Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Trang 100 - 112)

- Tài sản ngắn hạn giảm về số tuyệt đối là 136.597.751.631đ, tỉ lệ giảm

3.2Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân hiệu quả sử dụng VKD như đã phân tích ở chương 2. Trong những năm qua, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã quan tâm và coi trọng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Thị trường kinh doanh mở rộng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, vốn kinh doanh chưa cao ... Nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, em xin được đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Như đã phân tích ở chương 2, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận VLĐ giảm là do lợi nhuận sau thuế công ty đạt được ở năm 2012 giảm so với năm 2011, như vậy giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ là cần tiến hành các biện pháp để tăng lợi nhuận sau thuế cho công ty, chú ý trong các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp,…

Tăng cường quản lí các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng, cuối năm 2012 khoản nợ phải trả của công ty là 171.852.595.749đ, trong khi khoản nợ phải thu là 150.736.515.012đ, cho thấy khoản chiếm dụng được của công ty lớn hơn,công ty cần phát huy, tuy nhiên cần chú ý khống chế được nợ phải trả trong khả năng thanh toán được.

Để thực hiện tốt giải pháp trên, cần thực hiện cắt giảm chi phí, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Nâng cao khả năng thanh toán

- Cắt giảm chi phí một cách hợp lí: Trước hết, Công ty cần đánh giá các chi phí chung và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không.Từ phân tích ở chương 2, thời điểm cuối năm 2012 một số chi phí vẫn còn cao nên có kế hoạch cắt giảm, ví dụ chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm 2012 là 13.032.690.656đ. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ có tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận.Các chi phí hoạt động như thuê mướn, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng... là những chi phí gián tiếp mà Công ty phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp và đây là những chi phí mà Công ty có thể cắt giảm được.

- Có kế hoạch quản lý nợ phải trả thích hợp: Cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ, Công ty cũng cần có phương án thích hợp để trả các khoản nợ, các khoản vốn đi chiếm dụng đến hạn. Thực tế, nợ phải trả của công ty khá lớn. Vào cuối năm 2012 là 438.313.918.695đ làm nghĩa vụ trả nợ trong năm tới là rất lớn. Vì vậy, nếu Công ty không có kế hoạch trả nợ phù hợp với tình hình hiện tại sẽ dẫn đến rủi ro tài chính. Đối với nợ đến hạn, sắp đến hạn,cần chủ động tìm nguồn để trả nợ. Thực hiện biện pháp này phải kết hợp chặt chẽ với việc thu hồi nợ nhằm thanh toán đúng hạn, từ đó không gây ra biến động tới tình hình tài chính của Công ty đảm bảo uy tín với bạn hàng.

Đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp: Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với xí nghiệp lâu hơn để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.

+ Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ

Công tác thu hồi nợ và tình hình thanh toán cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty, là nhân tố quan trọng trong việc tăng vòng quay VLĐ.

Tính đến ngày 31/12/2012, các khoản phải thu của công ty là 150.736.515.012 (đồng), trong đó phải thu của khách hàng là 80.137.279.155(đồng), Các khoản phải thu của khách hàng năm 2012 đã giảm so với năm 2011. Đây thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận của công ty.Cùng với việc bị chiếm dụng vốn, công ty cũng chiếm dụng vốn của nội bộ và đơn vị khác. Mặc dù khoản vốn mà công ty chiếm dụng được lớn hơn khoản bị chiếm dụng vốn là rất lớn nhưng công ty chỉ được phép chiếm dụng một khoản vốn nhất định trong thời gian nhất định, sau đó công ty phải chủ động thanh toán để tránh rủi ro về tài chính do không thanh toán nợ đến hạn.

