thời gian tới 35
PHẦN 3 KẾT LUẬN 43
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua một quá trình nghiên cứu tích cực và nghiêm túc dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô “Đặng Thị Vân Anh”, chúng em đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu vấn đề thanh toán qua mạng” Chúng em xin chân thành cảm ơn cô trong
suốt thời gian qua đã hướng dẫn, chỉ bảo chúng em tận tình trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Hưng Yên nói chung và quý thầy cô khoa Công nghệ thông tin nóiriêng đã tạo điều kiện cho chúng em được hoàn thành một cách tốt nhất đề tài này
Do thời gian không có nhiều, vì vậy chúng em rất mong nhận được sựhướng dẫn, chỉ bảo nhiều hơn nữa của quý thầy cô và các bạn để chúng em tiếp tụcnghiên cứu và phát triển đề tài này
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bao gồm tất cả các dịch vụ traođổi, mua bán trong môi trường mạng
Trang 5Cùng với sự phát triển đó, thương mại điện tử cũng đang phát triển rất mạnh
mẽ Trong đó, vấn đề thanh toán trực tuyến là then chốt
Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt làthương mại điện tử đã mang lại nhiều thành công cho các doanh nghiệp, cánhân, đồng thời cũng mang lại lợi ích rất lớn cho người mua bởi đặc tích củathương mại điện tử là nhanh chóng, thông tin có ở khắp mọi nơi… Tuy nhiênvấn đề then chốt là thanh toán trực tuyến hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả tối
ưu nhất
Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại điện tử nói chung và vấn đề thanh toán qua mạng nói riêng đãcho những thành tựu quan trọng và đáng mừng trong lĩnh vực kinh tế nước nhà.Tuy nhiên việc thanh toán trực tuyến – mấu chốt của thương mại điện tử - cầnphải được cải tiến và đưa ra phương hướng xử lý tối ưu nhất để hoàn thiện hệthống thương mại điện tử Điều này nói lên tính cấp thiết của đề tài trong việcgiải quyết bài toán thực tiễn
Trang 6Xuất phát từ những lý do trên, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu vấn đề thanh toán qua mạng” để làm bài tập lớn môn học “Thương mại điện
tử”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
Nghiên cứu tổng quan về thương mại điện tử để làm cơ sở cho việc tìm hiểucác phương thức thanh toán trực tuyến
Phân tích được thực trạng của vấn đề thanh toán trực tuyến trong thực tếhiện nay
Đưa ra kiến nghị hoặc phương hướng phát triển, cải thiện hệ thống thanhtoán trực tuyến trong thực tế của thương mại điện tử nước nhà
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là:
Các doanh nghiệp, cá nhân có hệ thống thương mại điển lớn trong môitrường mạng
Vấn đề thanh toán trực tuyến và các vấn đề xoay quanh thanh toán trựctuyến của thương mại điện tử
Trang 7PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUA MẠNG
Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủyếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ Các giao dịch B2C và C2C tựphát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về phápluật Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mạiđiện tử chưa được xây dựng Đến năm 2006, khung pháp lý về thương mại điện tử
cơ bản đa hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàngtiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh múnvới dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừnglại ở tiện ích cung cấp thông tin
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đa có bước phát triển mạnhvới một số đặc điểm chính sau:
- Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến: Tháng
2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạngInternet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng Th áng 4/2007,mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cungcấp các giao dịch thanh toán hoá đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm,v.v qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS) và ePOS Dịch vụ Fast-Vietpaycủa Ngân hàng Kỹ Thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á cho phép chủ thẻthanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website Tháng 10/2007, Công tyGiải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toánVnTopUp qua điện thoại di động
- Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ: 27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng
thanh toánSmartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong
Trang 8Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đagiúp thị trường thẻ phát triển mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho ngườitiêu dùng Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đa
ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thựchiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử
- Đa dạng hoá các loại hình thanh toán điện tử: các kênh thanh toán điện tử phổ
biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến quaInternet
1.1 Khái niệm thanh toán
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của bên (người hoặc công ty, tổ chức)
cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong mộtgiao dịch có ràng buộc pháp lý
Thanh toán truyền thống
Mua bán là hình thức thường gặp nhất của giao dịch tài chính Một mónhàng khác hoặc được qui thành tiền Giao dịch này làm cho lượng tiền của ngườimua giảm đi và người bán tăng lên
Thanh toán qua mạng
Là hình thức thanh toán có sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ cao, cácgiao dịch được tiến hành qua mạng Thanh toán qua mạng là việc thanh toán tiềnqua các thông điệp điện tử thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt Về mục đíchthanh toán qua mạng là hệ thống cho phép các bên tham gia có thể tiến hành muabán được Tuy nhiên, các bên giao dịch thì lại hoàn toàn mới, người thực hiện giaodịch xử lý thanh toán bằng phương pháp thông qua các khâu được thực hiện trênmáy tính
Trang 9Với thanh toán qua mạng, các bên mua – bán có thể giao dịch với nhau,không phải gặp nhau, không cần dùng tiền mặt Các bên trong hệ thống TTQM sẽtrao đổ với nhau các chứng từ số hóa Bên được thanh toán có thể thông wua ngânhàng của mình để chuyển tiền vào tài khoản của mình Các quá trình này đượcphản ánh trong các giao thức thanh toán của hệ thống, đó là thứ tự các bước gửithông tin và xử lý số liệu giữa các bên, mục đích là chuyển đầy đủ các chứng từthanh toán, đảm bảo an toàn và công bằng cho bên theo yêu cầu tường minh banđầu.
