1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK

47 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 170,45 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY CHIẾU TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SIMTEK...16 3.1 Tổng quan về C

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ của các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nói chung và các thầy cô giáokhoa Thương Mại Quốc Tế nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản vàđịnh hướng cho em để em có thể hoàn thành bài khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Công

ty cổ phần SIMTEK, đặc biệt là các anh chị tại các phòng ban đã giúp em có cơ hộithực tập tại doanh nghiệp, tiếp xúc với thực tế công việc và giúp em có được nhữngthông tin cần thiết, hữu ích cho bài khóa luận này

Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Trương QuangMinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Do lần đầu tiếp xúc thực tế, thời gian và kinh nghiệm có hạn cho nên bài viếtnày không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô đểbài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Vũ Công Tân

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 5

2.1 Khái quát về hợp đồng nhập khẩu và qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 5

2.1.1 Khái niệm và vai trò của hợp đồng nhập khẩu 5

2.1.2 Nội dung qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 5

2.2 Giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 8

2.2.1 Khái niệm và vai trò của giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu8 2.2.2 Nội dung và phương pháp giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 8

2.3 Điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10

2.3.1 Khái niệm và vai trò của điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10

2.3.2 Nội dung và phương pháp điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10

2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14

Trang 3

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY CHIẾU TỪ

THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SIMTEK 16

3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần SIMTEK 16

3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 17

3.3 Thực trạng việc giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần SIMTEK 19

3.3.1 Thực trạng công tác giám sát quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần SIMTEK 19

3.3.2 Thực trạng công tác điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK 23

3.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK 26

3.4.1 Những thành công đạt được 26

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 27

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY CHIẾU TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SIMTEK 29

4.1 Định hướng phát triển của Công ty 29

4.2 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK 30

4.2.1 Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện hợp đồng của đối tác 30

4.2.2 Phân công hợp lý nhân viên 31

4.2.3 Tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ điều hành và giám sát 32

4.2.4 Thiết lập hệ thống công việc cũng như hệ thống cảnh báo sớm, tăng khả năng phản ứng kịp thời các tình huống phát sinh 34

4.2.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 35

Trang 4

4.2.6 Chọn phương pháp giám sát hợp đồng phù hợp với đặc điểm của hoạt động

nhập khẩu của Công ty 35

4.2.7 Xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và các bên liên quan 36

4.2.8 Phân bổ công việc đồng đều giữa các phòng ban 36

4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Mô hình 2.1 Mô hình điều hành qui trình thực hiện hợp đồng

Đóng góp của các lĩnh vực kinh doanh trong doanh thu

từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Biểu đồ 3.1 Thực trạng hoạt động giám sát các khâu trong qui trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty

Biểu đồ 3.2 Thực trạng hoạt động điều hành các khâu trong qui

trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty

23Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty 29

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và

cước phí Cost, Insurance and Freight

HS Mã số của hàng hóa xuất

nhập khẩu

Harmonized CommodityDescription and Coding SystemHĐNK Hợp đồng nhập khẩu

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, xuất nhập khẩu ngày càng đóng một vai trò quantrọng hơn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam Điều đó được thể hiện qua tổngkim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước năm 2014 đạt hơn 298,24 tỷ USD,tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013 theo Thống kê hải quancủa Tổng cục Hải quan Mặt khác, nước ta xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp

đi lên xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều yếu kém, thì nhập khẩu là một trong nhữngcách thức quan trọng để cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục

vụ cho sản xuất và tiêu dùng, giúp nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệptrong nước tăng sức cạnh tranh Theo Thống kê Hải quan của Tổng cục Hải quan,kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứngtăng hơn 16,02 tỷ USD so với năm 2013 Tuy có sự gia tăng trong kim ngạch,nhưng nhập khẩu sao cho hiệu quả thì vẫn đang là câu hỏi lớn cho mỗi doanhnghiệp kinh doanh nhập khẩu Bởi bên cạnh những thuận lợi có được, các doanhnghiệp kinh doanh nhập khẩu Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những khókhăn Một trong những khó khăn, thách thức đáng kể đó là những rủi ro trong quátrình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Tại Công ty cổ phần SIMTEK, nhập khẩu máy chiếu là mặt hàng kinh doanhchủ yếu, mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp Một số những thị trường nhậpkhẩu chủ đạo của công ty là thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU Tuy nhiên, việc thựchiện những hợp đồng mà công ty đã ký kết với đối tác ở thị trường Nhật Bản lạichưa thực sự hiệu quả và còn nhiều bất cập, còn xảy ra các sai sót trong quá trình tổchức thực hiện hợp đồng như thiếu thông tin về thị trường nhập khẩu, không kiểmtra kỹ lưỡng hàng hóa khi giao nhận, năng lực kinh doanh nhập khẩu của đội ngũnhân viên đảm nhận chưa đáp ứng được với sự biến động quá nhanh của thịtrường…Tất cả những sai sót này đều có thể làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp,ảnh hưởng đến các khâu khác trong sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạtđộng chung của toàn doanh nghiệp Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhậnthấy rằng nguyên nhân sâu sa của những sai sót này chính là xuất phát từ công tácgiám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty chưa thực sự sát

