PGS.TS Doãn Kế Bôn, thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trư
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô và cán bộ củacông ty thực tập Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Thươngmại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp
PGS.TS Doãn Kế Bôn, thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn
thành đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh”.
Giám đốc Hoàng Xuân Long cùng các anh chị nhân viên phòng xuất nhậpkhẩu của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉbảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Giang
i
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 5
2.1 Một số lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 5
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu 5
2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 6
2.2 Khái quát về rủi ro và một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 8
2.2.1 Khái niệm về rủi ro 8
2.2.2 Đặc điểm của rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng 9
2.2.3 Một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10
2.3 Khái quát về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 15
ii
Trang 32.3.1 Khái niệm phòng ngừa hạn chế rủi ro 15
2.3.2 Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro 15
2.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 16
2.4.1 Quá trình đàm phán, kí kết, soạn thảo hợp đồng 16
2.4.2 Quá trình nhận hàng: 17
2.4.3 Quá trình vận chuyển: 17
2.4.4 Quá trình mua bảo hiểm cho hàng hóa: 18
2.4.5 Quá trình thanh toán tiền hàng: 18
2.4.6 Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin 19
2.4.7 Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật 19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH 20
3.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 20
3.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 20
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 20
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 21
3.1.4 Khái quát tình hình nhập khẩu thiết bị y tế của công ty 22
3.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 23
3.2.1 Thực trạng rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường trung Quốc của công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 23
3.2.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 28
3.3 Đánh giá tổng quát thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 30
iii
Trang 43.3.1 Một số thành tựu đã đạt được 30
3.3.2 Một số tồn tại 32
3.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại 32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH 34
4.1 Định hướng phát triển của công ty 34
4.1.1 Quan điểm của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh về phòng ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu 34
4.1.2 Phương hướng của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh về phòng ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu 34
4.2 Đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh 35
4.2.1 Đối với công ty 35
4.2.2 Đối với Nhà nước 40
KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-6 tháng đầu 2016
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh doanh của công ty
Bảng 3.2: Doanh thu hàng nhập khẩu từ 2013-6 tháng đầu 2016
Bảng 3.3 Số hợp đồng có sai sót năm 2015-2016
Bảng 4.1 Bảng liệt kê cảnh báo rủi ro và tổn thất trong nhập khẩu hàng hóa
v
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
3 C/O Cetificate of origin Giấy chúng nhận nguồn gốc
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của conngười Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro Trong suốt lịch
sử phát triển của mình, con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi mộtrủi ro này được kiềm chế lại xuất hiện những rủi ro mới Cùng với sự phát triển của xãhội, rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng gia tăng
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận Mọi quyết định trongkinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro Thành công có được mộtphần không nhỏ nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro Biết vậy song ít có doanhnghiệp có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm racác biện pháp hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu Rủi ro trong kinh doanh xảy ra mộtcách thường xuyên và rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiềudoanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro Môitrường kinh doanh càng mở rộng thì thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt làvới môi trường kinh doanh quốc tế Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt các doanhnghiệp trước nhiều rủi ro mới Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinhdoanh quốc tế đã trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi vavấp phải Đó là các rủi ro pháp lý, rủi ro giao dịch, rủi ro tài chính,
Những vấn đề lý luận và thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có nhữngchuẩn bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro từ môi trườngkinh doanh mới
Xuất phát từ yêu cầu trên đó, em tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài
“Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh”
