1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam

22 622 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Sau khi chuyển hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ Ngân hàng một cấp sang Ngân hàng hai cấp, tách chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và chức năng kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Tổ chức tín dụng (TCTD), các TCTD thực hiện chức năng kinh doanh với nghiệp vụ chủ yếu là huy động tiền gửi và sử dụng nguồn vốn huy động đó vào các nghiệp vô sinh lời như đầu tư, cho vay. Để quyền lợi của người gửi tiền luôn được đảm bảo, đòi hỏi NHNN, với chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng đối với các TCTD phải tổ chức giám sát, thanh tra hoạt động của các TCTD bằng các định chế do NHNN ban hành. Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động của thanh tra NHNN chủ yếu là việc kiểm tra của Ngân hàng cấp trên đối với Ngân hàng cấp dưới, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, kiểm tra an toàn kho quỹ và giành một phần không nhỏ về thời gian, nhân lực cho việc kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Chuyển hoạt động Ngân hàng sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), hoạt động của thanh tra Ngân hàng cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với chức năng quản lý và quan trọng hơn là thông qua hoạt động giám sát, thanh tra để thường xuyên đánh giá được tình trạng tài chính, mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD, từ đó đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Với thực tế hoạt động trong thời kỳ bao cấp và đòi hỏi bức thiết của chức năng quản lý trong cơ chế thị trường, hoạt động thanh tra của NHNN phải có phương pháp và bước đi phù hợp, đòi hỏi phải có sự tổng kết, rút kinh nghiệm. Từ khi hoạt động ngân hàng chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động quản lý của NHNN với công cụ thanh tra tại chỗ các TCTD đã góp phần giúp các TCTD hoạt động an toàn và đúng Pháp luật hơn. Đó là lÝ do của việc thực hiện đề tài Thanh tra tại chỗ hoạt động của các định chế tài chính tại Việt Nam. Chương 1 Thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các định chế tài chính là một tất yếu khách quan. 1. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường. 1.1 Thanh tra là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý của NHNN 1.1.1.Thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để làm tốt chức năng quản lý, Nhà nước phải sử dụng các công cụ của mình trên các lĩnh vực trong đó thanh tra là một công cụ đắc lực. Thanh tra là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và là công cụ phục vụ cho giai cấp thống trị xã hội, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh điều đó. Tuy tên gọi và hình thức tổ chức có thể khác nhau, nhưng thanh tra đều là công cụ để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế trong công tác quản lý xã hội .Thanh tra kiểm tra là một trong ba yếu tố cấu thành sự lãnh đạo của Nhà nước đó là: ban hành quy chế, tổ chức thực hiện quy chế và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy chế đó. Như vậy, thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Nhà nước. Về nguyên tắc: hoạt động thanh tra chỉ tuân thủ theo Pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Mặt khác, hoạt động thanh tra phải gắn bó một cách hữu cơ với các cơ quan quản lý Nhà nước, bởi vì, nếu trong công tác thanh tra, cơ quan quản lý đứng ngoài cuộc thì hiệu lực thanh tra không thể có được. Đồng thời, thông qua hoạt động thanh tra còn có tác dụng giúp cơ quan quản lý kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định quản lý, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, khắc phục những sơ hở yếu kém trong quản lý, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi Ých của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của công dân. 1.1.2. Thanh tra đối với hoạt động Ngân hàng trong cơ chế thị trường. Như trên đã phân tích, hoạt động Ngân hàng mang tính đặc thù, có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống kinh tế, Chính trị xã hội. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng càng đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, nó không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ, mà hoạt động thanh tra của Ngân hàng là kiểm tra các TCTD hoạt động có đảm bảo an toàn không, có đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng kịp thời, đầy đủ không. Trong khi đó, hoạt động của các TCTD luôn luôn bị rủi ro rình rập, đe doạ và rất có thể mất khả năng thanh toán, chi trả bất kỳ lúc nào. Điều này đòi hỏi NHNN cần phải tăng cường tổ chức giám sát, thanh tra và kiểm soát đối với các tổ chức tín dụng bằng công cụ quản lý của mình, trong đó có thanh tra. Hoạt động Ngân hàng mang tính đặc thù đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước là NHNN. Trong khi đó, công cụ đắc lực của NHNN để thực hiện kiểm soát đó là Thanh tra Ngân hàng. Do đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng có tính đặc thù, nó được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: " Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là tổ chức thanh tra chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống thanh tra nhà nước, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo của thanh tra nhà nước về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra". Về mặt tổ chức, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố. Ở địa phương, Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, thành phố chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và chương trình hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ truơng chuyển nền kinh tế nước ta từ bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy hệ thống ngân hàng có những thay đổi toàn diện, đó là sự ra đời của Ngân hàng hai cấp theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT tách chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh của TCTD. Với hai pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990, ngành Ngân hàng nước ta đã có sự đổi mới căn bản- Ngân hàng Nhà nước Việt nam trở thành Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng của toàn bộ hệ thống nền kinh tế quốc dân, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các TCTD với quyền năng: Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép, thanh tra và kiểm soát hoạt động của TCTD trong việc chấp hành pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và Ngân hàng; Thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng chi trả kịp thời đầy đủ của TCTD đối với khách hàng, đảm bảo an toàn của hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế, phát hành tiền, quản lý tiền mặt và tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ. Để thường xuyên đánh giá được thực trạng hoạt động của TCTD, nắm bắt được tình hình tài chính và đặc biệt là những yếu tố dẫn đến rủi ro, xử lý kịp thời những vấn đề nghiêm trọng xảy ra tránh lây truyền gây rối loạn hoạt động của nền kinh tế; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải có những phương thức hoạt động phù hợp. Đối với hầu hết các nước, Thanh tra ngân hàng thường kết hợp hai phương thức thanh tra là; giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với các TCTD. Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống, được sử dụng từ những năm đầu khi hệ thống thanh tra ngân hàng mới ra đời, còn phương thức giám sát từ xa mới được áp dụng từ quí III/2003. 1.2. Thanh tra tại chỗ đối với các TCTD. Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống của hoạt động quản lý Nhà nước ở nước ta. Đối với Ngân hàng, trong thời lỳ bao cấp và cho đến năm 1993, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ sử dụng phương thức thanh tra tại chỗ đối với các TCTD. Mục tiêu của thanh tra tại chỗ được xác định là: + Đánh giá tình hành chấp hành luật pháp và quy định trong các hoạt động kinh doanh tài chính của các TCTD trong một thời gian nhất định. + Xem xét việc thực hiện các quy định của cấp trên của TCTD được thanh tra. + Giúp các TCTD thấy được những ưu điểm, những thiếu sót và tồn tại để khắc phục nhằm đưa hoạt động của mình đúng pháp luật, an toàn, có hiệu quả. Việc thanh tra tại chỗ được thực hiện thông thường dưới hình thức tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại các TCTD trong một thời gian nhất định, thanh tra có thể là định kỳ hoặc đột xuất. Để thanh tra tại chỗ đạt hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề: + Đoàn thanh tra phải được tổ chức chặt chẽ, đúng quy định có mục đích và nội dung thanh tra cụ thể (Xây dựng đề cương thanh tra) tổ chức thu