Trang 8

sao và chưa hiệu quả Vì thế, hoàn thiện công tác giám sát và điều hành để góp phầnnâng cao hiệu quả việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu là vấn đề cần được giải quyết

tại Công ty cổ phần SIMTEK hiện nay Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK” nhằm tìm hiểu sâu hơn về công

tác giám sát và điều hành qui trình nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ Nhật Bản, pháthiện ra những sai sót, những điểm công ty thực hiện chưa tốt Từ đó, có thể đưa một

số giải pháp giúp Công ty có những đánh giá đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạtđộng điều hành, giám sát qui trình thưc hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, em nhận thấy rằng các năm trước đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài giám sát và điều hành qui trình nhậpkhẩu như:

- Luận văn “Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

hàng dệt may từ thị trường Thái Lan của công ty Giovanni Việt Nam” – NguyễnThị Khánh, năm 2009 : Luận văn đã đưa ra được những vấn đề còn thiếu sót trongquá trình thực hiện hợp đồng là cấp bách cần được giải quyết của công ty GiovanniViệt Nam

- Luận văn “Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

máy điều hòa từ Trung Quốc tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ máy ADC ” –Đào Thị Lan Anh, năm 2010 : Luận văn đã chỉ ra được các sai sót trong quá trình tổchức thực hiện hợp đồng như khai báo hải quan không hợp lý dẫn đến hàng hóachậm được thông quan, không kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa khi giao nhận…của công

ty TNHH ADC

- Luận văn “Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

ngói lợp từ Thái Lan tại công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam” – Huỳnh Thị Hải

Hà, năm 2011 : Luận văn đã chỉ ra những mặt hạn chế và đưa ra các giải pháp phùhợp trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty TNHH CPACMonier Việt Nam

- Luận văn “Giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc tại công ty TNHH quốc tế Delta”

Trang 9

-Nguyễn Thùy Linh, năm 2011 : Luận văn đã đưa ra được những bất cập trong quátrình thực hiện hợp đồng do sự hạn chế về nguồn lực nhân sự của công ty TNHHquốc tế Delta

1.3 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận nhằm mục đích khái quát một số vấn đề cơ bản sau:

 Nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu vàhoạt động giám sát, điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

 Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hoạt động giám sát,điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trườngNhật Bản của công ty Cổ phần SIMTEK

 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và điềuhành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu tại công ty Cổ phầnSIMTEK

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động giám sát và điều hành qui trìnhnhập khẩu thiết bị máy chiếu của Công ty cổ phần SIMTEK

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Số liệu về tình hình kinh doanh được lấy từnăm 2011-2014

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận có sử dựng kết hợp các phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp :

 Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu: Các câu hỏi xoay quanhvấn đề thực trạng công tác giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng vàmột số giải pháp

Trang 10

 Thông qua phiếu khảo sát: Những câu hỏi trắc nghiệm và những câu hỏi mở

về qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, phương pháp và nội dung giám sát vàđiều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp :

 Thu thập dữ liệu thông qua các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh,báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2011-2014 và số liệu tình hình nhập khẩu

cả nước qua website Tổng cục Hải quan

Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp thống kê: thống kê các kết quả thu được từ các nguồn dữ liệu

sơ cấp và thứ cấp, từ đó tiến hành phân tích những số liệu đã tìm được

 Phương pháp phân tích: Từ các dữ liệu thu thập, đưa ra những nhận xétcủa bản thân về tình hình giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu củaCông ty hiện nay

Phương pháp tổng hợp: Kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh

1.7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 4 chương :

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợpđồng nhập khẩu

Chương 3: Phân tích thực trạng giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợpđồng nhập khẩu thiết bị máy chiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phầnSIMTEK

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máychiếu từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần SIMTEK

