Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Lãi suất tín dụng Ngân Hàng và sự điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Thế giới ,Việt nam đã và đang từng bước đi lên và đạtđược những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Với chủ trương của Đảng vànhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng của XHCNsau hơn 20 năm đổi mới các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắcthái mới cho nên kinh tế Cùng với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mớinền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới củamình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suấtđược coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầnglớp dân cư trong xã hội
Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiềunhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhưmột công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trởthành công cụ đắc lực để Ngân Hàng Nhà Nước thực thi chính sách tiền tệ nhằm điềutiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư , lạm phát và tăng trưởng kinh tế Trongtừng thời kỳ nhất định cho nên việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùngphức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngàycàng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không ngừng đổi mới vàphát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước Với trọng trách to lớn đóNgân Hàng Nhà Nước đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp phát triển khảnăng linh hoạt của các Ngân hàng thương mại
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở những kiến thứcđã học cùng với những kiến thức trong khuân khổ tài liệu cho phép , em xin trình bày đề
tài :“ Lãi suất tín dụng Ngân Hàng và sự điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nướcViệt Nam” Bàn về lãi suất có nhiều vấn đề đề cập song trong khuân khổ của một đề án
và kiến thức có hạn, em chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS –TS Lê Đức Lữ đã giúp đỡ em hoànthành đề án này Trong quá trình nghiên cứu về đề tài trên, do trình độ và khả năng cóhạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự gópý của các thầy cô giáo để hoàn thành tốt đề án này.
Trang 21 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG1.1.Nguồn gốc và bản chất của lợi tức
Những người có vốn tiền tệ nhàn rỗi nhưng chưa có nhu cầu tiêu dùng ,đầu tư thìhọ có thể cho người khác vay sử dụng số vốn này Tất nhiên họ vẫn là người sởhữu số vốn này.Những người đi vay sau khi chấp nhận một cơ chế nào đó củangười cho vay đặt ra,thì họ được vay vốn người đi vay có toàn quyền sử dụng sốvốn này trong thời gian đã thoả thuận.Tuy nhiên họ không phải là người sở hữu sốvốn trên.Như vậy, trong quan hệ tín dụng,quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đãtách rời với nhau.Do đó để đảm bảo an toàn vốn của mình,người cho vay phải“ràng buộc” người đi vay bằng những cơ chế tín dụng hết sức nghiêm ngặt.
Người đi vay sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh-sản suất,lợi nhuận đượctạo ra trong quá trình này tất yếu được phân chia theo một tỷ lệ thoả đáng giữangười đi vay và người cho vay,tương ứng với nguồn vốn bỏ vào sản suất kinhdoanh Phần lợi nhuận dành cho người cho vay được gọi là lợi tức.
Như vậy về bản chất ,lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trìnhsản suất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã đượcsử dụng.
Về số lượng lợi tức được xem xét từ hai phía :
* Về phía người đi vay ,lợi tức là số tiền ngoài phần vốn,mà người đi vayphải trả cho người cho vay sau một thời gian sử dụng tiền vay
* Về phía người cho vay,lợi tức là khoản chênh lệch tăng thêm giữa số tiềnthu về và số tiền phát ra ban đầu,mà người sở hữu vốn thu được sau một thời giancho vay nhất định.
Nếu vốn được coi như là một loại hàng hoá,có thể mua bán trên thị trườngvốn,thì lợi tức chính là giá cả được hình thành trong quá trình mua bán vốn trên thịtrường.giá cả này cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn,nhưng khác vớigiá cả của các loại hàng hoá thông thường :phản ánh và xoay xung quanh giá trịcủa chúng.Giá cả của vốn hoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn.Nó chỉ
Trang 3bằng một phần rất nhỏ so với giá trị của vốn.Chính vì thế giá cả của vốn được coilà một loại giá cả đặc biệt
Trên thực tế,nếu chỉ xem xét về số lượng,thì lợi tức chưa phản ánh được hiệuquả của số vốn cho vay phát ra.Vì vậy,trong kinh doanh tiền tệ,lơi tức luôn luônđược so sánh với số vốn cho vay để xác định khả năng sinh lời của từng loại vốncho vay trên thị trường.chỉ tiêu đánh giá hiệu quả này chính là lãi suất tín dụng.
