1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng quốc tế

20 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 228,5 KB

Nội dung

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể giúp các ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch tỷ giá, kể cả các khoản thu phí k

Trang 1

1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Kinh doanh ngoại hối là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau

1.1 Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Các

hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đều chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, do liên quan đến nhiều đồng tiền quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, … của các quốc gia trên thế giới nên đây là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro hơn Các rủi ro đó có thể là rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro về lãi suất

Thứ hai, kinh doanh ngoại hối là một hoạt động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh

tế hiện đại Do hoạt động này diễn ra trên một thị trường có tính toàn cầu hóa cao, lại không có giới hạn về thời gian và không gian, nên hoạt động này đòi hỏi phải có đầy đủ

cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến để đạt hiệu quả cao

Thứ ba, kinh doanh ngoại hối là hoạt động đòi hỏi nhà kinh doanh phải có hiểu biết

về nhiều lĩnh vực, phải có những kỹ năng nhất định, có trình độ quản lý và khả năng nắm bắt thị trường một cách linh hoạt

1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể giúp các ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch tỷ giá, kể

cả các khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng cũng là một nguồn thu đáng kể

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh, phát triển, góp phần làm tăng quy

mô, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng

- Các nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại hối giúp các ngân hàng có các công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh

2 CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

2.1 Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối

2.1.1 Giao dịch giao ngay

a,Khái niệm

Giao dịch giao ngay là việc mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán

Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức

Trang 2

tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ cho khách hàng

b,Các điều kiện của giao dịch

Trong giao dịch giao ngay, thỏa thuận giao dịch giữa hai bên thường bao gồm một

số điều kiện mua bán như: tỷ giá mua bán, số lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến, chuyển tiền đi vào ngày thanh toán…Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng vaă bản hoặc ký kết hợp đồng chi tiết Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thỏa thuận qua điện thoại là có đủ tính pháp lý

* Ngày giá trị

- Ngày giá trị là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển tiền đến các tài khoản có liên quan Đó là ngày mà các khoản ngoại hối phải được trả cho các bên tham gia giao dịch Ngày giá trị còn được gọi là ngày thanh toán

- Có các 03 loại ngày giá trị sau: T+0, T+1, T+2,

* Phương tiện giao dịch

Giao dịch giao ngay được thực hiện qua các phương tiện giao dịch như: telex, điện thoại, hệ thống mạng vi tính hoặc có thể tiếp nhận trên thị trường tập trung Hai bên thỏa thuận với nhau các điều kiện mua bán và sau đó xác nhận lại bằng văn bản

* Tỷ giá giao ngay

+ Là tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hôm nay nhưng việc thực hiện thanh toán xảy

ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng

+ Các ngoại tệ được mua bán lẫn nhau thông qua việc niêm yết tỷ giá hay cơ chế

tỷ giá chéo Trong giao dịch liên ngân hàng thì tỷ gía giao ngay được niêm yết theo Kiểu Mỹ: Số lượng (giá cả) đô la Mỹ cho một đồng ngoại tệ Kiểu Châu Âu: Số lượng ngoại tệ

so với một đôla Mỹ

Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận

Ở Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp

* Chi phí giao dịch

- Các ngân hàng thương mại không thu phí mà thu lời từ sự chênh lệch giữa giá bán

và giá mua

- Công thức xác định Chênh lệch = (Tỷ giá bán-tỷ giá mua)/tỷ giá bán

2.1.2 Giao dịch mua bán có kỳ hạn

a, Khái niệm

Trang 3

Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay sau một thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao dịch

Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán

Giao dịch hối đoái kỳ hạn có thể được thực hiện trên thị trường tập trung hoặc không tập trung qua các phương tiện giao dịch như: điện thoại, mạng máy tính…

Ở Việt Nam, chỉ có các ngân hàng thương mại đủ điều kiện mới được phép giao dịch có kỳ hạn với một số khách hàng và các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam Các giao dịch phải được ký hợp đồng chi tiết nếu không giao dịch qua mạng máy tính

* Ngày giá trị kỳ hạn

Trong giao dịch có kỳ hạn, ngày giá trị được xác định sau một thời gian nhất định (thời hạn của giao dịch) kể từ ngày giá trị giao ngay của giao dịch giao ngay cùng thời điểm giao dịch Để xác định ngày giá trị có kỳ hạn, đầu tiên phải xác định ngày giá trị giao ngay có hiệu lực thích hợp, sau đó cộng với thời hạn tương ứng của giao dịch

Ngày giá trị =Ngày giá trị giao ngay+Thời hạn tương ứng của giao dịch (1,2,3,6,9,12 tháng).

