1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam

34 990 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 232 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạmtrù kinh tế khác và đóng vai trò như một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việctác động đến quan

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3

1 Tỷ giá hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái 3

1.1 Tỷ giá hối đoái 3

1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái 3

1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái 4

2 Tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế 5

2.1 Tác động của tỷ giá tới ngân sách 5

2.2 Tác động của tỷ giá tới nợ nước ngoài 6

2.3 Tác động của tỷ giá tới lãi suất và trái phiếu Chính phủ 7

2.4 Tác động của tỷ giá tới hoạt động kinh tế đối ngoại 8

3 Các chế độ tỷ giá hối đoái 9

3.1 Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng 9

3.2 Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp 9

3.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do 9

3.4 Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết 10

3.5 Tỷ giá hối đoái cố định có điều tiết 10

4 Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 11

4.1 Cán cân thương mại 11

4.2 Tỷ lệ lạm phát 11

4.3 Sự vận động của vốn 12

4.4 Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ 12

PHẦN 2: CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 14

1 Sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào tỷ giá hối đoái 14

Trang 2

2 Nhìn lại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam 14

3 Ưu điểm và hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.21

3.1 Ưu điểm 213.2 Hạn chế 23

PHẦN 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 25

1 Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 25

1.1.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá 251.1.2 Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá 25

2 Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam 26 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ giá USD/VND qua các năm (từ 1989-1993) 16Bảng 2: Tỷ giá USD/VND qua các năm 1993 - 1996 17Bảng 3: Biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian qua 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạmtrù kinh tế khác và đóng vai trò như một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việctác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳquan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia Tỷ giá hối đoái còn là yếu tố mà conngười cần phải tiếp cận hàng ngày, hàng giờ, sử dụng nó trọng mọi quan hệ giaodịch quốc tế, trong việc xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sáchkinh tế trong nước và quốc tế Và do vậy, nhận thức một cách đúng đắn và xử lýmột cách phù hợp tỷ giá hối đoái là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi nước,nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình quốc tế hóa

đã bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống

Xuất phát từ tầm quan trọng đó của tỷ giá hối đoái, em đã lựa chọn đề

tài: “Tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Mục đích nghiên cứu

Em muốn khái quát lại những cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái, đồng thờinhìnn nhận lại thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhànước Việt Nam để từ đó đưa ra được những kiến nghị góp phần nâng cao tính hiệuquả trong việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý thuyết về tỷ giá và chính sách điềuhành tỷ giá, xem xét thực trạng, ưu điểm, nhược điểm của chính sách điều hành tỷgiá tại Việt Nam, đồng thời, đưa ra kiến nghị khắc phục và góp phần hoàn thiệnchính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các lý thuyết về tỷ giá và chính sách tỷ giá,các nhận định về chính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận tư duy: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Trang 5

Các phương pháp tổng hợp, phân tích, thực chứng, diễn giải, kết hợp với quynạp và diễn dịch.

Phương pháp thu thập thông tin thông qua thông tin thứ cấp từ các cuộcnghiên cứu trước đây và được công bố rộng rãi trên tạp chí và sách chuyên ngành

về tài chính nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam

Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 phần lớn:

Phần 1: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái

Phần 2: Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phần 3: Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách

tỷ giá tại Việt Nam

Trang 6

PHẦN 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1 Tỷ giá hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái

1.1 Tỷ giá hối đoái

Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết làquan hệ mua bán, trao đổi, đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của cácnước khác nhau với nhau Từ đó, tỷ giá được sử dụng làm công cụ để quy đổi cácđồng tiền khác nhau đó

Có thể hiểu: Tỷ giá hay tỷ giá hối đoái nói chung là số đơn vị đồng tiền địnhgiá trên một đơn vị đồng tiền yết giá; đối với một quốc gia cụ thể, thì tỷ giá là sốđơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồngtiền yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá

1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái

Sự hình thành tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan

và khách quan Nhưng nhìn chung, có hai yếu tố chính tác động đến tỷ giá Đó làcung và cầu về ngoại tệ

Cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sựbiến động của tỷ giá hối đoái Cầu về tiền của một nước nào đó xuất hiện trên thịtrường ngoại hối khi dân cư của các nước khác mua hàng hóa và dịch vụ được sảnxuất tại nước đó hoặc khi đồng tiền đó là một ngoại tệ mạnh và có giá trị ổn địnhtrên thị trường Để người dân của một nước mua được các sản phẩm sản xuất ra ởnước khác, họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước đó hoặc ngoại tệ mạnh,bằng việc dùng tiền nước mình để trả Lượng tiền này khi ấy bước vào thị trườngquốc tế và hình thành cung về tiền của nước đó Có thể thấy rằng, nếu tỷ giá hốiđoái càng cao thì hàng hóa của nước ấy càng trở nên đắt hơn tương đối đối vớinhững người nước ngoài và ít hàng hóa xuất khẩu hơn, đồng thời, hàng hóa nướcngoài càng rẻ hơn tương đối, hàng hóa ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều.Cũng biến động tương tự, khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định, nhu cầu vềhàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán

Trang 7

hàng nhập khẩu tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thìcác hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồncung ngoại tệ giảm đi Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnhtrong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.

Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó

có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫnđến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tiền bản tệ trở nên có giá trị hơn,nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm Và ngược lại, sự cân bằng của cán cân thanh toánquốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cânthanh toán quốc tế

1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa vào những căn cứ khác nhau, người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khácnhau:

 Căn cứ vào giá trị:

 Tỷ giá danh nghĩa: là mức tỷ giá mà các ngân hàng công bố chocác giao dịch tiền tệ trên thị trường

 Tỷ giá thực: là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quanlạm phát giữa trong nước và ngoại nước

 Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá:

 Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Ngân hàng trung ương công bố Tỷgiá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và hoạtđộng khác liên quan đến tỷ giá chính thức

 Tỷ giá phi chính thức: là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ thốngngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định

 Căn cứ vào kỹ thuật giao dịch:

 Tỷ giá mua bán giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việcgiao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong hai ngàylàm việc

 Tỷ giá mua bán kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giaonhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong

Trang 8

hợp đồng (có thể là 1, 2, 3 tháng sau…)

 Căn cứ vào thời điểm:

 Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bánngoại hối của giao dịch đầu tiên trong ngày

 Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá muabán ngoại hối của giao dịch cuối cùng trong ngày

 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:

 Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

 Tỷ giá hối phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu bằng ngoại tệ

 Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việcgiao dịch ngoại hối không phải bằng tiền mặt mà bằng cáchchuyển khoản qua ngân hàng

 Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được giao dịch bằngtiền mặt

 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:

 Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Ngày nay,

do ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yếttại ngân hàng là tỷ giá điện hối

 Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư

2 Tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế

2.1 Tác động của tỷ giá tới ngân sách

Nếu Nhà nước công bố mức tỷ giá thấp hơn so với mức tỷ giá trên thị trườngthì Nhà nước sẽ phải đứng ra bù lỗ, có thể dẫn tới thâm hụt ngân sách Cụ thể, vớihoạt động xuất khẩu, khi các ngành, các địa phương càng được giao nhiều hàngxuất khẩu thì ngân sách càng phải bù lỗ nhiều do tỷ giá giao dịch trên thị trường caohơn so với tỷ giá mà Nhà nước niêm yết Nếu nhà nước không bù lỗ đủ hoặc chậmtrễ trong việc thanht oán thì công nợ giữa các doanh nghiệp và các ngành càng tăng

và càng thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh Đối với nhập khẩu, khi vật tư, nguyênliệu, thiết bị được nhập về nước, Nhà nước nếu đứng ra phân phối cho các ngànhtrong nền kinh tế với mức giá thấp thì các ngành, các địa phương được phân phối

Trang 9

các loại vật tư, nguyên liệu đó được hưởng phần giá thấp còn ngân sách Nhà nướclại không thu được chênh lệch giá.

