Với các ngân hàng nói riêng: Hình thành liên minh chặt chẽ cho thị trường thẻ cũng như thị trường thanh toán điện tử: Việc triển khai các mô hình kết nối và cung cấp dịch vụ là bước đi tất yếu trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang kinh tế điện tử. Ưu điểm của phương pháp này trước tiên là giúp người tiêu dùng thuận lợi trong hoạt động giao dịch hàng ngày, giúp khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật mà ngành ngân hàng đã đầu tư trang bị, hạn chế lãng phí và xây dựng thói quen tiêu dùng văn minh.
Chủ động tìm hiểu lợi ích của thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng. Mặc dù thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển khá rầm
rộ trong những năm gần đây, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn vẫn chưa hiểu rõ về lợi ích của nó, mà một trong những khâu quan trọng nhất là thanh toán. Hầu hết các doanh nghiệp đều có rất ít thông tin cũng như ít tìm hiểu về các phương thức, cách thức hoạt động, cũng như những ưu điểm của thanh toán điện tử mang lại. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã nắm bắt được lợi ích, cũng như biết cách ứng dụng thương mại điện tử từ lâu, đó là nguyên nhân vì sao thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn.
3.2.1. Xác định phương thức thanh toán điện tử phù hợp và có chính sách đầu
tư một cách hợp lý
Một số doanh nghiệp đã áp dụng thương mại điện tử và nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của thanh toán điện tử, tuy nhiên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc triển khai cụ thể. Trong rất nhiều các phương thức thanh toán điện tử hiện nay, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn cho mình
phương thức thanh toán phù hợp với qui mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ, cơ sở hạ tầng, công nghệ,… của mình.
Trên cơ sở đã lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bao gồm kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư vào thiết bị và công nghệ, đầu tư vào nguồn lực con người… Cần đầu tư một cách hợp lý, không nên quá lãng phí, đầu tư một cách ồ ạt, thiết tính toán.
3.2.2. Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật, góp phần hoàn thiện hành
lang pháp lý cho thanh toán điện tử.
Thương mại điện tử là một lĩnh vực rất mới và phát triển cực kỳ mau lẹ nên các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật không phải lúc nào cũng đưa ra được các chính sách hay pháp luật phù hợp với qui luật phát triển của thương mại điện tử. Hơn thế nữa, các chính sách, pháp luật liên quan đến thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng đều có đối tượng là các doanh nghiệp kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể nhận ra được những điểm phù hợp cũng như những điểm còn hạn chế trong các chính sách, pháp luật. Chính vì thế các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo, ban hành luật thông qua việc đóng góp các ý kiến, tham gia các diễn đàn… nhằm hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.