Luận Văn:Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay
Trang 1I/ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀNƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
1 Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 7/2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần
Năm 1995 vẫn là cơ chế điều hành khung lãi suất.
Từ ngày 1/1/1996 đến tháng 7/2000, NHNN thực hiện bước thay đổi căn bản cơchế điều hành lãi suất đồng Việt Nam theo hướng điều hành linh hoạt trần lãi suất chovay (quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn, trần lãi suấtcho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị), bước đầu thực hiện tự do hóa lãisuất huy động NHNN không còn quy định từng mức cụ thể lãi suất huy động, mà chỉkhống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là0,35%/tháng, mức lãi suất huy động cụ thể do các NHTM tự quy định
Tiếp đến từ năm 1998, trong mối quan hệ hài hòa với tỷ giá nhằm hạn chế nhữngảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á 1997/1998 đến Việt Nam,cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam có một số thay đổi cơ bản, đó là tự dohóa toàn lãi suất huy động (không còn quy định biên độ) và tiếp tục điều chỉnh linhhoạt trần lãi suất cho vay Đồng thời, từ tháng 6/1999-8/2000 NHNN chỉ quy định 1trần lãi suất cho vay áp dụng với cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưngvẫn giữ quy định trần lãi suất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảmbảo chi phí hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thịtrường tiền tệ, thị trường vốn…, cơ chế lãi suất trần đã trở nên không còn thích hợp,làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranh giữacác TCTD, hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự phát triển các côngcụ thị trường tiền tệ Đặc biệt trong tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tếtrong năm 2000 có xu hướng ngày càng tăng, việc thực hiện cơ chế lãi suất trần chocả đồng Việt Nam và ngoại tệ đã cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài, gây thuathiệt cho DN cũng như các TCTD.
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới cănbản về điều hành lãi suất:
Trang 2- Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đavề tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn cho vay vàkhống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là0,35%/tháng (4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mạiđều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính(khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước)
- Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất,chỉ còn qui định trần lãi suất cho vay Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNNliên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khốngchế, đặc biệt trong năm các năm 1998, 1999
- Trong năm1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất táicấp vốn, chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể Mức lãi suất tái cấp vốn cũng đượcđiều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường và thựchiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ
- Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNNđưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM,lãi suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấpvốn;
- Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở,lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.
(Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì mộttrần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự dohoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng Tuynhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế.Có hai lý do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suygiảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chínhsách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế; thứ hai, sự điềuchỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thayđổi lãi suất Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệuquả; việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của Nhànước do vậy đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các TCTD, hạn
Trang 3chế việc hình thành và phát triển của các công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếunăng lực tài chính của TCTD.
2 Giai đoạn từ 8/2000 đến 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèmbiên độ
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhànước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suấttrần Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cầnthiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổchức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế vàcung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ
Theo quy định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02 tháng 8 năm 2000 về việc thayđổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng củathống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có những nội dung như sau:
Nay thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suấtcơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lýđối với cho vay bằng ngoại tệ theo quy định cụ thể tại các điều dưới đây.
Đối với lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam:
- Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.
- Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tíndụng được lựa chọn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ:
Trang 4- Cho vay bằng Đôla Mỹ: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay theonguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất Đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngành Ngân hàng Xinh-ga-po (lãi suất SIBOR) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung hạn, dài hạn tại thời điểm cho vay và một biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
- Cho vay bằng các ngoại tệ khác: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Quyết định trên được đưa ra để thay thế cho quyết định năm 1996 Theo cơ chế lãisuất này cho thấy NHNN đã quan tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự dohoá và từng bước gắn lãi suất trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng Trên cơ sở lãi suất cơbản, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%/tháng… Đến tháng 6/2001, lãi suấtngoại tệ đã được tự do hóa, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ đều do cácNHTM tự quyết định theo cung cầu vốn trên thị trường Riêng lãi suất tiền gửi bằngngoại tệ của các DN tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưađược tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệcho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài các ngân hàngkhông được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốnngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì sovới trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bảncộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều Hình 1cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép.Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngânhàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng) Thực tế là trong năm 1999,các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, và kết quả, như trênHình 1, là LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất.
Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất
Trang 5cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với kháchhàng.
Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suấtcơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãisuất này đều giảm Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên Cạnh tranhgiữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng LSCV vẫn khôngtăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõrệt.
3 Giai đoạn từ 6/2002 đến nay: Cơ chế lãi suất thoả thuận
Từ ngày 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam thôngqua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạtđộng tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng Theođó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốnthị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng NHNN không quy định biên độ lãisuất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làmtham khảo và định hướng lãi suất thị trường Có thể nói, đó là bước tiến quan trọngtrong quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam Để định hướng lãi suất thị trường, từtháng 3/2003, NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất với lãi suất tái cấp vốnđược điều chỉnh dần theo hướng làm lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được quy địnhtheo hướng làm lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng; đồng thời áp dụng phân bổhạn mức chiết khấu Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt trongkhung lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu.
Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang cơchế lãi suất thỏa thuận (thực chất là tự do hóa lãi suất) là những bước đi rất thận trọngvà đến nay đã đạt được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, trong thực tế, các lãi suất do NHNN công bố chưa có tác động hiệuquả đến lãi suất thị trường bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Thị trường tiền tệ liênngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suất chưa phản ánh xác thựctương quan cung – cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ;NHNN chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễn biến lãi suất liên ngân hàng;việc tiếp cận các nghiệp vụ hỗ trợ vốn từ NHNN, nhất là nghiệp vụ tái cấp vốn vànghiệp vụ chiết khấu còn hạn chế; NHNN còn chưa xác định rõ cơ chế chuyển tải
Trang 6CSTT bao gồm cả việc xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian của CSTT(NHNN cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành CSTT như tăng trưởng kinhtế, kiểm soát lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ, an toàn hệ thống).
Đồng thời để hỗ trợ cho việc tự do hóa lãi suất, NHNN đã ban hành Quy chế thựchiện giao dịch hoán đổi lãi suất, cũng như cho phép thực hiện thí điểm giao dịchquyền chọn ngoại tệ có hạn chế, mở rộng thực hiện thí điểm các giao dịch hoán đổigiá cả hàng hóa Ngoài ra, khi có yêu cầu, NHNN vẫn xem xét, cho phép các NHTMthực hiện thí điểm từng trường hợp cụ thể đối với các giao dịch phát sinh khác Cácbiện pháp hỗ trợ này đã góp phần tạo điều kiện để các NHTM đa dạng hóa các sảnphẩm, hạn chế và phòng chống rủi ro phục vụ khách hàng
Kết quả:
Nguồn vốn huy động tăng 22,7%, thấp hơn so với kế hoạch (24-26%) Tốc độtăng trưởng tiền gửi bằng VNĐ năm 2002 tăng tới 33,8% (năm 2001 tăng 21,8%),trong khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm xuống chỉ còn 6,1% so vớinăm 2001 (năm 2001 tăng 28,6%) Nguyên nhân là do tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ(USD) tương đối ổn định trong khi chênh lệch lãi suất giữa huy động VNĐ và USDkhá lớn (khoảng 6%/năm), làm cho việc gửi bằng VNĐ hấp dẫn hơn.
Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2002 ổn định ở mức0,6%/tháng; tuy nhiên, 4 tháng cuối năm lãi suất cơ bản đã tăng thêm (0,02%) Mặcdù nhu cầu tín dụng đã tăng lên trong những tháng cuối năm, nhưng lãi suất cơ bảnvẫn được giữ ổn định; nhờ đó đã hạn chế sự nóng lên của thị trường vốn nội địa vàodịp cuối năm như đã từng xảy ra trong một số năm gần đây.
