Đề tài được xây dựng gồm 3 chương như sau: Chương 1:Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nên trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ các tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Đậu Thanh Hải
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 4
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm, thành phần và đặc trưng của vốn kinh doanh 4
1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 9
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN thì DN cần nắm rõ nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huy động, biện pháp quản lý sử dụng thích hợp đem lại hiệu quả cao Tùy từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn kinh doanh (NVKD) của DN được chia thành các loại khác nhau 9
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn nhưng tóm lại các quan điểm đều cho rằng: Hiệu quả sử dụng VKD được thể hiện trên hai mặt đó là bảo toàn vốn và tạo ra được mức sinh lời của đồng vốn cao, đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của DN Ngoài ra, kết quả thu được do sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi ích của các nhà đầu tư đồng thời nâng cao được lợi ích của toàn bộ nền kinh tế 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN 12
Việc đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của DN, giúp DN có những căn cứ xác để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 12
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.2.4 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 22
Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau: 23
Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư Việc lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN 23 Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động vốn hợp lý, tổ chức khai thác triệt
Trang 4huy động tối đa nguồn lực bên trong, phần còn lại sẽ được huy động từ bên ngoài Cơ cấu nguồn tài trợ phải đảm bảo có chi phí sử dụng vốn
bình quân là thấp nhất 23
Thứ ba: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và phải làm tốt công tác thanh toán nợ đến hạn 23
Thứ tư: Phát huy vai trò của Tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc sử dụng vốn từ khâu mua sắm tài sản, vật tư đến dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 23
Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách mua bảo hiểm tài sản Đồng thời, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi VKD bị thiếu hụt 23
Trong thực tế, ngoài các biện pháp trên, DN cần căn cứ vào điều kiện và phương hướng của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả VKD cho DN mình 23
CHƯƠNG 2 24
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI 24
2.1 Khái quát về công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 27
Tổng Giám đốc 27
Phó T.giám đốc 27
Kế toán trưởng 29
2.1.4 Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty 30
2.1.5.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 32
Nhận xét: 37
+ Về tình hình tài sản: Giảm về số tuyệt đối là 119.730.968.576đ, tỉ lệ giảm 12,67%.Trong đó: 37
- Tài sản ngắn hạn giảm về số tuyệt đối là 136.597.751.631đ, tỉ lệ giảm 26,65% 37
Trang 5Tình hình VKD và nguồn hình thành VKD của công ty năm 2012 45Bước sang năm 2012,quy mô VKD của công ty giảm xuống, chủ yếu là
do giảm VLĐ,trong khi VCĐ lại tăng,được thể hiện qua biểu 2.2: 45
- Tại thời điểm 31/12/2012: Tổng số VKD của công ty là
825.114.769.939 đ,giảm 119.730.968.576 đ so với đầu năm,tỷ lệ giảm tương ứng 12,67% Trong đó: 45+ VCĐ: 452.942.339.351 đ,tăng 16.866.783.055 đ,kéo tỷ trọng VCĐ tăng lên là 54,89% - tăng 8,74% so với đầu năm 45+ VLĐ: 372.172.430.588 đ, giảm 136.597.751.631 đ so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 45,11% - giảm 8,74% 45Xem xét sự biến động của VCĐ ta thấy:VCĐ tăng với mức độ lớn do công ty đầu tư mua sắm TSCĐ với số tiền chênh lệch về TSCĐ tăng lên 17.283.437.159 đ ,trong khi đó Tài sản dài hạn khác lại giảm
416.654.104 đ,cho nên VCĐ tăng Nguyên nhân có sự thay đổi trên là dotrong năm công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất, 3 xe tải huyndai, 2 máy cần cẩu, các máy xúc,… 45Xem xét sự biến động của nguồn vốn có thể thấy: Trong năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty giảm một lượng bằng 119.730.968.576 đ.Trong đó: 45
- Nợ phải trả giảm: 8.255.298.521 đ 45
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm : 111.475.670.055 đ 45Đánh giá cơ cấu nguồn vốn nói chung của công ty trong năm 2011 và 2012: 45
Nợ phải trả giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn.Năm 2012, nợ phải trả giảm về số tuyệt đối (8.255.298.521 đ) nhưngtăng về số tương đối (tỷ trọng tăng 5,86% ) Vốn chủ sở hữu giảm cả về
số tuyệt đối (111.475.670.055 đ ) và số tương đối (tỉ trọng giảm 5,86% ) 46
Để có thể kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty,có thể tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính và lập được bảng
số liệu 2.6 46
Ta thấy so với năm 2011, năm 2012 công ty đã giảm được hệ số nợ đi 0,0586 Tỉ lệ giảm 11,11% Còn hệ số tự tài trợ tăng lên thêm 0,0586, tương ứng 12,40% 47Như vậy tỉ trọng vốn chủ trong cơ cấu tài sản đã tăng lên, thực ra hệ số
nợ giảm đi là do trong năm 2012 cả nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh của doanh nghiệp đều giảm, nhưng nợ phải trả giảm với tốc
độ lớn hơn tốc độ giảm vốn kinh doanh, cho nên hệ số nợ giảm, và tương
Trang 6Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong năm 2012 công ty đang
có chủ trương thu hẹp quy mô sản xuất nên đã giảm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.Công ty đã thanh toán một số các khoản nợ đến hạn, và rút bớt vốn chủ sở hữu, hơn nữa trong điều kiện giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng đã làm cho giá vốn hàng bán tăng, nên lợi nhuận sau thuế
đã giảm Điều này cho thấy trong điều kiện kinh doanh đang gặp khó
khăn, công ty đang thu hẹp quy mô để giảm rủi ro kinh doanh 47
Tại cả thời điểm cuối năm và đầu năm, nguồn vốn dài hạn của công ty đều đủ để đầu tư TSDH Điều này cho thấy, tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã được tài trợ đủ bởi nguồn vốn dài hạn, tức là đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.( Xem hình 2.3) 47