thập thông tin đầy đủ; Thực hiện các bước kiểm tra, kết luận phải chính xác; Kiến nghị rõ ràng cụ thể; phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Điều này chứng tỏ người trưởng đoàn rất quan trọng, đồng thời đòi hỏi các thanh tra viên cũng phải có kiến thức, trình độ và kĩ năng thanh tra tốt. + Sau khi kết thúc thanh tra, phải tổ chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị thanh tra của TCTD được thanh tra một cách chặt chẽ, buộc các TCTD phải thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của thanh tra, bởi vì đây chính là sự thể hiện hiệu lực của công tác thanh tra. Như vậy, thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD, trong công tác quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt đối với hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 2. Kinh nghiệm Thanh tra tại chỗ của Ngân hàng một số nước trên Thế giới. Tổ chức và hoạt động Thanh tra của Thanh tra Ngân hàng một số nước trên thế giới. Qua tham khảo tài liệu thanh tra của Thanh tra Ngân hàng các nước cho thấy: Tổ chức và hoạt động Thanh tra của Thanh tra Ngân hàng các nước cũng rất được chú trọng, lực lượng thanh tra đông và được đào tạo chuyên sâu, giỏi các nghiệp vụ. Khi vào thanh tra đã phải có một thời gian công tác ở các nghiệp vụ khác của Ngân hàng, có kinh nghiệm trong công việc và giao tiếp. Về phương pháp thì các nước thường áp dụng cả hai phương pháp: Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hiện nay, chưa thể đánh giá trong hai phương pháp thì phương pháp nào quan trọng hơn. Tuy nhiên, tuỳ từng nước, tuỳ từng điều kiện kinh tế mà mỗi phương thức thanh tra có một địa vị quan trọng nhất định. Thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng một số nước trên thế giới. Ở Mỹ: hoạt động thanh tra được coi là” hòn đá tảng” của việc giám sát phòng ngừa, các cuộc thanh tra đều đưa đến việc xếp loại Ngân hàng theo lĩnh vực chủ yếu: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý khả năng thanh toán, khả năng sinh lời. Ở Thụy Điển: Các cuộc thanh tra tại chỗ là phương tiện chủ yếu của việc giám sát các Ngân hàng, các cuộc thanh tra như vậy được Vụ tín dụng và Vụ kế toán của Uỷ ban Thanh tra Nhà nước chỉ đạo và thanh tra định kỳ thường được tiến hành ba năm một lần. Ở Canada: Luật pháp đòi hỏi Tổng thanh tra các Ngân hàng Ýt nhất phải thực hiện việc kiểm tra hàng năm các vấn đề kinh doanh của mỗi Ngân hàng để đảm bảo các điều khoản của luật Ngân hàng đang được thực hiện đúng và mỗi Ngân hàng đều đang có tình trạng tài chính lành mạnh. Đối với thanh tra Ngân hàng ở nước ta, tuy đang áp dụng cả hai phương thức thanh tra là: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, phương thức thanh tra tại chỗ đã được thực hiện từ lâu, nhưng do mô hình tổ chức và phương pháp điều hành còn lúng túng, do đó, hiệu lực và hiệu quả thanh tra còn thấp. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng một mô hình thanh tra Ngân hàng Nhà nước phù hợp với điều kiện nước ta, nhưng phải bảo đảm tính hiệu quả cao trong công tác quản lý và đảm bảo trình độ hiện tại để hoà nhập với thông lệ Quốc tế. Chương 2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt nam 1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trước khi có pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh Ngân hàng. 1.1. Trước năm 1990, khi chưa có pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh Ngân hàng, Ngân hàng hoạt động chủ yếu theo cơ chế bao cấp, Ngân hàng Nhà nước vừa làm chức năng quản lý Nhà nước vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán toàn ngành. Hệ thống Thanh tra Ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên trách với mô hình tổ chức là các Ban thanh tra mang tính chất tổ chức hành chính theo yêu cầu của Thủ trưởng ngành Ngân hàng. Ơ Ngân hàng Nhà nước Trung ương có Ban Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, biên chế từ 20 - 25 người, ở các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thnàh phố cũng có Ban Thanh tra Ngân hàng với biên chế từ 3 - 5 người. Sau khi có Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, cùng với việc mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp quốc doanh theo tinh thần Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng (Sau là Chính phủ) ban hành các chính sách đổi mới " Kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh", do nhận thức không đúng chức năng quản lý của Nhà nước về kinh doanh tiền tệ, tín dụng và chưa tiếp cận với cơ chế thị trường, nên cho rằng việc tự chủ trong kinh doanh là các tổ chức kinh tế tự do, tự làm và tự chịu trách nhiệm là chính, vì thế công tác thanh tra, một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý bị buông lỏng, dẫn đến tổ chức thanh tra Ngân hàng trong thời kỳ này tiếp tục bị thu hẹp bằng việc sát nhập Ban thanh tra của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh với phòng kế hoạch tổng hợp. Vì vây, trước khi có pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh Ngân hàng, tổ chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vốn đã yếu lại bị thu hẹp cả ở Trung ương và các chi nhánh tỉnh, thành phố nên nó rất nhỏ so với các tổ chức khác trong hệ thống tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị truờng, với mô hình tổ chức thanh tra như trên, trong khi các Ngân hàng chuyên doanh vừa tách ra từ Ngân hàng Nhà nước chuyển sang hoạt động kinh doanh lại đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ hơn, nhưng công tác thanh tra bị buông lỏng, tổ chức thanh tra bị thu hẹp, phương thức thanh tra đơn điệu, do đó chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước bằng công cụ thanh tra đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng chuyên doanh thời kỳ này không thực hiện được, hiệu quả thanh tra rất thấp. 1.2. Thanh tra Ngân hàng từ khi có Pháp lệnh Thanh tra và Pháp lệnh Ngân hàng. 1.2.1 Thanh tra Ngân hàng là một công cụ quản lý đắc lực của Ngân hàn Nhà nước Pháp lệnh Thanh tra và hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời cùng với việc ban hành một loạt các văn bản pháp lý, pháp quy khác của Nhà nước đã khẳng định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng nói riêng. Nhận thức rõ vấn đề trên Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành củng cố và kiện toàn lại toàn bộ hệ thống Thanh tra từ Trung ương đến địa phương với việc đổi mới tổ chức thanh tra, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra hiện có, hình thành hệ thống Thanh tra Ngân hàng trong toàn quốc ở Trung ương và chi nhánh tỉnh, thành phố. Chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các TCTD ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và cũng không kém phần phức tạp, đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng cấp thiết, phải tổ chức lại hệ thống Thanh tra Ngân hàng để đảm bảo đủ sức thực hiện giám sát, thanh tra các TCTD trong phạm vi cả nước. Từ khi có Pháp lệnh Thanh tra và pháp lệnh Ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng thì tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã có sự thay đổi căn bản. Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng hai phương thức thanh tra: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Từ quý III/1993, hoạt động giám sát từ xa được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện hàng tháng với việc phân tích các số liệu, đánh giá việc chấp hành định chế tài chính của các TCTD trên cơ sở số liệu báo cáo của các TCTD gửi đến Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động thanh tra tại chỗ cũng được tiến hành hàng năm với việc Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thành lập các đoàn thanh tra và tổ chức các cuộc thanh tra trực tiếp chấp hành luật pháp, các quy định, chế độ và sự lành mạnh của các TCTD trong quá trình kinh doanh. Trong hơn năm năm qua, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức trên 600 cuộc thanh tra tại chỗ diện rông, thanh tra chuyên đề và thanh tra vụ việc theo kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngoài ra, Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố cũng thực hiện được hàng trăm cuộc thanh tra tại chỗ đối với các TCTD dưới sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nướcTỉnh, Thành phố. Sau mỗi cuộc thanh tra đã đánh giá được những mặt tích cực trong quá trình thực hiện cơ chế mới của các TCTD đồng thời kiến nghị bổ sung những yếu kém. Tuy nhiên do những quy chế, quy định đối với các TCTD không phù hợp như : Quy định vốn điều lệ, quy định về các tỷ lệ khi huy động vốn và cho vay so với vốn điêù Lử, nên hiệu quả thanh tra chưa cao. Mặt khác mục tiêu và nội dung thanh tra được xây