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI

TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 2.1 Khái quát về hợp đồng nhập khẩu và qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.1.1 Khái niệm và vai trò của hợp đồng nhập khẩu

Khái niệm : “Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng hóa với thươngnhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toántiền”

(Nguồn: Doãn Kế Bôn, 2010, tr 244 )

Vai trò của hợp đồng nhập khẩu :

 Hợp đồng nhập khẩu là cơ sở pháp lý qui định quyền và nhiệm vụ của cácbên trong quan hệ trao đổi hàng hoá

 Hợp đồng nhập khẩu là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp củabên nhập khẩu khi có tranh chấp xảy ra

 Hợp đồng nhập khẩu là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác: Hợpđồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh

 Hợp đồng nhập khẩu là công cụ để các doanh nghiệp đưa ra các điều kiênnhằm tối ưu lợi ích trong kinh doanh nhập khẩu

 Hợp đồng nhập khẩu là cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước: Hảiquan, cơ quan thuế thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vựcliên quan

2.1.2 Nội dung qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường diễn ra qua nhiều bước khácnhau tùy vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, tùy vào hàng hóa nhậpkhẩu, … nhưng thông thường quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu diễn ra quacác bước sau:

- Xin giấy phép Nhập khẩu: Để nhập khẩu hàng hóa một điều kiện cần phải

có là xin giấy phép nhập khẩu Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu, Chính phủ ra Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về Quản

lý xuất nhập khẩu hàng hóa đã quy định những mặt hàng cấm nhập khẩu, nhữngmặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu Thực tế, hiện nay có những mặt hàng

Trang 12

không phải nộp thuế nhập khẩu nên không cần phải xin giấy phép nhập khẩu, tuynhiên doanh nghiệp phải đưa ra các giấy tờ chứng minh hàng hóa được miễn thuếnhập khẩu theo Điều 101 Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và chịu sựquản lý của Bộ được giao trách nhiệm quản lý.

- Mở L/C: Trường hợp nhập khẩu quy định thanh toán bằng thư tín dụng (L/

C) thì việc đầu tiên quan trọng đối với người nhập khẩu mà hai bên đã thỏa thuận làtiến hành mở L/C Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến Ngân hàng làmđơn xin mở L/C (theo mẫu có sẵn của mỗi Ngân hàng) Mở L/C thể hiện ý chí củanhà nhập khẩu đối với việc thực hiện hợp đồng đã ký kết Ngoài đơn xin mở L/C vàcác chứng từ cần thiết theo quy định, người nhập khẩu phải nộp lệ phí mở L/C vàtiến hành ký quỹ một số tiền nhất định cho Ngân hàng

- Thuê phương tiện vận tải (nếu có): Việc thuê phương tiện vận tải ảnh

hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng và sự an toàn của hàng hóa Để thuê tàu, cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có đầy đủ thông tin về các hãng tàu, về giá cướcvận tải, các loại hợp đồng vận tải, các công ước, luật lệ quốc tế, quốc gia về vận tải.Thuê phương tiện vận tải trước tiên phải phù hợp với hàng hóa chuyên chở, từ đóquyết định loại phương tiện, lịch trình, giá cước…

- Mua bảo hiểm (nếu có): Trong thương mại quốc tế, hàng hóa thường được

vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp do đó hàng hóa dễ bị hưhỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển Mua bảo hiểm cho hàng hóa cóthể giảm bớt phần nào tổn thất mang lại cho doanh nghiệp trong những rủi ro khôngtính trước được

- Kiểm tra chứng từ và thanh toán: Một số phương thức thanh toán quốc tế:

phương thức điện chuyển tiền, nhờ thu, trả ngay, ghi sổ và phương thức tín dụngchứng từ (L/C) Trong trường hợp thanh toán bằng L/C được sử dụng nhiều nhất dođảm bảo quyền lợi của tất cả các bên trong hợp đồng Sau khi L/C được người xuấtkhẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng, đồng thời gửi bộ chứng từ nhận hàng (gồmcác chứng từ nhận hàng quy định rõ trong L/C: hóa đơn thương mại, vận đơn, giấybảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, bản kê đóng gói… cho người nhập khẩu Ngườinhập khẩu phải tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì trả tiền cho Ngânhàng hoặc cho nhà xuất khẩu, nhận bộ chứng từ đi nhận hàng

Trang 13

- Làm thủ tục hải quan: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa qua

cửa khẩu Việt Nam (xuất khẩu hoặc nhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan Tuynhiên, hiện nay cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống khai hảiquan điện tử, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều theo Thông tư 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan điện tử Quy trình làm thủ tục hải quanđiện tử gồm các bước :

