1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiệp vụ quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

27 710 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Lời nói đầu Trên thế giới, thị trường tự do về ngoại tệ rộng khắp và các NHTM, các quỹ đầu tư cơ bản trên thế giới xúm vào đầu cơ đến nỗi gây ra khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan với những nhà đầu cơ nổi tiếng như gege sorors với cú đầu cơ bán không 10 tỷ USD đã bẻ gãy cột sống đồng bảng Anh 1992. Còn nhớ 15/5/1997 hai ngân hàng ở Anh và Hồng Công đã bán không đồng Bạt với hai cú mỗi cú 2tỷ USD. Ta thấy ngay với 15 cú bán không như vậy đủ làm bay quỹ trừ ngoại tệ 30 tỷ USD của Thái Lan và NHTW Thái Lan buộc phải thả nổi đồng Bạt sau 1,5 tháng và khủng hoảng tiền tệ Đông á đã nổ ra kinh hoàng như thế nào. Như vậy việc quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia là rất cần thiết và quan trọng, đảm bảo cho một quốc gia luôn trong trạng thái có thể thanh toan được với phần còn lại của thế giới và giải quyết các dao động về tỷ giá ngoại hối trong ngắn hạn đẻ tìm ra các giải pháp tiếp theo, xoay vấn đề theo các biến động loại các biến động xấu tác động xấu vào nền kinh tế nước mình . Một quốc gia nếu không có biện pháp quản lý ngoại hối tốt sẽ nhanh chóng đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế trâm trọng suy thoái nền kinh tế trong nước . Một trong những nguyên nhân tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế của Achentina thời gian vừa qua là do nghiệp vụ quản lý ngoại hối quá buông lỏng , xác định giá trị đối ngoại của đồng tiền không phù hợp với thực tế ,quản lý luồng ngoại tệ ra vào không chặt chẽ . Trong quá trình học môn “ Ngân Hàng Trung Ương” , được sự hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn, em xin được trinh bày tiểu luận môn học với đề tài : “ Nghiệp vụ Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”. Do đây là một vấn đề phức tạp ,mà thời gian nghiên cứu và kiến thức học tập của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét ,chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô. Hà Nội , Tháng 9/ 2004 1 1 PHẦN I_ LÝ LUẬN CHUNG I – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1– Thị trường ngoại hối là gì ? Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của nước mình , Mỹ có đồng Đôla , Nhật có đồng Yên, Thái Lan có đồng Bạt , Ên Độ có đồng Rupi,Trung Quốc có đồng Nhân dân tệ, Việt Nam có đồng đơn vị tiền tệ là “ Đồng” ký hiệu quốc tế là “VND”. Thương mại phát triển ,việc buôn bán giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau ( hoặc thông dụng là tiền gửi ngân hàng ghi bằng đồng tiền khác nhau) đồng này đổi lấy đồng kia . Khi một hãng Mỹ mua hàng hoá , dịch vụ hoặc tài sản tài chính của nước ngoài thì USD phải được đổi ra ngoại tệ ( tiền gửi ngân hàng ghi bằng ngoại tệ ) . Việc mua bán tiền và tiền gửi ngân hàng ghi bằng những đồng tiền riêng biệt được tiến hành trên thị trường ngoại hối ( The Foreign exchange Market FOREX) . Các giao dịch tiÕn hành trên thị trường ngoại hối xác định tỷ giá , theo đó các đồng tiền được đổi với nhau đồng 2 2 tiền này ra đồng tiền khác, đến lượt mình xác định giá mua hành hoá và tài sản tài chính nước ngoài . Thị trường ngoại hối không được thiết lập tại vị trÝ địa lý hữu hình nhất định mà nó được định nghĩa như là bất cứ ở đâu diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó gọi là thị trường ngoại hối . Thị trường ngoại hối là thị trường có tính toàn cầu . 1.1 .Tỷ giá là gì ? Do các quốc gia trên thế giới , Phần lớn đều có đồng tiền riêng của nước mình , xu hướng toàn cầu hoá ,tự do hoá thương mại và việc trao đổi các hàng hoá cần thiết đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Các đồng tiền được đổi với nhau đồng tiền này ra đồng tiền khác theo một tỷ lệ nhất định gọi là tỷ giá Như vậy: “ Tỷ gía là giá cả của một đòng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác” 1.2. Các thành viên tham gia trên thị trường Ngoại hối Về nguyên tắc bất kỳ ai muốn đổi một đồng tiền này ra đồng tiền khác đều trở Về nguyên tắc bất kỳ ai muốn đổi một đồng tiền này ra đồng tiền khác đều trở thành người tham gia vào thị trường Ngoại hối. Ở đây chúng ta chỉ tập trung thành người tham gia vào thị trường Ngoại hối. Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào những thành viên quan trọng của thị trường này vào những thành viên quan trọng của thị trường này Các ngân hàng thương mại ( NHTM ) Là nhân vật quan trọng trên thị trường Ngoại hối , tham gia vào thị trường với tư cách là trung gian cho khách hàng và thực hiện một số giao dịch cho chính mình Mục tiêu mà NHTM muốn thực hiện trên thị trường ngoại hối là : cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình một cách có thể. Quản lý trạng thái hối đoái của đồng tiền ở mức độ cần thiết thu lợi nhuận cho ngân hàng nhưng vẫn đạt được hai mục tiêu trên. 1.3.2. Ngân hàng Trung Ương (NHTW) Các tổ chức này không chỉ chịu trách nhiệm phát hành đồng tiền của nước mình và quản lí cung ứng tiền tệ cũng như các mục tiêu khác của chính sách tiền tệ mà còn phải gánh vác trách nhiệm giữ ổn định tỉ giá giữa đồng bản tệ 3 3 với các đồng tiền khác . Điều này hoàn toàn phù hợp với hệ thống “Tỉ giá hối đoái cố định “. Nhưng ngay cả trong hệ thống tỉ giá thả nổi , NHTW cũng thường xuyên buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm duy trì trật tự của thị trường . 1.3.3. Nhóm khách hàng mua bán lẽ . Bao gồm các công ty đa quốc gia ,các nhà đầu tư quốc tế và tất cả ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối .Thường thường ,nhóm khách hàng mua bán lẽ không giao dịch trực tiếp với nhau mà họ thường mua bán qua NHTM. 1.3.4. Những nhà môi giới ngoại hối Thường thì các dao dịch mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau rất Ýt xảy ra ,các NHTM thường tiến hành mua bán ngoại tệ thông qua môi giới Ngoại hối . Các nhà môi giới sẽ thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau trên cơ sở cung cấp tỉ gía chào mua và tỉ giá chào bán cho khách hàng của mình một cách nhanh nhất với giá ưu việt nhất . Để được hành nghề môi giới ,các nhà môi giới phải có giấy phép và các nhà môi giới chỉ cung cấp dịch vô cho khách hàng chứ không mua bán ngoại hối cho chính mình . 1.4. Ngoại hối được mua bán như thế nào ? Bạn không thể đến một nơi tập trung để xem người ta xác định tỉ giá , các đồng tiền không được mua bán tại các Sở giao dịch như thị trường chứng khoán . Thay vào đó thị trường ngoại hối tổ chức thành một thị trường qua tay , tại đó có rất nhiều nhà kinh doanh sẵn sàng mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Các nhà kinh doanh này thường xuyên tiếp xúc với nhau bằng điện thoại và máy tÝnh nên thị trường rất cạnh tranh, thực sự nó hoạt động không khác gì trên một thị trường tập trung. Một điều cần chỉ ra là khi các ngân hàng , các công ty và chính phủ nói về mua và bán tiền trên thị trường ngoại hối ,không phải là họ nắm một nắm giÊy bạc đôla và bán lấy tiền giấy bảng Anh ma phần lớn giao dịch là mua và bán “Tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiền khác nhau .như vậy ,khi chóng ta 4 4 nói một ngân hàng nua bán đôla trên thị trường ngoại hối , cái mà chúng ta thực sự muốn nói là Ngân hàng mua tiền gửi ghi bằng”Đola” 1.5. Chức năng của thị trường ngoai hối Giúp các khách hàng thực hịên các giao dịch Thương mại Quốc Tế . Các ngân hàng Thương mại luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoán đổi ngoại tệ. Giúp chu chuyển vốn tư bản giữa các quốc gia được hiệu quả . Thông qua thị trường ngoại hối , giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu thị trường . Qua thị trường ngoại hối, có thể bảo hiểm cho các khoản thu xuất khẩu các khoản thanh toán nhập khẩu , các khoản đầu tư hay đi vay bằng các ngoại tệ qua các giao dịch kỳ hạn , quyền chọn , hợp đồng hoái đối. Cơ chế quản lý Ngoại hối Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý Ngoại hối hoàn toàn theo cơ chế này , nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả các hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do nhà nước quy định mà các giao dịch ngoại hối phải chấp hành. Các tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nên bị lỗ do tỷ giá thì sẽ nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì nộp cho nhà nước. Cơ chế này thích hợp trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Cơ chế quản lý ngoại hối có điều tiết Trong cơ chế quản lý hoàn toàn, nhà nước áp đặt khống chế thị trường, ngăn chặn sự ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác nguồn vốn bên trong. Nhưng trong nền kinh tế thị trường cách quản lý này không còn phù hợp, nó cản trở và gây khó khăn cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của thương mại và gây khó khăn cho các nền kinh tế khác. Để khắc phục sự áp đặt, nhà nước đã tiến hành điều tiết nhưng gần với thị trường, chỉ kiểm soát ở mức độ nhất định nhằm phát huy tính tích cực của thị trường