PHÒNG GDĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA,
Trang 1PHÒNG GDĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP MÔN MỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP
Phần I KHÁI QUÁT VỀ BẢN THÂN
1 Họ và tên: Văng Công Sâu, sinh năm 1978
2 Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp.
3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm Mỹ thuật.
4 Chức vụ: Tổ trưởng tổ Thể dục - Nhạc - Họa
5 Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp và làm công tác chủ nhiệm.
Phần II NỘI DUNG SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
1 Thực trạng, nguyên nhân:
1.1 Thực trạng tình hình đơn vị:
Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Văn Tiệp là đơn vị luôn đi đầu trong cácphong trào thi đua trong ngành GD của huyện Tân Hồng Trường nằm ở địa bàn thị trấn nênluôn được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy
và học tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch đẹp, khuôn viên rộng có cây xanhthoáng mát, có cổng, hang rào kiên cố… Tuy nhiên hiện nay trường chưa có phòng học chứcnăng, chưa trang bị giá vẽ, bảng vẽ, một số chất liệu màu thông dụng, giấy vẽ chuyên dùng, tưliệu, tài liệu, tranh ảnh cho GV và HS tham khảo
Trang 2Về Học sinh (HS) đa số các em ở thị trấn luôn được sự quan tâm giáo dục của phụhuynh nên rất ngoan, hiền, hiếu học
Về Giáo viên (GV) và cán bộ công nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn tâmquyết với ngành, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác nênnăm học 2013- 2014 trường vinh dự đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia Song song đó,những năm qua, hoạt động đổi mới DH, KTĐG ở trường đã có thực hiện nhưng chưa mang lạihiệu quả cao, theo tôi do tồn tại một số nguyên nhân sau:
- Việc GV thường xuyên chủ động, phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDHphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS còn hạn chế
- Đánh giá kết quả tiếp thu lý thuyết chủ yếu GV hỏi HS trả lời theo sách, GV tóm tắtcũng không ngoài nội dung trong sách, ít phát triển và mở rộng kiến thức, thiếu sự tranh luận,góp ý của HS…
- GV chủ quan trong đánh giá chỉ dựa vào cảm tính xếp loại “Đạt”, “Chưa đạt” ít chú ý
đến mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong từng loại bài, từng thời điểm Một số trường hợp GVchấm bài chưa khách quan, chính xác, công bằng
- GV và HS chủ yếu duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về
ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức, thường dựa vào cảm tính, “phần nổi”như : bố cục,
màu sắc, hình vẽ, nét vẽ…ít phân tích Chưa chú trọng rèn luyện năng lực tự học cho HS
- GV còn nặng về thành tích mà chưa chú ý đến hành động cụ thể và khả năng vận dụngkiến thức thẩm mỹ vào trong cuộc sống hàng ngày: giữ gìn vệ sinh cá nhân, trang trí lớp học,
cũng như ứng dụng vào thực tế cuộc sống…“ phần chìm” cái này rất khó nhận thấy nhưng lại
có ở đa số các em và rất quan trọng Vì thế học sinh chưa hài lòng với kết quả đánh giá, các
em chưa phát huy hết khả năng của mình Kết quả đánh giá không phân loại được học sinh
Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua hai cấp độ Đạt và Chưa đạt đã dẫn đến tình trạng một số HS ỷ lại, tự mãn, lười học vì nghĩ rằng mức độ loại Đạt
là dễ dàng thực hiện
- GV chưa có kinh nghiệm về DH theo chủ đề định hướng phát triển năng lực của học
sinh Việc DH theo chủ đề trong nhà trường vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm,
GV chưa chủ động liên kết các nội dung học tập để tạo thành chủ đề cũng như triển khai thực hiện DH theo chủ đề
Trang 3- GV còn lúng túng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS theo cách học mới Việc thực hiện mỗi tuần một tiết Mĩ thuật gây khó khăn cho DH theo chủ đề
- Thực hiện dạy theo chủ đề GV cần có khả năng liên kết các thông tin để tạo sự hấp dẫn cho người học, tuy nhiên hiện nay nhiều GV còn hạn chế về mặt này cũng như xác định các năng lực cần hình thành cho HS
- PHHS chưa chú ý đến môn học cũng như những thay đổi của môn học Hiện nay số lượng HS/lớp khá đông, thiếu phòng học chức năng,… rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ tới việc