Trang 8Khóa luận này trình bày khái quát những lý luận về rủi ro và các biện pháphạn chế rủi ro Từ những dữ liệu thu thập được, em tiến hành phân tích thực trạngcủa công ty, từ đó thấy được những nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết và đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua tham khảo các nghiên cứu của các sinh viên khóa trước, em thấy rất nhiều
đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu, nhưng hầu hếtcác đề tài đều về hoàn thiện quy trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và một số
đề tài liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro như:
- “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu thiết
bị báo cháy từ Singapore của công ty TNHH thiết bị PCCC Hà Nội” sinh viênTrương Thị Thanh Huyền, GVHD Lê Thị Việt Nga Đề tài nghiên cứu tổng quan vềcác biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩunhư: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro,quản trị thông tin,
- Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu củacác doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên NguyễnĐăng Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiệnnăm 2009
- Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu củacác doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên NguyễnĐăng Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiệnnăm 2013
- “ Quản trị rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu dây thép từ thịtrường Trung Quốc của công ty TNHH Cúp Vàng” sinh viên Trần Văn Nam,GVHD Nguyễn Quốc Thịnh Đề tài nghiên cứu về các hoạt động trong quản trị rủi
ro bao gồm: Nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợrủi ro trong vấn đề nghiên cứu
- “ Hạn chế rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thiết bị
mô phỏng của công ty cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên TrầnBích Phương, GVHD Nguyễn Quốc Thịnh Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong quátrình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và các biện pháp hạn chế rủi ro ấy
Trang 9Từ các công trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất
là trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thìviệc hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hết sức cần
thiết Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh” Đề tài không phải là mới nhưng
nội dung nghiên cứu mang tính chất tiếp cận thực tế hiện nay, từ đó đề xuất chocông ty những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồngnhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc
1.3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trìnhthực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty.Đánh giá các rủi ro và các biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro trongquy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc củacông ty trong các năm qua từ năm 2013
Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro trong thực hiện hợpđồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiệnhợp đồng nhập khẩu
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quytrình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công
ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
Phạm vi thời gian: lấy số liệu kinh doanh nhập khẩu từ năm 2013
Phạm vi không gian: Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính năm 2013, 2014,
2015, 6 tháng đầu năm 2016; báo cáo số liệu nhập khẩu thiết bị y tế, hợp đồngthương mại, vận đơn đường biển, các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình,báo và tạp chí chuyên ngành, một số website về ngoại thương, chính sách pháp luật
có liên quan, luận văn khóa trước
Trang 10Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánhphương pháp tư duy logic.
1.7 Kết cấu khóa luận
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về phòng ngừa và hạn chế rủi rotrong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốccủa Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
Chương 2: Cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro và phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quytrình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trìnhthực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công tyTNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
Chương 4: Định hướng phát triển và một số giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi
ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường TrungQuốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
Trang 11CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU
2.1 Một số lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu (hợp đồng mua bán quốc tế) là sự thoả thuận giữa cácđương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bênxuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi làbên nhập khẩu ( bên mua ) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu cónghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng (Công ước Viên 1980 ) Đặc điểm của hợpđồng nhập khẩu:
- Chủ thể hợp đồng: người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng kí tại haiquốc gia khác nhau, nếu hai bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cưtrú của họ Quốc tịch của các bên không có ý nghĩa quyết định trong việc xác địnhyếu tố ngoại thương trong hợp đồng mua bán quốc tế
- Đồng tiền thanh toán: phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một trong hai quan hệhợp đồng
- Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển giao ra khỏi đấtnước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng gồm: các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việcchuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở cácnước khác nhau
Luật điều chỉnh hợp đồng: là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tậpquán quốc tế khác nhau về thương mại và hàng hải
- Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, tráchnhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng Hợp đồng có thể kí giữa:Pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật
Trang 122.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Tùy từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp có thể có hoặc không phải xingiấy phép nhập khẩu Với các mặt hàng thuộc danh mục cấm thì khi doanh nghiệpmuốn nhập khẩu thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng
Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu
Có hai loại giấy phép nhập khẩu đó là giấy phép nhập khẩu năm và giấy phép nhậpkhẩu chuyến
Khi đối tượng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phảixuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép gồm:
- Đơn xin phép
- Phiếu hạn ngạch (nếu có)
- Bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là nhập khẩu uỷ thác)
- Các giấy tờ có liên quan (nếu có)
Bước 2: Mở L/C
Liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp về mặt thanh toán:
- Vay tiền ngân hàng để ký quỹ, đặt cọc
- Mở L/C
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Tùy từng loại hàng hóa khác nhau mà nhà nhập khẩu sẽ sử dụng các loạiphương tiện khác nhau bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ,
Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
- Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế
- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa
- Căn cứ vào điều kiện vận tải
Hiện nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển qua đường biển nên nghiệp vụthuê tàu đã trở nên phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu Các phương thứcthuê tàu như: Phương thức thuê tàu chợ: là tàu chạy theo một hành trình và thời gianxác định
Trang 13Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hóa
Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP người bán phải chịu phí tổnmua bảo hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng với mức bảo hiểm tốithiểu theo điều kiện C của điều kiện bảo hiểm hàng háo của Viện những người bảohiểm Luân Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồmgiá hàng quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và được mua bằng đồngtiền của hợp đồng Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ phụ thuộc váo các thôngtin mà người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, mua bảo hiểm bổ sung,bằng chi phí của người mua, nếu có thể như điều kiện A hoặc B
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hồ sơ hải quan đểlàm thủ tục thông quan nhập khẩu Bộ hồ sơ gồm: Commercial Invoice, PackingList, D/O, Bill of Loading, C/O, contract, giấy giới thiệu,
Hiện nay dịch vụ khai thuê hải quan cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Bước 8: Thanh toán
Các hình thức thanh toán có thể bằng L/C, T/T, TTR, D/P Sau khi nhận đượcthông báo hàng đến và kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì nên nhậpkhẩu chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu
Trang 14Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiệnhợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải phápmang tính hợp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại Khithực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu như chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàngnhập khẩu bị thiếu, tổn thất, đổ nát, mất mát thì cần khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡthời hạn khiếu nại
Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng khôngphù hợp, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giaokhông đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá (đối tượng của bảohiểm) bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây ra khinhững rủi ro này được mua bảo hiểm
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như biên bảngiám định, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại tại công ty bảo hiểm).Việc giải quyết khiếu nại phải thận trọng kịp thời, tỉ mỉ, giải quyết khẩn trương.Nếu việc khiếu nại không giải quyết thoả đáng thì hai bên có thể kiện nhau ra Hộiđồng trọng tài hoặc tại toà án (nếu có thoả thuận trong hợp đồng)
2.2 Khái quát về rủi ro và một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1 Khái niệm về rủi ro.
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về rủi ro, theo những tiếp cận khác nhau lại
ro liên quan đến con người
Có thể định nghĩa “Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người" (Nguyễn Anh Tuấn,2006)
Trang 15Như vậy, khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng: rủi ro
là sự kiện bất ngờ đã xảy ra, là những sự cố gây ra tổn thất và rủi ro là sự kiện ngoàimong đợi Từ đó, chúng ta có thể rút ra rằng: “Rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu lànhững sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra ngoài mong đợi và có thể gây ra tổn thất chocác doanh nghiệp nhập khẩu”
2.2.2 Đặc điểm của rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng.