dựng nhưng chưa cụ thể sâu sắc, quy trình thanh tra còn đơn giản, chất lượng thanh tra chưa cao nên hiệu lực thanh tra còn hạn chế. Nhiều TCTD còn vi phạm các quy đinh như: Cho vay một khách hàng vượt 10% VTC, hoặc dư nợ của 10 khách hàng lớn nhất quá 30% tổng dư nợ. 1.2.2. Hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD. Sau khi có Pháp lệnh Thanh tra và các Pháp lệnh Ngân hàng, vai trò của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được xác định rõ nét hơn, tổ chức thanh tra được kiện toàn, củng cố lại cả về tổ chức và phương thức hoạt động, trong đó có hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD. Do đó hoạt động thanh tra tại chỗ đã đạt được một số kết quả nhất định. * Tổ chức và hoạt động thanh tra tại chỗ : - Về tổ chức, tại Thanh tra Ngân hàng Trung ương, số lượng phòng thanh tra được phân công theo dõi, quản lý trực tiếp các TCTD theo khối TCTD từ hai phòng năm 1991 lên 5 phòng năm 1997, lượng Cán bộ thanh tra cũng được chia thành các nhóm quản lý các chi nhánh TCTD hoặc TCTD trên địa bàn. + Đối với các TCTD quốc doanh, Thanh tra Ngân hàng Trung ương xây dựng đề cương thanh tra (toàn diện hoặc theo chuyên đề) và tổ chức chỉ đạo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh Tỉnh, Thành phố thực hiện. Tại Thanh tra Ngân hàng Trung ương, các đoàn thanh tra được thành lập và tổ chức thanh tra tại chỗ hoạt động của các TCTD ở hội sở và trung tâm điều hành, tại Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố cũng thành lập các đoàn thanh tra và tổ chức thanh tra tại chỗ chi nhánh của các TCTD trên địa bàn. Kết quả thanh tra tại các địa phương được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh, Thành phố đánh giá theo từng TCTD trên địa bàn và gửi báo cáo về Thanh tra Ngân hàng Trung ương. Thanh tra Ngân hàng Trung ương tổng hợp kết quả thanh tra của các địa phương với kết quả thanh tra tại các TCTD ở hội sở và trung tâm điều hành để đánh giá hoạt động của TCTD trong phạm vi quốc tế. + Đối với các TCTD cổ phần Thanh tra Ngân hàng Trung ương xây dựng kế hoạch thanh tra tổng thể các TCTD cổ phần trong phạm vi cả nước và thành lập các đoàn thanh tra, tổ chức thanh tra tại chỗ hoạt động một số TCTD có quy mô lớn; số các tổ chức còn lại được giao cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh , Thành phố thực hiện đối với các TCTD trên địa bàn. Kết quả thanh tra được tập hợp đánh giá theo từng TCTD. + Đối với khối các Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng Nước Ngoài tại Việt Nam, Thanh tra Ngân hàng Trung ương trực tiếp quản lý, chưa phân cấp cho các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố. Hàng năm, Thanh tra Ngân hàng Trung ương xây dựng kế hoạch, đề cương thanh tra và thành lập các đoàn thanh tra tổ chức thanh tra tại chỗ hoạt động của các đơn vị. Kết quả thanh tra tại chỗ đối với từng TCTD được tổng hợp theo năm thực hiện. + Đối với các Tổ chức Tài chính Phi ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Trung ương xây dựng đề cương, kế hoạch và cùng thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh, Thành phố có tổ chức này thực hiện việc thanh tra tại chỗ đối với các đơn vị. + Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân, từ khi chuyển tổ chức thanh tra quỹ tín dụng về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng Trung ương xây dựng đề cương kế hoạch thanh tra đối với hệ thống Quỹ tín dụng và thực hiện trực tiếp đối với Quỹ tín dụng Trung ương và các Quỹ tín dụng khu vực. Quỹ tín dụng cơ sở được giao cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh, Thành phố thực hiện và báo cáo kết quả thanh tra về Thanh tra Ngân hàng Trung ương. Kết quả thanh tra được Thanh tra Ngân hàng Trung ương tổng hợp đối với toàn bộ hệ thống Quỹ tín dụng. 2. Kết quả Thanh tra tại chỗ. a. Mặt tốt [...]