1.2 Lợi ích của thanh toán qua mạng
1.2.1 Một số lợi ích chung của TMĐT
- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử
Xét trên nhiều phương diện, TTQM là nền tảng của các hệ thống thương mạiđiện tử Sự khác biệt cơ bản giữa TMĐT với các ứng dụng khác cung cấp trênInternet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này Do vậy, việc phát triểnTTQM sẽ hoàn thiện hóa TMĐT, để TMĐT được theo đúng nghĩa của nó – cácgiao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhâncủa mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tự động.Một khi thanh toán trong TMĐT an toàn, tiện lợi, việc phát triển TMĐT trên toàncầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Interet
- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa
Thanh toán trong TMĐT với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ
và hàng hóa Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó
có thể yên tâm tiến hành giao hàng 1 cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tưtiếp tục sản xuất, nhanh, an toàn… TTQM giúp thực hiện thanh toán nhanh, antoàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với
Trang 10thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thóiquen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
- Hiện đại hóa hệ thống
Tiên cao hơn 1 bước, TTQM tạo ra 1 loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉthoản mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóathông thường Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịchgiảm bớt đáng kể và giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịchgiảm bớt đáng kể giao dich sẽ trở lên an toàn hơn Tiền số hóa không chiếm mộtkhông gian hữu hình nào mà có thể chuyển 1 nửa vòng trái đất chỉ trong chớp mắtbằng thời gian của ánh sáng Đây sẽ là 1 cơ cấu tiền tệ mới, 1 mạng tài chính hiệnđại gắn liền với mạng Internet
1.2.2 Một số lợi ích của ngân hàng
- Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh
Giảm chi phí văn phòng: giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tácnghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử
Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chinhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internte banking để
mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ
- Đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm
Trang 11Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân Đó là dịch vụngân hàng tiêu dùng và bán lẻ Ngân hàng điện tử với sự trợ giúp của công nghệthông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và liên tục.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh
Ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống kháchhàng rỗng rãi và bền vững Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh
1 khách hàng có thể đi tới máy rút tiền tự động của 1 ngân hàng khác và thực hiệngiao dịch trong vài phút Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là 1 đặcđiểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình
- Thực hiện chiến lược toàn cầu hoá
Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó
là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược toàn cầu hóa, chiến lược bành trướng
mà không cần phải mở thêm chi nhánh Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí dokhông phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn,đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn
- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
Thông qua Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tàichính, giá trị tài sản, các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đíchxúc tiến quảng cáo Có thể ngân hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chínhtrực tuyến, song bằng cách thiết lập các trang web của riêng mình với chức năngban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng quamạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngânhàng điện tử và hòa mình vào xu thế chung
Trang 121.2.3 Một số lợi ích đối với khách hàng
- Khách hàng có thể tiếp kiệm chi phí
Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất sơvới phương tiện giao dịch khác Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi 1 khicác ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất làvới các ngân hàng ảo, các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm đirất nhiều
- Khách hàng tiết kiệm thời gian
Đối với các giao dịch ngân hàng từ internet được thực hiện và xử lý mộtcách nhanh chóng và hết sức chính xác Khách hàng không cần phải tới tận vănphòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phảixếp hàng để chờ tới lượt mình Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thểtiếp cận với bất cứ một giao dịch của ngân hàng nào bất cứ thời điểm nào hoặc ởbất cứ nơi đâu họ muốn
- Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng,
kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất Chỉ trong chốc lát, qua máy
vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp vớingân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụcông cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ,
mở và điều chỉnh thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán vớingân hàng
Trang 131.3 Hạn chế của thanh toán điện tử
- Gian lận thẻ tín dụng
Rủi ro đối với chủ thẻ
Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải làchủ thẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủthẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN Việc để lộ số PIN có thẻ là do chủ thẻ vôtình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp phải tìnhtrạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng thẻ tại nhiều điểm thanh toánthẻ khác nhau với mức thanh toán thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn mứcthanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hoạn mức thanh toán trongthẻ Một hình thức lừa dối khác từ phía chủ thẻ là do việc lợi dụng tính chất thanhtoán quốc tế của thẻ để thông đồng với người khác chuyển thẻ ra nước khác đểthanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú
Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán
Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động thanh toán thẻ song các ngânhàng thanh toán cũng có thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép chocác khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức quy định Bên cạnh đó, nếu khôngkịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị mất hoặc bị vôhiều mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân hàng pháthành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này
Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ
Trang 14Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu là bị từ chối thanh toán cho sốhàng hóa cung ứng ra vì các lý do liên quan đến thẻ Đó là việc thẻ bị hết hiệu lựcnhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặc dù đã được thông báo Tự
ý sửa đối các hóa đơn (vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân hàng phát hiện ra thì cũng
sẽ không được thanh toán
- Vấn đề bảo mật thông tin
Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng lànghĩa vụ của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vớitrình độ khoa học rất phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thốngngân hàng qua mạng internet ngày càng phát triển và tinh vi thì việc lưu chuyểnthông tin của khác hàng qua mạng internet không còn thực sự an toàn đối với cácgiao dịch qua mạng:
Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền internet
Bất cần các nhân viên ngân hàng khi thực hiên các yêu cầu bảo mật
Bất cần từ chính khách hàng để lộ thông tin trong các giao dịch ngân hàng
Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiều quả hoặc lỗi từ các phần mềm
1.4 Yêu cầu đối với thanh toán điện tử
Trang 15Cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như internet vì đây sẽ là mụctiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker… do dịch
vụ trên internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọikhách hàng mọi thành phần trong xã hội Chính vì vậy phải đảm bảo khả dụngnhưng chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật, thông tin cá nhânhoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi
- Giấu tên(nặc danh)
Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của họ phải đượcgiữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ các thông tin về người bán được thanhtoán Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng
- Khả năng có thể hoán đổi
Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác Có thể dễ dàng chuyển
từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển tiền từ quỹ tiền điện tử về tài khoản cánhân Từ tiền điện tử có thể phát hánh séc điện tử, séc thật Tiền số bằng ngoại tệnày có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất
- Hiệu quả
Chi phí cho mỗi giao dịch nên chỉ là một con số rất nhỏ (gần bằng 0), đặcbiệt với những giao dịch giá trị thấp
- Tính linh hoạt
1.5 Thực trạng của hoạt động thanh toán
1.5.1 Lượng tiền mặt lưu thông còn cao
Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong các giao dịchhàng ngày của người dân Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng
Trang 16lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân Theo khảo sát củaNgân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp trên
cả nước (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80%), đối với những doanhnghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao dịch của doanh nghiệpđược tiến hành qua hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì
tỷ lệ này chỉ còn 47% Đối với hộ kinh doanh, 86,2% hộ chi trả hàng hoá bằng tiềnmặt Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch của doanhnghiệp, đặc biệt là giao dịch với người tiêu dùng còn ở mức rất cao Tuy nhiên,khoảng hai năm trở lại đây, hoạt động thanh toán trong ngân hàng đã có những dấuhiệu khả quan với sự ra đời của nhiều phương thức thanh toán mới Những dịch vụnày đa phần nào giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán của doanhnghiệp và người tiêu dùng Theo Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn2006-2010 và định hướng đến năm 2020, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiệnthanh toán có xu hướng giảm dần Năm 1997 tỷ trọng này là 32,2%, nhưng đếnnăm 2001, con số này giảm xuống còn 23,7%, năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là19% và đến đầu tháng 3 năm 2006 còn 18,5%
Hình 1.1 Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán
Trang 17Nguồn: Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và địnhhướng đến năm 2020.