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 67
2.2.3 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 87
CHƯƠNG 3 90
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI 90
3.1.Định hướng phát triển của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải trong thời gian tới 90
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 90
3.1.2.Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty năm 2013 91
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
6 Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành 104
Trang 7Bảng 2.4 Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 40
Bảng 2.6 Các hệ số cơ cấu tài chính năm 2011-2012 45
Bảng 2.8 Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012 52Bảng 2.9 Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty 54
Bảng 2.11 So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng 58Bảng 2.12 Vòng quay các khoản phải thu của công ty 60
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí VLĐ 66
Bảng 2.20 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử sụng VKD 81
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY 26Hình 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH CỦA
Hình 2.3 MÔ HÌNH TÀI TRỢ ( CUỐI NĂM 2011-2012) 47
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước nhưhiện nay, các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển đòi hỏi phải giải quyết các vấn đềđặt ra là kinh doanh phải có lãi, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứngđược khả năng thanh toán, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh mở rộng, tăngcường khả năng cạnh tranh Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt
đó, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng kịp thời, đã vượt khó khăn, bước đầuphát huy được tính chủ động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh,chất lượng sản phẩm đã tăng rõ rệt Tuy nhiên thực tế cho thấy có không ítdoanh nghiệp đã lúng túng trong việc huy động vốn , sử dụng vốn, làm ănthua lỗ kéo dài, doanh thu không bù nổi chi phí bỏ ra, không bảo toàn và pháttriển được vốn
Nguyên nhân của vấn đề trên là do nhiều doanh nghiệp chưa tìm ra được cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị mình,chưa tìm được “chìa khoá” để khai thác khả năng tiềm tàng cuả doanh nghiệpmình, dẫn đến chưa phát huy được khả năng của đồng vốn, sử dụng vốn lãngphí, kém hiệu quả
Từ tình hình cấp thiết trên, qua quá trình học tập, tìm tòi em mạnh dạn
nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải" nhằm góp phần giải quyết những
vướng mắc nói trên đối với các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH Tậpđoàn Sơn Hải nói riêng
Trang 102 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của việc nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu việc sử dụng vốnkinh doanh tại công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải nhằm tìm ra được nhữngmặt mạnh, mặt yếu của hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Sơn Hải trongthời gian qua, nhất là từ 02 năm lại đây( 2011-2012) để từ đó tìm ra các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệpnói chung, công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công tyTNHH Tập đoàn Sơn Hải
Về phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung nghiêncứu hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của Tập đoàn Sơn Hải trong 02 nămlại đây, việc sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh, những vướngmắc để tìm ra các giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển
4 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu: Luận vân được thực hiện thông qua việcnắm bắt thực tế về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Tập đoàn Sơn Hải,những diễn biến việc quản lí nguồn vốn, các số liệu thông tin từ phòng kếtoán thuộc công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải và những kiến thức về lí thuyếtđược học tập tại Học viện Tài chính và các văn bản có liên quan
Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả có ýnghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳngđịnh được vị trí của mình trong cơ chế thị trường Từ nhận thức quan trọngtrên, để tìm cách tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp trong sử dụng
Trang 11nguồn vốn, đề tài : "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải"
5 Kết cấu đề tài
Đề tài được xây dựng gồm 3 chương như sau:
Chương 1:Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ởCông ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh ở Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân em đã nhận được sựquan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- TS Đoàn Hương Quỳnh , lãnh đạocông ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, tuy nhiên do vốn kinh nghiệm thực tiễn và
lí luận của bản thân vì vậy vẫn chưa đáp ứng được hoàn hảo nội dung đề tài
đề ra Để đề tài được thực hiện tốt, em chân thành cảm ơn và mong sẽ tiếp tụcnhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn để luận văn của emhoàn thiện và đạt kết quả tốt
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
ĐẬU THANH HẢI
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, thành phần và đặc trưng của vốn kinh doanh
Mỗi DN đều có những đặc thù riêng song trong quá trình SXKD đềuphải có điểm chung là bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu
tố đầu ra Để tạo ra đầu ra thì DN cần phải có các yếu tố đầu vào với giá trịnhất định Vì vậy, DN phải có một lượng tiền tệ đảm bảo cho các yếu tố đầuvào này, lượng tiền tệ này gọi là vốn kinh doanh (VKD) của DN
Vốn được biểu hiện bằng tiền lẫn bằng hình thái giá trị của vật tư, hànghóa, nhà xưởng, máy móc, thiết bị…phục vụ cho quá trình sản xuất Sau quátrình sản xuất này, vốn kết tinh vào sản phẩm Khi sản phẩm được tiêu thụ, cáchình thái khác nhau của vật chất lại được chuyển về hình thái giá trị tiền tệ
Trang 13Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN, số tiền thu được dotiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi Nhưvậy, số tiền ứng ra phải được sử dụng có hiệu quả thì mới đảm bảo cho sựphát triển tốt của DN.