Như vậy, nếu thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu cho nướcbạn để có thể đưa hàng nhập về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, thì mức

lỗ của ngân sách cho hàng xuất khẩu lớn, gây trở ngại cho việc điều hành ngân sách.Nếu trì hoãn cho việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu nhưng trong khi đóvẫn yêu cầu nước bạn giao hàng nhập cho ta theo tiến độ thì việc bù lỗ hàng xuấtkhẩu được giảm ở mức độ nhất định, nhưng nghĩa vụ nợ của ta với nước bạn lạităng lên đáng kể

Tỷ giá quy định thấp nên các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ khôngbán ngoại tệ cho ngân hàng, vì làm như vậy sẽ bị mất lãi Do đó, tỷ giá này đã trởthành một yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán trên thị trường trong nước.Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, vừa làm phát sinh thêmnhững tiêu cực trong đời sống xã hội

Tỷ giá bị bóp méo so với thực tế đã khiến cho thu chi ngân sách Nhà nướckhông phản ánh đúng nguồn thu từ nước ngoài và các khoản cấp phát của ngân sáchNhà nước cho nền kinh tế quốc dân và cho các hoạt động khác có sử dụng ngoại tệ

Vì vậy, khi Nhà nước có một chính sách tỷ giá hối đoái sát với thị trường thìviệc tính toán thu – chi ngân sách Nhà nước phản ánh trung thực và chính xác hơn,không bị bóp méo Tỷ giá đó góp phần làm cho công tác kế hoạch hóa vay nợ và trả

nợ nước ngoài từ ngân sách Nhà nước được thuận lợi hơn và có cơ sở vững chắchơn

2.2 Tác động của tỷ giá tới nợ nước ngoài

Tỷ giá có mối quan hệ hữu cơ với nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ Tácđộng này được xem xét qua ví dụ cụ thể sau:

Trước năm 1979, Việt Nam có sử dụng 20 tỷ Yên Nhật, tương đương 92triệu USD (tỷ giá 216 Yên = 1 USD) Ngoài ra, vào thời điểm 1987 trở về trước,còn tồn tại các khoản vay các công ty Nhật 20 tỷ Yên, tương đương 125 triệu USD(tỷ giá 160 Yên = 1 USD) Đầu năm 1995, đồng Yên lên giá, 1 USD chỉ còn 90Yên Xét về góc độ tỷ giá thì trong thời gian qua, sự tăng giá của đồng Yên Nhật đã

Trang 10

làm tăng thêm gánh nặng nợ gốc quy ra USD, làm thiệt thòi cho người đi vay.

Tương tự như tình hình trên, việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp ởnước ta liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó, tỷ giá có tác động mạnh đến khả năngthanh toán của của các doanh nghiệp Trong các năm 1989 – 1990, có 81 doanhnghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả với doanh số vay là 5.722triệu Yên, tức 10,9 triệu USD Tỷ giá lúc này là 130 Yên = 1 USD Do đó, tổng vay

nợ bằng đồng Yên quy ra USD là 44 triệu USD Đến năm 1995, do chưa trả được

nợ mà đồng Yên lại tăng giá, nên nợ gốc vay tăng từ 44 triệu USD lên 58 triệu USD(chưa tính đến yếu tố lãi suất tiền vay và tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD) Dotổng hợp nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về tỷ giá nên đại bộ phận trong số 81doanh nghiệp vay vốn theo phương thức này đều bị sức ép của cả hai loại tỷ giá

Sự biến động của tỷ giá cùng với các yếu tố ngoại hối có ý nghĩa đặc biệtriêng đối với việc huy động vốn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu – chingân sách Nhà nước, ổn định kinh tế và xã hội Ngược lại, với nợ nước ngoài, nếukhông quản lý tốt và không sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng đối với nềnkinht ế hiện tại và tương lại

Vì vậy, về vay nợ, Chính phủ phải có quy chế chặt chẽ quy định về tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các pháp nhân kinh tế trước các khoản vay vàkhoản trả nợ Hiện nay, chúng ta đã có một số quy định về vấn đề này