Nói tới rủi ro là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây thiệthại về lợi ích cho con người Ba vấn đề được coi là điều kiện của rủi ro là:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lườngtrước được một các chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trongtương lai và bất kỳ ở đâu Mọi rủi ro đều là bất ngờ, còn những sự kiện bất ngờ phải
đã xáy ra thì mới được coi là rủi ro
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậuquả (có thể hậu quả nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp haygián tiếp) Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, nhưng trong không ítcác trường hợp, tổn thất là không đáng kể hoắc tổn thất gián tiếp, khó nhận ra nên
đã có quan niệm cho rằng không phải mọi rủi ro đêu dẫn đến tổn thất
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và
vì thế nó là điều không mong đợi của con người trong bất cứ mọi hoạt động Bêncạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tính kháchquan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng về conngười, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi rogây ra.” (Nguồn: PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2010)
Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu so với rủi ro trong kinh doanh nóichung có một số đặc điểm đáng chú ý:
Một là, vì hoạt động xuất nhập khẩu vượt qua ra ngoài biên giới quốc gianên các doanh nghiệp chịu nhiều nguy cơ rủi ro từ cả trong và ngoài nước, gồmnhiều nhân tố khách quan và chủ quan vì vậy rủi ro xuất nhập khẩu có tần suấtlớn hơn
Trang 16Hai là, rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền trực tiếp với sự biếnđộng của các nhân tố toàn cầu như khủng hoảng, suy thoái kinh tế khu vực và thếgiới, phạm vi mức độ cạnh tranh quốc tế
Ba là kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiềuyếu tố như chủ thể kinh doanh, ngôn ngữ, luật pháp áp dụng, tập quán thương mại,
sự dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ, tiền tệ thanh toán quốc tế Do vậy, các loạirủi ro xảy ra trong hoạt động này rất đa dạng và phức tạp
Việc nghiên cứu rủi ro thực chất là nhằm đạt được mục đích hạn chế nhữngtổn thất cho các đối tượng liên quan Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhaucùng phản ánh một sự kiện không may xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo
đó, rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả Rủi ro phản ánh về mặt chất của
sự kiện, bao gồm nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy hiểm còn tổn thất phản ánh
về mặt lượng của sự kiện, nghĩa là phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất
và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra Vi vậy việc nghiên cứu rủi ro khôngthể tác rời với nghiên cứu tổn thất
2.2.3 Một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các khâu của quá trình thức hiện hiệnhợp đồng nhập khẩu như: thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, giao nhận hànghóa, làm thủ tục hải quan, thanh toán, Với đối tác không đủ uy tín hay không đủnăng lực để thực hiện hợp đồng thì rủi rỏ có thể xảy ra: không thực hiện đúng cácđiều khoản hợp đồng, không thực hiện được hợp đồng hay không thực hiện đúngthời hạn hợp đồng quy định Trong nhiều trường hợp, rủi ro doanh nghiệp gặp phải
do sự biến động của giá cả hàng hóa, sự biến động của tỷ giá,
2.2.3.1 Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Rủi ro này có thể phát sinh do kỹ thuật chào hàng, do quá trình đàm phánkhông thỏa thuận rõ ràng tên hàng, lựa chọn điều kiện về phẩm chất, số lượng, điểukiện kiểm tra số lượng, chất lượng, lựa chọn đồng tiền tính giá, phương pháp quyđịnh giá, phương thức thanh toán, lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng, bảo hành,khiếu nại, trọng tài không tối ưu hoặc khó thực hiện Trong khi soạn thảo hợpđồng lại sử dụng những từ ngữ không rõ ràng dẫn đến sự hiểu nhầm, không dẫn
Trang 17chiếu đến các tập quán hoặc văn bản pháp luật có liên quan, thiếu các điều khoảncần thiết của một hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản bảo vệ quyền lợi chodoanh nghiệp.
