Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Trang 26 - 30)

doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1 Những nhân tố khách quan

Là những nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Trong nền kinh tế hiện nay, các DN có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật, nhưng nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nếu chính sách kinh tế nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch SXKD của DN thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các DN cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước.

- Tác động của nền kinh tế.

Các yếu tố lạm phát, sự biến động của giá cả trên thị trường, tình trạng của nền kinh tế...đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Đặc biệt nền kinh tế vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nên các DN đều gặp khó khăn. Vì vậy doanh nghiệp cần có những điều chỉnh hợp lý để thích nghi với điều kiện thực tế.

- Rủi ro trong kinh doanh: những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt, những biến động về thị trường…làm cho tài sản của DN bị tổn thất, giảm giá trị dẫn đến vốn của DN bị mất mát.

- Tiến bộ khoa học công nghệ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với DN. Đó là thời cơ nếu DN có đủ vốn, đủ trình độ thay đổi máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngược lại, sẽ là nguy cơ nếu DN không đủ vốn để đầu tư, không theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường tất yếu sẽ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh.

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Đó là:

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Trình độ quản lý không tốt sẽ gây ra tình trạng thất thoát vốn, tay nghề người lao động không cao sẽ làm giảm năng suất lao động, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Sự lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong DN: Việc đầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra rủi ro cho DN.

- Vấn đề xác định nhu cầu VKD: việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.

- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp.

1.2.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay

Hiệu quả hoạt động SXKD của DN là kết quả của tổng thể của hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và tài chính. Việc tổ chức đảm bảo

kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các DN khi tiến hành SXKD là do:

Mỗi DN khi tham gia vào hoạt động SXKD đều hướng tới mục đích là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy, đòi hỏi DN phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực SXKD. Trong đó, vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả SXKD của DN.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho DN mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của DN.

Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của VKD:

Trong nền KTTT, sẽ không có bất cứ hoạt động SXKD nào nếu không có vốn. Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của DN.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trong các DN.

Trong nền KTTT, với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, đòi hỏi các DN phải chủ động khai thác nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của SXKD. Đồng thời, DN phải tự trang trải mọi chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi và sử dụng vốn có hiệu quả. Những đòi hỏi đó bắt buộc các DN phải tiến hành quản lý vốn chặt chẽ và có hiệu quả hơn vì sự tồn tại và phát triển của mình.

Những phân tích trên đây thể hiện sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Sự cần thiết này không chỉ riêng đối với DN mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w