Chính sách lãi suất và chính sách tín dụng đã khuyến khích các ngân hàng thươngmại (NHTM) cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) vay Kếtquả là khu vực KTTN được phát triển đáng kể GDP năm 2000 của khối doanh nghiệpnày chiếm 42,3% GDP cả nước, khoản thu từ KTTN chiếm 14,7% tổng thu ngânsách Năm 2002, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã sử dụng trên 50% tổng vốntín dụng ngân hàng.
Nhìn chung, có ba ý kiến khác nhau bình luận về cơ chế điều hành lãi suất bằng
lãi suất cơ bản của NHNN: Ý kiến thứ nhất cho rằng lãi suất cơ bản + biên độ không
có gì khác với trần lãi suất trước đây và, do vậy, sẽ không tạo ra tác động gì nhiều tớicác mức lãi suất cũng như hành vi huy động và cho vay vốn của các ngân hàng Đặc
Trang 7biệt, chính sách này cũng như trần lãi suất, hoàn toàn loại bỏ những người vay vốnnhỏ (như tiểu thương, hộ sản xuất nhỏ và cá nhân) ra khỏi thị trường tài chính chínhthức Đó là do chi phí cho vay các đối tượng này thường lớn nên không thể cho vay
trong khuôn khổ trần lãi suất hay lãi suất cơ bản cộng biên độ Ý kiến thứ hai nhấn
mạnh tính tích cực của cơ chế lãi suất cơ bản Trong phạm vi biên độ cho phép, cácngân hàng giờ đây có thể định mức LSCV khác nhau tùy theo mức độ rủi ro, chứkhông còn áp dụng một mức chung cho tất cả các khách hàng như trước đây Nhưvậy, cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổvốn cũng sẽ được cải thiện Hơn thế nữa, LSCV thực tế của ngân hàng mặc dù khôngđụng giới hạn biên độ nhưng có xu hướng thay đổi cùng với lãi suất cơ bản Thực ra,NHNN trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãi suất cơ bản theo tình hình thay đổi lãi
suất trên thị trường Đây là tín hiệu để có thế tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất Ýkiến thứ ba lại mang tính bi quan trước cơ chế lãi suất mới Theo ý kiến này, việc các
ngân hàng được tự do định đoạt lãi suất trong khi các doanh nghiệp nhà nước chậmđổi mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ tài chính vốn không được lành mạnh giữahai thực thể này Đó là vì, ngân hàng sẽ sẵn sàng cho những doanh nghiệp nhà nướcđược chính phủ bảo lãnh ngầm vay vốn với lãi suất trong khoảng 0,6-0,65%/thángtrong khi khu vực tư nhân có thể phải trả lãi suất tới 0,75-0,8%/tháng vì các ngânhàng coi cho khu vực này vay vốn là rủi ro hơn.
Vào tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phépnhững người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàngnội địa và ngân hàng nước ngoài Vào tháng 6/2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toànvới việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định vàthương lượng với khách hàng.
Như đã trình bày, các ngân hàng đã chủ động xác định LSTG và LSCV từ thờiđiểm áp dụng lãi suất cơ bản Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơbản do NHNN công bố chỉ còn tính chất tham khảo LSTG tiếp tục gia tăng Đồngthời, ngay sau khi ra quyết định tự do hóa, lãi suất cho vay của các ngân hàng đã lậptức nhích lên Quan điểm hoài nghi về tự do hóa lãi suất cho rằng, cạnh tranh giữacác ngân hàng khi không còn kiểm soát lãi suất sẽ dẫn tới tình trạng “cá lớn nuốt cábé” Các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh vớicác ngân hàng lớn Đặc biệt, các NHTM cổ phần dường như không thể giảm LSTGđể giảm LSCV vì sẽ ngay lập tức bị người tiết kiệm rút tiền Ngược lại, khi không
Trang 8còn trần về lãi suất hay giới hạn lãi suất cơ bản + biên độ, họ có thể có xu hướng tănglãi suất huy động rồi đầu tư rủi ro cao (do tác động của lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷlại) trước sức ép cạnh tranh Trong khi đó, những người ủng hộ đưa ra các lập luậntương tự như các lý lẽ ủng hộ cơ chế lãi suất cơ bản trước đây Các nhà hoạch địnhchính sách hy vọng rằng lãi suất giờ đây sẽ phản ánh cung cầu trên thị trường vốnvay Hơn thế nữa, khi lãi suất cơ bản chỉ còn tính chất tham khảo thì các ngân hànghoàn toàn có thể cho các đối tượng kinh doanh nhỏ hay nông dân vay với lãi suấtphản ánh các chí phí cho vay và rủi ro.
Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cho rằng: “Ưu điểm lớn nhất của cơ chế này (cơchế tự do hóa lãi suất) là tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lướiđể huy động cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và nhanh hơn vốncho người cần vay Một tác động khác của cơ chế mới là: Tạo thuận lợi cho việc cảicách hệ thống ngân hàng theo định hướng thị trường, nâng cao năng lực tài chính,khả năng cạnh tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả năng hội nhập với thị trường tàichính tiền tệ quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam.”
Thực tế từ khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được đưa vào thực hiện cho thấy, lãisuất vẫn còn thiếu tính thị trường Nguyên nhân, theo tác giả, chủ yếu vì: tính độcquyền của các NHTM nhà nước và những ưu đãi trong cho vay chỉ định của Chỉnhphủ Trong mảng tín dụng thì “bốn đại gia” NHTM nhà nước đã chiếm trên 70% thịphần nên chưa tránh được việc lãi suất bị các ngân hàng này chi phối Trong khi đó,Chính phủ hạn chế việc tiếp cận thị trường ngân hàng của các Ngân hàng liên doanhvà chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam Hiện nay theo qui định các Ngânhàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (trừ các ngân hàng Mỹ), khôngđược phép huy động tiền gửi tiết kiệm VND từ tổ chức và cá nhân Việt Nam, lượnghuy động tiền gửi VND không kỳ hạn không được quá 50% /tổng số vốn của chinhánh Thêm vào đó, quá nhiều ưu đãi về lãi suất của Chỉnh phủ thông qua con đườngcho vay chỉ định cũng làm mất đi tính thị trường của lãi suất.
Theo quan điểm của tác giả, việc cho phép TCTD được tự thoả thuận lãi suất chovay bằng VND dựa theo quan hệ cung-cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với kháchhàng trong điều kiện môi trường cạnh tranh giữa các TCTD chưa bình đẳng, một sốvùng nông thôn còn chưa đa dạng về loại hình TCTD… cần có các giải pháp hỗ trợtránh việc lãi suất có thể bị đẩy lên cao do sự độc quyền của một số TCTD có nguồnvốn lớn, làm mất tác dụng của cơ chế tự do hoá lãi suất NHNN và Hiệp hội ngân
Trang 9hàng cần phát huy vai trò của mình tránh để việc này xảy ra Nên chăng nới rộng, tiếntới xóa bỏ các qui định về huy động tiền gửi VND cho các Ngân hàng liên doanh vàchi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều này cũng phù hợp với tiến trình hội nhập Nếu
nới lỏng các hạn chế như: không được phép huy động tiền gửi tiết kiệm VND từ tổchức và cá nhân Việt Nam, lượng huy động tiền gửi VND không kỳ hạn không đượcquá 50% /tổng số vốn của chi nhánh, các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngânhàng nước ngoài sẽ giảm được tình trạng thiếu nguồn vốn VND và do vậy có thể tham
gia tích cực hơn vào nghiệp vụ thị trường mở Bên cạnh đó thì việc nâng cao hiệuứng tác động của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thịtrường cũng cần được chú ý đúng mức Từ năm 2003, lãi suất cho vay cầm cố được
điều chỉnh dần để đóng vai trò là lãi suất trần của thị trường liên ngân hàng Lãi suấttái chiết khấu được qui định làm sàn của thị trường liên ngân hàng Mức chênh lệchgiữa lãi suất trần và lãi suất sàn đã được nới rộng từ 0,05%/tháng tức là 0,6%/năm(tháng 3/2003) lên 2,4%/năm (tháng 6/2003) và từ tháng 9/2003 là 2%/năm phù hợpvới thông lệ quốc tế và tạo ra một khung lãi suất để cho các mức lãi suất liên ngânhàng biến động Lãi suất thị trường mở được điều hành linh hoạt trong khung lãi suấtcho vay cầm cố và lãi suất tái chiết khấu Từ khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận,lãi