Khai và nộp tờ khai hải quan: Người nhập khẩu phải tạo thông tin khai tờ

khai hải quan điện tử (bao gồm cả tờ khai trị giá trong trường hợp hàng hóa thuộcdiện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên hệ thống khai hải quanđiện tử theo đúng các tiêu chí, định dạng quy định và chịu trách nhiệm trước phápluật về các nội dung đã khai Sauk hi đã hoàn thành khai hải quan điện tử, gửi tờkhai hải quan điện tử đến cơ quan Hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hảiquan

Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan: Người khai hải quan

thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai hải quan điện tử hoặc giải trìnhtheo hướng dẫn của cơ quan Hải quan; tiếp nhận kết quả phân luồng hàng hóa vàlàm theo quy định của cơ quan Hải quan

Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế của cơ quan hải quan: Sau khi

kiểm tra tờ khai hải quan và thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan ra quyết định giảiphóng hàng hóa, người khai hải quan nộp thuế và thực hiện các nghĩ vụ tài chínhtheo quy định

- Giao nhận hàng nhập khẩu: Để nhận hàng người nhập khẩu xuất trình bộ

chứng từ nhận hàng do người xuất khẩu cung cấp cho chủ phương tiện vận tải.Người nhập khẩu nhận về số lượng và xem xét sự phù hợp về chất lượng, tên hàng,chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật, bao bì, kí mã hiệu có đúng với thỏa thuậnghi trong hợp đồng không, và giám sát việc giao nhận phát hiện những sai phạm đểgiải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, thanh toán các chi phí giao nhận hànghóa

- Giám định hàng hóa, khiếu nại và giải quyết tranh chấp: Thông thường

hàng hóa sẽ được giám định lại về chất lượng, số lượng, mẫu mã, bao bì… Nếu có

sự sai khác với L/C, người nhập khẩu sẽ khiếu nại người xuất khẩu hoặc người

Trang 14

chuyên chở Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thựchiện hợp đồng, khiếu nại trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, thỏathuận giữa hai bên, sau đó nếu hai bên không thể giải quyết được phải đệ đơn lêntrọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp.

2.2 Giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.2.1 Khái niệm và vai trò của giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

- Giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một hệ thống báo độngsớm, cảnh tỉnh về các công việc mà mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo cả hai bêntránh được chậm trễ hoặc sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu củamình

- Vai trò của giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu :

 Giúp theo dõi, phát hiện và tránh được chậm trễ hoặc sai sót trong quá trìnhthực hiện hợp đồng nhập khẩu

 Nhắc nhở các bên về các nghĩa vụ của mình

 Đảm bảo rằng các bên đều đang thực hiện đúng tiến độ của hợp đồng

2.2.2 Nội dung và phương pháp giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Nội dung giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Việc giám sát một hợp đồng đầu tiên đòi hỏi phải xác định những thành phầnchủ yếu trong hợp đồng có tính chất sống còn đối với việc thực hiện hợp đồng đểtiến hành giám sát Người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu)

có các nội dung giám sát khác nhau Người mua cần giám sát các nhiệm vụ sau:

- Khối lượng hàng hóa: Các chủng loại, số lượng của từng chủng loại, phạm

vi lựa chọn về số lượng

- Chất lượng hàng hóa: Sự tuân thủ về chất lượng, thời gian, địa điểm giám

định chất lượng, chỉ định các cơ quan giám định

- Bao bì hàng hóa: Loại và chất lượng bao bì, người cung cấp bao bì, thời

điểm và địa điểm cung cấp bao bì

- Lịch giao hàng: Thời điểm và lịch trình giao hàng, số lần giao hàng, ngày

cuối cùng phải giao của từng lần giao hàng, thông báo giao hàng, các điều kiện vềcảng, thông báo về điều kiện cảng, thời điểm dự tính tàu đến nơi

Trang 15

- Chỉ định giám định: Khi hàng cần giám định, cần giám sát cơ quan giám

định, nội dung giám định, căn cứ giám định, yêu cầu về chứng thư giám định, thôngbáo yếu cầu giám định đến các cơ quan có liên quan

- Chỉ định tầu/ cảng: Nếu hợp đồng quy định người mua chỉ định tầu để chở

hàng, cần giám sát các đặc điểm của con tàu như tải trọng, tuổi tàu, đặc điểm về chởhàng của tàu, thời gian cập cảng để nhận hàng, địa điểm đến nhận hàng, địa điểm trảhàng, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ, giám sát quá trình đàm phán để thuê tàu, kíkết hợp đồng thuê tàu