2.2.3.2 Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa
Trong việc giao nhận hàng hóa quốc tế, hàng hóa được vận chuyển qua đườngbiển, đường không, đường sắt, đường bộ hay đa phương thức Hình thức đườngbiển được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là ở Việt Nam Những hình thức vậnchuyển quốc tế thường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nên khả năng gặpphải rủi ro là rất cao
Rủi ro trong quá trình này thường xảy ra đối với doanh nghiệp do một sốnguyên nhân sau:
Thiếu thông tin về hãng tàu, lịch trình, địa điểm, chi nhánh, chuyển tải, khôngchủ động trong việc chuẩn bị giao hoặc nhận hàng
Không nắm vững các khái niệm về thời gian xếp dỡ, thời gian tàu đến cảngxếp, dỡ hàng, do đó không chủ động giao nhận
Không nắm vững các kỹ thuật bố trí giao nhận hàng trên phương tiện vận tải
để đảm bảo số lượng và chất lượng được giao, không sử dụng điều kiện dung sai.Chưa thông thạo các thủ tục hải quan, không chuẩn bị đầy đủ chứng từ cầnthiết để tiến hành kiểm hóa, thông quan
Rủi ro do người bán không giao đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hànghóa Nguyên nhân là:
- Có thể do sự chủ quan của người bán trong khâu chuẩn bị hàng
- Người xuất khẩu kiếm được hợp đồng khác có lợi hơn
- Sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Các hạn chế xuất khẩu của chính phủ
- Sự thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng: số lượng, chất lượng và chủng loại
Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng Nguyên nhân có thể do cả
ý muốn chủ quan của người bán hoặc do các nguyên nhân khách quan (do sự biếnđộng về nguồn cung: giá cả tăng nhanh, không còn nguồn hàng do thiên tai, hiểmhọa tự nhiên)
Trang 182.2.3.3 Rủi ro trong quá trình vận chuyển
Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải Nguyênnhân của rủi ro này là:
- Thuê phải tàu không đủ khả năng đi biển
- Thuê tàu của những chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn để chuyên chởhàng hóa không có năng lực tài chính
- Thuê phải những con tàu ma
Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không đúng lịchtrình, chuyển tải hàng hóa Nguyên nhân của rủi ro này là:
- Có thể là do chủ hàng đã không cung cấp một cách đầy đủ thông tin vềhàng hóa và những yêu cầu đối với việc chất xếp hàng hóa trên tàu, hoặc do sơ suất,chủ quan, sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng trongquá trình xếp hàng lên tàu
- Chiến tranh, bạo động, thiên tai, cấm vận, khiến tàu phải thay đổi lịch trình
và tuyến đường để đảm bảo an toàn
Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển Nguyênnhân là:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
- Tàu đâm va nhau, tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đam phải bất kỳvật thể bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích
- Những hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu để đảm bảo an toàn chotoàn bộ hành trình đi biển
2.2.3.4 Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm hàng hóa
Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm thường xảy ra khi:
Chứng từ tín dụng được xuất trình không đúng như yêu cầu của tín dụng thư,
ví dụ như trong L/C yêu cầu xuất trình đơn bảo hiểm nhưng lại xuất trình giấychứng nhận bảo hiểm
Các rủi ro bảo hiểm không phải là loại quy ước trong tín dụng thư
Đồng tiền bảo hiểm không đúng với quy định trong tín dụng thư (trừ trườnghợp có điều khoản liên quan quy định trong tín dụng thư)
Trang 19Số tiền bảo hiểm thấp hơn yêu cầu trong tín dụng thư.
Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm không bắt đầu vào đúng ngày trên chứng từ vậntải hoặc trước ngày ghi trên chứng từ vận tải
Không đánh giá đúng mức độ của rủi ro đối với hàng hóa dẫn đến việc muabán không đúng loại bảo hiểm cần thiết
2.2.3.5 Rủi ro hàng hóa hư hỏng, mất mát