Tuy tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán trong các năm vừaqua có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao, trung bình chiếm khoảng 20% tổng giátrị thanh toán trên các phương tiện nói chung Theo đánh giá của Ngân hàng Nhànước, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có biến chuyển songNhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc hạnchế lưu lượng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày, tiến tới sử dụng hệ thống thanhtoán điện tử toàn diện
1.5.2 Số tại khoản cá nhân ngày càng tăng
Trước đây chỉ doanh nghiệp và người có thu nhập cao sử dụng các dịch vụthanh toán qua hệ thống ngân hàng Đại đa số người lao động làm việc tại doanhnghiệp vừa và nhỏ hoặc khu vực chính phủ đều chưa tiếp cận với phương thứcthanh toán này Thời gian thực hiện lâu và chi phí cao đa khiến các dịch vụ thanhtoán ngân hàng không thể phổ cập trong hoạt động giao dịch hàng ngày của ngườitiêu dùng Tuy nhiên, môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đang được cảithiện với xu hướng tạo điều kiện cho các phương thức thanh toán điện tử ra đời vàphát triển Thanh toán điện tử liên ngân hàng đa đạt được những hiệu quả ban đầu(trình bày tại phần 1.5.3 dưới đây) Đặc biệt, các ngân hàng thương mại đã đầu tưthích đáng để phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá tiện ích nhằm nâng cao chấtlượng dịch vụ Nhờ có cải tiến trong kỹ thuật, số lượng giao dịch thanh toán được
xử lý điện tử chiếm tỷ trọng ngày một cao, giúp giảm bớt chi phí và tiết kiệm thờigian Với nỗ lực không nhỏ từ phía ngân hàng cũng như cơ quan quản lý nhà nước,hoạt động thanh toán đa có những bước phát triển đáng ghi nhận Việc gia tăng sốtài khoản cá nhân là một trong những hệ quả khá rõ ràng Từ năm 2000 đến nay, sốtài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng đa có bước phát triển nhảy vọt
Trang 18Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm vào khoảng 150% đối với số tài khoản cánhân và 120% đối với số dư tài khoản.
Hình 1.2 Số lượng tài khoản cá nhân giai đoạn 2000- 2007
Số lượng tài khoản tăng nhanh là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành ngânhàng trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán Đây cũng là giải pháp hữu hiệu
để giảm lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán thời gian tới Do đó, hệ thống cácngân hàng thương mại Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao hiệu quảhoạt động thanh toán điện tử trong bối cảnh lượng tài khoản cá nhân ngày càngnhiều
1.5.3 Mở rộng đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán
Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượngtham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sangcác tổ chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấpgiải pháp thanh toán, v.v Vì vậy, cạnh tranh không chỉ diễn ra trong ngành ngânhàng mà còn giữa ngân hàng với các tổ chức làm thanh toán khác Mức độ cạnh
Trang 19giới thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngàycàng được đáp ứng tốt hơn Xu hướng liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng đabắt đầu hình thành Lợi ích của xu hướng này là giúp các ngân hàng thương mạinhỏ vượt qua được những hạn chế về vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ phục
vụ việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đặc biệt là hình thức thanh toán thẻ.Chính nhờ mối liên kết giữa các ngân hàng riêng lẻ mà tính tiện ích trong thanhtoán được cải thiện, tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển tại Việt Nam Như vậy,hoạt động thanh toán thời gian qua đa có những bước tiến khá rõ nét Việc sử dụngtiền mặt trong giao dịch vẫn cao nhưng đa có xu hướng giảm dần Các nhà cungcấp dịch vụ thanh toán buộc phải tự cải tiến dưới sức ép của môi trường cạnh tranhcũng như yêu cầu của khách hàng ngày càng cao cả về chất và lượng Thanh toánđiện tử được coi là chìa khoá củacác doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toánnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiệnnay
1.6 Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam
1.6.1 Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ
Thanh toán thẻ được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện
tử tại Việt Nam Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cở sở phục
vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002 Trong đó, công nghệcho thanh toán thẻ là hoạt động được ưu tiên triển khai Sau 5 năm, các ngân hàng
đa hình thành một mạng lưới máy giao dịch tự động ATM và đơn vị chấp nhận thẻkhá rộng Số lượng thẻ phát hành năm 2006 chỉ đạt khoảng 4 triệu thẻ thì đến năm
2007 con số này đa tăng gấp đôi (hơn 8 triệu thẻ) Số lượng máy ATM cũng tăngmạnh từ 2.500 máy năm 2006 lên hơn 4.000 máy năm 2007
Trang 20Bảng 1.1 Một vài số liệu thống kê về thị trường thanh toán thẻ năm 2007
Theo Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 03/7/2007 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng có thể phát hành một loại thẻthanh toán mới, đó là thẻ trả trước vô danh với hạn mức 5 triệu đồng Hình thứcthẻ này ra đời với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong thanh toán Hơn nữa, hai lợiích cơ bản bao gồm tiết kiệm thời gian và chủ động trong chi tiêu cũng là ưu điểmcủa loại hình thẻ thanh toán nói trên Thanh toán bằng thẻ trả trước vô danh đóngvai trò như một phương thức bổ sung cho hoạt động thanh toán điện tử mà hệthống ngân hàng đang chú trọng đẩy mạnh
1.6.2 Liên minh thẻ ngân hàng
Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một tăng, mạng lưới thanhtoán, loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề khókhăn chính là việc liên kết các hệ thống thanh toán của nhiều ngân hàng khác nhaunhằm cắt giảm chi phí và tăng tính tiện dụng cho khách hàng, đồng thời nâng caohiệu quả hoạt động của ngành nói chung Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Namhiện đang tồn tại 4 liên minh thẻ Đó là liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minhthẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của Ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvngồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ/Sacombank Trên lý thuyết, thẻ của mỗi ngân hàng thành viên có thể thực hiệngiao dịch trên máy ATM của các ngân hàng khác trong liên minh Tuy nhiên, hiện
Trang 21khách hàng của ngân hàng này vẫn chưa thể thực hiện thao tác chuyển khoản trênATM của những ngân hàng khác trong cùng liên minh.
Nhóm liên minh thẻ do ngân hàng VCB khởi xướng đa thực hiện thành côngviệc kết nối thanh toán thẻ giữa 17 ngân hàng thành viên Đây là nỗ lực rất lớn củanhững ngân hàng nói trên trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàngthông qua tạo lập một mạng lưới thanh toán trên máy ATM
Ngày 21/4/2007, hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam được đánh dấu bằng việckết nối thành công 3 ngân hàng bao gồm Ngân hàng Công Th ương Việt Nam(Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàngTMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) thông qua dịch vụ kết nối chuyểnmạch của Banknetvn Theo Banknetvn, hệ thống kết nối của Banknetvn giúp chủthẻ có thể thực hiện giao dịch tại gần 25 nghìn máy ATM trong hệ thốngBanknetvn, chiếm khoảng 60% tổng số ATM trên toàn quốc.77 Qua hai tháng vậnhành chính thức, trên 83 ngàn giao dịch với tổng giá trị trên 23 tỷ đồng đa thựchiện qua hệ thống chuyển mạch 4 ngân hàng trên của Banknetvn và có xu hướngtăng với tốc độ khá nhanh
Như vậy, từ khi chính thức vận hành đến hết tháng 4/2007 đa có khoảng 450giao dịch thực hiện qua hệ thống Con số này tăng gần gấp 3 lần trong tháng5/2007 và tăng gần gấp 5 lần trong tháng 6/2007 Dự kiến cuối năm số lượng giaodịch sẽ tăng lên khoảng 4.000 - 4.500 giao dịch/ngày, xấp xỉ gấp 10 lần so với giaiđoạn đầu mới đi vào hoạt động
Trang 22Hình 1.3 Lượng giao dịch/ ngày thông qua hệ thống chuyển mạch Banknetvn
Dự kiến, trong tương lai gần, 4 ngân hàng tiếp theo là Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Đông
Á (EAB) cũng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ liên ngân hàng thông qua hệ thốngBanknetvn
Như vậy, cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam gồm Ngân hàngAgribank, Ngân hàng Incombank, Ngân hàng VCB và Ngân hàng BIDV đều đatìm cho mình một liên minh thanh toán thẻ để liên kết Th ực tế này chắc chắn sẽgiúp hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn với chi phí thấp,mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và ngân hàng