ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM
1. Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Việt Nam
1.1.1. Mục tiêu của chính sách tỷ giá
Xét về dài hạn, triển khai chính sách tỷ gí hối đoái là hướng vào mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế. Nó bao gồm những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá hối đoái cân bằng, ổn định dựa trên sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam với các ngoại tệ, tương quan cung – cầu trên thị trường. Đây là mục tiêu trực tiếp và quan trọng nhất của chính sách tỷ giá.
Thứ hai, không ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở ổn định vững chắc giá trị của nó, sự tương đồng hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại.
Thứ ba, phối hợp với chính sách quản lý ngoại hối và đẩy lùi căn bản hội chứng đôla hóa nền kinh tế trên cơ sở tạo ra đầy đủ tiền đề kinh tế, pháp chế để đồng tiền Việt Nam thực hiện trọn vẹn chức năng của mình và tăng cường vai trò trong đời sống kinh tế, nhất là trong lưu thông thanh toán và với phương cách là phương tiện tích lũy tài sản.
Thứ tư, tạo ra các tiền đề cần và đủ để mở rộng hình thức, nội dung, phạm vi chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.
tệ hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
1.1.2. Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá
Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá được xác định trên cở sở các mục tiêu đã đề ra và những nhiệm vụ này sẽ được cố gắng thực hiện để đảm bảo sự thành công của các mục tiêu nói trên. Các nhiệm vụ của chính sách tỷ giá bao gồm:
Thứ nhất, tạo ra cơ sở khoa học, luận cứ vững chắc cho sự hoàn thiện, thiết kế cơ chế quản lý, định hướng lựa chọn các phương án điều chỉnh hợp lý cho phép giải quyết hài hòa các mục tiêu của chính sách tỳ giá và các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn phát triển. Tăng cường và đảm bảo sự quản lý hiệu quả từ phía Nhà nước đối với lĩnh vựa ngoại hối.
Thứ hai, giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các thị trường tài chính quốc tế và sự tổn thương đối với nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các luồng ngoại tệ và vốn.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lời về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đồng thơif, hỗ trợ cho cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường mở.
Thứ tư, bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thì chính sách tỷ giá cần có sự hỗ trợ hơp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, yêu cầu phối hợp các chính sách; đồng thời, phải có sự phối hợp hết sức đồng bộ và hiệu quả của hàng loạt chính sách, giải pháp kinh tế vĩ mô.