DH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
1.2 Thực trạng của bản thân:
Bản thân luôn tâm quyết với nghề, tích cực tham gia tốt các phong trào thi đua yêunước, luôn tìm tòi sáng tạo và luôn trăn trở tìm ra phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của HS sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em Tuynhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn bởi: mỗi bài chỉ 1 đến 2 tiết, lớp cómỗi 1 tiết/ tuần nên thời gian để các em thực hành trải nghiệm qua bài học còn hạn chế, các em
không được đi thực tế, HS chưa tạo ra được “sản phẩm ứng dụng sau mỗi bài học”, nên về
việc đánh giá kết quả học tập của HS chỉ được thực hiện khi HS thực hành ở lớp và GV thu bài
về nhà chấm xong trả bài vào giờ học sau nên GV chỉ chú ý tới đánh giá từng đơn vị kiến thức
kĩ năng của bài học chứ Gv không có thời gian quan tâm đến kinh nghiêm của HS, quá trìnhhọc của các em, chưa hướng tới sự phát triển cá nhân, sự cảm thụ cái đẹp thì đã phải chuyểnsang chủ đề khác
Với những thực trạng nêu trên là do:
+ Cấu trúc chương trình và thời lượng dạy – học chưa thể hiện được đặc thù môn học + Tâm lí HS và PHHS coi nhẹ bộ môn
+ HS bị chi phối bởi các môn học khác và phải phụ giúp gia đình
+ Khả năng cảm nhận cái đẹp của HS chưa cao
+ Mức thu nhập, gia đình gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến việc đứng lớp
Với những thực trạng và nguyên nhân nêu trên nên sau khi được dự lớp tập huấn tạithành phố Cần Thơ về DH và KTĐG kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng
lực, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị nội dung đề tài “ Hiệu quả của việc đổi
mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn Mỹ thuật theo định
Trang 4hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp” và đã đem lại hiệu
quả khá cao, cải thiện đáng kể những hạn chế trong quá trình dạy học
2 Nội dung sáng kiến ( giải pháp) đăng ký:
Để DH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện
mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy – họcnhằm khuyến khích phát huy tính tích cực năng động sáng tạo, khả năng tự học một số chủ đề
môn Mỹ thuật của HS trường THCS Nguyễn Văn Tiệp tôi xin đưa ra một số biện pháp, giải
pháp sau:
2.1 Dạy học môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực HS:
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với đặc thù môn Mỹ thuật tôi xin liệt kêmột số biện pháp đổi mới DH theo định hướng phát triển năng lực của HS như sau:
+ Cải tiến các PPDH truyền thống, tăng cường các PPDH học đặc thù bộ môn đồng thờikết hợp đa dạng các PPDH
+ Vận dụng DH giải quyết vấn đề, DH theo tình huống và theo định hướng hành động + Tăng cường sử dụng PTDH và áp dụng CNTT như thiêt kế bài giảng điện tử, tải tư liệutranh ảnh, in tranh ảnh ra khổ giấy lớn cho HS xem
+ Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS khi học Mỹ thuật
- Thiết kế lại phân phối chương trình “ dạy học theo chủ đề” - chương trình bài học có sự
liên kết từ thấp đến cao (tham khảo trong phần phần phụ lục): chú trọng sắp xếp bài dạy theo
“chủ điểm” Ví dụ: chủ điểm tháng 1-2 là Mừng Đảng mừng xuân thì sắp xếp chương trình lớp
6, tuần 20- 21, bài 22 vẽ tranh đề tài Ngày tết và mùa xuân với không khí đón tết như vậy học
sinh sẽ hứng thú vẽ hơn
- Thiết kế bài giảng khoa học, câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng
nề quá tải., sắp xếp hợp lý các hoạt động dạy và học
- Vận dụng linh hoạt các khâu lên lớp theo đặc thù bộ môn
- Dạy học bám sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng những em có năng khiếu để tham gia cáchội thi vẽ tranh các cấp và phụ đạo học sinh không có năng khiếu đảm bảo hoàn thành bài vẽtheo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng
- Thiết kế xây dựng kế hoạch dạy học
Trang 5- Tích cực tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị ĐDDH một cách thường xuyên bởi môn
Mỹ thuật là môn trực quan, dạy – học thông qua đồ dùng dạy học
- GV phải thường xuyên vẽ và thị phạm cho học sinh xem để các em khỏi nghi ngờ vềtrình độ cũng như khả năng của người thầy giúp các em đam mê và hứng thú vẽ hơn
Dạy Mỹ thuật không nhất thiết yêu cầu HS phải có khả năng thực hành vẽ đẹp, nếu các