- Nếu ngày giá trị có kỳ hạn rơi vào ngày nghỈ thì ngày giá trị có kỳ hạn có hiệu

lực sẽ được gia hạn lùi vào ngày làm việc liền sau

- Trong trường hợp thời hạn của giao dịch là chẵn tháng, nếu việc gia hạn ngày giá trị có hiệu lực rơi vào tháng sau thì phải tính ngược trở lại cho đến khi xác định được ngày giá trị có hiệu lực đầu tiên

* Tỷ giá có kỳ hạn

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị trao ngay

Tỷ giá có kỳ hạn do các Ngân hàng niêm yết có thể theo hai cách: Yết giá trực tiếp hoặc yết giá gián tiếp Trên thị trường cách yết giá kiểu Swap được sử dụng phổ biến Theo phương pháp này, ngân hàng sẽ yết tỷ giá giao ngay và mức swap

Mức swap là chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay hay còn gọi là điểm kỳ hạn Vì tỷ giá bao gồm hai loại là tỷ giá bán và tỷ giá mua nên

về nguyên tắc, mức swap được yết theo điểm gồm mức swap mua và mức swap bán

Số viết trước là mức swap mua và số viết sau là mức swap bán

Swap = swap mua / swap bán

Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay ± Swap

2.1.3 Giao dịch tương lai

* Khái niệm

Trang 4

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng đồng tiền định sẵn vào thời điểm ký kết hợp đồng và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch

Thực chất của giao dịch giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về: Loại ngoại tệ giao dịch, trị giá hợp đồng và thời hạn giao dịch

* Đặc điểm của hợp đồng tương lai

- Đặc điểm nổi bật của hợp đồng tương lai là tính tiêu chuẩn hóa cao

Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa cao trong hợp đồng giao sau là: tên hàng,

số lượng (độ lớn hợp đồng), thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng

+ Loại ngoại tệ giao dịch: Tại Sở giao dịch Chicago-CME, các ngoại tệ được giao dịch là: CAD, EUR, JPY, GBP, AUD và CHF

+ Khối lượng ngoại tệ giao dịch: được quy định đối với từng loại đồng tiền Chẳng hạn, Hợp đồng Yên Nhật là 12.500.00, với AUD là 100.000…

+Ngày thanh toán cụ thể trong tương lai Ngày thứ 4 của tuần thứ ba của các tháng 3,6,9,12

+Địa điểm giao dịch: Việc giao dịch được diễn ra trên sàn giao dịch theo nguyên tắc đấu giá Các thành viên tham gia giao dịch phải là thành viên của sở giao dịch

- Những người tham gia vào thị trường này đều phải đóng một khoản ký quỹ, trả chi phí giao dịch tại công ty môi giới và sau đó khoản này được ký gửi tại công ty thanh toán bù trừ

+Nếu trong quá trình công ty thanh toán bù trừ điều chỉnh theo thị trường làm cho khoản ký quỹ của người mua và người bán tiền tệ giao sau xuống một mức nào đó thì họ phải đóng bổ sung

- Việc thanh toán được thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ của sở giao dịch

- Tính tiền hoa hồng trên từng thương vụ mua bán

- Khách hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bằng cách ký một hợp đồng khác ngược lại với hợp đồng đang có

2.1.4 Nghiệp vụ quyền chọn

a, Khái niệm

Quyền lựa chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc phải thực hiện) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá

đã được thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai

- Quyền lựa chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán

+ Quyền chọn mua: cho phép người sở hữu nó có quyền (nhưng không bắt buộc) mua một số lượng ngoại tệ theo mức giá và trong thời gian xác định trước

+ Quyền chọn bán: cho phép người mua quyền chọn bán một lượng ngoại tệ nhất

Trang 5

định theo giá thực hiện vào ngày giao hàng.

b, Nội dung của quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán

- Hình thức lựa chọn: Kiểu Mỹ hay kiểu Châu Âu

+Kiểu Châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn

+Kiểu Mỹ: có thể thực hiện bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn

Ví dụ: Theo kiểu Mỹ quyền mua 1 triệu EURO với giá USD 0.3EURO từ ngày

hôm nay cho đến ngày hết hiệu lực là ngày 20/03/2004 Quyền chọn bán Châu Âu là bán