1.1.1.2 Thành phần VKD
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà quy mô cũng như cơ cấu vàthành phần của VKD có sự khác biệt Có rất nhiều tiêu thức để phân loạiVKD Tại đề tài này sẽ tập trung phân tích, phân loại vốn kinh doanh theotiêu thức đặc điểm chu chuyển
Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển của VKD khi tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh, có thể chia VKD của doanh nghiệp ra thành 2
bộ phận: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ)
+Xét về vốn cố định:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước
về tài sản cố định (TSCĐ) mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từngphần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng chu chuyển khi táisản xuất được TSCĐ về mặt giá trị
VCĐ là một khoản vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng cácTSCĐ có hình thái vật chất và không có hình thái vật chất Quy mô của VCĐnhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ lớn hay nhỏ, ảnh hưởng đếntrình độ trang bị kĩ thuật, công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình
sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm chu chuyển của VCĐ.Theo mối liên hệ đó, có thể khái quát nét đặc thù về sự vận động của VCĐ
Trang 14Trong quá trinh tham gia vào hoạt động kinh doanh VCĐ được chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗichu kì kinh doanh Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thayđổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng, công suất bị giảm dần, tức là
nó bị hao mòn và cuối cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị củaTSCĐ cũng bị giảm đi Theo đó VCĐ được tách ra làm 2 bộ phận:
Bộ phận thứ nhất : Tương ứng với giá trị hao mòn được chu chuyểnvào giá trị sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ thànhquỹ khấu hao Khi sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, quỹ khấu hao này sẽ được sửdụng để tái sản xuất TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Bộ phận thứ hai: phần còn lại VCĐ được “ cố định” trong TSCĐ Trongcác chu kì sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tănglên thì phần vốn “ cố định” lại dần dần giảm đi, tương ứng với mức giảm dầngiá trị sử dụng của TSCĐ Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúcTSCĐ hết thời gian sử dụng và VCĐ hoàn thành một vòng chu chuyển
VCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh mới hoàn thành một vòngchu chuyển, có đặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vàphát huy tác dụng trong nhiều chu kì sản xuất Vì vậy, VCĐ là hình thái biểuhiện bằng tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kì sản xuất tương ứng
VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ
về mặt giá trị tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ Sau mỗi chu kì sảnxuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, songphần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm xuống cho đến khi TSCĐ hếtthời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đãsản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòng chu chuyển
Trang 15Như vậy, VCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng tương đối lớntrong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng và VKD nói chung Quy mô VCĐ và trình
độ quản lý, sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị
kĩ thuật của TSCĐ Do đó, việc tổ chức và sử dụng VCĐ có ảnh hưởng mạnh
mẽ và trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
+ Xét về vốn lưu động( VLĐ)
Vốn lưu động là số vốn ứng trước để hình thành nên TSLĐ nhằm đảmbảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành mộtcách thường xuyên liên tục VLĐ chuyển hết toàn bộ giá trị một lần và cũngđược thu hồi toàn bộ giá trị sau khi kết thúc quy trình tiêu thụ sản phẩm, đồngthời hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kì kinh doanh
Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của VLĐluôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ Trong các doanh nghiệpngười ta thường chia TSLĐ thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông
TSLĐ sản xuất bao gồm các loại: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùngthay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dự trữsản xuất hoặc sản xuất, chế biến Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩmchờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, cáckhoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình sản xuấtkinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế vàchuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiếnhành liên tục
Khác với TSCĐ, trong quá trình sản xuất, TSLĐ của doanh nghiệp luônthay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm hàng hoá VLĐ của doanh
Trang 16trữ, sản xuất, lưu thông).Quá trình này diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lạitheo chu kì và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình vận động, VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trongmột lần, qua mỗi giai đoạn của chu kì sản xuất kinh doanh VLĐ lại được thayđổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tưhàng hoá dự trữ, qua giai đoạn sản xuất vật tư được chế tạo thành bán thànhphẩm, thành phẩm sau khi được tiêu thụ, VLĐ lại quay về hình thái ban đầu
Xuất phát từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi công tác tổ chức quản lý
và sử dụng VLĐ cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, đảm bảo đủ VLĐ cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục không
bị gián đoạn
Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ VLĐ đảm bảo đầy đủ, kịp thời đápứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Đồng thời phải có giải pháp thích ứngnhằm quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn
1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Việc nhận thức đúng và đầy đủ về những đặc trưng của vốn trong quátrình SXKD sẽ giúp DN quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn Đó là:
+ Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản, nghĩa là vốn được thểhiện bằng giá trị của những tài sản có thực (hữu hình hoặc vô hình)
+ Vốn phải được vận động sinh lời: tiền tệ chỉ được coi là vốn khichúng được đưa vào SXKD, chúng vận động biến đổi hình thái biểu hiệnnhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là giá trị tiền
Trang 17+ Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới pháthuy tác dụng Do đó để đầu tư vào SXKD, các DN không chỉ khai thác cáctiềm năng về vốn mà còn phải tìm mọi cách thu hút vốn.
+ Vốn có giá trị về mặt thời gian Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưlạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng nên sứcmua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau
+ Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu: Trong nền kinh tế tri thức, vốnđóng một vai trò quan trọng do đó không thể có đồng vốn vô chủ
+ Trong nền KTTT, vốn phải được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt.Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần vốn đếnthị trường huy động vốn, có nghĩa là được sử dụng vốn Người huy động vốnphải trả một khoản chi phí sử dụng vốn nhất định cho chủ sở hữu nguồn vốn.Như vậy, khác với hàng hóa thông thường, vốn khi “bán ra” sẽ không bị mất
đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sửdụng vốn trong một thời gian nhất định
1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN thì DN cầnnắm rõ nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huy động, biện pháp quản
lý sử dụng thích hợp đem lại hiệu quả cao Tùy từng tiêu thức nhất định mànguồn vốn kinh doanh (NVKD) của DN được chia thành các loại khác nhau
1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn
Trang 18Theo tiêu thức này, nguồn vốn kinh doanh được chia thành vốn chủ sởhữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là số vốn thuộc sở hữu của DN, DN có đầy
đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt như vốn do ngân sách Nhànước giao hoặc đầu tư vào DN, lợi nhuận để lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹkhấu hao…
Nợ phải trả (NPT): bao gồm vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay Vốnchiếm dụng bao gồm: NPT người cung cấp, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,
nợ phải trả công nhân viên Các khoản nợ vay bao gồm: vốn vay từ các ngân hàngthương mại, tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu
- Nguồn vốn bên ngoài DN: Là nguồn vốn DN huy động từ bên ngoài
DN bao gồm: vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác, vốn liêndoanh, liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp DNcần phải biết kết hợp hai nguồn vốn này sao cho hợp lý, lựa chọn hình thứchuy động phù hợp để mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất
1.1.2.3 Theo thời gian huy động sử dụng vốn
Trang 19Theo tiêu thức này, VKD của DN được hình thành từ 2 nguồn: Nguồnvốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định vàdài hạn bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn Nguồn vốnnày được dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ và tài trợ một bộ phận TSLĐthường xuyên cần thiết
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn bao gồmcác khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cótính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của
DN Phân loại theo cách này giúp DN xem xét, huy động các nguồn vốn phùhợp với thời gian sử dụng tài sản và có cơ sở để lập các kế hoạch tài chính
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong nền KTTT, đối với mỗi DN có vốn chỉ là điều kiện cần nhưngchưa đủ Bởi lẽ nếu không biết cách quản lý và sử dụng vốn thì DN khó cóthể bảo toàn vốn của mình được Vì vậy điều quan trọng đối với mỗi DN làphải biết sử dụng vốn của mình như thế nào để vừa có hiệu quả, vừa bảo toàn
và phát triển vốn, đem lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất.Việc sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, một mặt hàng có thể có rấtnhiều nhà cung cấp Muốn tồn tại, đứng vững và phát triển, DN phải sản xuấtkinh doanh xuất phát từ quan hệ cung cầu của thị trường, DN phải xác định rõ
DN mình sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Khi đã xácđịnh được mục tiêu sản xuất kinh doanh rồi thì nhiệm vụ của DN là phải phân
bổ, sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và có hiệu quả
Trang 20quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra là thấp nhất Vốn là bộ phậnquan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn là yếu tố quantrọng nhất quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn nhưng tóm lạicác quan điểm đều cho rằng: Hiệu quả sử dụng VKD được thể hiện trên haimặt đó là bảo toàn vốn và tạo ra được mức sinh lời của đồng vốn cao, đạtđược mục tiêu sản xuất kinh doanh của DN Ngoài ra, kết quả thu được do sửdụng vốn phải thoả mãn được lợi ích của các nhà đầu tư đồng thời nâng caođược lợi ích của toàn bộ nền kinh tế
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN
Việc đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn là một nội dung quantrọng trong hoạt động tài chính của DN, giúp DN có những căn cứ xác để đưa
ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu
tư, biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn, nhờ đó nâng cao hiệu quả sửdụng vốn
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Tốc độ luân chuyển VLĐ: Có thể đo bằng 2 chỉ tiêu:
+ Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiệntrong một kỳ (thường là 1 năm )
L = M
VLĐ Trong đó: L : Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ
M : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ (tính theo DTT)
VLĐ: VLĐ bình quân trong năm
+ Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực
hiện một vòng quay VLĐ
Trang 21VTK = M1 (K1-K0)
360 Trong đó : M1 :Tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch
K1, K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ gốc
* Hàm lượng VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thuthuần cần phải có bao nhiêu đồng VLĐ
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
* Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) hoặc sau thuế thu nhập DN
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
VLĐ bình quân trong kỳ
* Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán ( doanh thu thuần) + Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân trong kì
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luânchuyển trong kì Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm củangành kinh doanh
Trang 22• Vòng quay các khoản phải thu :
Doanh thu có thuế+ Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư các khoản phải thu bình quân.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanhnghiệp càng nhanh, tránh được tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn
* Kỳ thu tiền trung bình :
360 ngày
+ Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu ,
nó đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của DN.Vì vậy, kỳ thutiền trung bình càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên, điều này còn bị ảnh hưởng bởichính sách tín dụng thương mại của DN cho khách hàng, chính sách này sẽảnh hưởng tới doanh số bán hàng và lợi nhuận thu được của DN
* Khả năng thanh toán :
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn :
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh
=
Tổng tài sản lưu động – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Trang 23+ Khả năng thanh toán tức thời :
Khả năng thanh toán tức thời
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VCĐ cần xác định đúng đắn
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của DN
+ Các chỉ tiêu tổng hợp
* Hiệu suất sử dụng VCĐ: Phản ánh một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần (DTT) trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
* Hàm lượng VCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
VCĐ, phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng VCĐ
Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
* Hệ số huy động VCĐ: phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào
hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN
*Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong
DN so với thời điểm đầu tư ban đầu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độhao mòn càng cao và ngược lại
Số tiền khấu hao lũy kế
Trang 24*Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Hiêụ suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
* Hệ số trang bị TSCĐ cho công nhân sản xuất trực tiếp: phản ánh
mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân sản xuất trực tiếp
Hệ số trang bị
TSCĐ cho sản xuất =
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp SX bình quân trong kỳ
Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp
* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ: phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong
tổng giá trị tài sản của DN Nói cách khác: trong một đồng giá trị tài sản của
DN có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản của DN
* Kết cấu TSCĐ của DN: phản ánh tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại
TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của DN ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu nàygiúp DN đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ởDN
Trang 25*Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ
có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế) thu nhập doanhnghiệp
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
VCĐ bình quân trong kỳ
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Vòng quay toàn bộ vốn: phản ánh vốn của DN trong một kỳ quay
được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được khả năng sửdụng tài sản của DN, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà
*Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD: phản ánh mỗi đồng vốn kinh
doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên VKD =
Lợi nhuận trước thuếVKD bình quân sử dụng trong kỳ
Trang 26* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD: phản ánh mỗi đồng vốn kinh
doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậ sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên VKD (ROA) =
Lợi nhuận sau thuếVKD bình quân sử dụng trong kỳ
* Tỷ suất lợi nhuận VCSH: phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình
quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận
Trang 27Trong nền kinh tế hiện nay, các DN có quyền tự do kinh doanh và bìnhđẳng trước pháp luật, nhưng nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế Nếu chínhsách kinh tế nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch SXKD của