Hàng hóa trong kinh doanh XNK thường được vận chuyển qua nhiều quốcgia, bằng nhiều cách khác nhau (đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường không, đaphương tiện) trên nhiều loại phương tiện (tàu thủy, thuyền, ô tô, tàu hỏa,…) và trênnhững quãng đường rất dài (thông qua nhiều biên giới của nhiều quốc gia), điều đóđồng nghĩa với việc rủi ro hàng hóa bị hư hỏng mất mát là rất lớn, đặc biệt là khigặp phải thời tiết xấu, cướp biển, lâm tặc,…Trong khi đó, quá trình vận chuyểnhàng hóa hay lưu kho, lưu bãi ở cảng, tàu, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cóthể kiểm soát được mà do hãng vận tải, do bên Hải Quan phụ trách, điều đó đồngnghĩa việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể mất mát hàng hóa khi mà hãng vậnchuyển không đáng tin cậy Đối với những loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn
và yêu cầu cách bảo quản phức tạp thì việc vận chuyển trong thời gian dài, quãngđường xa, bằng nhiều phương tiện, sẽ khiến cho hàng hóa dễ bị hư hỏng, có thể là
hư hỏng nhẹ, hư hỏng một phần nhưng nhiều trường hợp là hư hỏng hoàn toàn vàdoanh nghiệp là người phải chịu thiệt hại
2.2.3.6 Rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng
Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực.Nguyên nhân của những rủi ro này là:
- Những kẻ trục lợi, gian lận có thể lợi dụng cung cấp các bộ chứng từ thanhtoán giả mạo, không trung thực
- Khả năng kiểm tra tính xác thực các bộ chứng từ của cả người nhập khẩu vàngân hàng còn chưa cao, nhất là trong các trường hợp thanh toán bằng điệnchuyển tiền, hoặc các phương thức nhờ thu
Rủi ro từ ngân hàng mở L/C Nguyên nhân do ngân hàng mở L/C mất khảnăng tài chính hoặc cố ý không thanh toán Trong quá trình nhập khẩu hàng hóanhững rủi ro này có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Trang 20Điều này có thể là cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc cũng có thể làmmất uy tín của doanh nghiệp với đối tác trong và ngoài nước.
Rủi ro do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C Nguyênnhân do sai xót về đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giátrị lô hàng, ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất vầ tên, địa chỉ các bên trong chứng
từ, chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C, Nói chung, mọi sai xót dù là nhỏgiữa chứng từ và các yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh toán
2.2.3.7 Rủi ro thông tin
Thông tin là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, thông tin mang lại cơ hộithành công cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nguy cơ đe dọa khi không đầy đủ
và thiếu thông tin Các rủi ro thông tin phổ biến là:
- Thông tin sai về khả năng thanh toán, thực hiện hợp đồng, tư cách pháp nhâncủa đổi tác;
- Thiếu thông tin về sự thay đổi của công nghệ, sản phẩm dẫn tới quyết địnhsai lầm về nguồn hàng và chế biến
- Thiếu thông tin về thị trường và xu hướng biến động của thị trường, triểnvọng của ngành kinh doanh
- thông tin nội bộ sai lệnh dẫn đến sự thiếu phối hợp trong tổ chức hoạt độngkinh doanh, làm phát sinh chi phí, giao hàng chậm, không thực hiện được các camkết trong quan hệ với khách hàng và đối tác
2.2.3.8 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối đầu trongkinh doanh quốc tế Rủi ro giao dịch xảy ra khi doanh nghiệp có dòng tiền mặt ràngbuộc bằng hợp đồng được định giá bằng ngoại tệ Đây là các rủi ro phát sinh trongquá trình giao dịch nhằm đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng
và thanh toán hợp đồng Ngoài ra, không có đầy đủ thông tin về đối tác có thể dẫnđến các giao dịch với các đối tác không đáng tin cậy, không đủ năng lực thực hiệnhợp đồng Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh XNK phần lớn các giao dịch làcác giao dịch quốc tế, nên các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro khi trình độ ngoạingữ của người phiên dịch yếu, lúng túng trong quá trình trao đổi, trình bày với đốitác, gây ra sự hiểu sai, hiểu nhầm giữa hai bên gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảkinh doanh
Trang 212.2.3.9 Rủi ro do chính trị, pháp luật.