10 triệu EURO với giá USD 0.2EURO đúng vào ngày 20/03/2004

quyền

- Số lượng ngoại tệ mua bán

- Giá thực hiện: giá mua hay giá bán ngoại tệ khi người mua quyền lựa chọn thực hiện

- Thời hạn hợp đồng (thời gian đáo hạn)

- Lệ phí quyền lựa chọn(Option Price)

2.1.5 Nghiệp vụ hoán đổi

Hoán đổi là giao dịch giữa hai đối tác trong việc trao đổi các luồng tiền tương lai tính trên cơ sở khác nhau

Có hai loại hoán đổi là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ

a, Swap lãi suất

* Khái niệm

Là nghiệp vụ qua đó hai bên tham gia trao đổi với nhau những chi phí tài chính về các khoản nợ tương ứng của mỗi bên, tức là trao đổi giữa hai bên đối với lãi phải trả và khoản lãi thu của một đồng tiền tính trên một lượng tiền gốc ngầm định thỏa thuận

- Giao dịch trao đổi khoản lãi trả gọi là hoán đổi nợ Giao dịch trao đổi khoản lãi thu gọi là hoán đổi tài sản

* Các loại hoán đổi lãi suất

- Hoán đổi Coupon: Hoán đổi lãi tính trên cơ sở lãi suất cố định cho lãi tính trên cơ

sở lãi suất thả nổi

Ví dụ: Lãi suất cố định 12% với lãi suất thả nổi trên cơ sở lãi suất Libor 6 tháng

- Hoán đổi cơ bản: Hoán đổi lãi thả nổi tính toán trên hai cơ sở khác nhau với nhau

Ví dụ: Lãi suất thả nổi trên cơ sở lãi suất Libor 6 tháng với lãi suất thả nổi trên cơ

sở trái phiếu ngắn hạn của Mỹ

* Lợi ích của hoán đổi lãi suất

- Giảm chi phí vay

- Tiếp cận vay ở thị trường nghiêm ngặt

Giao dịch hoán đổi lãi suất có thể được sử dụng để những người vay

Trang 6

- Phòng ngừa rủi ro.

b,Swap tiền tệ

* Khái niệm

Hoán đổi ngoại tệ là giao dịch hoán đổi trong đó bên A trao đổi vốn gốc và tính lãi trên cơ sở lãi suất cố định trên một đồng tiền với vốn gốc và lãi tính trên cơ sở lãi suất cũng cố định nhưng của một đồng tiền khác

* Các bước thực hiện

- Trao đổi vốn gốc ban đầu

- Trao đổi lãi trên cơ sở giá trị gốc của từng đồng tiền

- Trao đổi gốc ngược lại

* Tác dụng của hoán đổi ngoại tệ

- Giúp người vay giảm chi phí vay trên những thị trường khó tiếp cận

- Giúp người vay thâm nhập và vay trên thị trường vốn nước ngoài với chi phí thấp

chọn Hoán đổi

Khái

niệm

Mua bán

ngay hôm

nay, thanh

toán sau 2

ngày

mua bán theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó

ký kết hợp đồng hiện tại, thực hiện được

ấn định sẵn trong tương lai

Quyền mua hoặc bán với giá đã được thỏa thuận trước

trao đổi các luồng tiền tương lai

Phân

loại

-quyền mua -quyền bán

-hoán đổi lãi suất

- hoán đổi tiền tệ

Ngày

giá trị

T+0, T+1,

T+2

T+(1,2,3,6,9,1

2 tháng)

Ngày thứ 4 của tuần thứ ba của

3,6,9,12

Thỏa thuận Thỏa thuận

theo điều kiện

Tỷ giá

áp

dụng

ngày hôm

nay

Tỷ giá hôm nay+ swap

Định sẵn Thỏa thuận Thỏa thuận

Chi

phí

giao

dịch

Không thu Thỏa thuận Ký quỹ Phí quyền Thỏa thuận

2.2 Tình hình về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Trang 7

2.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh Ngoại hối

Hiện nay, căn cứ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối cho các NHTM trong nước, các ngân hàng hợp tác xã, và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Pháp lệnh Ngoại hối

số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;

Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

b, Quy định áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Mục 2 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 quy định về phạm vi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó:

Điều 13 Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước trong phạm vi quy định tại Điều 5 Thông tư này

Điều 14 Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế

1 Mở tài khoản thanh toán ờ nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế để phục vụ cho các khách hàng tại Việt Nam