DN thông suốt, có hiệu quả và ngược lại Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn các DN cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước
- Tác động của nền kinh tế
Các yếu tố lạm phát, sự biến động của giá cả trên thị trường, tình trạngcủa nền kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN Đặc biệtnền kinh tế vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thếgiới nên các DN đều gặp khó khăn Vì vậy doanh nghiệp cần có những điềuchỉnh hợp lý để thích nghi với điều kiện thực tế
- Rủi ro trong kinh doanh: những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn,bão lụt, những biến động về thị trường…làm cho tài sản của DN bị tổn thất,giảm giá trị dẫn đến vốn của DN bị mất mát
- Tiến bộ khoa học công nghệ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, vừa làthời cơ vừa là thách thức đối với DN Đó là thời cơ nếu DN có đủ vốn, đủtrình độ thay đổi máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăngnăng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Ngược lại, sẽ
là nguy cơ nếu DN không đủ vốn để đầu tư, không theo kịp tốc độ phát triểncủa khoa học công nghệ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đượcnhu cầu thị trường tất yếu sẽ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh
1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ quan dochính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn Đó là:
Trang 28- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Trình độ quản lýkhông tốt sẽ gây ra tình trạng thất thoát vốn, tay nghề người lao động khôngcao sẽ làm giảm năng suất lao động, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN lựa chọn phương án sản xuấttạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêudùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương
án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong DN: Việcđầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc vay nợquá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những khôngphát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra rủi ro cho DN
- Vấn đề xác định nhu cầu VKD: việc xác định nhu cầu vốn khôngchính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh, làm hiệu quả sử dụng VKD suy giảm
- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: sửdụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vậtliệu vào sản xuất kinh doanh, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cầnthiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sửdụng vốn của DN
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ
đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp
1.2.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay
Hiệu quả hoạt động SXKD của DN là kết quả của tổng thể của hàngloạt các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và tài chính Việc tổ chức đảm bảo
Trang 29kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu và là yêucầu khách quan đối với tất cả các DN khi tiến hành SXKD là do:
Thứ nhất, xuất phát từ mục đích kinh doanh của DN
Trang 30Mỗi DN khi tham gia vào hoạt động SXKD đều hướng tới mục đích làtối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận.Muốn vậy, đòi hỏi DN phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạtđộng trong lĩnh vực SXKD Trong đó, vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sửdụng VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả SXKD của DN.Nâng cao hiệuquả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho DN mà còn có ýnghĩa lâu dài đối với sự phát triển của DN.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của VKD:
Trong nền KTTT, sẽ không có bất cứ hoạt động SXKD nào nếu không
có vốn Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, lànền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực Vốn quyếtđịnh quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cảthời cơ kinh doanh của DN
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trong các DN.
Trong nền KTTT, với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, đòi hỏi các DN phải chủ động khai thác nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của SXKD Đồng thời, DN phải tự trang trải mọi chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi và sử dụng vốn có hiệu quả Những đòi hỏi đó bắt buộc các DN phải tiến hành quản lý vốn chặt chẽ và có hiệu quả hơn vì sự tồn tại và phát triển của mình
Những phân tích trên đây thể hiện sự cần thiết của việc nâng cao hiệuquả sử dụng VKD Sự cần thiết này không chỉ riêng đối với DN mà còn có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.2.4 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 31Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần thựchiện các biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự
án đầu tư Việc lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của DN
Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động vốn hợp lý, tổ chức khai thác triệt
để các nguồn lực đã huy động Huy động vốn phải đảm bảo được tính độc lập,chủ động trong sản xuất kinh doanh của DN Tức là DN phải huy động tối đanguồn lực bên trong, phần còn lại sẽ được huy động từ bên ngoài Cơ cấunguồn tài trợ phải đảm bảo có chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất
Thứ ba: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động,
đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và phải làm tốt công tác thanh toán nợđến hạn
Thứ tư: Phát huy vai trò của Tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý,