em có khả năng phân tích tranh hay biết cảm nhận sự vật hiện tượng hoặc cảm nhận tác phẩmnghệ thuật thì được rồi bởi thông qua khả năng đó học sinh hình thành óc tưởng tượng, khảnăng bao quát sự vật hiện tượng, có thái độ với sự vật hiện tượng từ đó biết cách vận dụng kiếnthức liên môn với các môn học khác
2.2 Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
- Môn Mỹ thuật cũng như những môn học khác, việc GV dạy cũng như KTĐG phần lớndựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ GD&ĐT đã qui định Ngoài ra, còn có một số biệnpháp đánh giá khác mà theo tôi GV bộ môn này cần áp dụng đó là:
- Đánh giá năng lực mang tính tích hợp: tức là đòi hỏi HS phải có khả năng vận dụngkiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, liên quan đến bộ môn
- Đánh giá hướng tới sự cảm thụ thẩm mỹ: nghĩa là hướng tới cách thức đánh giá manglại cơ hội cảm thụ thẩm mỹ cho HS, các em không chỉ là chủ thể sáng tạo mà còn là chủ thểđầu tiên cảm thụ bài vẽ do mình tạo ra Cách đánh giá này sẽ khuyến khích các em vẽ tốt hơn
- Đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân: đây là cách đánh giá dựa trên tinh thần độngviên là chính, khuyến khích HS mạnh dạng thể hiện ý tưởng của mình thông qua bài vẽ, khôngnên áp đặt, chê hay so sánh bài vẽ của các em với nhau để tránh tình trạng học sinh ganh đuahay mặc cảm tự ti làm giảm hứng thú học tập vì đây là môn năng khiếu nên khả năng thể hiệncủa HS là khác nhau Áp dụng ba cách đánh giá này trong một bài cụ thể Ví dụ đối với bài 29
Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, trong chương trình Mỹ thuật lớp 7:
- Hằng ngày các em đi học từ nhà đến trường,
các em có nhận xét gì về tình trang các bạn
tham gia giao thông trên đường?
-Thực tế tai nạn giao thông dẫn đến chết
người hay chấn thương sọ não là do đâu?
- Thấy các bạn chạy xe hàng ba hàng tư, lạnglách, đùa giỡn với nhau…
- Do người tham gia giao thông không có ýthức, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo
Trang 6- Vậy các em sẽ vẽ gì với đề tài mang tính
thời sự nóng bỏng này?
- Khích lệ các em tìm và chọn thêm nhiều
nội dung đề tài để vẽ
hiểm, uống rượu bia…
- Các em sẽ vẽ để phản ánh, phê phán nhữngngười tham gia giao thông không chấp hànhđúng luật hoặc cổ động, tuyên truyền cho mọingười thực hiện tốt luật an toàn giao thôngnhư đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,
vẽ các bạn đi học qua đường đi đúng phầnđường có vạch màu trắng dành cho người đibộ…
Khi đánh giá bài vẽ, với bài vẽ đẹp (của HS có năng khiếu) Tôi chỉ ra mặt tốt của bàivẽ: nội dung chủ đề (gần gũi hấp dẫn thể hiện nội dung về an toàn giao thông), hình ảnh phongphú phù hợp với nội dung GV chỉ trực tiếp những hình ảnh trong tranh để cả lớp cùng nhậnthấy, phân tích về bố cục có nhóm chính nhóm phụ, rõ trọng tâm, đường nét tự nhiên trongsáng, hình vẽ có xa có gần, màu sắc trang phục phù hợp bộc lộ năng khiếu cá nhân… Với bài
vẽ chưa đẹp tôi sẽ chỉ ra những ưu điểm, những nỗ lực của các em dù là rất nhỏ ví dụ: bài vẽ
đã có ý đồ thể hiện hình ảnh chính, hình ảnh phụ, bố cục tuy rời rạt nhưng không sao các em
có thể vẽ thêm hình và màu sắc bài này hơi nhợt nhạt các em thử tìm thêm màu khác vẽ chồnglên xem sao…Như vậy với HS có năng khiếu các em sẽ phấn khởi vì được GV đánh giá đúngnăng lực còn HS ít năng khiếu các em cũng hài lòng vì được thầy và các bạn công nhận những
nỗ lực của bản thân từ đó sẽ khơi dậy tiềm năng của các em GV Cần tìm ra những ưu điểm dùnhỏ nhất để khích lệ, duy trì hứng thú học tập của HS Đánh giá trong điều kiện thực có của HSvậy mới khuyến khích các em học tập theo năng lực cá nhân Khi đánh giá bài vẽ những emchưa có năng khiếu, GV nên đánh giá cả quá trình, chú ý sự tiến bộ qua từng giai đoạn, xem
xét “phần chìm” ở các em rồi mới phân tích kết quả kiểm tra đánh giá qua đó điều chỉnh hoạt
động dạy và học
- GV cần đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đạt hiệu quả, có ý nghĩa giáodục cao nhất và phát huy được năng lực của học sinh (vấn đáp; trình bày, thuyết trình, trình
Trang 7bày các biểu bảng, hình ảnh; xử lý tình huống, báo cáo dự án, mô phỏng, đóng vai, tạo ra sảnphẩm…) có thể thực hiện kiểm tra từng cá nhân, cặp, hoặc nhóm HS.
- Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia đánh giá: GiữaGVCN, GVBM với PHHS, HS với HS, HS với cộng đồng xã hội…
- DH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, lấy HS làm trung tâm, đảm bảo cácnăng lực khác nhau của HS, đảm bảo tính công bằng, khách quan, tính toàn diện, công khainhằm thúc đẩy HS học tập KTĐG có thể diễn ra trong suốt quá trình DH GV linh động đặtcâu hỏi trong quá trình DH, HS trao đổi thảo luận, trả lời giáo viên tổng hợp đánh giá HS tạo
cơ hội cho nhiều HS có điều kiện được kiểm tra, thể hiện được năng lực; tạo cho mỗi HS cónhiều cơ hội cải thiện kết quả kiểm tra (tối thiểu ở mức nhận biết); tránh gây áp lực, hoặc gọi
HS lên bảng để tra khảo nội dung bài đã học
PHẦN III KHẢ NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ LỢI ÍCH HIỆU QUẢ
1 Khả năng và phạm vi áp dụng:
1.1.Tính khả thi:
Theo thông tư 58: Kế thừa Quyết định 40 và Thông tư 51, theo đó, các môn Thể dục,
Âm nhạc, Mỹ thuật thực hiện nhận xét với 2 bậc: Đạt và Chưa đạt, đồng thời xóa bỏ hệ số khi tính điểm trung bình các môn cuối học kỳ, cuối năm Vậy, quan điểm của Bộ GD&ĐT cho
rằng vai trò các môn học ảnh hưởng đến sự trưởng thành của HS sau này là như nhau, do đó
không phân biệt môn chính, môn phụ Và nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học ”” Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy công nhận, phối hợp với sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học…”
Trang 8Thực hiện hướng dẫn Số: 1525/SGDĐT-GDTrH và Thực hiện hướng dẫn số: PGDĐT Tân Hồng về việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cấpTHCS từ năm học 2014-2015.
1266/HD-Bên cạnh đó, bản thân đã được tham gia chương trình tập huấn chuyên môn của BộGD&ĐT về nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triểnnăng lực của HS cũng như kết quả của việc áp dụng đề tài tại đơn vị mình Tôi nhận thấy rằng,
đề tài này có khả năng áp dụng một cách rộng rãi ở những đơn vị khác và kết quả mang lạicũng sẽ rất khả quan
- Đối với HS : Đây là phương pháp giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập tạo ra sảnphẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống và rèn luyện khả năng tu duy, óc tưởng tượng, khả năngquan sát đối tượng, khả năng tái hiên để học tốt các môn học khác Đánh giá năng lực nhằm
đánh giá khả năng tiềm ẩn (phần chìm) của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học
tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó,các em sẽ tích cực sáng tạo làm ra đồ dùng phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống và các em cónăng khiếu sẽ định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Trang 9phẩm phục vụ cuộc sống như: quạt giấy, bìa lịch, khăn tay, bưu thiếp, bìa sách, mặt nạ Cụ thể,
so sánh tỉ lệ HS xếp loại Đạt tháng 9- 10 với điểm kiểm tra Học kì I ở một số lớp như sau:
* Lưu ý: Do Học sinh theo gia đình chuyển đến địa phương khác nên số lượng HS lớp 7A5 và
8A4 giảm so với đầu năm
Phần IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
2.Kiến nghị:
Để góp phần nâng cao kết quả dạy học và kiểm tra đánh giá môn Mỹ thuật của trườngTHCS Nguyễn Văn Tiệp nói riêng và của ngành nói chung thông qua đề tài này, bản thân tôi cómột số kiến nghị như sau:
- Với đồng nghiệp: Tích cực dự giờ, thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề… học
tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên vẽ và thị phạm cho HS xem, tự làmĐDDH phục vụ giảng dạy, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển nănglực phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của đơn vị để đạt hiệu quả cao
