Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường thẻ trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thương mại điện tử Nghiên cứu vấn đề thanh toán qua mạng (Trang 35 - 43)

3.3.1. Mục tiêu phát triển thị trường thẻ

Mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã được xác định tại Quyết định 2453 là: Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển TTKDTM trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán

của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.

Phát triển thị trường thẻ ngân hàng đặt trong mối quan hệ và bối cảnh phát triển TTKDTM trong nền kinh tế, cụ thể: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen TTKDTM trong bộ phận lớn dân cư. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

3.3.2. Giải pháp trong thời gian tới

Để đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ,

phương tiện thanh toán mới, hiện đại, trong đó có sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn về TTKDTM nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.

Thứ hai, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù

hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS; phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia

tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, tập trung phát triển, bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới POS, đảm

bảo hoạt động hiệu quả, thực chất (nhằm đạt mục tiêu đến cuối năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 POS được lắp đặt); trước hết tăng cường lắp đặt, điều chỉnh lại địa điểm lắp đặt máy POS theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ như siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch…; lựa chọn một số địa bàn, thí điểm phát triển thanh toán thẻ qua POS phù hợp với điều kiện ở nông thôn.

 Tiếp tục triển khai và hoàn thành kết nối liên thông hệ thống POS trên toàn quốc trước 31/12/2013; nâng cao chất lượng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ, POS trên toàn quốc. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS qua từng năm; phát triển POS theo hướng làm từng bước vững chắc, triển khai tại các khu vực, đối tượng thuận lợi, có tiềm năng trước, tạo sự lan tỏa, mở rộng dần ra toàn xã hội.

 Phối hợp với Bộ Công thương trong việc yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS và chấp nhận thanh toán bằng thẻ; không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ. Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu có chế tài, biện pháp xử lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định này trên thực tế.

 Khuyếnkhích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội ...). Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm phát triển thẻ chi tiêu công.

 Để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ qua POS trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Quyết định 2453, NHNN xây dựng Chương trình tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2013 - 2015 nhằm xác định các giải pháp, biện pháp một cách tương đối đồng bộ, xây dựng lộ trình, nhiệm vụ triển khai cụ thể, giao chỉ tiêu phù hợp theo từng năm để đạt được mục tiêu đề ra trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua POS.

Thứ tư, tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển

mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dân cư.

Thứ năm,ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.

Thứ sáu, hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) nhằm

mở rộng tích hợp các ứng dụng giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán của các ngân hàng phát hành thẻ.

Thứ bảy, NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ nói chung và thanh toán thẻ qua POS nói riêng cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống.

Thứ tám,đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.

3.3.3. Năm 2013: Nghị định 52/2013/NĐ-CP được ban hành, thiết lập một trật

tự quản lý mới cho các mô hình kinh doanh TMĐT.

Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định cụ thể ba cấp độ quản lý đối với hoạt động TMĐT: 1) Các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website TMĐT bán hàng phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; 2) Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm website TMĐT phải tiến hành đăng ký; 3) Các tổ chức đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải xin cấp phép trước khi hoạt động.

Một điểm nổi bật trong nội dung của Nghị định là việc phân chia các loại hình website TMĐT nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý. Theo đó, các website TMĐT được phân chia thành website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT. Tiếp đến, các website cung cấp dịch vụ TMĐT lại được chia

thành sàn giao dịch TMĐT, website khuyến mại trực tuyến và website đấu giá trực tuyến.

Tương ứng với từng loại hình website TMĐT khác nhau này, Nghị định 52 quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động TMĐT trên website, quy trình phải tuân thủ khi giao kết hợp đồng, các vấn đề an toàn, an ninh trong giao dịch, đồng thời quy định một số biện pháp giám sát của bên thứ ba như hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT, đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT, v.v…

Một điểm cần chú ý nữa trong Nghị định mới về Thương mại điện tử là quy định tại Điều 4 về các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT, trong đó liệt kê cụ thể những hành vi phạm về hoạt động kinh doanh, về thông tin, giao dịch trên website TMĐT và các vi phạm khác. Những quy định này là nhằm ngăn chặn những mô hình kinh doanh không lành mạnh, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của TMĐT.