sử dụng vốn Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc sử dụng vốn
từ khâu mua sắm tài sản, vật tư đến dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách mua bảo hiểm tài
sản Đồng thời, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi VKD bịthiếu hụt
Trong thực tế, ngoài các biện pháp trên, DN cần căn cứ vào điều kiện
và phương hướng của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có tính khả thi caonhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả VKD cho DN mình
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI
2.1 Khái quát về công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1.Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
Địa chỉ: 117 Đường Hữu nghị Phường Nam Lý – TP Đồng Hới
-Tỉnh Quảng Bình
- Điện thoại: 052.3825755
- Đơn vị chi nhánh : Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải Quảng Bình tại
Hà Nội
- Vốn điều lệ: 300.411.000.000 đồng (Việt Nam đồng)
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Tổng giám đốc: NguyễnViết Hải
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải được thành lập theo Giấy chứngnhận đăng kí kinh doanh số 3100196175 đăng kí lần đầu ngày 13 tháng 04năm 1998 và đăng kí thay đổi lần thứ 13 ngày 02 tháng 12 năm 2011 do Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp
Có thể nói từ khi mới thành lập Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải làcông ty TNHH có tổng số vốn còn ít, chỉ hoạt động trong phạm vi tỉnh QuảngBình Trải qua hơn 10 năm xây dụng và phát triển Công ty đã không ngừnglớn mạnh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp đã từng bước được mở rộng
Trang 33Phạm vi hoạt động cũng đuợc mở rộng ra các tỉnh thành khắp miền trung vàTây nguyên
Về trình độ, năng lực của cán bộ, công nhân viên tương đối đồng đều,luôn được lãnh đạo công ty quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, các phòng, ban, các
tổ chức đoàn thể, chính trị trong công ty được hình thành và từng bước đi vàohoạt động có hiệu quả, được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ.Công ty luôn chú trộng mua sắm máy móc hiện đại, các phương tiện xe máychuyên dụng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật các công trình
Với một Công ty được thành lập và phát triển trong giai đoạn kinh tếthị trường, ngành xây dựng nói chung, Công ty TNHH Sơn Hải nói riêng phảiđứng trước sức cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên với quan điểm “lấy chất lượng,
kỷ thuật, mỷ thuật của công trình là tiêu chí hàng đầu” vì vậy Công ty đã xâydựng nhiều công trình với chất lượng tốt, tạo uy tín trên thị trường xây dựng,nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực đấu thầu Từ đó Công ty khôngnhững bảo toàn vốn hoạt động mà ngày càng phát triển lớn mạnh nâng cao lợinhuận, bổ sung nguồn vốn kinh doanh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải làmột trong những công ty xây lắp lớn, có uy tín của tỉnh Quảng Bình củng như
cả nước
Phát huy những kết quả đã đạt được trong hoạt động của mình, bằng sựnăng động sáng tạo của tập thể lãnh đạo tập đoàn mà đứng đầu là Tổng giámđốc Nguyễn Viết Hải, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương củatỉnh Quảng Bình, công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã không ngừng vươn lêntrong đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị phần vì vậy
đã tạo lập được uy tín trong và ngoài tỉnh Nhiều công trình, hạng mục đầu tưcủa công ty được nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước đánh giá có chất
Trang 34lượng, nhiều năm lại đây công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải trở thành mộttrong những công ty lớn của tỉnh Quảng Bình.
Đến nay, tình hình quy mô Vốn điều lệ tại Công ty gồm:300.411.000.000 đồng Trong đó vốn từ các thành viên đóng góp như sau:
+Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải Vương góp :147.411.000.000 đồng+Nguyễn Viết Hải góp : 151.900.000.000 đồng+Nguyễn Viết Bắc góp : 1.100.000.000 đồng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh
Qua nhiều năm phát triển và trưởng thành, đến nay chức năng, ngànhnghề kinh doanh của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải bao gồm :
+Xây dựng nhà các loại
+ Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp,điện đến 35 KV, Các công trình thuỷ điện, san lấp mặt bằng mặt bằng, làmđưòng giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng
+ Trang trí ngoại thất và xây dựng các công trình cây xanh
+ Tư vấn thiết kế kết cấu các công trình công trình giao thông ( cầu đường)+ Khai thác đá, cát, sạn, đất, các loại
+ Kinh doanh nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, công viên, cung ứng vật
tư ngoại thất, khuôn viên cây cảnh
+ Kinh doanh du lịch lữ hành
+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu và đi thuê
+Đầu tư sản xuất,truyền tải và phân phối điện
Trang 35Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải hoạt động nhiều lĩnh vực kinh doanhnhưng chủ yếu là là các công trình dân dụng giao thông thuỷ lợi Trong đóquá trình hoạt động công ty đã đạt được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ đólàm cho lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tiền lương của người lao độngcũng được tăng lên
2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức bộ máy quản lí tài chính-kế toán của công ty
Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
HÌNH 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY
Tổng Giám đốc
Ban an toàn lao động
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Đội xây lắp 1 Đội xây lắp 2 Đội xây lắp 3