suất thị trường có lúc tăng lên, rồi lại giảm do NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay cầm cố và lãi suất tái chiết khấu, sửa đổi cơ chếcho vay ngắn hạn, chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với NHTM để mở rộngkhả năng tiếp cận kênh tái cấp vốn cho các NHTM, các NHTM Nhà Nước đã hiệpthương thoả thuận thống nhất việc giảm LSTG và khống chế chung mức trần LSTG,các NHTM khống chế tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng chungvà trên cơ sở nguồn vốn huy động Như vậy, lãi suất tái cấp vốn đã bước đầu có tácđộng đến lãi suất thị trường Song tác động này còn hạn chế Do qui mô, độ sâu củathị trường tiền tệ ở mức thấp và trong điều kiện dư thừa vốn khả dụng thì việc điềuchỉnh giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng chỉ có tác dụng phát tín hiệunới lỏng tiền tệ để định hướng lãi suất thị trường, ít có tác động đến khối lượng tiềncung ứng và cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường Dầu vậy, việc thường xuyên điềuchỉnh lãi suất tái cấp vốn căn cứ vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ để hoàn thiệnkhung lãi suất chỉ đạo của NHNN vẫn rất cần thiết để lãi suất tái cấp vốn phát huy tácđộng hiệu ứng của nó.
Trang 10Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang cơchế lãi suất thỏa thuận (thực chất là tự do hóa lãi suất) là những bước đi rất thận trọngvà đến nay đã đạt được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, trong thực tế, các lãi suất do NHNN công bố chưa có tác động hiệuquả đến lãi suất thị trường bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Thị trường tiền tệ liênngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suất chưa phản ánh xác thựctương quan cung – cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ;NHNN chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễn biến lãi suất liên ngân hàng;việc tiếp cận các nghiệp vụ hỗ trợ vốn từ NHNN, nhất là nghiệp vụ tái cấp vốn vànghiệp vụ chiết khấu còn hạn chế; NHNN còn chưa xác định rõ cơ chế chuyển tảiCSTT bao gồm cả việc xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian của CSTT(NHNN cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành CSTT như tăng trưởng kinhtế, kiểm soát lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ, an toàn hệ thống).
Đồng thời để hỗ trợ cho việc tự do hóa lãi suất, NHNN đã ban hành Quy chế thựchiện giao dịch hoán đổi lãi suất, cũng như cho phép thực hiện thí điểm giao dịchquyền chọn ngoại tệ có hạn chế, mở rộng thực hiện thí điểm các giao dịch hoán đổigiá cả hàng hóa Ngoài ra, khi có yêu cầu, NHNN vẫn xem xét, cho phép các NHTMthực hiện thí điểm từng trường hợp cụ thể đối với các giao dịch phát sinh khác Cácbiện pháp hỗ trợ này đã góp phần tạo điều kiện để các NHTM đa dạng hóa các sảnphẩm, hạn chế và phòng chống rủi ro phục vụ khách hàng
II/ GIẢI PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT ỞVIỆT NAM
Quá trình tự do hóa lãi xuất ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 khi Ngân hàng Nhànước (NHNN) chuyển việc điều hành lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất thực âmsang lãi suất thực dương Để quá trình tự do hóa lãi suất thành công, “Xây dựng vàthực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Thực hiện chính sách lãi suấtthỏa thuận theo nguyên tắc thị trường và đi tới loại bỏ quy định hành chính đối với lãisuất ngoại tệ”, cần có các giải pháp sau:
1 Hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế quản lý ngoại hối theo thônglệ quốc tế