Đây là rủi ro được các nhà xuất nhập khẩu rất quan tâm và là rủi ro khó lườngtrước được mà những tổn thất lại rất nghiêm trọng Những rủi ro này phát sinh do
sự thay đổi về môi trường chính trị pháp luật như: bị phong tỏa hay cấm vận về kinh
tế, chiến tranh hay đình công mà không thể kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế với quốc gia đó, hoặc đã kí kết hợp đồng nhưng không thực hiện được,haowjc đã giao hàng nhưng không nhận được thanh toán, hoặc sự thay đổi về môitrường chính trị pháp luật có thể tạo ra những khó khăn cho các quốc gia khác, từ đótạo ra các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
2.3 Khái quát về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.3.1 Khái niệm phòng ngừa hạn chế rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là tổng thể các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, né tránh,khắc phục, chia sẻ rủi ro, tổn thất
Hạn chế rủi ro là đề ra các biện pháp tác động vào nguy cơ, mối hiểm họa đểgiảm khả năng rủi ro hoặc nếu có xảy ra thì bớt đi mức độ nghiêm trọng
2.3.2 Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
2.3.2.1 Sự cần thiết
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu làviệc làm hết sức cần thiết đối với an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp Cácbiện pháp hạn chế rủi ro không những đảm bảo hiệu quả kinh doanh của mộtthương vụ mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sự cần thiếtphải thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện hiện hợp đồng nhậpkhẩu là nhằm thu được lợi nhuận tối ưu, tức là mức lợi nhuận cao nhất đạt được khiđảm bảo các mục tiêu khác Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hànhđồng thời hai biện pháp: tăng doanh thu và giảm chi phí Tăng doanh thu thường đòihỏi phải tăng quy mô của hợp đồng hoặc nhờ vào biến động của tỷ giá song doanhnghiệp thường bị động trong tình huống này; việc tăng quy mô lại hàm chứa nhữngnguy cơ rủi ro lớn hơn cho quá trình thực hiện hợp đồng Do đó, cách thứ hai làgiảm chi phí, trong đó các chi phí xử lý rủi ro tỏ ra chủ động và đem lại hiệu quảcao cho doanh nghiệp Vì vậy, tất yếu phải có có biện pháp hạn chế rủi ro
Trang 22Thứ hai, an toàn trong kinh doanh là yêu cầu thiết thực cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp trong thị trường đầy nguy cơ rủi ro và bất trắc Muốn antoàn cần phải giảm thiểu rủi ro có thể tác động tới doanh nghiệp Để làm được điềunày, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp hạn chế cho từng nhóm rủi ro tùythuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Thứ ba, rủi ro gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đôi khi doanhnghiệp còn phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm đối với khách hàng mà nhiềukhi trách nhiệm pháp lý còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về tài sản
2.3.2.2 Lợi ích
Phòng ngừa hạn chế rủi ro là biện pháp nhằm làm cho rủi ro ít xảy ra và nếuxảy ra thì cũng ít nghiêm trọng Hạn chế rủi ro cũng góp phần tăng uy tín doanhnghiệp trên thị trường Thông qua đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũngdiễn ra trôi chảy, dễ dàng hơn Ngoài ra, hạn chế rủi ro còn là cơ sở để các doanhnghiệp chấp nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn trong một số lĩnh vực kinhdoanh có nguy cơ rủi ro cao
Như vậy, các biện pháp hạn chế rủi ro góp phần biến cơ hội kinh doanh thànhkết quả hiện thực, giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ trong kinh doanh nhằm tối
đa hóa lợi nhuận mà vẫn an toàn
2.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện hợp đồngnhập khẩu, vì vậy việc thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro cũng không thể tiếnhành chung cho mọi trường hợp mà cần phải thiết lập cho từng trường hợp cụ thểcăn cứ vào đối tác lựa chọn, từng khu vực thị trường, Các biện pháp hạn chế rủi rocũng phải được thực hiện chặt chẽ trong các khâu của quy trình thực hiện hiện hợpđồng nhập khẩu
2.4.1 Quá trình đàm phán, kí kết, soạn thảo hợp đồng
Khâu mấu chốt trong biện pháp này vẫn là nắm tình hình cụ thể, năng lực tàichính của đối tác, khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ Muốn vậy doanh nghiệpcần phải phối hợp tốt với các cơ quan tư vấn, hỗ trợ thông tin của chính phủ, cậpnhật và thu thập thông tin về đối tác trên các phương tiện thông tin, nếu được cử cán
bộ tới công ty đối tác thực địa tìm hiểu tình hình trực tiếp
Trang 23Quy định cụ thể về mức phạt vi phạm, thời gian thanh toán tiền phạt trongtừng trường hợp kí kết hợp đồng cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra tranhchấp trong hợp đồng.