1.2.Khái niệm về lãi suất tín dụng
Một trong những đặc trưng của tín dụng là sau một thời gian nhất định ngườisử dụng phải hoàn trả cho người chuyển nhượng một lượng giá trị lớn hơn giá trịban đầu Phần giá trị lớn hơn chính là lợi tức tín dụng Lợi tức tín dụng chính làphần người đi vay phải trả cho người cho vay.Lợi tức tín dụng được coi như là mộthình thái bí ẩn của giá cả vốn vay,vì nó phải trả cho giá trị sử dụng của vốn vay(đóchính là khả năng đầu tư sinh lời hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng).Lợi tức tín dụngcũng biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn như giá cả hàng hoáthông thường Nhưng lợi tức tín dụng chỉ là hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay màtheo mức đó là hình thái giá cả phi lý,vì nó chỉ phải trả cho giá trị sử dụng màkhông phải là quyền sở hữu cũng không phải quyền sử dụng vĩnh viễn mà chỉ làtrong một thời gian nhất định hơn nữa lợi tức tín dụng cũng không phải là biểuhiện bằng tiền của giá trị vốn vay như giá cả hàng hoá thông thường mà nó độc lậptương đối hay nhỏ hơn nhiều so với giá trị vốn vay Lợi tức tín dụng là số tuyệt đốinên để biểu hiện một cách tổng quát về lợi tức tín dụng người ta sử dụng chỉ tiêutương đối là lãi suất tín dụng
Lãi suất tín dụng là tỷ lệ % giữa số tiền mà người đi vay phải trả cho người chovay (lợi tức) trên tổng số tiền vay sau một thời gian nhất định sử dụng số tiền vayđó.Lãi suất tín dụng có thể được tính theo tháng hoặc năm ( ở Việt Nam thườngcông bố theo tháng còn hầu hết các nước công bố theo năm)
Tuỳ theo từng hình thức tín dụng mà người ta phân biệt lãi suất tín dụng thànhcác loại khác nhau với những qui địng cụ thể khác nhau.
Trang 4Lãi suất tín dụng thương mại tính trên cơ sở giá giữa việc trả tiền ngay vớiviệc kéo dài thời gian trả tiền người ta thông báo cho người mua biết có thể muachịu hoặc trả tiền ngay và néu trả tiền ngay có thể giảm giá 2%.
Lãi suất tín dụng nhà nước chính là lãi suất các trái phiếu,tín phiếu theo công bốkhi nhà nước phát hành trái phiếu tín phiếu.lãi suất này có thể cố định trong suốtthời gian vay.
Ví dụ: Loại tín phiếu có thời hạn 3 năm lãi suất 6% thì trong suốt thời hạn 3năm , người mua tín phiếu đựợc hưởng lãi suất 6%/năm.Lãi suất cũng có thể biếnđổi.Ví dụ cũng loại tín phiếu 3 năm năm đầu công bố hay ghi trên mặt phiếu cònnăm thứ 2 năm thứ 3 sẽ điều chỉnh theo tình hình cụ thể của những năm đó (có thểlên hoặc xuống theo thị trường).
Trong thực tế lãi suất được quan niệm thống nhất là :”Lãi suất tín dụng là tỷ lệphần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được với số tiền bỏ ra cho vay trong một thờikỳ nhất định”.
số lợi tức thu được trong kỳ
= - 100 (%)số tiền vay phát ra trong kỳ
Trong đó lợi tức tín dụng là số tiền người đi vay phải trả cho người cho vayngoài phần vốn gốc sau một thời gian sử dụng tiền vay,hay nói cách khác đó chínhlà phần giá trị tăng thêm so với phần vốn gốc mà người cho vay thu được sau mộtthời gian nhất định Lãi suất tín dụng là một chỉ tiêu đặc biệt đánh giá mức độ lợitức cao hay thấp khác nhau.
1.3.Phân Loại Lãi Suất Tín Dụng
Có nhiều tiêu chí phân loại lãi suất tín dụng ngân hàng.
1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Lãi suất tín dụng
Trang 5Lãi suất được chia thành 3 loại :
- Lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn- Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn - Lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn
1.3.2 Căn cứ vào các loại hình tín dụng (phân loại theo chủ thể tham gia quan hệ
tín dụng).