- Giá: Nếu là giá để ngỏ thì thời điểm và địa điểm để gặp gỡ nhau đàm phán

về giá, những thông tin và dữ liệu cần thiết để đàm phán lại giá

- Mua bảo hiểm: Giám sát thời điểm mua bảo hiểm, mức bảo hiểm, giá trị

bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm

- Bảo hành: Thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và phạm vi

trách nhiệm về bảo hành

- Thanh toán: Giám sát tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh

toán, các chứng từ cho mỗi lần thanh toán, thời điểm mở L/C, yêu cầu mở L/C, kýquỹ, tu chỉnh L/C, yêu cầu và thời gian kiểm tra chứng từ

- Thủ tục hải quan: Thời điểm khai và nộp hồ sơ hải quan, những chứng từ

cần thiết để xuất trình Hải quan và các thủ tục khác: các loại chứng từ, thời điểmcần thiết để xuất trình Thời điểm và địa điểm xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực

tế hàng hóa

- Khiếu nại: Thời gian khiếu nại, đơn khiếu nại, chứng từ cần lập khi khiếu

nại, giải quyết khiếu nại

- Giải quyết tranh chấp: Cần giám sát về địa điểm trọng tài, luật xét xử, các

nội dung về giải quyết tranh chấp, các chứng cứ…

Tùy vào từng hợp đồng mà có thể thêm hoặc bớt đi một số nội dung cần giámsát khác

Phương pháp giám sát qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Phương pháp phiếu giám sát hợp đồng: Liệt kê các sự kiện và công việc đã

ngầm định hoặc quy định rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng, ngày tháng

mà các sự kiện đó xảy ra và các biện pháp giám sát phòng ngừa cần được thực hiện

Trang 16

Mỗi một hợp đồng có thể có nhiều phiếu giám sát các hoạt động khác nhau nhưkiểm tra hàng, vận tải, thủ tục hải quan, thanh toán…

Phương pháp hồ sơ theo dõi hợp đồng: Thiết lập một hồ sơ giám sát cho

mỗi hợp đồng, liệt kê các sự kiện và công việc cần làm và giám sát dựa trên cáccông việc đó

Phương pháp phiếu chỉ số giám sát hợp đồng: Gồm một bộ phiếu ghi chỉ số

của hợp đồng mà mỗi công việc của giám sát được ghi vào một phiếu riêng, cácphiếu được sắp xếp theo thứ tự thời gian

Phương pháp sử dụng máy điện toán: Các hợp đồng đều được ghi vào một bảng hệ thống lưu trong máy tính Ưu điểm chính của hệ thống dùng máy vi tính là

sự dễ dàng trong tổ chức và truy cập thông tin về quá trình giám sát hợp đồng vàtrong việc điều hành các hoạt động giám sát cũng như việc liên lạc với các bộ phậnthực hiện trong đơn vị và các cơ quan khác bên ngoài đơn vị Tuy nhiên để giámsát bằng máy vi tính và sử dụng hệ thống tự động thì yêu cầu các máy tính phảitương thích và thống nhất sử dụng các biểu mẫu như hoá đơn, chứng từ vận tải và

mã hoá các yếu tố số liệu, phải có một phần mềm riêng dùng cho giám sát

2.3 Điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.3.1 Khái niệm và vai trò của điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

- Điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là tất cả các quyết địnhcần phải đề ra để giải quyết những vấn đề không tính trước được hoặc không giảiquyết được một cách đầy đủ trong thời gian xây dựng hợp đồng nhập khẩu và dovậy không được chuẩn bị để đưa vào các quy định và điều kiện của hợp đồng

- Vai trò của điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu :

 Các bên có thể giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh này trong phạm

vi có thể sao cho có lợi nhất

 Góp phần làm cho hoạt động cung ứng đầu vào liền mạch, không bị giánđoạn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.3.2 Nội dung và phương pháp điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Nội dung điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Nội dung điều hành là những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợpđồng cần phải tập trung giải quyết:

Trang 17

- Chất lượng, số lượng hàng hóa: Sự thay đổi về quy định chất lượng, số

lượng hàng hóa giao nhận so với quy định trong hợp đồng

- Hợp đồng vận tải: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB

thì người mua có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải Người mua phải xem xétcác điều kiện để ký kết hợp đồng vận tải sao cho thích hợp nhất

