nói chung và thanh toán điện tử nói riêng
Mặc dù hoạt động phổ biến và tuyên truyền thương mại điện tử bắt đầu diễn ra sôi động trong năm 2005 và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng vẫn chưa nhiều. Theo thống kê của một cuộc điều tra nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở Việt Nam, tiến hành trên 2233 doanh nghiệp ở 5 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh) cho thấy hơn 90% các doanh nghiệp thờ ơ, không quan tâm tới việc xây dựng Website để tự quảng bá mình trên Internet, mặc dù có đủ điều kiện. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc thanh toán điện tử không thể có điều kiện phát triển. Thêm vào đóm thói quan thanh toán trực tiếp của người tiêu dùng Việt Nam, và sự bỡ ngỡ, nghi ngại khi áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến cũng là những rào cản trong việc phát triển thanh toán điện tử.
Như vậy, song song với các hoạt động đào tạo chính qui, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến về lợi ích và các điều kiện cần thiết để ứng dụng thương mại điện tử thông qua các hình thức diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện và đặc biệt là tuyên truyền cần được đổi mới để dễ hiểu, dễ tiếp xúc với đa số người dân, đồng thời có tính đến từng nhóm đối tượng cụ thể như các cán bộ quản lý, doanh nhân, người tiêu dùng, giới trẻ.
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho thanh toán
điện tử
Tính đến năm 2007, hành lang pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng đã cơ bản được thiết lập với hàng loạt các Luật, pháp lệnh, chính sách, các văn bản pháp lý được ban hành trong các năm trước đây…
Tuy nhiên vẫn cần có một số việc cần làm trước mắt. Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử để hoàn thiện khung pháp luật hiện có, các cơ quan nhà nước ần tiến hành rà soát những qui định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp, nhằm loại bỏ những qui định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những qui định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch thông thường và giao dịch điện tử.
3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức
Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về thanh toán điện tử, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm và kỹ thuật, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu của thị trường trong thời gian tới.
Trước mắt, bằng những hình thức thích hợp tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh toán điện tử cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành có liên quan.
Đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo, nghiên cứu về thanh toán điện tử, gắn chặt giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Xây dựng và thực hiện chương trình cử giáo viên đi đào tọa, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đi học, thực tập và nghiên cứu về thanh toán điện tử, áp dụng những chính sách đặc biệt cho việc đào tạo, bồi ưỡng chuyên gia giỏi.
Nhận thức xã hội
Phát triển thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng phải có sự nhận thức sâu sắc của chính phủ, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược và toàn xã hội về cơ hội phát triển và những lợi ích mà nó mang lại. Chính phủ các nhà quản lý, các nhà hoạch định phải nhận thức được cơ hội và lợi ích mà thương mại điện tử mang lại để thiết lập môi trường, vạch ra các chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thích hợp.
Từ chiến lược và giải pháp đó mà có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ có chính sách phát triển. Toàn xã hội nhận thức được cơ hội và lợi ích của
thanh toán điện tử để tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử với tư cách là chủ thể của quá trình.
3.1.4. Phát triển các công nghệ hỗ trợ thanh toán điện tử trên cơ sở khuyến
khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Ban hành và phổ cập các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán điện tử, các tiêu chuẩn chung sử dụng trong thanh toán điện tử, đặc biệt là chuẩn dữ liệu điện tử (EDI và ebXML). Đây là các công cụ quan trọng đặc biệt cho việc triển khai giao dịch thương mại điện tử qui mô lớn. Trong khi các công cụ này đã được phổ biến trên thế giới thì thực tế cho thấy, tính đến hết năm 2005 hầu như chưa có doanh nghiệp hay tổ chức nào ở Việt Nam ứng dụng vào hoạt động của mình (trừ một đơn vị kinh doanh duy nhất ứng dụng thành công EDI ở Hải Phòng).
Khuyến khích hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.
3.1.5. Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử
nói riêng
Ưu tiên hợp tác đa phương với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên hợp quốc như UNCTAD, UNVITRAL, UNCEFACT.
Ưu tiên hợp tác song phương với các nước có trình độ tiên tiến về thương mại điện tử, trên cơ sở đó tiếp thu các kinh nghiệm qúy giá về nhân lực, kỹ thuật… nhằm phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong nước.