Lãi suất được chia thành các loại sau:
- Lãi suất tín dụng thương mại : áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vaydưới hình thức mua ban chịu hàng hoá
Nó được tính như sau:
Lãi suấtTDTM
Giá cả hàng hoá bán chịu
- Lãi suất tiền gửi : là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi Nó được áp dụng đểtính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền
- Lãi suất tiền vay: là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do việc sửdụng vốn vay của Ngân hàng Nó được áp dụng để tính lãi mà khách hàngphải trả cho Ngân hàng
- Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng cho khách hàng vay dưới hìnhthức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạnthanh toán của khách hàng Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá củagiấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay chokhách hàng.
Trang 6- Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất Ngân Hàng NhàNước (NHNN) cho các tổ chức tín dụng vay trên cơ sở những chứng từ cógiá của ngân hàng thương mại Đây là lãi suất phạt đối với ngân hàngthương mại khi thiếu hụt khả năng thanh toán NHNN thông qua lãi suất táichiết khấu tác động vào lãi suất thị trường.
Thí dụ, việc NHNN nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các ngân hàng thươngmại phải tăng dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán Đồng thời ngân hàng thươngmại cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp những chi phí cho những khoản tăngthêm dự trữ, do vậy mà lãi suất thị trường tăng lên Ngược lại, việc giảm lãi suất táichiết khấu của NHNN cho phép các ngân hàng thương mại giảm dự trữ và hạ lãisuất cho vay, do đó mà hạ lãi suất thị trường.
- Lãi suất liên Ngân hàng : là lãi suất mà Ngân hàng áp dụng khi cho nhau vaytrên thị trường liên Ngân hàng
- Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ổnđịnh mức lãi suất kinh doanh của mình
- Lãi suất tín dụng Nhà nước : áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thểkhác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu - Lãi suất tín dụng tiêu dùng : áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động
vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân
1.3.3 Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
Lãi suất được chia thành 2 loại :
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vàothời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát.Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các quan hệ tíndụng, trên các phương tiên thông tin đại chúng.
- Lãi suất thực tế : Là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thayđổi về lạm phát Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát
Trang 71.3.4 Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất :
Lãi suất được chia làm hai loại
- Lãi suất cố định : là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay
Nó có ưu điểm : Người gửi tiền và vay tiền biết trước số tiền lãi được trảvà phải trả Bên cạnh đó nó có nhược điểm bị ràng buộc vào một lãi suấtnhất định trong một thời hạn nào đó dù cho các loại lãi suất khác thay đổinhư thế nào
- Lãi suất thả nổi : Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trướchoặc không báo trước.
Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền đều tính theomột lãi suất chung là lãi suất hiện tại
1.3.5 Căn cứ vào cách tính lãi :
Lãi suất được chia làm 2 loại lãi đơn và lãi kép
- Lãi suất đơn là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suất kỳ hạn vay
Trang 8Công thức tính : I = C0 i n
Trong đó : I số tiền lãi C0 vốn gốc i là lãi suất n số kỳ
Trong đó thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất
- Lãi suất kép : là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu đượctrong thời hạn sử dụng tiền vay
1.4 Nguyên tắc xác định lãi suất :
Như đã nói, lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ % tính theomột thời hạn xác định ( ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm căn cứ để tínhtoán số lợi tức tín dụng mà các chủ thể tín dụng phải trả ( đối với chủ thể đi vay )hoặc nhận được ( đối với chủ thể cho vay ) để điều hoà lợi ích của các chủ thểtham gia quan hệ tín dụng Do vậy, việc xác định lãi suất tín dụng sao cho hợp lý là
Trang 9một vấn đề vô cùng quan trọng sao cho đảm bảo được lợi ích giữa các chủ thểtrong quan hệ tín dụng.
Những nguyên tắc xác định lãi suất hình thành theo cơ chế thị trường:
1.4.1.Căn cứ vào quan hệ cung-cầu tiền vay:
- Cung tiền vay chịu tác động của các yếu tố:
+ Mức thu nhập: sự gia tăng thu nhập trong nền kinh tế sẽ làm tăng cáckhoản tiền dư thừa ngoài chi tiêu dẫn đến sự tăng lên của cung tiền vay qua đókéo lãi suất hạ xuống.