2.3 Tác động của tỷ giá tới lãi suất và trái phiếu Chính phủ

Tỷ giá ngoại hối có liên quan chặt chẽ đến lãi suất và có tác dụng điều chỉnhlãi suất Trong nền kinh tế thị trường, khi đồng nội tệ mất giá, khối lượng nội tệcung ứng ngoài thị trường lớn, đòi hỏi phải điều chỉnh tăng lãi suất, trong trườnghợp này làm tăng chi ngân sách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ Khi đồng nội

tệ lên giá, Nhà nước phải điều chỉnh giảm mức lãi suất, điều này sẽ giảm chi ngânsách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ, nếu không điều chỉnh mức lãi suất thìnhững nhà sản xuất kinh doanh sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng, lấy nội tệ gửi vàongân hàng hoặc mua trái phiếu Chính phủ để hưởng lãi suất cao Điều này sẽ tácđộng xấu đến sản xuất kinh doanh Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, việc xử

lý hài hòa, phối hợp điều hành lãi suất và tỷ giá ngoại hối đã làm cho tỷ giá giữ

Trang 11

được biên độ ổn định và tiền tệ không có biến động mạnh.

Tóm lại, những vấn đề phân tích trên đây cho thấy, tình hình tài chính quốcgia (đặc biệt là ngân sách Nhà nước) và chế độ ngoại tệ, tỷ giá có quan hệ biệnchứng qua lại hết sức chặt chẽ Một mặt, tình hình tài chính (mà biểu hiện tập trung

là ngân sách Nhà nước) là một nhân tố hàng đầu quyết định đến sự lựa chọn tỷ giá,phương án điều chỉnh tỷ giá Mặt khác, chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá cũng có ảnhhưởng hết sức mạnh mẽ, toàn diện đến quản lý nền tài chính quốc tia thông quanhiều kênh, dưới nhiều hình thức và góc độ khác nhau Chính vì vậy, khi đặt vấn đềlựa chọn chính sách, phương án điều chỉnh tỷ giá sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếukhông đề cập, phân tích thực trạng tài chính hiện hành của quốc gia

2.4 Tác động của tỷ giá tới hoạt động kinh tế đối ngoại

Khi tỷ giá tăng tức tỷ giá biến động theo hướng làm đồng nội tệ giảm giá làmcho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối đối với hàng hóa nước ngoài; vì vậy,xuất khẩu được thúc đẩy và nhập khẩu bị hạn chế Ngược lại, khi tỷ giá giảm tứcbiến động theo hướng làm cho đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nướcđắt hơn tương đối đối với hàng hóa nước ngoài; vì vậy, xuất khẩu bị hạn chế vànhập khẩu được thúc đẩy, khuyến khích Như thế, tỷ giá có tác động không nhỏ tớihoạt động xuất nhập khẩu, tức hoạt động ngoại thương, một trong những hình thứccủa kinh tế đối ngoại Các nước thường lựa chọn chính sách tỷ giá và cố gắng điềuchỉnh để phù hợp với tình hình và mục tiêu phát triển kinh tế của nước mình Ví dụnhư các nước đang phát triển thường xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái nhằm duytrì sức cạnh tranh quốc tế ở mức phù hợp với vị thế cán cân thanh toán quốc tế lâubền Bằng cách tăng giá các hàng hóa thương mại hóa hiệu quả so với các hàng hóakhông thương mại hóa hiệu quả, sự phá giá đồng thời chuyển dịch cầu tổng thể cólợi cho các hàng hóa không thương mại hóa hiệu quả và do đó, giảm bội dư cầu đốivới hàng hóa thương mại hóa hiệu quả