và hạn chế những nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển và ổn định ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài. 5 5 Bằng công cụ tỷ giá, dự trữ ngoại hối và các yếu tố khác mà NHTƯ có thể chủ động điều chỉnh các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô. Cơ chế tự do Ngoại hối ở các nước phát triển, thị trường hối đoái được quốc tế hoá nên phần lớn thực hiện cơ chế tự do ngoại hối có nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quy định mà không có sự can thiệp của nhà nước. Tỷ giá - giá cả ngoại hối được hình thành theo quy luật cung cầu, phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thi trường. Tỷ giá thả nổi dẫn đến lãi suất, luồng vốn vào và ra hoàn toàn do thị trường chi phối. Hoạt động Ngoại hối của NHTW Hoạt động mua bán ngoại hối . Ngân hàng TW tham gia vào hoạt động mua , bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua bán cuối cùng. Thông qua việc mua bán, NHTW thực hiện giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bảng tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp với ngân hàng TW các nước khác củng cố sức mua đoòng tiền tệ này hay đồng tiện tệ khác để đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho mình. Mua bán trên thị trường trong nước. Trên thị trường hối đoái trong nước, NHTW là người mua bán cuối cùng và chỉ tiến hành mua bán với các ngân hàng thương mại tại hội sở TW của các NHTM mà không trực tiếp mua bán với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái do NHTW công bố, trên thị trường này NHTW có thể sử dụng một phần dự trữ để bán cho NHTM hoặc mua ngoại tệ của các NHTM đưa vào dự trữ. Thông qua việc mua bán , NHTW thực hiện cung ứng tiền hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông, trên cơ sở đó ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. 6 6 Việc giao dịch mua, bán của NHTW với các NHTM trên thị trường hối đoái chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống điện thoại, telex, hoặc máy tính nối mạng giữa NHTW với các NHTM. Trường hợp đặc biệt được quy định, NHTW có thể mua, bán trực tiếp với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng như các doanh nghiệp, cơ quan hoặc các tổ chức khác. Mua bán trên thị trường quốc tế. NHTW thực hiện mua bán trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối. Qua mua bán ngoại hối có chênh lệch giá sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trên thị trường ngoại hối, NHTƯ như thành viên bình thường tham gia nên phải tuân thủ các quy tắc của thị trường nhưng phải đảm bảo bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối Nhà Nước. Nghiệp vụ mua bán ngoại hối làm ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Như vậy Ngân hàng TW thông qua mua bán ngoại hối có thể can thiệp nhằm đặt được tỷ giá mong muốn. Hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng TW. Ngoài việc can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường NHTW còn thực hiện các hoạt động về ngoại hối như : Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ bên ngân hàng, bằng cách đưa ra các quy chế gia nhập thành viên , quy chế hoạt động , quy định giới hạn tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường…. Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản ý ngoại hối. Ban hành các thông tư hươnngs dẫn cụ thể để phục vụ cho việc quản lý được thống nhất khi chính phủ ban hành quy chế về quản lý ngoại hối. Dựa vào luật pháp và điều kiện cụ thể trong từng thời gian, NHTW đưa ra các quy định cần thiết đểcấp giấy phép cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối hoặc có thể thu hồi giaays phép hoạt động ngoại hối của tổ chức cá nhân có biểu hiện vi phạm. 7 7 Kiểm tra , giám sát việc xuất nhập khẩu ngoai hối, kiểm soát các hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. Thực hiện các nhiệm vụ , quyền hạn khác về quản lý ngoại hối . Biên lập cán cân thanh toán. Mục đích quản lý Ngoại hối của NHTW. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối vào tay mình, để thông qua đó nhà nước sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng . Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. NHTW là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, bởi thế nó phải quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhưng không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết sử dụng để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, luôn bảo đảm an toàn không bị rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Do vậy NHTW cần phải mua bán chuyển đổi để phát triển, chống thất thoát sói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện quan hệ thu, chi quốc tế của một nước với nước ngoài. Cán cân thanh toán phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và cầu về ngaọi tệ trong các giao dịch quốc tế nên có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, tỷ giá sẽ vận động theo xu hướng giảm và ngược lại khi cán cân thanh toán bội chi tỷ giá sẽ có xu hướng tăng. Nếu không có sự can thiệp của NHTW tỷ giá sẽ tăng hoặc giảm theo cung cầu thị trường ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên ởnhiều nước, NHTW đống vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTW muốn ổn định tỷ giá thì NHTW hoặc là mua vào sổ ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương ứng 8 8 hoặc NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối sẽ giảm tương ứng. PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM I – quản lý ngoại hối của nhnn việt nam trước khi luật ngân hàng được thực hiện. Thời gian trước năm 1989. Trong thời gian này nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn ,trở ngại nước ta còn mang đậm dấu Ên của nền kinh tế hoạch hoá tập trung ,với chế độ nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và ngoại hối . Mọi nguồn thu chi ngoại tệ đều tập trung vào nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được 9 9 phép tham gia xuát nhập khẩu hàng hoá theo tỷ giá Ên định dẫn đến hiện tượng thu bù chênh lệch ngoại thương . Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nếu thu > chi thì phải nộp .nhà nước phần chênh lêch , ngựơc lại chi > thu thì sẽ được nhà nước cấp bù. Nhà nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá đồng thời can thiệp trực tiếp và xác định tỷ giá lại không phản ánh quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường .quan hệ thanh toán giữa các nước XHCN theo tỷ giá mậu dịch và tỷ giá phi mậu dịch . Tỷ giá mậu dịch áp dụng cho các quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và cả chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá .Tỷ giá phi mậu dịch áp dụng cho các quan hệ thanh toán không phải là hàng hoá .Việc hoạch toán tỷ giá giữa đồng việt nam với ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đựơc áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ, đây là loại tỷ giá dùng làm căn cứ bù lỗ cho các xí nghiệp xuất khẩu có giá thành sản phẩm quá cao, nếu thanh toán theo tỷ giá mậu dịch thì không thể chịu nổi những khoản lỗ quá lớn. Ngược lại thì đây cũng là tỷ giá dùng làm căn cứ để xác định mức thu của các doanh nghiệp mà nhờ tỷ giá đã có thu nhập cao hơn ( Tỷ giá thu bù chênh lệch ngoại thương ) . 2- Thời gian từ 1989 đến 1997 Từ 1989 nnhà nước có chủ chương và giải pháp đổi mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại và trong chính sách tỷ giá . Tháng 3 năm 1989 nhà nước ta đã áp dụng tỷ giá được điều chỉnh thường xuyên gần sát với tỷ gía thị trường. Tiếp đó NHNN Việt Nam thành lập hai trung tâm giao dịch hối đoái ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để làm thí điểm cho việc tiến tới thành lập một thị trường hối đoái trong cả nước, thành lập và tổ chức hoạt động thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng . Cuối tháng 7-1989 tại NHNNTW ban lãnh đạo NHNN quyết định thành lập tổ cải tiến cơ chế do vụ trưởng vụ chế độ làm thường trực. Đến ngày 11-4-1990 thường vụ hội đồng bộ trưởng nghe NHNN trình bầy pháp lệnh về Ngân hàng và đi đến kết luận “ cho nhập phần ngoại hối vào pháp lệnh NHNN.” Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện cải cách chế độ và hệ thống tỷ giá ở nước ta Tỷ giá được vận hành theo cơ chế thị trường góp phần làm cho hệ thống giá cả chung vận hành đúng như cơ chế thị trường đòi hỏi . 10 10 [...]