+ Mức lạm phát: sự gia tăng lạm phát làm cho giá trị thực tế của các khoảntiền giảm xuống làm cho giá trị các khoản tiền thu về khi cho vay giảm,cungtiền giảm , đẩy lãi suất tăng lên.
+ Mức rủi ro của việc cho vay: khi mức rủi ro trong cho vay tăng lên,làmgiảm bớt việc cho vay,cung về tiền vay giảm đẩy lãi suất lên cao.
- Những yếu tố tác động đến cầu tiền vay:
+ Mức lợi tức kì vọng của các cơ hội đầu tư: Khi mức lợi tức này tănglàm tăng nhu cầu về vốn đầu tư,cầu tiền vay tăng đẩy lãi suất lên cao.
+ Mức lạm phát: Sự gia tăng lạm phát làm giảm chi phí thực tế của việcsử dụng tiền vay,cầu về tiền vay tăng đẩy lãi suất lên cao.
+ Mức bội chi ngân sách nhà nước: ngân sách nhà nước bội chi làm tăngcầu tiền vay dẫn đến lãi suất tăng.
Khi cung tiền vay nhỏ hơn cầu tiền vay thì lãi suất tăng và ngược lại.Khi cungtiền vay bằng cầu tiền vay thì lãi suất ổn định.
1.4.2.Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Lãi suất Lãi suất Lãi suấttín dụng < tín dụng < tín dụng
ngắn hạn trung hạn dài hạn
Trang 101.4.3.Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương:
Tỷ lệ Lãi suất Lãi suất Tỷ suất lạm phát < huy động < cho vay lợi nhuận
bình quân vốn bình quân bình quân bình quân.
1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng:
- Cung và cầu về tiền vay
Như phần trên đã đề cập, cung-cầu tiền vay có ảnh hưởng đến sự biến động lãisuất
- Mức độ rủi ro trong việc hoàn trả vốn:
Khi mức độ rủi ro càng cao thì người ta sẽ tính lãi suất càng cao và ngượclại.Do đó,tuỳ theo điều kiện đảm bảo và mức độ bảo toàn vốn vay của các khoảntiền vay mà lãi suất có thể cao hay thấp.
- Số lượng vay và thời hạn vay:
Thông thường số lượng lớn và thời hạn vay dài sẽ được tính lãi suất cao hơn sốlượng nhỏ và thời hạn ngắn vì mức độ rủi ro thường cao hơn.
- Mức sinh lời của nền kinh tế:
Mức lãi suất cho vay chỉ được chấp nhận khi nó nhỏ hơn mức sinh lời của nềnkinh tế để đảm bảo cho người vay có lãi khi sử dụng vốn trong quá trình sản suấtkinh doanh Mức sinh lời cao thì lãi suất sẽ cao và ngược lại.
- Thu và chi ngân sách:
Khi ngân sách nhà nước bội chi,chính phủ bù đắp bội chi bằng cách phát hànhvà bán tín phiếu,trái phiếu chính phủ,làm tăng nhu cầu vay tiền và tăng lãi suất.
Ngược lại khi ngân sách bội thu sẽ tăng mức cung của quỹ cho vay làm cho lãisuất giảm.
- Chi phí hoạt động ngân hàng:
Trang 11Vì : lãi suất cho vay = lãi suất huy động + chi phí hoạt động ngân hàng.Do đó chi phí hoạt động ngân hàng cao sẽ đẩy lãi suất tăng và chi phí hoạt độnggiảm sẽ làm lãi suất giảm.
Như vậy để duy trì mức lãi suất vừa phải ,thúc đẩy nhu cầu vay vốn thì cácngân hàng cần tích cực giảm chi phí hoạt động cũng như thu hẹp các bộ phận cánbộ dư thừa hay cán bộ kém năng lực,tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay.
- Lạm phát:
Khi lạm phát cao thì người cho vay sẽ không muốn cho vay,cung tiền vaygiảm xuống trong khi cầu tiền vay tăng lên (do chi phí cho khoản vay giảm đi) đẩylãi suất tăng cao.
Lãi suất tín dụng chịu tác động của rất nhiều yếu tố cho nên để xây dựngmột chính sách lãi suất hợp lý,các nhà quản lý,các cơ quan chức năng có liên quanphải có một cách nhìn nhận tổng hợp sát thực để có những quyết định đúng đắnđem lại lợi ích cho người đi vay cũng như đảm bảo quyền lợi của người cho vay,bảo toàn đồng vốn và đảm bảo cho các Ngân Hàng Thương Mại( NHTM) ,tổ chứctín dụng kinh doanh có lãi và cao hơn nữa là ổn định giá trị đồng tiền,thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế.