3.3.4. Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐTwww.online.gov.vn – Công cụ

đắc lực để quản lý hoạt động TMĐT

Nhằm hướng dẫn một số quy định về quản lý các website TMĐT tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ngày 20/6/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, cùng thời điểm với Nghị định này.

Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định cụ thể về các bước tiến hành thông báo, đăng ký website TMĐT, đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT và công bố thông tin trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ www.online.gov.vn.

Thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, các nhóm đối tượng có thể tiến hành thủ tục thông báo và đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương. Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT còn là nơi công bố công khai danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương cũng như các website vi phạm quy định của Nghị định về Thương mại điện tử và các văn bản pháp luật liên quan. Nhờ vậy, người tiêu dùng có thể tra cứu đồng thời trở thành “người giám sát” hoạt động của các website TMĐT thông qua chức năng tiếp nhận ý kiến phản ánh trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT.

Việc ra đời của Nghị định 52/2013/NĐ-CP bao gồm rất nhiều điểm mới trong công tác quản lý và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng đã mang đến sự yên tâm cho người tiêu dùng và cũng là một công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động TMĐT.

Để nâng cao hiệu lực thực thi của quy định pháp luật, các biện pháp chế tài, xử phạt là một trong những biện pháp thường được nhắc đến. Hiện Bộ Công Thương cũng đang soạn thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, trong đó có một mục riêng về “Hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT”. Việc ban hành các biện pháp chế tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực còn mới mẻ và tương đối phức tạp này.

3.3.5. Những thách thức đặt ra trong việc quản lý TMĐT thời gian tới

Mặc dù TMĐT phát triển sôi động trong thời gian qua, tuy nhiênvẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho giao dịch trên mạng, đặc biệt là việc xây dựng lòng tin của người dân và doanh nghiệp. Vấn đề này vượt khỏi phạm vi các biện pháp chế tài và quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước mà đòi hỏi sự chung sức của cả người dân và doanh nghiệp.

Việc ban hành các quy định pháp luật tự thân nó không thể giải quyết được mọi vấn đề. Các quy định pháp luật được xây dựng nhằm đưa ra những chuẩn mực chung về cách hành xử cho những chủ thể tham gia một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Do vậy, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, quy định pháp luật cũng chỉ có thể được xây dựng sau một quá trình quan sát và đúc kết từ các hành vi thực tiễn trong đời sống xã hội. TMĐT và các hoạt động trên nền Internet là một lĩnh vực mới, lại dựa trên những công nghệ liên tục được đổi mới và cập nhật, nên điều này được thể hiện rõ nét hơn so với những lĩnh vực hoạt động truyền thống, nơi mà các hình thái ứng xử, các hành vi của chủ thể đã được định hình từ rất lâu và có sự phát triển tương đối ổn định.

Để những quy định pháp luật có thể được triển khai hiệu quả cần có sự hợp tác của cả doanh nghiệp và người dân. Doanh nghiệp cần phải làm nhiều hơn mức chuẩn mực chung mà pháp luật quy định để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vào một mô hình kinh doanh hay một đơn vị kinh doanh cụ thể. Điều này đòi hỏi nỗ lực liên tục và lâu dài từ phía doanh nghiệp nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu. Và bản thân người tiêu dùng cũng là một lực lượng đáng kể giúp xây dựng môi trường giao dịch lành mạnh, thông qua việc theo dõi, giám sát và phản hồi nhằm loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không nghiêm túc.

Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, định hướng cho người dân và doanh nghiệp hiểu và làm theo các quy định của pháp luật; định hướng cho người dân biết và giao dịch trên những website TMĐT uy tín; tuyên truyền đúng mức để mọi người tránh xa những mô hình kinh doanh vi phạm pháp luật nhưng không gây hoang mang, mất lòng tin vào toàn bộ hoạt động TMĐT; góp phần xây dựng một môi trường TMĐT trong sạch trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thương mại điện tử Nghiên cứu vấn đề thanh toán qua mạng (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w