... ra vào ,các biện pháp chống đầu cơ ngoại 12 tệ nên mặc dầu các nước trong khu vức Đông Nam á đang trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ nhưng Việt Nam vẫn quản lí và điều hành một cách chủ động tiền tệ của nước mình II QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ KHI HAI LUẬT NGÂN HÀNG RA ĐỜI Luật ngân hàng ra nước việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được nước CHXHCN Việt Nam khoá X,kì họp thứ 2, thông qua... hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với luật ngân hàng nhà nước và thông lệ quốc tế Lựa chọn phương án khả thi cho việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ Xây dựng cơ chế hành lang pháp lý môi trường hoạt động từng bước đưa công cụ ngiệp vụ thị trường mở ngoại tệ lên đúng vị trí của no trong can thiệp điều hành chính sách quản lỷ ngoại hối 4 Về quản lý dự trữ ngoại hối Quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN về... hợp lý để tạo điều kiện cho cả NHTM và các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện mua bán ngoại tệ dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý của NHNN Phần III : Một số giải pháp về quản lý ngoại hối 1 Về cơ chế tỷ giá 1.1 Vấn đề xác lập tỷ giá hối đoái xác lập tỷ giá hối đoái cần căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, sức mua của đồng việt nam theo ngang giá sức mua, tỷ giá xuất khẩu nhập... phù hợp KẾT LUẬN Nghiệp vụ quản lí ngoại hối luôn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW Thực hiện được tốt nhiệm vụ này sẽ làm tăng quỹ giữ trữ ngoại hối quốc gia ,việc xác định được tỉ giá phù hợp sẽ tạo đà khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài làm thặng dư cán cân vãng lai ,ổn định gía trị đối ngoại của đồng Việt Nam ,làm cơ sở cho... hợp trong quản lí ngoại hối nhằm góp phần tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế trong nước 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tạp chí ngân hàng – các số năm 2000 , 2001 , 2002 2 Thị trường tài chính tiền tệ :các số 2000 , 2001 ,2002 3.Tài chính Quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở Tiến sĩ : Nguyễn Văn Tiến –Học Viện Ngân Hàng 4 Nghiệp vụ Ngân Hàng Trung Ương –Học Viện Ngân Hàng 5.Tiền tệ Ngân Hàng và Thị... lý dữ trữ ngoại hối thích hợp Để đật được các mục tiêu trên, NHTW cần thiết lập mối quan hệ đại lý rộng rãi, nhất là với NHTW và các cơ quan quản lý tiền tệ của những nước mà họ đầu tự dự trữ ngoại hối của mình , đồng thời qua đó để tránh được hậu quả do tình trạng xáo trộn của các thị trường nước ngoài Chiến lược đầu tư của NHTW về cơ bản là đề ra các mục tiêu quản lí dữ trữ ngoại hối và các biện... việt nam thâm hụt nặng nề ( nhập khẩu gấp ba lần xuất khẩu ) Với sự tham mưu của NHNN, chính phủ đã ban hành văn bản quản lí ngoại hối trong đó có một số biến đổi cơ bản nhằm khuyến khích mọi ngoại tệ chuyển vào Việt Nam, khuyến khích các nguồn ngoại tệ trong nước chuyển vào ngân hàng để tập trung cho phát triển đất nước Thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ tại NHNN để tập trung đáp ứng nhu cần thiết yếu của. .. xuyên đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để nhập khẩu xăng dầu Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do việc chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế chưa hợp lý , vẫn còn một lượng lớn ngoại tệ bị phân tán không tập trung vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng cho các nhu cầu của nền kinh tế Ngân hàng nhà nước cần có những điều chỉnh và bổ sung các quy định một cách hợp lý để tạo điều kiện... chủ động cho giao dịch của các thành viên trên thị trường ngoại hối Trong năm, NHNN đã tăng cường nhiều biện pháp trong lĩnh vức quản lí ngoại hối như tăng cường biện pháp quản lí nợ nước ngoài NHNN thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổng hạn mức vay và trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, trả nự của các doanh nghiệp Việc xét duyệt các dự án vay, trả nự nước ngoài cho các doanh nghiệp đã nằm trong khuôn... Viẹt Nam trong các giao dịch về ngoại tệ Quýet định số 37-1998/QĐ-TTg ngày 14-2-1998 của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp quản lí ngoại tệ Nghị định số 63-1998 /QĐ-CP ngày 17-8-199 8của chính phủ về quản lí ngoại hối Quyết định số 173-1998/QĐ-TTg ngày 12-9-1998 của thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức Thông tư số 08-1998 /TT-NHNN7 ngày 30 –9-1998 của . tệ chảy ra nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối sẽ giảm tương ứng. PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM I – quản lý ngoại hối của nhnn việt nam trước khi luật ngân hàng được thực. nhưng Việt Nam vẫn quản lí và điều hành một cách chủ động tiền tệ của nước mình . II. QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ KHI HAI LUẬT NGÂN HÀNG RA ĐỜI. Luật ngân hàng ra nước việt Nam và. Ngân Hàng Trung Ương” , được sự hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn, em xin được trinh bày tiểu luận môn học với đề tài : “ Nghiệp vụ Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam .

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w