Trang 12

3 Các chế độ tỷ giá hối đoái

3.1 Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng

Trong chế độ bản vị vàng, các quốc gia sẽ ấn định giá trị đồng tiền của mình

so với vàng Bản vị vàng giữa hai đồng tiền sẽ hình thành nên tỷ giá của hai đồngtiền đó Bản chất của chế độ này là chế độ tỷ giá cố định Do sự tồn tại của chế độnày mà mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia được thúc đẩy, hơn thế nữa, việcxuất nhập khẩu vàng diễn ra tự do giữa các quốc gia và giá vàng giữa các quốc gia

là ngang nhau (quy luật một giá)

Trong chế độ bản vị vàng, tiền được đảm bảo 100% bằng vàng Điều kiện đểduy trì nguyên tắc này là lượng tiền dự trữ bằng lượng vàng Nếu không xảy ra điềunày thì quốc gia đó sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chính sách tiền tệ, đặc biệt làcác quốc gia có lượng dự trữ vàng thấp Ưu điểm của chế độ này là thúc đẩy ngoạithương và quan hệ thương mại giữa các quốc gia, nhưng chế độ này lại có nhượcđiểm là gây khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ cho các quốc gia khilượng vàng dự trữ thấp

Từ năm 1914 -1919, chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra, các quốc giaphải in thêm tiền để phục vụ cho chiến tranh; vì vậy mà yêu cầu lượng tiền bằnglượng vàng không được đảm bảo Do đó, chế độ bản vị vàng sụp đổ, hệ thống tiền

tệ rơi vào tình trạng hỗn loạn Sau đó, chế độ này có được khôi phục, song khôngcòn được như thời kỳ đầu Đến năm 1929, khi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra,chế độ này sụp đổ hoàn toàn

3.2 Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp

Loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳkinh tế kế hoạch hóa tập trung Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp thường chênh lệchnhiều lần so với tỷ giá hối đoái thị trường, không có vai trò là công cụ điều tiết vĩ

mô đối với xuất nhập khẩu Loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại Việt Namtrước năm 1989

3.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

Theo chế độ tỷ giá hối đoái này, mức tỷ giá hối đoái được quyết định hoàntoàn bởi các lực lượng cung - cầu về ngoại tệ Trong chế độ này, Chính phủ giữ thái

Trang 13

độ thụ động, để cho thị trường ngoại tệ đánh giá giá trị của ngoại tệ Loại tỷ giá hốiđoái này ít được áp dụng vì các thị trường tiền tệ thường không hoàn hảo và do vậy,luôn cần có vai trò can thiệp của Nhà nước Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều chorằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố địnhbởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối Điều này cho phép làm dịu tácđộng của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài Thêm vào đó, nó không bópméo các hoạt động kinh tế.

3.4 Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa haichế độ thả nổi và cố định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốthơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nóquá bất ổn định Chính vì thế, chế độ tỷ giá hối đoái này ra đời Theo chế độ này,Chính phủ không cam kết duy trì một tỷ lệ cố định với ngoại tệ, mà thả nổi đồngtiền của mình và có biện pháp can thiệp mỗi khi thị trường trở nên mất trật tự, hoặckhi tỷ giá hối đoái đi chệch xa mức thích hợp Loại chế độ tỷ giá hối đoái này hiệnđang được áp dụng tại rất nhiều nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa, nơi màlạm phát đạt thấp, các thị trường phát triển ở trình độ cao

3.5 Tỷ giá hối đoái cố định có điều tiết

Theo chế độ này, chính phủ không để ngoại tệ trôi nổi tự do, mà can thiệpvào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại tệ, nhằm ổn định tỷ giá quy định.Sau mỗi thời gian nhất định, mức tỷ giá hối đoái lại được điều chỉnh cho phù hợp vàduy trì ổn định Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thựchiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khókhăn và tốn kém nên phần lớn các quốc gia lựa chọn sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi

có điều tiết

Tóm lại, thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại chế độ tỷ giá hối đoái biếntướng từ hai hình thức cơ bản là cố định và thả nổi Trong thế giới mà sự phụ thuộclẫn nhau càng tăng, việc lựa chọn một chế độ ngoại hối phù hợp với bối cảnh quốc

tế, điều kiện cụ thể từng nước và đáp ứng được sự điều tiết kinh tế vĩ mô, nhất làvới các nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế thực sự là vấn đề nan giải