1.6.Ý nghĩa của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường
Lãi suất tín dụng là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nềnkinh tế thị trường Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn tíndụng nói riêng và do đó đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nóichung Tác dụng của lãi suất được thể hiện ở những nội dung sau đây:
1.6.1.Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:
Lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãisuất có tác động đến đầu tư đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu củanền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp :
Trang 12- Lãi suất thấp kích thích đầu tư , kích thích tiêu dùng tăng tổng cầu sảnlượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm nội tệ có xu hướng giảm giá so vớingoại tệ
- Lãi suất cao hạn chế đầu tư , hạn chế tiêu dùng giảm tổng cầu sản lượnggiảm giảm giá thất nghiệp tăng nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoạitệ
Tăng hay giảm lãi suất cho vay,sẽ làm vốn của doanh nghiệp giảm xuống haytăng lên Như vậy quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản suất Tình trạngnày sẽ dẫn đến số lượng công việc làm trong xã hội tăng lên hay giảm xuống Điềuđó có nghĩa rằng,lãi suất tín dụng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyếttình trạng thất nghiệp trong xã hội
Mặt khác, tăng hay giảm lãi suất tiền gửi ,đặc biệt là lãi suất tái chiết khấu sẽcó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng ngoại tệ đi vào trong nước Do đó sẽ ảnhhưởng đến cung cầu ngoại tệ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá và quan hệ xuất nhập khẩutrong từng thời kỳ.
Như vậy,có thể khẳng định lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.
1.6.2.Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô.
Trong nền kinh tế,thường xảy ra những đột biến ở từng khu vực hay trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân do những nguyên nhân không lường trước được Khixảy ra những hiện tượng như vậy chính phủ thường sử dụng những công cụ kinh tếtrong đó có lãi suất tín dụng để điều chỉnh lại những quan hệ tạo điều kiện cho kinhtế khu vực,ngành hay toàn bộ nền kinh tế phát triển Chẳng hạn,trong điều kiện lạmphát ,chính phủ có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt tiền trong lưu thông về , hoặccó thể áp dụng mức lãi suất khác nhau giữa các khu vực , để điều hoà lưu thông tạomặt bằng giá cả hợp lý, đảm bảo cho sản suất và lưu thông hàng hoá phát triển.
thời và chính xác Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải nắm vững thông tin
Trang 13kinh tế, biết xử lý thông tin, để có những quyết định chính xác trong việc thực hiệnchính sách lãi suất.
1.6.3 Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngânhàng thương mại
Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồngthời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể nâng lãi suấttiền gửi và hạ lãi suất cho vay Đây chính là hoạt động cạnh tranh giữa các ngânhàng thương mại Thực chất của quá trình này là phân chia khối lượng tiền gửi vàmở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng ra thị trường Để đảm bảo cạnh tranhthắng lợi, mỗi ngân hàng thương mại đều có chiến lược khách hàng củamình.Chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi Muốn vậy các ngânhàng thương mại đều tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phíquản lý Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chungcho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.6.4.Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
Theo lý thuyết tài chính, chúng ta có thể đưa ra một phương trình đơn giản về thunhập.
Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm
Phương trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ giađình, các doanh nghiệp mà cả đối với nền tài chính quốc gia Giả sử , trong điềukiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý.Để tăng tỷ lệ tiết kiệm,khuyến khích đầu tư, tức là tăng khả năng tài chính cho toànbộ nền kinh tế quốc dân ,thì biện pháp có hiệu quả nhất là tăng lãi suất huy độngvốn Khi lãi suất huy động vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xétlại các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên ,có thể giảm chi hoặc hoãn một sốkhoản chi này , để tăng thêm tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập Sau đó từ khoảntiết kiệm này, họ sẽ chọn hướng đầu tư : Gửi vào ngân hàng , vào quĩ bảo hiểm ,hay đầu tư vào thị trường chứng khoán khi thấy có lợi hơn.