Trang 36+ Về tổ chức bộ máy quản lý:
Mấy năm lại đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải luôn luônchú ý hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, điều hành công ty Đến nay toàncông ty đã đi vào hoạt động có chất lượng và nề nếp Tổ chức bộ máy quản lýcủa công ty đến nay ngoài lãnh đạo tập đoàn, có 7 đơn vị trực thuộc , trong đó
có 01 Tổng Giám đốc và 1 Phó tổng giám đốc, có 3 phòng chuyên môn, 1Ban an toàn lao động và 3 đội xây lắp trực thuộc (xem hình 2 1)
+ Tổ chức bộ máy quản lí tài chính-kế toán
Về tổ chức bộ máy tài chính- kế toán của công ty TNHH tập đoàn SơnHải cũng được sắp xếp theo hướng tinh gọn, đủ năng lực để tham mưu cholãnh đạo tập đoàn quản lý về tài chính- kế toán
Hiện nay, tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty baogồm kế toán tổng hợp chung, kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, kế toántài sản cố định, kế toán vật tư, kế toán tiền lương, kế toán quỹ và 3 kế toánviên tại 3 đội xây lắp (xem hình 2.2)
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải thực hiện việc tổ chức bộ máy quản
lý theo hình thức tập trung mọi quyết định đều do Tổng giám đốc đưa ra Giúpviệc cho Tổng Giám đốc là 1 Phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng
2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị
- Tổng Giám đốc công ty: Là người có quyền lớn nhất của công ty, có
nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệmtrước pháp luật và cơ quan nhà nước
- Phó tổng giám đốc: Là người trợ giúp Tổng giám đốc thay mặt giám
đốc đièu hành mọi hoạt động của công ty khi Tổng giám đốc vắng mặt, chịutrách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật
Trang 37Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
HÌNH 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc trong
việc tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, tổchức hoạch toán nội bộ, là nơi quản lý tài sản nguồn vốn của công ty theo chế
độ chính sách và Pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định
cụ thể khác của công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Thiết kế, lập kế hoạch và trực tiếp chỉ
đạo việc xây lắp các các công trình
Kế toán ngân hàng
Kế toán tài sản
vật tư
Kế toán tiền lương
Kế toán dội
xây lắp
1
Kế toán đội xây lắp 2
Kế toán đội xây lắp 3
Kế toán quỹ
Trang 38- Phòng tổ chức lao động: Tuyển dụng, ký kết hợp và quản lý lao
động, quản lý kế hoạch tiền lương tiền lương Lưu trữ văn bản bảo mật, quản
lý con dấu
- Ban an toàn lao động: Mua sắm, cấp phát cho người lao động làm
việc an toàn hiệu quả, tránh tai nạn khi lao động
- Các đội xây lắp : Trực tiếp xây lắp các công trình
2.1.4 Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Trang trí ngoại thất và xây dựng các công trình cây xanh
+ Tư vấn thiết kế kết cấu các công trình công trình giao thông ( cầu đường)+ Khai thác đá, cát, sạn, đất, các loại
+ Kinh doanh nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, công viên, cung ứng vật
tư ngoại thất, khuôn viên cây cảnh
+ Kinh doanh du lịch lữ hành
+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu và đi thuê
+Đầu tư sản xuất, truyền tải và phân phối điện
Trang 392.1.4.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm chính:
Các nhóm sản phẩm sản phẩm chính của Công ty TNHH Tập ĐoànSơn Hải: các công trình xây dựng cầu, đường, các công trình thủy lợi ….Công
ty còn kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống
Trong hoạt động sản xuất , công ty lập kế hoạch sản xuất rất chặt chẽ ,được kế hoạch hóa, sau đó triển khai xuống các tổ đội thi công, đảm bảo tiến
độ sản xuất và đáp ứng đúng thời hạn các đơn đặt hàng.Việc tổ chức hoạtđộng sản xuất khoa học là 1 nhân tố có tác dụng rất tích cực vào việc nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn củacông ty
2.1.4.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật
Về đặc điểm cơ sở vật chất, công ty có 3 đội xây lắp chính và nhiều độixây lắp phụ Tổng số công nhân viên các đội xây lắp lên đên gần 500 người
Về trang bị thiết bị máy móc trong công ty, máy móc thiết bị được trang bịđầy đủ, đảm bảo an toàn, đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động sản xuất, cácmáy móc thiết bị vẫn còn thời gian sử dụng dài, đồng thời trong quá trình hoạtđộng công ty đã tăng cường bổ sung thêm nhiều máy móc mới để tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn
2.1.4.4 Tình hình thị trường vầ đối thủ cạnh tranh của công ty
Hiện nay các mặt hàng chính của Công ty được sản xuất và tiêu thụtheo đơn đặt hàng của khách hàng với nhu cầu thị trường là khá lớn, đòi hỏiluôn luôn mở rộng thị trường không những trong nước mà cả nước ngoài Tuynhiên khả năng cung ứng của Công ty còn hạn chế không đủ để đáp ứng nhu
Trang 40cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều Đã có nhiều công trình xây dựng cầu, đườngbộ… phong phú, đa dạng Với việc tận dụng các lợi thế của công ty và đượcđảm bảo về chất lượng, uy tín của công ty ngày một cao trong thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành tương đối lớn mạnh về nhiềuphương diện và chiếm thị phần tương đối đáng kể Công ty cần nâng cao uytín chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa
2.1.5.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1.5.1 Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm gần đây
Gần đây công ty tiếp tục khởi công xây dựng các công trình giao thông,thủy lợi,…Các dự án được triển khai tốt đã góp phần giúp công ty phát triển sảnxuất kinh doanh như dự án hồ Tả Trạch G14, dự án Trường Sơn Đông G7,…