Vấn đề thu hồi công nợ cần phải được giải quyết hợp lý. Trong thời gian tới, công ty cần:

Quy định rõ tỷ lệ giá trị sản phẩm mà khách hàng phải trả trước( ví dụ yêu cầu khách hàng trả trước 30% giá trị hoàng hóa), thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các điều khoản vi phạm hợp đồng… một cách cụ thể.Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

Thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng trả nhanh( ví dụ chiết khấu cho khách hàng thêm 5% giá trị hàng hóa nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn). Giảm giá bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán sớm. Việc đưa ra ưu đãi cho khách hàng sẽ kích thích khách hàng thanh toán sớm, giảm bớt thời gian bị chiếm dụng vốn, tăng nhanh vòng quay của VLĐ cũng như tổng vốn.

Xây dựng các tiêu chuẩn và điều khoản chính sách bán chịu đúng đắn cho từng khách hàng( Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn). Khi bán chịu cho khách hàng thì phải xem xét kỹ khả năng tài chính của khách hàng như: kiểm tra số dư tài khoản ở ngân hàng, yêu cầu khách hàng trả tiền trước một phần giá trị của đơn đặt hàng.

Hình thành phương pháp thích hợp trong việc theo dõi các khoản nợ phải thu và lập kế hoạch cụ thể cho việc thu hồi các khoản phải thu này:

Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi.

tiền, công ty căn cứ vào tình hình cụ thể thực hiện các biện pháp phù hợp theo các cấp độ như:

- Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư khuyên nhủ hoặc thư chuyển cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp.

- Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.

- Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải uỷ quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.

+ Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

Trong năm 2012, hàng tồn kho đã có xu hướng giảm trong tổng số vốn lưu động .Trong thời gian vừa qua, công ty đã hoàn thành được một số hợp đồng nên khoản này đã được giảm đi.

Để thực hiện tốt quản lý HTK cần phải có sự chuẩn bị chi tiết ngay từ khâu lập kế hoạch và phải có kế hoạch dự phòng. Ngoài ra , công ty cần tiến hành những biện pháp cần thiết để đẩy nhanh quá trình thanh quyết toán hợp đồng.Trong nguyên vật liệu tồn kho, cần có các biện pháp bảo quản chất lượng, tránh lãng phí. Xây dựng cơ cấu hàng ồn kho hợp lí, đặc biệt chú trọng quản lí chi phí SXKD dở dang, vì chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng tồn kho, cần cắt giảm chi phí một cách hợp lí.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Từ thực tế tài sản cố định của công ty cho thấy: Tổng VCĐ năm 2012 đã tăng 16.866.783.055đ so với năm 2011,trong đó TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu VCĐ, hiệu suất sử dụng VCĐ như đã phân tích ở chương 2, đã giảm đi 0,03% so với cùng kì năm 2011. Theo nguyên nhân đã phân tích ở chương 2, trong thời gian tới, để đầu tư đúng hướng TSCĐ và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty cần áp dụng các giải pháp sau:

-Trong công tác quản lý, sử dụng:

Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD như hiện nay, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có.

Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được.

- Trong công tác đầu tư:

Từ thực tế giá trị của TSCĐ của công ty đang ở tỷ lệ khá cao do trong năm được đầu tư xây dựng mới khá nhiều( hệ số hao mòn các nhóm TSCĐ hữu hình đều không lớn hơn 0,25). TSCĐ được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn nên công ty sẽ tránh được những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại.

3.2.3. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh + Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả

Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc: huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, từ bên trong ra bên ngoài. Trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu vốn đã xây dựng,Công ty phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp sao cho kết cấu vốn là tối ưu.

Để tăng được quy mô vốn trước hết Công ty cần phát huy tối đa nội lực của mình bằng cách: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chi phí tốt, từng

- Lợi nhuận để lại: Cuối năm 2012 số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 24.377.958.902đ. Công ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động cho mục đích của mình mà không bị phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi các điều kiện như vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, đồng thời không phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn ra bên ngoài.

- Linh động sử dụng các quỹ như: quỹ khấu hao, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi khen thưởng... Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm từ các quỹ này chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời và thực hiện theo nguyên tắc có hoản trả.