Trang 14Như vậy có thể khẳng định lãi suất là công cụ can thiệp có hiệu lực để phânchia giữa quỹ tiêu dùng và tiết kiệm Nhưng nâng lãi suất huy động vốn đến mứcđộ nào ,thì cần phải cân nhắc thận trọng để đảm bảo sự phát triển hài hoà của nềnkinh tế quốc dân
1.6.5 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế
Người ta thấy rằng trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất cóxu hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng trong đó tốc độ tăng của cầu quỹcho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay
Ngược lại ,trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế lãi suất có xu hướnggiảm xuống
Do vậy ,thông thường nhìn vào xu hướng biến động của lãi suất ta thấy đượctình trạng sức khoẻ của nền kinh tế
Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế Căn cứ vào sựbiến động đó của lãi suất người ta có thể dự báo được các yếu tố khác của nền kinhtế như tính sinh lời của các cơ hội đầu tư , mức lạm phát dự tính mức thiếu hụt củangân sách người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hìnhkinh tế trong tương lai
2.CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦANGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Lãi suất là công cụ có ý nghĩa khi thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN sẽ căncứ vào thực trạng của nền kinh tế để quy định một số chỉ tiêu lãi suất áp dụng trongtoàn hệ thống ngân hàng Thông thường, người ta thường quy định hai chỉ tiêu cơbản là lãi suất cơ bản và lãi suất tái chiết khấu.
2.1 Lãi suất cơ bản:
Trang 15Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suất kháchình thành trong nền kinh tế thị trường Đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọngtrong cơ chế thị trường.
Lãi suất cơ bản do NHNN xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tếcủa thị trường và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Lãi suất cơ bản có một số chức năng nhất định Nó là công cụ để điều hànhchính sách tiền tệ quốc gia Qua lãi suất cơ bản, NHNN tác động vào thị trườngtiền tệ, thúc đẩy, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữatổng cung và tổng cầu tiền tệ Mặt khác, lãi suất cơ bản là giá cả sử dụng vốn tronghoạt động tín dụng, là cở sở hình thành lãi suất thị trường, tức là lãi suất kinhdoanh tiền tệ Nó là điểm dung hoà một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền,của người vay tiền và của Tổ Chức Tín Dụng(TCTD)
Lãi suất cơ bản được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ Nếuđứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của khách hàng ( người gửi tiền và người vay vốn)người ta quy định lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa Điều này cónghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các TCTD không được hạ lãi suất một cáchtuỳ tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các tổ chức tín dụng không được tăng lãisuất cho vay quá mức Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của các TCTD, tạokhuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, người taquy định lãi suất cơ bản theo chiều hướng ngược lại đó là quy định lãi suất tiền gửitối đa và lãi suất cho vay tối thiểu Điều này làm cho các TCTD không được vìmuốn tạo lợi thế trong cạnh tranh mà nâng lãi suất huy động quá cao hoặc cho vaytheo lãi suất quá thấp, gây thiệt hại chung cho toàn hệ thống các TCTD.
Khi xác định lãi suất cơ bản phải tính đến tổng thể quan hệ cung cầu vốnthông qua một loạt các yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thông thường Đólà tỷ suất lợi nhuận bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát dự báohàng quý, hàng năm, lãi suất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và cólãi cho TCTD, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ từng thời kỳ, rủi ro trong hoạtđộng tín dụng, mức độ dự trữ bắt buộc, lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ
Trang 16nói chung, mối tương quan giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, mối tương quangiữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
2.2 Lãi suất tái chiết khấu.
Khi nền kinh tế phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, NHNN chuyển sang điềuhành lãi suất một cách gián tiếp, mang nặng yếu tố kinh tế Đó là lãi suất tái chiếtkhấu của NHNN Lãi suất tái chiết khấu ( hay còn gọi là lãi suất chiết khấu) có tácđộng và có ý nghĩa hướng dẫn lãi suất thị trường một cách gián tiếp, tức là tácđộng đến lãi suất kinh doanh của các TCTD.
Lãi suất chiết khấu chủ yếu ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ bằng cách ảnhhưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ Một sự tăng lên trongcho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ Còn một sựgiảm xuống trong cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ và thu hẹp cungứng tiền tệ.