... Chương 2 : Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1 Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trước khi có pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh Ngân hàng 5 1.1 1.2 Thanh tra Ngân hàng từ khi có Pháp lệnh Thanh tra và Pháp lệnh Ngân hàng 1.2.1 Thanh tra Ngân hàng là một công cụ quản lý đắc lực của Ngân hàng Nhà nước 1.2.2 Hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD...Với tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nêu trên, trong các năm kể từ khi có Pháp lệnh về thanh tra và Ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hàng trăm đoàn thanh tra theo quyết định của Chánh Thanh tra Ngân hàng Trung ương và của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh, Thành phố thực hiện hơn 600 cuộc thanh tra tại chỗ các TCTD theo diện... các ngân hàng được cấp giấy phép đến tháng 06 năm 1997, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thanh tra tại chỗ 30 lượt các Ngân hàng Thanh tra đã phát hiện một số vi phạm của các Ngân hàng và có hàng trăm kiến nghị với các Ngân hàng phải sửa chữa những vi phạm mà thanh tra đã phát hiện b Tồn tại và nguyên nhân Với mô hình tổ chức và kết quả hoạt động thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. .. chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hiện nay, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện thanh tra tại chỗ đối với các TCTD và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, hiệu quả thanh tra tại chỗ hiện nay còn chức cao Để hoạt động thanh tra tại chỗ thực sự phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước và giúp các TCTD hoạt động đúng Pháp luật, an toàn và. .. để thanh tra thực hiện đối với cá nhân, đơn vị vi phạm; Đối với thanh tra thì chưa có quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra tại chỗ, quy định về chế độ sinh hoạt của đoàn thanh tra 3 Kiện toàn, đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ trong hệ thống Thanh tra Ngân hàng Nhà nước 3.1 Đổi mới tổ chức Mục tiêu của việc đổi mới tổ chức là: Khắc phục tồn tại cũ, đưa bộ máy Thanh tra Ngân hàng hoà nhập vào tổ. .. tra để đánh giá chất lượng hoạt động của các TCTD khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra tại chỗ các TCTD đó; Các yêu cầu đối với tổ chức thanh tra và thanh tra viên khi thực hiện thanh tra tại chỗ - Những vấn đề đưa ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các định chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trước hết là trách nhiệm của Thanh. .. Kết quả Thanh tra tại chỗ 10 3 Kiện toàn, đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ trong hệ thống Thanh tra Ngân hàng Nhà nước 3.1 Đổi mới tổ chức 11 3.2 Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ Chương 3 : Hoàn thiện phương thức thanh tra tại chỗ đối với các định chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước 11 11 13 Việt Nam 2 Những nội dung chủ yếu về Thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2.1... địa lý và các điều kiện cụ thể ở Việt Nam theo phương hướng tập trung, thống nhất trong chỉ đạo điều hành, sao cho tổ chức Thanh tra Ngân hàng là một tổ chức độc lập tương đối, kể cả ở Trung ương và địa phương, tạo cho tổ chức Thanh tra Ngân hàng và các thanh tra viên của mình có đủ quyền năng pháp lý để đảm bảo hiệu lực trong giám sát và kiểm tra các Ngân hàng Thương mại Đổi mới tổ chức thanh tra, trước... chỗ của NHNN đối với các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường 1.1 Thanh tra là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý của NHNN 1.1.1 .Thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước 2 1.1.2 Thanh tra đối với hoạt động Ngân hàng trong cơ chế thị trường 1.2 Thanh tra tại chỗ đối với các TCTD 2 2 Kinh nghiệm Thanh tra tại chỗ của Ngân hàng một số nước trên Thế giới Chương 2 : Thực trạng tổ chức. .. ngành thanh tra theo chương trình chung của Thanh tra Nhà nước + Đào tạo cán bộ thanh tra gắn liền với yêu cầu đào tạo thẩm phán toà án hành chính Kết luận Chuyển hoạt động Ngân hàng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước với sự có mặt của Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cùng các NHTM quốc doanh, Ngân hàng cổ . Chương 2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt nam 1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trước khi có pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh Ngân hàng. 1.1 Thanh tra của Thanh tra Ngân hàng một số nước trên thế giới. Qua tham khảo tài liệu thanh tra của Thanh tra Ngân hàng các nước cho thấy: Tổ chức và hoạt động Thanh tra của Thanh tra Ngân hàng. Thanh tra Ngân hàng. Do đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng có tính đặc thù, nó được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: " Thanh tra Ngân hàng

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w