Do nguồn vốn bên trong chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu nên cần có kế hoạch tăng VCSH phù hợp, trước thực trạng trong năm Công ty đã giảm vốn đầu tư VCSH, như vậy cần khuyến khích các chủ sở hữu tăng cường góp vốn vào công ty, từ đó tăng được vốn vay mà đi kèm là sự chuẩn bị chu đáo về phương án sử dụng và trả lãi vốn vay. Trong hai năm vừa qua, công ty đã xây dựng cơ cấu nguồn vốn với xu hướng nợ phải trả chiếm ưu thế( năm 2012 tỉ trọng nợ phải trả là 53,12%), song chưa phải là cao so với trung bình ngành. Do đó trong năm tới, để có những biện pháp cải thiện tình hình tốt hơn, có thể huy động vốn từ những nguồn sau:

- Nợ phải trả có tính chất chu kỳ : như các khoản phải trả cho người lao động và một số khoản phải trả phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong HĐKD, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra, còn có những khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ mà Công ty tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí là khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng.

- Vay ngân hàng: Như đã phân tích ở chương 2, tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn bằng tiền của công ty( năm2012 chiếm tỉ trọng 89%). Do đó việc sử dụng nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp nhất. Tiếp đó cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tác nghiệp quản lý nợ ngắn hạn của mình, nhất là xác định số vốn cần thiết huy động từ nguồn vốn này. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của Công ty.Đặc biệt, công ty nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn về việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn.Hơn nữa, tăng khoản vay trung và dài hạn cũng góp phần giải quyết tình trạng mất cân bằng về mặt tài chính do nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ đó tồn tại cuối năm 2011. Cần chú ý rằng, hiện nay, nguồn vay ngắn hạn chủ yếu là từ BIDV, cho nên khi mở rộng hoạt động SXKD công ty cần tìm các nhà tài trợ đa dạng hơn, tranh thủ được các lợi thế của mỗi nhà tài trợ…

+ Thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng và các chính sách đối với cán bộ công nhân viên

Lợi ích kinh tế luôn là động lực mạnh mẽ nhất tác động đến ý thức và thái độ làm việc của người lao động, trước hết nó biểu hiện ở đồng tiền lương, thưởng họ nhận được từ công ty.Hiện nay mức lương bình quân ở công ty là 4trđ/người/tháng là mức vừa phải, nên theo em xem xét tăng đơn giá lương là hợp lí, tuy có dẫn tới tăng chi phí nhưng hiệu quả nó đem lại cao hơn nhiều cả về lâu dài, bên cạnh đó cũng phải có quy định thưởng phạt hợp lí để khuyến khích họ hăng hái lao động, phát huy tính sáng tạo, đồng thời giảm những

+ Tăng cường vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp (TCDN) trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN nói chung và công ty nói riêng. Nó thể hiện ở các mặt:

Huy động vốn đầy đủ, kịp thời trong hoạt động kinh doanh, thể hiện qua việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, công cụ huy động vốn.

Tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm, giám sát kiểm tra thường xuyên các hoạt động SXKD.

Tuy nhiên, thực tế ở công ty vai trò của tài chính rất mờ nhạt. Ở công ty không có phòng tài chính riêng mà chỉ có phòng Tài chính – Kế toán. Điều đó không phát huy vai trò của tài chính. Thêm vào đó, việc phân tích chỉ được tiến hành vào cuối năm và chỉ ở một số chỉ tiêu tổng quát theo quyết định của Tổng công ty nên phản ánh được rất ít tình hình hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty.

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, công ty cần tập trung vào: Thứ nhất, đánh giá chính xác tình hình tài sản, vốn hiện có của công ty Thứ hai, xác định nhu cầu vốn cho năm sau trên cơ sở những kế hoạch đặt ra.

Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (kết cấu tài sản), đòn bẩy tài chính (kết cầu nguồn vốn) từ đó đưa ra biện pháp hoàn thiện cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh.

Thứ bốn, đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính cụ thể như: kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân..v..v.. và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Với vai trò to lớn như vậy, một mặt công ty cần nhận thức đúng đắn về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Trang 100 - 112)