Ngoài việc sử dụng làm công cụ để tác động đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiềntệ, lãi suất chiết khấu còn được sử dụng để giúp cho việc tránh khỏi những cơn sụpđổ tài chính vì ngân hàng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng NHNN đóngvai trò là người cho vay cuối cùng không chỉ cho các NHTM mà còn cho cả hệthống tài chính nói chung NHNN cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng khi cácngân hàng bị đe doạ phá sản, do đó ngăn chặn xảy ra những cơn sụp đổ ngân hàngvà tài chính.
Lãi suất chiết khấu có hai tác dụng: tác dụng về lượng đối với khối lượng tiền tệtrong lưu thông và tác dụng về giá đối với cơ cấu lãi suất trong nền kinh tế.
Tác dụng về lượng: Việc phân tích quá trình tạo tiền đã cho thấy các NHTMsau khi tạo ra tiền ghi sổ còn phải tiền trung ương để đảm bảo Nhu cầu này khiếnhọ phải đi vay ở NHNN bằng cách tái chiết khấu một phần chứng từ có giá củamình Việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM có tác dụng về lượng đối vớikhối lượng tiền tệ vì nó dẫn đến việc phát hành tiền của NHNN cho các NHTM đểhọ có thể chi trả cho việc rút vốn khỏi các NHTM.
Trang 17Tác dụng về giá: NHNN tái chiết khấu các chứng từ do NHTM xuất trình vớiđiều kiện NHTM phải trả một tỷ suất nhất định do NHNN đơn phương quy định.Lãi suất này gọi là tỷ suất chiết khấu hay lãi suất chiết khấu Các loại lãi suất chovay tư nhân tức là lãi suất tín dụng cấp cho nền kinh tế và lãi suất cho vay Nhànước đều gắn chặt với lãi suất tái chiết khấu.
Mỗi khi tỷ suất chiết khấu thay đổi đều có xu hướng làm tăng hay giảm chi phícho vay của NHNN đối với các NHTM và do đó khuyến khích hoặc cản trở nhucầu xin vay
Mặt khác, khi kho bạc muốn bán tín phiếu kho bạc cho lĩnh vực ngân hàng thìhọ phải chào một lãi suất tương đương với tỷ suất chiết khấu Nói cách khác, khiấn định tỷ suất chiết khấu, NHNN cũng ấn định luôn mức lãi suất đi vay của Nhànước.
Như vậy, lãi suất chiết khấu chính là một công cụ để NHNN điều hành chínhsách lãi suất tín dụng ngân hàng sao cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tiềntệ quốc gia.
3.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1 BỐI CẢNH CHUNG
Năm 1986 là năm mở đầu thời kì chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Với cơ chế kinhtế mới, tất cả các tổ chức kinh tế được tự chủ về tài chính, sản xuất, kinh doanh vàtung ra hoạt động theo cơ chế thị trường.
Phối hợp với xu hướng của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu chuyểnđổi Đặc trưng của quá trình này là: Tách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang haicấp.
Trang 18- Ngân hàng nhà nước ( NHNN ): Thực hiện nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý
vĩ mô hoạt động ngân hàng.
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng.
Sự chuyển đổi diễn ra 3 năm 1986 – 1990 song chưa có những chuyển biếnrõ nét, vẫn mang dáng dấp ngân hàng thời bao cấp Trong giai đoạn này, sự đổ vỡhàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân đã gây cho nền kinh tế những tổn thất lớn.Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quý báu và tiếp tụckiên trì con đường đôỉ mới.
Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng.Hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển hướng nhanh để hoà nhập nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của nhà nước Trong năm 1990, hai pháp lệnh hoạt độngngân hàng được ban hành trong đó khẳng định:
- Vị trí chức năng của ngân hàng nhà nước: Là ngân hàng trung ương, cơ quan
ngang bộ thuộc chính phủ, thay mặt nhà nước thực thi chính sách tiền tệ; làmnhiệm vụ quản lý hành chính đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Xác lập rõquan hệ giữa ngân hàng nhà nước và ngân sách là quan hệ vay trả chứ khôngphải là quan hệ cấp phát.