- Bảo hiểm cho hàng hóa: Tùy vào điều kiện cụ thể mà người quản lý phải

đưa ra các quyết định: (1) Có mua bảo hiểm hay không; (2) Nếu mua thì mua điềukiện bảo hiểm nào, trị giá bảo hiểm là bao nhiêu; (3) Hình thức mua; (4) Mua ởhãng bảo hiểm nào; (5) Mua khi nào Người mua phải làm nhiệm vụ kiểm tra hànghóa có hư hại mất mát không, khi hàng hóa nằm trong diện được bảo hiểm phải điềuhành để nhận được chế độ bảo hiểm từ hãng bảo hiểm là đầy đủ nhất

- Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan về cơ bản gồm 3 bước: khai báo hải

quan, xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra, thực hiện các quyết địnhcủa công chức hải quan Người quản lý phải điều hành các vấn đề phát sinh trong cả

3 bước này sao cho hàng hóa được thông quan nhanh nhất

- Giao nhận hàng hóa: Việc giao nhận hàng hóa thường phát sinh các vấn đề

như giao hàng chậm, giao không đúng phương thức, đặc biệt là khi bốc hàng lên tàu

và dỡ hàng ra khỏi tàu…Như vậy người điều hành cần ra các quyết định như thếnào để giải quyết những vấn đề này

- Điều chỉnh giá: Sự xem xét về giá hàng hóa có thể phát sinh do điều kiện

giá để "mở" trong hợp đồng

- Các điều khoản thanh toán: Việc thi hành các điều khoản thanh toán trong

các hợp đồng giá cố định và thanh toán một lần là tương đối đơn giản Tuy nhiên,việc thực hiện thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải bảo đảm nhữnghoạt động điều kiện cho việc thanh toán phải được thực hiện đúng thời hạn

- Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại là lúc người quản lý phải điều

hành chặt chẽ nhất Người quản lý phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại haykhông, bằng chứng của việc khiếu nại, hồ sơ khiếu nại, yêu cầu về giải quyết khiếunại Còn bên bị khiếu nại phải xem xét việc khiếu nại của đối tác có đúng haykhông, điều hành quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, quyết định về giải quyếtkhiếu nại

Trang 18

Nhận dạng các phát sinh

Phân tích tình huống

Phân tích tình hình chung Phân tích thuận lợi, khó khăn của DN Phân tích thuận lợi, khó khăn của đối tác

Xác định các phương án giải quyết Đánh giá các phương án Lựa chọn phương án tối ưu để điều hành

- Các nội dung khác: Ngoài các nội dung trên còn rất nhiều các vấn đề cần

phải điều hành như giải quyết các tranh chấp, vấn đề bảo hành, vấn đề bất khả

kháng, vấn đề bảo lãnh để thực hiện tối ưu các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo được

quyền lợi của cả hai bên

Phương pháp điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Sử dụng mô hình điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Mô hình 2.1 : Mô hình điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

(Nguồn: Doãn Kế Bôn, 2010, tr 330)

Trang 19

- Nhận dạng vấn đề phát sinh: Các nhà quản trị trực tiếp điều hành phải nhậndạng được các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng tới qui trình thực hiện hợp đồngnhập khẩu; từ đó có các biện pháp thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết, nhằmtìm ra nguyên nhân của các vấn đề.

- Phân tích tình hình: Phân tích các tình huống gây ảnh hưởng tới qui trìnhthực hiện hợp đồng nhập khẩu

+ Phân tích tình hình chung: Là phân tích tình hình thị trường hiện tại bằngviệc xem xét đặc điểm thị trường, thu thập thông tin về tình hình cung cầu; giá cảcủa hàng hóa; giá cả vận tải, bảo hiểm; xu hướng vận động cung cầu và tỷ giá, đánhgiá tình hình hệ thống ngân hàng, thanh toán, cập nhật thông tin về các chính sáchcủa Chính phủ và các yếu tố khác

+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: Phân tích các đặcđiểm của doanh nghiệp như quy mô hoạt động, các nguồn lực (tài chính, nhân lực,kinh nghiệm quản trị,…), khả năng sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường thế giới, khả năng tìm kiếm khách hàng và nguồn cungcấp, các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác Phân tích các yếu tố thuộc doanhnghiệp phải dựa trên tình hình chung của thị trường từ đó đánh giá các điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp nhằm tận dụng được những cơ hội và hạn chế nhữngkhó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của đối tác: Phân tích các đặc điểm củađối tác trên các khía cạnh như quy mô hoạt động, khả năng cung ứng, các nguồn lực

và các yếu tố khác Trong phân tích các đặc điểm của đối tác cũng phải đặt trongđiều kiện chung của thị trường từ đó đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của đối tácnhằm giải quyết và hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồngnhập khẩu