Trang 10- Với nhà trường:
+ Kết hợp với GVBM xây dựng một số chủ đề theo đặc thù bộ môn, tạo điều kiện cho
GV vận dụng PPDH phù hợp với từng loại chủ đề và thường xuyên tổ chức tập huấn về đổimới PPDH cho GV
+ Tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm một số chủ đề học tập theo các phương ánkhác nhau
+ Đổi mới cách thức tổ chức quản lí trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá năng lựctheo hướng dạy học chủ đề
+ Cần sắp xếp, trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục
vụ giảng dạy môn Mỹ thuật
+ Nên quan tâm tạo điều kiện cho GV và HS đi thực tế, tạo nhiều sân chơi, nhiều phongtrào thi vẽ để khơi dậy tiềm năng, năng khiếu cho các em HS
- Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo:
+ Cần đào tạo bồi dưỡng, tập huấn kỷ hơn cho đội ngũ GV tìm hiểu sâu về chủ đề học tập môn Mỹ thuật, đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi của ngành về DH theo chủ đề
+ Trên cơ sở nội dung chương trình SGK hiện hành xây dựng ngân hàng chủ đề học tập,nguồn tài liệu hướng dẫn dạy học và bố cục lại các mạch kiến thức kĩ năng để xây dựng mạch nội dung liên hoàn, logic không ngắt quãng
+ Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về cách đánh giá theo định tính Đạt, Chưa đạt
mà đảm bảo HS không ỷ lại, tự mãn, lười học, vì nghĩ rằng mức độ loại Đạt là dễ dàng thực
hiện
+ Cần có những quy định cụ thể bắt buộc các trường phải thực hiện “đổi mới dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực” vì
các đơn vị chỉ tham gia tập huấn chứ chưa bắt buộc thực hiện nên nhận thấy nhiều trường chưadám mạnh dạng thử nghiệm và áp dụng hoặc khi thực hiện chưa đến nơi đến chốn dẫn đến tìnhtrạng đánh trống bỏ dùi không mang lại hiệu quả
PHỤ LỤC
Chủ đề: SẮC MÀU CUỘC SỐNG
Môn: Mĩ thuật 6 ( Thời lượng: 3 tiết)
Trang 11Các bài học có trong chủ đề: Bài 10: Màu Sắc,
Bài 11: Màu sắc trong trang trí Bài 14: Trang trí đường diềm
I MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hs hiểu được sự đa dạng của màu sắc trong thiên nhiên và trong cuộc sống
- Kỹ năng: HS thực hiện được cách pha màu, phối màu và vận dụng để vẽ những bài trang trí
cơ bản và trang trí ứng dụng vào trong cuộc sống
- Thái độ: Thêm yêu thích và có ý thức hơn trong việc sử dụng màu vào thực tế
- Năng lực có thể đạt được: Quan sát, cảm thụ, giao tiếp, biểu đạt, sáng tạo, khám phá
II NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Khái niệm về màu sắc.
- Hình thành cho HS khái niệm về màu sắc
- Hướng dẫn HS pha màu phối màu
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu sắc trong trang trí.
- Nhận biết màu sắc trên các loaị hình trang trí
- Cảm thụ được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của màu sắc đối với cuộc sống
* Hoạt động 3: Cách vẽ trang trí đường diềm và cách tô màu
- Hình thành cho hs biết khái niệm và cách trang trí đường diềm
- HS thấy được giá trị màu của đường diềm trên các đồ vật trang trí
* Hoạt động 4:Thực hành bài vẽ trang trí đường diềm.
-HS trang trí được đường diềm và ứng dụng trên một đồ vật cụ thể
III MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
Nội dung
đánh giá
Câu hỏi/bài
tập đánh giá kỹ năng
Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) (1)
Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt) (2)
Vận dụng thấp (mô tả yêu cầu cần đạt) (3)
Vận dụng cao (mô tả yêu cầu cần đạt) (4)
Năng lực có thể hình thành
Phân biệtđược màutrong thiên
Phân tíchđược màu sắctrên một số bài
Phân tích được ýnghĩa của màu sắc
và thể hiện linh
-Quan sát
- Giao tiếp
- Khám phá