Trang 14

4 Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

4.1 Cán cân thương mại

Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cấn cân thương mại củamột nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Mộtnền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tụccông việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoádịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài Trên thị trường, cung ngoại tệ sẽ tăng,làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhậpkhẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hànhđộng này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượngtrên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối cùng

sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đóchính là cán cân thương mại Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệlớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụtthương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá

4.2 Tỷ lệ lạm phát

Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoáikhông đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trongkhi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước Theo quy luậtcung - cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻhơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tương tự vì tăng giá,

cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn Hoạt động xuất khẩu giảm sút,cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnhhưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộplàm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồngtiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn,cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng Trong trường hợp các quốc gia đều cólạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa cácquốc gia Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giámột cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng

Trang 15

4.3 Sự vận động của vốn

cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trựctiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp ) hay đầu tư gián tiếp (mua cổphiếu, trái phiếu ) Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanhtrên cần phải có ngoại tệ Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy

ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nướcngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giáhối đoái giảm Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra vàluồng vốn chảy vào một nước Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốnchảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng Tỷgiá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm.Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suấtsinh lời cao nhất Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiềuhơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn cóvới giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suấtcao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ

4.4 Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ

Tất cả đều có thể làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ và ảnh hưởngnày thực sự lớn khi xuất hiện tâm lý số đông Người dân, các nhà đầu cơ, các ngânhàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thịtrường ngoại hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thịtrường Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các

kỳ vọng vào tương lai Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánhcác kỳ vọng của dân chúng trong tương lai Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hốiđoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngaytrong hiện tại Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chínhsách của chính phủ Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷgiá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên

Trang 16

với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnhnhất định Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm khôngthể Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay átchế lẫn nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động khôngngừng Điều này càng thể hiện tầm quan trọng của chính sách điều tiết tỷ giá để ổnđịnh nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Trang 17

PHẦN 2:

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1 Sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào tỷ giá hối đoái

Sự thay đổi cung - cầu ngoại tệ chính là nguyên nhân dẫn đến những biếnđộng không ngừng và khó lường trước của tỷ giá hối đoái Phân tích ở trên chothấy, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác độngmạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Do đó, tỷgiá có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nềnkinh tế cả nước nói chung Để hạn chế những biến động của tỷ giá gây ra những tácđộng xấu đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp nhằm điều tiết cung –cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm duy trì ổn định tỷ giá, mà rộng hơn là hoạt độngngoại thương và cả nền kinh tế của quốc gia mình Sự can thiệp này có thể bằngnhiều phương pháp, nhưng trực tiếp nhất và cần thiết nhất là thông qua chính sách

tỷ giá quốc gia Bằng hình thức này, Ngân hàng Nhà nước đã tác động một cáchnhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền

tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước Vì vậy,chính sách tỷ giá được coi là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ

Trong chính sách tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp

để điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm tạo điều kiện phát triển cho tất cả mọi hoạt độngtrong nền kinh tế, mà cơ bản nhất là bằng chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái,phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ… Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và hạn chếriêng; vì vậy, tùy từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, tùy từng hoàn cảnh kinh tếmỗi nước mà Nhà nước sẽ sử dụng những biện pháp thích hợp để điều chỉnh tỷ giánhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế chung của quốc gia mình

2 Nhìn lại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

Trong quan hệ với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, tỷ giá củaViệt Nam được tính theo đồng Rúp Clearing (sau này đổi là Rúp chuyển khoản –

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ giá USD/VND qua các năm (từ 1989-1993) - tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam
Bảng 1 Tỷ giá USD/VND qua các năm (từ 1989-1993) (Trang 18)
Bảng 2: Tỷ giá USD/VND qua các năm 1993 - 1996 - tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam
Bảng 2 Tỷ giá USD/VND qua các năm 1993 - 1996 (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w