Ngoài việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với những trường hợp bất khả khángcòn phải quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp bấtkhả kháng đó
Khi soạn thảo hợp đồng nên có sự tư vấn của luật sư đại diện, các điều kiệntrong hợp đồng cần được biên soạn rõ ràng, cụ thể, chi tiết, từ ngữ sử dụng dễ hiểu,tránh hiểu nhầm cho các công tác sau này Tên hàng là nội dung không thể thiếuđược trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa Để thuận lợi cho việc thực hiệnhợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõràng Hàng hoá thường có tên chung và tên riêng Nên khi xác định tên hàng phải làtên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị
Hợp đồng cần chỉ rõ công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên Trong đó
có ghi cụ thể những phần việc mà cả hai bên phải đảm nhận và hoàn thành
Soạn thảo hợp đồng rõ ràng cụ thể là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa vàhạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mà các doanh nghiệprất cần chú ý
Trang 24- Lựa chọn phương thức vận tải phù hợp và điều kiệ bảo hiểm.
- Các chứng từ vận tải, nghiệp vụ có liên quan
- Xem xét các chứng từ vận tải với hợp đồng thương mại, L/C trong mốiquan hệ khăng khít không thể tách rời Đối với người nhập khẩu phải căn cứ vào nộidung của vận đơn để kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng Trong trường hợp phát hiệnhoặc nghi ngờ có tổn thất, phải lập ngay chứng từ, biên bản có giá trị háp lý ban đầu đểlưu quyền khiếu nại những người có liên quan Lập bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ, chính xác
và gửi cho người có liên quan đúng thời hạn khiếu nại theo quy định
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, tối ưu nhất là chỉ định thuê tàu của các hãng có
văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu để dễ dàng theo dõi lịch trình và giải quyết
sự cố
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp với
thời gian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính của hàng hóa
- Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu
- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết cho phù hợp với thực tế vận chuyển.
- Thường xuyên giám sát lịch trình tàu chạy để có thể đưa ra những biện pháp
hợp lý hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro trong hành trình
2.4.4 Quá trình mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Trong giao dịch cần thỏa thuận chi tiết, cụ thể về việc mua bảo hiểm và phạm
vi trách nhiệm bảo hiểm của các bên có văn bản xác nhận
Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín
Bảo hiểm đúng loại, đúng đối tượng
2.4.5 Quá trình thanh toán tiền hàng:
- Yêu cầu toàn bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp như: đốivới vận đơn đường biển với những lô hàng có giá trị lớn cần yêu cầu nhà xuất khẩucung cấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập, giấy chứng nhận số lượng phải có sựgiám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước ngườinhập khẩu tại nước ngoài cấp,
- Bố trí nhân viên giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh toán để hạnchế tối đa sự rủi ro
- Đọc và nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh toán
Trang 252.4.6 Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin
Các doanh nghiệp cần phân tích rủi ro ngành và phân tích thị trường, phân tíchrủi ro ngành là việc xác định các nhân tố rủi ro hiện tại hay một thời điểm trongtương lai có thể gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp
dự báo được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng
2.4.7 Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật
Đối với loại rủi ro này thì biện pháp tối ưu là nắm bắt thông tin và phân tíchthôn gtin chính trị, pháp lý để đề phòng nó xảy ra và hạn chế hoạt động kinh doanh
ở các khu vực nhạy cảm chính trị là hữu hiệu nhất Ngoài ra bảo hiểm tài sản củamình ở những khu vực có nguy cơ cao về rủi ro chính trị cũng là một biện phápcần thiết