2 Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế

3 Bao thanh toán quốc tế, bảo lãnh bằng ngoại tệ để phục vụ cho các khách hàng tại Việt Nam

4 Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn)

Điều 15 Hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế

1 Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm:

a) Hoạt động ngoại hối phái sinh khác trên thị trường trong nước ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

b) Hoạt động ngoại hối phái sinh trên thị trường quốc tế;

c) Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại điểm a, b khoản này và các hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này

2 Sau khi hết thời hạn được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế tại văn bản chấp thuận có thời hạn, trường hợp

Trang 8

có nhu cầu tiếp tục thực hiện, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ quy định tại Điều

18, Điều 20 Thông tư này và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép thực hiện các hoạt động ngoại hối này tại văn bản gia hạn văn bản chấp thuận có thời hạn

2.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện nay

Đến thời điểm này, Việt Nam có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC Vietnam, Standard Chartered Vietnam, Shinhan Vietnam, ANZ Vietnam, Hong Leong),

4 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 49 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài Ngoài ra, còn có 2 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, gồm Home Credit và Prudential

Tuy nhiên, hoạt động của khối ngân hàng này vẫn ít được công bố Các ngân hàng ngoại, nhất là ngân hàng 100% vốn nước ngoài không công bố lợi nhuận là bởi lợi nhuận của họ rất khá, dù quy mô, vốn điều lệ và mạng lưới nhỏ hơn các ngân hàng trong nước nhiều Lợi nhuận của khối ngân hàng nước ngoài chủ yếu đến từ kinh doanh ngoại tệ, trái phiếu, thu các loại phí… Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ chiếm khoảng 30% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng nước ngoài, các loại phí chiếm khoảng 20%, thu nhập từ tín dụng chỉ chiếm 20%, còn lại là thu nhập đến từ các lĩnh vực khác Trong khi đó, tại các ngân hàng nội, tín dụng vẫn chiếm tới 70-80% thu nhập

Trong năm 2015, hoạt động xuất nhập khẩu tốt nên dịch vụ ngoại hối cũng tăng Vì vậy doanh số mua bán ngoại tệ cũng như thu phí từ dịch vụ thanh toán của các ngân hàng tăng tên Doanh thu kinh doanh ngoại hối của ngân hàng VIB từ đầu năm 2015 đến nay tăng 27% so với cuối năm 2014 nhờ tăng cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ,…

Tuy doanh thu từ các hoạt động ngoại hối của ngân hàng vẫn duy trì tốt nhưng theo một số ý kiến và bản thân ngân hàng thừa nhận là khó tăng mạnh, tạo đột biến lợi nhuận cho ngân hàng bởi các sản phẩm pháo sinh cho các hoạt động này khá đơn điệu Hiện các ngân hàng chủ yếu giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn,…

Việc các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh ngoại hối còn đơn giản có nhiều lý

do Đó là giao dịch thanh toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu qua đồng USD, còn những đồng tiền khác cũng có giao dịch nhưng ít Mặt khác trong môi trường ngân hàng nhà nước quản lý tỷ giá VND/USD rất chặt nên biến động rủi ro tỷ giá trong giai đoạn này không cao Một nguyên nhân nữa là VNĐ không phải là đồng tiền có tính chuyển đổi cao, sự tương tác với các loại tiền tệ khác trên thế giới thấp, chính vì vậy, nếu ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm phái sinh cũng không thể kết nối được với thị trường ngoài Hiện nay, quy mô giao dịch trên thị trường còn khá khiêm tốn Hơn nữa,

để thiết lập thị trường phái sinh thì thị trường vốn phải phát triển hơn, ổn định trong dài hạn,… Vì lẽ đó, dù rất muốn nhưng các ngân hàng rất khó để phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh Thời gian tới, nếu có thêm điều kiện cơ chế, hàng lang pháp lý hỗ trợ các ngân hàng cũng sẽ mạnh dạn mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối

Ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ là bởi 4 yếu tố: có

Trang 9

nguồn vốn dồi dào, công nghệ tốt và kinh nghiệm lâu đời, có mạng lưới toàn cầu và có đội ngũ cán bộ giỏi do trả lương cao Các ngân hàng nước ngoài có đội ngũ chuyên gia ở khắp nơi trên thế giới, am hiểu về từng đồng tiền, mức độ chuyên môn hóa cao nên có khả năng kinh doanh ngoại tệ rất tốt

Việc các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh ngoại hối còn đơn giản có nhiều lý

do Đó là giao dịch thanh toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu qua đồng USD, còn những đồng tiền khác cũng có giao dịch nhưng ít Mà trong môi trường Ngân hàng Nhà nước quản lý tỷ giá VND/USD rất chặt nên biến động rủi ro tỷ giá trong giai đoạn này không cao

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh được lãnh đạo ngân hàng trên nhận định đó là VND không phải là đồng tiền có tính chuyển đổi cao, sự tương tác với các loại tiền tệ khác trên thế giới thấp Chính vì vậy, nếu ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm phái sinh cũng không kết nối được với thị trường ngoài

Bên cạnh việc VND chưa có tính chuyển đổi cao khiến các sản phẩm phái sinh chưa thể phát triển còn có một nguyên nhân quan trọng đó là môi trường pháp lý như luật

để hỗ trợ cho sản phẩm phái sinh chưa được xây dựng Hiện nay, quy mô giao dịch trên thị trường còn khá khiêm tốn Hơn nữa, để thiết lập thị trường phái sinh thì thị trường vốn phải phát triển hơn, ổn định trong dài hạn…

Tuy những điểm đổi mới tại NĐ 70 đều theo hướng càng chặt hơn.Những quy định mới cũng giúp minh bạch hóa nguồn ngoại tệ, hoạt động thanh toán ngoại tệ rõ ràng hơn Ví dụ như trước đây, khách hàng được thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch

vụ bằng ngoại tệ tiền mặt nên khách hàng có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng hoặc chi trả qua nhiều hình thức ngân hàng khó kiểm soát được

Nghị định 70 cũng cho phép doanh nghiệp FDI được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng VND, do đó khối lượng giao dịch ngoại tệ của các doanh nghiệp tại ngân hàng tăng lên Mặc dù trong cơ cấu lợi nhuận, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh không đáng kể, nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì cũng là khá tốt

2.3 Một số sản phẩm kinh doanh ngoại hối.

1 Tình hình thực hiện tại HSBC

Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng

Giao dịch hối đoái giao ngay của Ngân hàng HSBC

Không giới hạn giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hợp đồng

Áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ nào

Giao dịch hối đoái kỳ hạn của Ngân hàng HSBC

Tỷ giá giao dịch xác định cho các giao dịch trong tương lai

Công cụ dự báo hoàn hảo cho việc kiểm soát dòng tiền và hoạch định ngân sách

Trang 10

2 Tình hình thực hiện tại Standard Charterd Bank

Tại Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered đã có lịch sử hoạt động từ năm 1904 -khi ngân hàng lập chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh)

Hợp đồng giao ngay

Không yêu cầu khối lượng giao dịch tối thiểu hoặc tối đa

Bất kì cặp tiền tệ nào cũng được chấp nhận

Hợp đồng có kỳ hạn

Tỉ giá được ấn định trước cho giao dịch ngoại hối trong tương lai

Công cụ hoạch định đắc lực giúp quản lí dòng tiền và ngân sách

3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH Ở VIỆT NAM.

3.1 Quy mô giao dịch của thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam

Doanh số giao dịch ngoại hối phái sinh hàng ngày ở Việt nam khoảng 150 triệu USD (năm 2013) Đây là con số khiêm tốn so với các thị trường ngoại hối trong khu vực:

54 tỷ USD trên thị trường Singapore (tháng 10/2012)

Đồ thị 1: Doanh số giao dịch phái sinh của NHTM Việt nam

Đơn vị tính: Nghìn tỷ VND

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Quy mô giao dịch thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam tăng đều qua các năm từ

2008 - 2011, phản ánh nhu cầu sử dụng giao dịch phái sinh của doanh nghiệp và NHTM Đặc biệt doanh số tăng mạnh nhất vào năm 2011, thể hiện nguyên nhân xâu xa là thời kỳ

tỷ giá biến động tương đối mạnh, nhu cầu và thực tế thực hiện hợp đồng phái sinh cũng tăng mạnh hơn Trong năm 2012 - 2013, khi các chính sách ổn định tỷ giá phát huy hiệu lực, doanh số giao dịch phái sinh có xu hướng giảm dần, song so với những năm tỷ giá tương đối ổn định ở giai đoạn trước (2005 - 2007), thì doanh số giao dịch phái sinh vẫn tăng Điều này thể hiện nhận thức, nhu cầu về phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh đã có sự thay đổi Tất nhiên, sự so sánh doanh số giao dịch qua các năm ở đây

Ngày đăng: 29/01/2016, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w