Trên cơ sở sau khi đã phân tích các tình huống cần xác định, người điều hànhtrực tiếp đưa ra các phương án giải quyết Từ đó đánh giá các phương án, xem xét

ưu nhược điểm của mỗi phương án Sau đó, lựa chọn phương pháp phù hợp tối ưunhất đối với doanh nghiệp và cả với đối tác, giúp điều hành quá trình thực hiện hợpđồng nhập khẩu

Trang 20

2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Các nhân tố chủ quan :

- Yếu tố con người, ở đây là những người chịu trách nhiệm điều hành và giámsát việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu Đây là yếu tố quan trọng bởi lẽ con người làchủ thể của mọi hoạt động và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quảcủa công việc Các yếu tố thuộc về con người bao gồm có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực làm việc, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân khác của mỗingười trong doanh nghiệp Đó là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành côngtrong kinh doanh Xét về tiềm lực doanh nghiệp thì con người là tài sản quí giá nhất.Nếu có những cán bộ nhanh nhạy, khéo léo, trình độ chuyên môn cao thì chắc chắntất cả các khâu của hoạt động nhập khẩu sẽ được thực hiện nhanh chóng, tránh đượcnhững rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra

- Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ: Điều kiện cơ sở vật chất kĩ

thuật của công ty có vai trò hỗ trợ cho con người trong quá trình tiến hành thực hiệncác tác nghiệp Vì vậy nó có một vai trò hết sức quan trọng Nếu cơ sở vật chất kĩthuật được trang bị đầy đủ và hiện đại sẽ tạo hiệu quả cao trong thực hiện hợp đồngnhập khẩu Ngược lại, nếu cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu sẽ gây ra rấtnhiều khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động điều hành

và giám sát công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu

- Mối quan hệ giữa Công ty và nhà xuất khẩu: Thương mại quốc tế phức tạp

và nhiều khó khăn hơn so với kinh doanh trong nước, khi tham gia hoạt động kinhdoanh quốc tế cần có chữ tín, vì vậy phải thiết lập được mối quan hệ bạn hàng tốtđẹp thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn do có sự tin tưởng lẫn nhau, do đó mà hạnchế những rủi ro do bạn hàng mang lại như hủy hợp đồng không giao hàng, giaohàng không đúng hẹn, hàng thiếu, hàng không đúng phẩm chất… và khiếu nạithường được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên Công tác giám sát và điềuhành việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhanh chóng đúng kế hoạch của cả hai bên

sẽ giảm thiểu chi phí phát sinh và những tổn thất không đáng có

- Vốn và việc sử dụng vốn: Vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng

đầu đảm bảo cho việc hoạt động của doanh nghiệp Sử dụng vốn sao cho hiệu quả là

Trang 21

mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp Để chủ động kinh doanh, doanh nghiệpphải đảm bảo khả năng huy động vốn nhanh chóng và kịp thời Nếu doanh nghiệpthiếu vốn sẽ làm gián đoạn công tác giám sát và điều hành qui trình thực hiện hợpđồng nhập khẩu.

Các nhân tố khách quan :

- Sự biến động của thị trường: Thị trường luôn thay đổi gây khó khắn không

nhỏ đến công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng, các yếu tố ảnh hưởngnhư: sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định tiền tệ, sự ổn định chính trị, tỷ lệ lạm phát,

tỷ giá hối đoái, thái độ của Chính phủ, … các nhân tố này có thể ảnh hưởng đến khảnăng cung ứng của nhà xuất khẩu

- Chính sách của chính phủ: Chính sách của Nhà nước về việc nhập khẩu

hàng hóa đôi khi cũng gây hạn chế cho quá trình giám sát và điều hành thực hiệnhợp đồng nhập khẩu, như chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước - thuế nhậpkhẩu cao, thủ tục hải quan phức tạp, rườm rà, …

- Đối tác kinh doanh: Đối tác kinh doanh cũng là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến việc giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu Khi đối tác là những doanh nghiệp quen thuộc, đã có sự tin tưởng lẫn nhau thìviệc giám sát sẽ được nới lỏng hơn và ngược lại với những đối tác mới thì sẽ giámsát chặt chẽ hơn, nhằm tránh những tình huống phát sinh có thể gây tổn thất cho nhànhập khẩu

- Rủi ro bất khả kháng: Trong thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro,

có những rủi ro không thể tính trước được, chúng tác động lớn tới công tác giám sát

và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu như: sự biến động thị trường nước xuấtkhẩu gây khó khăn cho hoạt động giao hàng của nhà xuất khẩu, rủi ro trong vậnchuyển - đắm tàu, tai nạn, do cố ý từ bên ngoài, …

Trang 22

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY CHIẾU TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SIMTEK 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần SIMTEK

Công ty cổ phần SIMTEK được thành lập vào 07/07/2011 theo giấy chứngnhận kinh doanh số 0105393686 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày07/07/2011 Hiện nay, công ty có trụ sở chính tại số 8, ngõ 20/15 Hồ Tùng Mậu,Mai Dịch, Cầu Giấy

- Tên giao dịch tiếng anh : SIMTEK CORPORATION

âm thanh, hình ảnh, màn ảnh máy chiếu, tư vấn giải pháp và thi công các phònghọp, hội trường, quán bar,…

Là một Công ty trẻ, SIMTEK gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm,thiếu vốn, cạnh tranh ngày càng cao nhưng do nỗ lực, tranh thủ học tập kinh nghiệmcác đơn vị chuyên ngành trong nước, khai thác mối quan hệ hợp tác với nước ngoài,tranh thủ mọi điều kiện cho phép, sớm nắm bắt được thị trường, nên SIMTEK đãtừng bước tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường nhập khẩu và phân phối cácthiết bị nghe nhìn tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định

và phong phú, số bạn hàng ngày càng tăng

Trang 23

3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm :

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2014 Năm Doanh thu (VND) Tăng so với

năm trước (%)

Lợi nhuận (VND)

Tăng so với năm trước (%)

Từ năm 2011 đến 2012, doanh thu và lợi nhuận của Công ty có sự giảm độtngột với doanh thu giảm 45,80% và lợi nhuận giảm 45,65% Doanh thu và lợinhuận của Công ty giảm mạnh, tăng trưởng âm nguyên nhân một phần là do sự suythoái của nền kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao ở Việt Nam trong năm 2012 ảnhhưởng tới hoạt động nhập khẩu của Công ty

Trong giai đoạn năm 2013-2014, do sự ổn định của nền kinh tế thế giới đangdần khôi phục, vì vậy, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã có chiều hướng tănglên đáng kể với mức doanh thu tăng 31.18% và lợi nhuận tăng 34,74% của năm

2013 so với năm 2012 Bên cạnh đó, năm 2014 thì doanh thu và lợi nhuận của Công

ty cũng tăng chậm với doanh thu tăng 7.23% và lợi nhuận tăng 21%

Có thể nói rằng khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay là khoảng thời giandoanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ nền kinh tế

Bảng 3.2: Đóng góp của các lĩnh vực kinh doanh trong doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014

Kinh doanhphụ kiện

Tư vấn giảipháp tích hợp

Chuyển giaocông nghệ

Ngày đăng: 13/03/2016, 01:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Doãn Kế Bôn (2010), Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Khác
2. TS Đào Thị Bích Hòa, PGS.TS Doãn Kế Bôn, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, TS Khác
1. Mức độ quan tâm của Công ty với việc giám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩuA. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Ít quan tâm D. Không quan tâm Khác
3. Hoạt động giám sát của doanh nghiệp đối với quy trình thực hiện HĐNK diễn ra như thế nào?A. Thường xuyên B. Định kìC. Đột xuất Khác
1. Công ty thương xảy ra những phát sinh gì trong 2 hoạt động điều hành và giám sát Khác
2. Công ty sử dụng những hình thức thanh toán nào? Thường sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào Khác
3. Khi có hợp đồng thì ai là người chịu trách nhiệm liên hệ với ngân hàng, có mang tính chất cố định không Khác
4. Công ty thường mua hàng theo điều kiện nào? Có thường xuyên phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và thuê tàu vận chuyển hàng hóa không Khác
5. Ai là người làm thủ tục và kê khai thuế? Công ty có sử dụng khai hải quan điện tử không? Quá trình sử dụng hải quan điện tử có gặp khó khăn gì hay không? Đối với hoạt động này, điều hành và giám sát như thế nào Khác
6. Khi hàng về, ai thường chịu trách nhiệm đi nhận hàng, Công ty kiểm tra hàng hóa như thế nào Khác
7. Từ trước đến nay, Công ty đã từng khiếu nại chưa? Nếu có Công ty giám sát và điều hành công tác khiếu nại này như thế nào Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w