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Kinh doanh tiền tệ và tương đối độc lập với
ngân hàng nhà nước trong hoạt động kinh doanh.Chính sách tiền tệ bắt đầu được hình thành:
Trong thời kì bao cấp, lượng tiền phát hành là bao nhiêu, phục vụ mục đíchgì đều do chính phủ quyết định Nhưng do suy thoái kinh tế, ngân sách quốc gia bịthâm hụt Nhằm bù đắp vào những khoản chi tiêu ngân sách, nhà nước tăng lượngtiền phát hành vào lưu thông dẫn đến nạn lạm phát phi mã, nền kinh tế lâm vàokhủng hoảng Do vậy không thể duy trì cơ chế này.
Năm 1991 ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt tay vào xây dựng chính sáchtiền tệ với mục tiêu ổn định đồng tiền Việt Nam, tăng trưởng kinh tế Việc xác địnhlượng tiền cung ứng hàng năm phục vụ hai mục tiêu đó sao cho lượng tiền cung
Trang 19ứng đủ, vừa đảm bảo phương tiện lưu thông sản xuất không bị ách tắc vừa kiềmchế lạm phát.
Kết quả được minh hoạ qua bảng sau :
Sau khi tổng kết và đánh giá đến tháng 10/1998, hai pháp lệnh ngân hàng cũđã được thay thế bằng hai luật ngân hàng mới Luật ngân hàng nhà nước và luậtcác tổ chức tín dụng và ngân hàng đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa hai pháplệnh và phản ánh kịp thời những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực ngân hàng.
3.2 Các giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất của Ngân Hàng nhà Nước ởViệt Nam
3.2.1 Chính sách lãi suất trước tháng 3/1989:
Là thời kì điều hành theo cơ chế lãi suất âm
Tuy từng thời gian ngân hàng nhà nước có điều chỉnh lãi suất, nhưng do lạmphát phi mã, lãi suất luôn trong tình trạng âm Điều này có nghĩa là:
- Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát.
- Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát.Hệ thống lãi suất âm có nhiều tiêu cực :
- Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giảm bớt áplực của tiền đối với giá của hàng hoá bị hạn chế nhiều.
- Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho cácdoanh nghiệp.
Trang 20- Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có chongân hàng, ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chếthị trường.
- Không có tác dụng khuyến khích khu vực dân cư gửi tiền tiết kiệm vào hệthống ngân hàng, họ tăng nắm giữ vàng bạc và ngoại tệ Ngân hàng thiếuvốn, lợi nhuận thấp nên không có khả năng cho vay ra nền kinh tế
- Hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn nhiều mức lãi suất tiền gửi và tiền vay: Đốivới ngành kinh tế (công, nông, thương nghiệp) có mức lãi suất riêng ; Đối vớicác thành phần kinh tế (quốc doanh, ngoài quốc doanh) còn phân biệt lãi suất.- Mức thực dương phi thực tế (năm 1991 – lãi suất thực 25,6% ; năm 1992 –
17,9%) đã kích thích nạn đầu cơ tiền tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông vàlàm tê liệt hoạt động tín dụng đầu tư phát triển.
3.2.3 Chính sách lãi suất từ 1/10/1993:
Trang 21Ngân hàng nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi suấtthoả thuận.
a) Lãi suất Trần : Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8%/tháng ; Kinh tế ngoài
quốc doanh 2,1%/tháng.
b) Lãi Suất Thoả thuận : Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho
vay theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn thì đượcáp dụng lãi suất thoả thuận.
Trên thực tế khoảng 30-60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vaybằng lãi suất thoả thuận mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dânvới lãi suất 2,3-3,5%/tháng Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đủ tự dohoá một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất cứng đi đôi với mộtbiên độ dao động nhất định.
Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng thương mại đãcho vay theo lãi suất khá cao với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân.Điều đó cũng nói lên một tất yếu khách quan la lãi suất đã theo nhu cầu vốn ở nôngthôn lớn hơn và chi phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao thì lãi suất cho vaysẽ cao hơn các khu vực khác.
Thời kì cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng đạt được mức chênhlệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao, phổ biến là từ 0,7 – 1%/tháng,cho nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi cácdoanh nghiệp và hộ nông dân lại gặp khó khăn về tài chính Từ thực trạng này,quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuếdoanh thu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời khống chế chênh lệch giữa lãisuất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng.
Đây là duyên cớ để ra đời cơ chế lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suấtcho vay thoả thuận từ 01/01/1996.
3.2.4 Chính sách lãi suất từ 01/01/1996: