1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn sofitel legend metropole hà nội

41 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 370 KB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàiMục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp và lý luận nhằmhoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend M

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Kết cấu chuyên đề 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TRONG KHÁCH SẠN 3

1.1 Một số khái niệm có liên quan 3

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn 3

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại khách sạn 3

1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn 4

1.1.2 Lao động trong kinh doanh khách sạn 6

1.1.3 Nội dung quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn 7

1.2 Chính sách đào tạo nhân viên trong kinh doanh khách sạn 8

1.2.1 Các loại chính sách đào tạo 8

1.2.1.1 Chính sách đối với người học 8

1.2.1.2 Chính sách đối với người dạy 9

1.2.2 Nội dung chính sách đào tạo nhân viên trong khách sạn 9

1.2.2.1 Xây dựng chính sách đào tạo nhân viên 9

1.2.2.2 Triển khai thực hiện chính sách đào tạo nhân viên 10

1.2.2.3 Đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nhân viên 11

1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách đào tạo nhân viên trong khách sạn 12

1.3.1 Nhân tố khách quan 12

1.3.2 Nhân tố chủ quan 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN SOFITEL LEGEND METROPOLE HÀ NỘI 14

2.1 Phương pháp nghiên cứu 14

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14

Dữ liệu được sử dụng trong bài là dữ liệu thứ cấp, tức là các dữ liệu do người khác thu thập, xử lý, v.v…Bao gồm: 14

Trang 2

2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc hoàn thiệnchính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 142.2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 142.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 142.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 172.2.1.3 Hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2011– 2012 182.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 212.2.2.1 Các nhân tố khách quan 212.2.2.2 Các nhân tố chủ quan 222.3 Kết quả nghiên cứu về thực trạng chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 232.3.1Tình hình, đặc điểm nguồn lao động tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 232.3.2 Thực trạng về chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend

Metropole Hà Nội 242.3.2.1 Các loại chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole

Hà Nội 242.3.2.2 Chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 25CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN SOFITEL

LEGEND METROPOLE HÀ NỘI 293.1 Dự báo triển vọng và phương hướng giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 293.1.1 Dự báo triển vọng và phương hướng giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 293.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của khách sạn Sofitel Legend Metropole

Hà Nội trong thời gian tới 293.1.3 Quan điểm giải quyến nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 303.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 313.2.1 Hoàn thiện chính sách đào tạo 32

Trang 3

3.2.3 Nâng cao hiệu quả các lớp học 33

3.2.4 Tăng cường kinh phí giành cho công tác đào tạo 33

3.2.5 Hoàn thiệc công tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo 33

3.3 Một số kiến nghị 34

3.3.1 Đối với nhà nước và tổng cục du lịch 34

3.3.2 Đối với sở văn hóa Hà Nội 35

KẾT LUẬN 36

Trang 4

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2011-2012 21Bảng 2.2: Trình độ và cơ cấu lao động tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 25

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của khác sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội 18

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụlưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ vàgiải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi, là một trong những hoạt độngkinh doanh chủ yếu của ngành du lịch Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giớinhư hiện nay, sự xuất hiện của các khách sạn, các tập đoàn khách sạn nước ngoài vàoViệt Nam rất nhiều, vì thế cuộc cạnh tranh giữa các khách sạn ngày càng gay gắt hơn.Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt như công nghệ, quản lý, tài chính, chấtlượng, giá cả, v.v…Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là conngười Thực tế đã chỉ ra rằng, trong kinh doanh khách sạn là kinh doanh các sản phẩmdịch vụ, vì vậy đối thủ cạnh tranh có thể sao chép mọi bí quyết, mọi phương án, mọichiến lược kinh doanh, vì sản phẩm dịch vụ là vô hình, nên không một bằng chứng nàochứng minh đó là dịch vụ của khách sạn này mà không phải là của khách sạn kia Nhưngchỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép mọi bíquyết của mình Do đó, công tác đào tạo nhân lực giữ vai trò rất quan trọng Chính sáchđào tạo từ lâu đã được xem là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược của

tổ chức Đào tạo nhân lực không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với người lao động, mà còn cóvai trò quan trọng đối với khách sạn cũng như đối với xã hội

Trong kinh doanh khách sạn, công tác đón tiếp và phục vụ khách là yếu tố quantrọng tạo nên hình ảnh của khách sạn trong tâm trí khách hàng Hơn nữa, kinh doanhkhách sạn – du lịch ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn nên đòi hỏi các khách sạn phảitiến hành các chính sách đào tạo nhân viên nhằm biến nó thành lợi thế cạnh tranh

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một trong những liên doanh đầutiên về lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Hà Nội Đây là khách sạn 5 sao chịu sự quản

lý trực tiếp của tập đoàn ACCOR Sau một thời gian thực tập tại khách sạn em nhậnthức được tầm quan trọng và cần thiết của chính sách đào tạo nhân viên, ban lãnh đạokhách sạn cũng đã quan tâm và chú trọng đến công tác này Tuy nhiên, trên thực tếchính sách đào tạo tại khách sạn còn nhiều hạn chế.Chính sách đầu tư, khuyến khích,đãi ngộ và hỗ trợ đối với người dạy và người học còn nhiều bất cập Những trang thiết

bị cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy còn nhiều thiếu thốn, việc hỗ trợ thời gian họctập cũng như giảng dạy cũng còn nhiều hạn chế do tính chất của công việc đòi hỏi phảithường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức…Còn rất nhiều hạn chế trong chính sách đào

tạo nhân viên Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách

đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

” làm chuyên đề tốt nghiệp

Trang 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp và lý luận nhằmhoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole HàNội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên, thỏa mãn nhiều hơn nhucầu khách hàng, để lại ấn tượng về khách sạn trong tâm trí của các du khách

Để đạt được mục tiêu trên, có nhiệm vụ cần thực hiên đó là:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đào tạo nhân viêntrong khách sạn

- Khảo sát thực trạng và phân tích chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạnSofitel Legend Metropole Hà Nội

- Nhận định ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của các nhược điểm đó để từ

đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách đào tạo nhânviên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc hoàn thiện chính sách đào tạo nhânviên trong khách sạn

- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại các bộ phận nhân viên trong khách sạnSofitel Legend Metropole Hà Nội

- Về thời gian: Các dữ liệu và tài liệu yêu cầu được lấy trong 2 năm 2011 và

2012 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nhânviên cho các năm tiếp theo từ năm 2013 đến các năm sau

4 Kết cấu chuyên đề

Ngoài mở đầu và kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đào tạo nhân viên trongkhách sạn

Chương 2: Thực trạng chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn SofitelLegend Metropole Hà Nội

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sáchđào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN

VIÊN TRONG KHÁCH SẠN 1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại khách sạn

Khách sạn là loại hình kinh doanh có đặc điểm toàn cầu, dựa trên tiêu chuẩn vàthông lệ quốc tế Xu hướng phát triển của các khách sạn là không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ lưu trú và tăng cường các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhất nhu cầucủa khách du lịch Cùng với sự phát triển của văn minh xã hội, nhu cầu du lịch ngàymột tăng lên, vì thế hoạt động kinh doanh khách sạn cũng ngày càng phát triển phongphú, đa dạng Các khách sạn làm nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ănuống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch nhằm mục đích lợi nhuận

Như vậy, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về: nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.

Phân loại khách sạn: như vậy qua việc tìm hiểu các khái niệm khách sạn khácnhau, chúng ta có thể phân biệt khách sạn với một số loại hình cơ sở lưu trú khác như:Motel, làng du lịch, lều trại…tùy theo từng tiêu chí, người ta phân khách sạn ra làmnhiều loại khác nhau Sau đây là một số tiêu thức chính dùng để phân loại khách sạn:

* Theo vị trí địa lý: Là một tiêu thức có ý nghia rất quan trọng, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến quy mô, loại hình kinh doanh khách sạn, đối tượng khách và cả khả năngkinh doanh của khách sạn Theo tiêu chí này khách sạn được phân thành 5 loại:

- Khách sạn thành phố (khách sạn công vụ): Đây là loại hình khách sạn phục vụchủ yếu cho khách tới vì mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo…khách đến tham quanvăn hóa, mua sắm, thể thao,vui chơi giải trí và thăm người thân Loại hình khách sạnnày thường được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn, trung tâm thương mại, cáckhu đô thị, các nơi đông dân cư và nhộn nhịp

- Khách sạn nghỉ dưỡng: Loại hình khách sạn này chủ yếu phục vụ khách đi dulịch với mục đích nghỉ ngơi thư giãn thuần túy và 1 số ít khách nghiên cứu về môitrường sinh thái Khách sạn nghỉ dưỡng thường được xây dựng ngay trong những khu

du lịch hoặc xây gần khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên như: núi, biển,…

- Khách sạn ven đô: Thông thường khách sạn ven đô được xây dựng ở venngoại vi thành phố hoạc các trung tâm đô thị Các khách sạn này chủ yếu phục vụ chothị trường khách đi nghỉ cuối tuần hoặc một số khách công vụ có khả năng thanh toántrung bình, thấp

Trang 9

- Khách sạn ven đường: Khách sạn ven đường được xây dựng dọc các đườngquốc lộ nhằm phục vụ cho các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sửdụng phượng tiện vận chuyển là ô tô và mô tô Ở Việt Nam loại hình khách sạn nàychưa phát triển

- Khách sạn sân bay: Thị trường khách chính của các khách sạn này là kháchcủa các hãng hàng không, do đó các khách sạn sân bay được xây dựng ở gần các sânbay quốc tế lớn

* Theo mức cung cấp dịch vụ:(có 4 loại)

- Khách sạn sang trọng( Luxury Hotel): Đây là khách sạn có quy mô lớn, có thứhạng cao nhất, tượng ứng với khách sạn 5 sao ở Việt Nam Thường có thiết kế hơn 100phòng sang trọng Với đối tượng khách có khả năng chi trả cao nên đây cũng là nơicung cấp mức độ cao nhất về các dịch vụ bổ sung…

- Khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ( Full sevice Hotel): Khách sạn nàytương ứng với khách sạn 4 sao ở Việt Nam, Cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhưng

có giới hạn

- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế các dịch vụ: Do khách sạn cung cấp một

số lượng có hạn các dịch vụ nên khách sạn này có quy mô trung bình và tương ứng vớikhách sạn 3 sao ở Việt Nam

- Khách sạn có thứ hạng thấp( khách sạn bình dân- Economy Hotel): Là kháchsạn bình dân nên khách sạn này có quy mô nhỏ và thứ hạng thấp( chỉ từ 1-2 sao)

* Theo hình thức quản lý:

- Khách sạn tư nhân: Đây là đối tượng khách sạn có chủ đầu tư là một cá nhânhay một công ty trách nhiệm hữu hạn Cá nhân hay tổ chức này tự bỏ tiền ra để xâydựng khách sạn hoàn chỉnh, tự điều hành quản lý mọi hoạt động

- Khách sạn nhà nước: Khác với khách sạn tư nhân thì khách sạn nhà nước lànhững khách sạn có vớn đầu tư ban đầu là của nhà nước, do một tổ chức hay một công

ty quốc doanh chịu trác nhiệm điều hành quản lý và trong quá trình kinh doanh phải tựchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng

- Khách sạn liên doanh: Đây là loại hình khách sạn mà có nhiều chủ đầu tư vàgóp vốn xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho khách sạn

1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ

ăn uống lưu trú,và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ và giải trícủa họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi Kinh doanh khách sạn bao gồm cácđặc điểm sau:

- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh khách sạn Sốlượng tài nguyên, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến quy mô

Trang 10

của khách sạn Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tác động đến việc thiết kế

và đầu tư xây dựng khách sạn, tác động thứ hạng của khách sạn, ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh của khách sạn Khi các điều kiện khách quan tác động thay đổi giá trịhấp dẫn của tài nguyên du lịch, đòi hỏi các khách sạn phải điều chỉnh cơ sở vất chấtcho phù hợp

- Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ Mô hìnhkinh doanh của các khách sạn điển hình là lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung Sản phẩmkinh doanh khách sạn chủ yếu là dịch vụ Sản phẩm dịch vụ khách sạn có tính vô hình,không thể cảm nhận trực tiếp bởi các giác quan Chất lượng dịch vụ khách sạn không

ổn định phụ thuộc vào trình độ và tâm lý của người cung ứng , tùy thuộc đặc điểmnhân khẩu học của khách hàng Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đồngthời cả về không gian và thời gian, sản phẩm dịch vụ không tách rời khỏi nguồn gốc.Bên cạnh đó, sản phẩm khách sạn còn có tính cao cấp và tính tổng hợp cao, chỉ đượcthực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định

- Khách hàng tiêu dùng dịch vụ của khách sạn chủ yếu là khách du lịch Kháchhàng tiêu dùng dịch vụ của khách sạn gồm cả khách du lịch và dân địa phương Nhucầu của dân cư địa phương chủ yếu là nhu cầu về các dịch vụ đơn lẻ của khách sạn như

ăn uống, giải trí Phần lớn các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn được tạo ra nhằmthỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Các dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung gắn vớilưu trú chủ yếu phục vụ khách du lịch

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và nhân lực Kinh doanhkhách sạn đòi hỏi dung lượng vốn lớn Tùy theo quy mô, loại hình của khách sạn màđòi hỏi lượng vốn lớn khác nhau Trước hết là vốn đầu tư ban đầu của các khách sạnlớn do yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ rất cao, vì vậy các yếu tố cấu thành sảnphẩm dịch vụ (cơ sơ vật chất kỹ thuật) cũng đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn, chi phí đầu tưban đầu cao Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động lớn Sản phẩm kháchsạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ được tạo thành do giao diện tiếp xúc trực tếp giữanhân viên và khách hàng

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và nhân lực Kinh doanhkhách sạn đòi hỏi dung lượng vốn lớn Tùy theo quy mô, loại hình của khách sạn màđòi hỏi lượng vốn lớn khác nhau Trước hết là vốn đầu tư ban đầu của các khách sạnlớn do yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ rất cao, vì vậy các yếu tố cấu thành sảnphẩm dịch vụ (cơ sơ vật chất kỹ thuật) cũng đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn, chi phí đầu tưban đầu cao Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động lớn Sản phẩm kháchsạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ được tạo thành do giao diện tiếp xúc trực tếp giữanhân viên và khách hàng

Trang 11

- Kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ nét: Đặc biệt ở những khách sạn

mà hoạt động kinh doanh gắn chặt với điều kiện tự nhiên Kinh doanh khách sạn chịuảnh hưởng nhiều của tài nguyên du lịch Những biến động của tự nhiên làm thay đổigiá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tính quy luật đã tác động đến lượngcầu du lịch đến các điểm du lịch biến động lặp đi lặp lại hàng năm Từ đó, tạo ra tínhthời vụ trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là những khách sạn gắn chặt với điều kiện

tự nhiên như khách sạn nghỉ biển mùa hè, khách sạn nghỉ núi mùa đông Các nhà quảntrị cần phải nghiên cứu kỹ tính thời vụ và sự tác động của nó đến hoạt động kinhdoanh, chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh khách sạn

1.1.2 Lao động trong kinh doanh khách sạn

Lao động trong khách sạn là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công

để thực hiện việc sản xuất và cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách du lịch

Sự hình thành lao động trong khách sạn là một tất yếu khách quan vì do sự hìnhthành và phát triển của du lịch, tạo nên nhu cầu du lịch thì cần thiết phải có nhiềungười phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, theo nguyên tắc ở đâu có cầu thì ở đó sẽ

có cung Do sự phát triển của phân công lao động xã hội để thực hiện việc sản xuất vàcung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu du lịch, từ đó hình thành nên cung du lịch, do nềnkinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm dôi dư lao độngsống, lúc này sẽ thu hút lao động vào các ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch.Hơn nữa, dịch vụ là một trong những lĩnh vực mà đòi hỏi tỷ trọng lao động sống cao

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có một nguồn lực lao động tương đối lớn,

và lao động trong kinh doanh khách sạn bao gồm các đặc điểm:

- Lao động trong kinh doanh khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ:Xuất phát từ đặc điểm là các sản phẩm trong khách sạn là các sản phẩm dịch vụ, do đótương ứng với các sản phẩm thì đội ngũ lao động sẽ mang tính chất của lao động dịch

vụ, vì đội ngũ lao động không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, mà chỉ mang lại chokhách hàng sự cảm nhận và trải nghiệm sau khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ Do đó,lao động trong kinh doanh khách sạn chủ yếu tạo ra các sản phẩm phi vật chất và chỉ

có một số lao động tạo ra các sản phẩm vật chất

- Lao động trong kinh doanh khách sạn có tính chất phức tạp: Đặc điểm này thểhiện qua đối tượng khách mà khách sạn phục vụ, vì đối tượng khách hàng của kháchsạn tương đối nhiều Lao động trong khách sạn phải tiếp xúc nhiều với khách hàng vànhững khách hàng này đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau Đồng thời với mỗikhách hàng lại có nhân khẩu học khác nhau Do đó, sự phức tạp của lao động trongkhách sạn thể hiện qua thị trường khách của khách sạn, đội ngũ lao động phải chịu áp

Trang 12

lực tâm lý tương đối cao Do đó, để làm hài lòng khách hàng, đội ngũ nhân viên phảihết sức khóe léo và linh hoạt với những tình huống xẩy ra.

- Lao động trong khách sạn có tính chất thời điểm, thời vụ: Xuất phát từ đặcđiểm kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ nét, nên lao động trong kinh doanhkhách sạn cũng mang tính thời điểm, thời vụ Trong những thời điểm chính vụ thì độingũ lao động có thể phải làm việc tăng ca, tăng giờ làm việc để đáp ứng nhu cầu tăngcao của khách du lịch, nhưng trong lúc trái vụ thì có thể đội ngũ lao động có thể nghỉluân phiên vì lúc này lượng khách đến với khách sạn tương đối ít Dó đó, lao độngtrong kinh doanh khách sạn rất phù hợp lao động thời vụ, lao động part-time vàonhững lúc chính vụ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách sạn

- Lao động trong kinh doanh khách sạn có tính đa dạng và tính chuyên môn hóacao: Lao động trong khách sạn đa dạng về nghiệp vụ (nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ vănphòng, ăn uống…) đa dạng về trình độ như chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp,…Trongkhách sạn có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, cótính chất độc lập một cách tương đối, mỗi lao động chuyên làm một công việc tạo nên

sự chuyên môn hóa trong công việc

- Một số đặc điểm khác: Tỷ trọng lao động nữ trong khách sạn cao, thu nhậpcủa lao động thường không cao mặc dù công việc vất vả và phức tạp đặc biệt đối vớilao động nghiệp vụ như nhân viên buồng, nhân viên giặt là,…

1.1.3 Nội dung quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn

Quản trị nhân lực là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị, giảiquyết tất cả những vấn đề có liên quan đến con người gắn với công việc của họ trongbất cứ một tổ chức nào

Quản trị nhân lực là lĩnh vực quan trọng trong công tác quản trị của khách sạn,

bao gồm các nội dung sau:

- Hoạch định nhân lực: Là nội dung đầu tiên và rất quan trọng của công tácquản trị nhân lực Hoạch định nhân lực là tiến trình duyệt xét một cách có hệ thốngnhững yêu cầu về nhân lực nhằm đảm bảo có đúng số người với đầy đủ các kỹ năngtheo yêu cầu Mục tiêu của công tác này là nhằm phác thảo kế hoạch tổng thể về nhucầu nhân lực cho khách sạn trong tương lai

- Tuyển dụng nhân lực: Là tiến trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn nhân lực phùhợp với chức danh cần tuyển dụng, dựa trên nguồn cung ứng nhân lực bên trong vàbên ngoài khách sạn Mục đích của công tác tuyển dụng nhân lực trong khách sạn lànhằm tạo ra và cung ứng kịp thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho nhu cầu nhân lực củacác bộ phận khác nhau trong khách sạn và phải căn cứ vào nhu cầu nhân lực đã hoạchđịnh của từng bộ phận trong khách sạn, đặc điểm của từng công việc, từng chức danh

Trang 13

- Bố trí và sử dụng nhân lực: Là việc sắp xếp, bố trí, điều chỉnh và tạo điều kiệnhội nhập cho các ứng viên nhằm đạt hiệu quả sử dụng lao động Bố trí và sử dụngnhân viên sao cho có hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp Nguyên tắccủa vấn đề bố trí và sử dụng nhân lực là phải đảm bảo đúng người, đúng việc nhằm đạtđược mục đích là nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, phát huy năng lực

sở trường của người lao động, tạo động cơ và tâm lý hưng phấn cho họ trong quá trìnhlàm việc

- Đánh giá nhân lực: Là việc thực hiện một hệ thống xét duyệt mức độ hoànthành công việc của từng nhân viên trong một thời gian nhất định, nhằm xác định sự

nỗ lực của nhân viên đối với từng công việc được giao, là cơ sở để nhà quản trị các cấpđưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, hay đề bạt nhân viên trên cở sở công bằng,chính xác và đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá

- Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển của khách sạn, nó góp phần đắc lực trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược củakhách sạn Đây không chỉ là công việc nhất thời dành cho nhân viên mới mà còn phải

là một hoạt động thường xuyên, thu hút toàn thể nhân viên tham gia Từ lao động quảntrị đến lao động thừa hành trong khách sạn, nhằm hướng tới mục tiêu chung của kháchsạn Đào tạo và bỗi dưỡng nhân lực là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các

kỹ năng, hoàn thiện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động, để họ có khả nănghoàn thành tốt công việc hiện tại cũng như phục vụ tốt cho sự phát triển của khách sạntrong tương lai

- Đãi ngộ nhân lực: Con người là tài sản quý nhất của khách sạn, là nhân tốquyết định tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn Đãi ngộ nhân lực là quá trình chăm

lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao và góp phần thực hiện mục tiêu chung của khách sạn

1.2 Chính sách đào tạo nhân viên trong kinh doanh khách sạn

1.2.1 Các loại chính sách đào tạo

1.2.1.1 Chính sách đối với người học

Chính sách đầu tư: đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, máychiếu…) phục vụ quá trình học

Chính sách khuyến khích: Khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạonhằm nâng cao trình độ, học vấn, nhằm thực hiện tốt hơn công việc của mình Khuyếnkhích nhằm nâng lương nâng cấp bâc…

Chính sách đãi ngộ: Đãi ngộ về vật chất (chế độ lương, thưởng, đi du lịch,trảlương vào các dịch nghỉ lễ, tết, sinh nhật, hiếu, hỉ…) Đãi ngộ về tinh thần tặng bằngkhen tuyên dương các cá nhân có thành tính học tập và làm việc suất sắc

Chính sách hỗ trợ: Đối với nhân viên hỗ trợ chi phí học, chi phí ăn, chi phí đi lại

Trang 14

1.2.1.2 Chính sách đối với người dạy

Chính sách đầu tư: thiết bị giảng dạy, tài liệu giảng dạy phục vụ giảng dạy.Chính sách khuyến khích đối với người dạy: Khuyến khích những người có trình độ,bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm tham gia giảng dạy trong các khóa đào tạo

Chính sách đãi ngộ: Đãi ngộ về vật chất (chế độ lương, thưởng) đối với nhữngngười tham gia đào tạo Đãi ngộ về tinh thần (tặng bằng khen, tuyên dương) những cánhân có tinh thần tham gia đào tạo, dạy dỗ nhân viên cả trong và ngoài khách sạn

Chính sách hỗ trợ: hỗ trợ về trả lương cho người dạy, hỗ trợ trong quá trìnhgiảng dạy (quản lý học viên tham gia khóa học, hỗ trợ nơi ở đối với những người ở xa,chi phí ăn uống đi lại…)

1.2.2 Nội dung chính sách đào tạo nhân viên trong khách sạn

1.2.2.1 Xây dựng chính sách đào tạo nhân viên

* Nguyên tắc xây dựng chính sách đào tạo nhân viên: Khi xây dựng chính sáchđào tạo nhân viên khách sạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Chính sách đào tạo nhân viên có sự đồng bộ, thống nhất với các chính sách vềnhân lực khác, các nội dung và quy định của chính sách được xây dựng một cách hợppháp, dựa trên pháp luật

+ Chính sách phải đưa ra một cách cụ thể, rõ ràng những nội dung: Các loạihình thức đào tạo, huấn luyên, đối tượng tham gia đào tạo, các điều kiện cho nhân viênkhi tham gia vào quá trình đào tạo, các phương pháp đào tạo, thời gian thực hiện chínhsách, chi phí cho các khóa đào tạo, chế độ ưu đãi, khuyến khích với nhân viên thamgia đào tạo

+ Chính sách phải hấp dẫn được đối tượng đào tạo mục tiêu là nhân viên trongkhách sạn

* Mục đích, yêu cầu xây dựng chính sách đào tạo nhân viên

+ Mục đích: Để thực hiện được công tác đào tạo nhân viên khách sạn cần phảixây dựng được một chính sách đào tạo đầy đủ, chi tiết, nhằm chủ động trong quá trìnhtriển khai thực hiện Việc có một chính sách cụ thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, dễdàng và mang lại hiệu quả cao hơn Hơn nữa, nó giúp nhà quản trị có thể nắm bắt đượcnội dung công việc cần phải làm trong quá trình đào tạo, cũng như kiểm soát và điềuchỉnh một cách kịp thời nhất để phù hợp với việc kinh doanh

+ Yêu cầu: Chính sách đào tạo nhân viên phải được xây dựng sao cho phù hợpvới tình hình, kế hoạch kinh doanh, mục tiêu, phương hướng của khách sạn để sau quátrình triển khai thực hiện, có thể nâng cao được trình độ đội ngũ nhân viên sao cho đápứng được điều kiện kinh doanh và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung

Chính sách phải quy định rõ: Các loại hình dào tạo, đối tượng đào tạo tham giađào tạo( số lượng, độ tuổi, bộ phận công tác…) các điều kiện cho nhân viên khi tham

Trang 15

gia đào tạo, thời gian thực hiện chính sách, chi phí cho khóa học, chế độ ưu đãi,khuyến khích đối với nhân viên tham gia đào tạo.

* Các loại chính sách đào tạo nhân viên:

Đối với người học bao gồm các chính sách đào tạo như sau:

+ Chính sách đào tạo hội nhập: Là chương trình đào tạo nhằm giúp người nhânviên có thể hiểu rõ hơn về khách sạn đang làm việc về lịch sử hình thành và phát triểncủa khách sạn, hiểu rõ môi trường làm việc, các sản phẩm, dịch vụ và được đào tạohuấn luyện về nghiệp vụ để nắm bắt và hòa nhập nhanh nhất với công việc

+ Chính sách đào tạo nâng cao: Là các khóa đào tạo hàng năm nhằm nâng cao

kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên trong quá trình làm việc đểtiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ phục vụ

+ Chính sách đãi ngộ sau đào tạo: Bao gồm đãi ngộ tài chính và phi tài chínhnhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực làm việc và giữ chân nhân viên

Đối với giảng viên có chính sách đãi ngộ giảng viên: Là chính sách ưu đãi (tàichính và phi tài chính) đối với những nhân viên lâu năm, có trình độ được đề cử giảngdạy các khóa đào tạo cho nhân viên trong khách sạn

1.2.2.2 Triển khai thực hiện chính sách đào tạo nhân viên

Mục tiêu: Mục tiêu của chính sách đào tạo nhân viên là nâng cao chất lượng đội

ngũ nhân viên trong khách sạn bằng sự trang bị về kiến thức, kỹ năng, thông tin, công

cụ và kỹ xảo Việc chất lượng đội ngũ nhân viên được nâng cao kéo theo sự tăng lêncủa chất lượng sản phẩm cung ứng, sự hoàn thiện của chất lượng dịch vụ và hình ảnh,

vị thế của khách sạn trên thị trường kinh doanh

Đối tượng thực hiện chính sách: Đối với chính sách đào tạo nhân viên trong

khách sạn, đối tượng thực hiện chính sách là đội ngũ nhân viên Tuy nhiên, cần có sựphân tích kĩ lưỡng đội ngũ nhân viên về bộ phận công tác, độ tuổi, giới tính, trình độhọc vấn, kết quả làm việc, xếp loại rèn luyện Từ việc phân tích các vấn đề trên, nhàquản trị có thể xác định được đối tượng thực hiện chính sách một cách chính xác đểxây dựng và triển khai chính sách đào tạo sao cho hiệu quả cao nhất

Thời gian thực hiện chính sách đào tạo: Mỗi khách sạn đều có chính sách đào

tạo khác nhau do vậy thời gian thực hiện đào tạo cũng khác nhau Thông thường kháchsạn thường xây dựng các chính sách nhân sự cùng với kế hoạch kinh doanh hằng nămnên thời gian thực thi chính sách cũng trong phạm vi của năm đó Tuy nhiên tùy thuộcvào các loại chính sách đào tạo cũng như các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bênngoài doanh nghiệp mà thời gian thực hiện chính sách có thể ngắn hay dài, nhanh haychậm khác nhau

Quy trình thực hiện chính sách đào tạo:

Trước khi thực hiện chính sách:

Trang 16

- Mời giảng viên: Giám đốc hoặc phòng nhân sự tiến hành chọn lựa dựa trên mụcđích đào tạo, có thể sử dụng người trong khách sạn hoặc thuê chuyên gia từ bên ngoài.

- Thông báo tới đối tượng thực hiện chính sách: Bằng cách dán thông báo vềnội dung, thời gian, đối tượng thực hiện chính sách tại bảng tin của khách sạn để họ cóthể đăng kí tham gia cũng như có thời gian sắp xếp công việc cá nhân

- Chuẩn bị CSVC kỹ thuật cho hoạt động giảng dạy: Bao gồm phòng hoặc mộtkhu vực có sức chứa phù hợp với quy mô dợt đào tạo, các thiết bị âm thanh, ánh sáng,hình ảnh sao cho mỗi đối tượng tham gia đào taọ để có thể nghe nhìn được

- Chuẩn bị tài liệu đào tạo: các tài tiệu phải đúng với nội dung được quy địnhtrong chính sách để nhân viên có thể tiếp cận nội dụng đào tạo dễ dàng nhất

Trong khi thực hiện chính sách:

- Tiến hành triển khai thực hiện chính sách đào tạo, tổ chức hoạt dộng giảngdạy, huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên

- Trong quá trình thực hiện, tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học,chất lượng giảng dạy, mức độ quan tâm và tiếp thu của nhân viên, múc độ áp dụngkiến thức vào thực tế công việc…để có thể kiểm soát và đánh giá được quá trình thựchiện cũng như những sai sót, yếu kém kịp thời

Sau khi thực hiện chính sách:

- Đánh giá thực hiện chính sách đào tạo thông qua việc đánh giá mục tiêu, đánhgiá ưu nhược điểm của chính sách, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện chính sách

- Sắp xếp, bố trí, sử dụng những nhân viên đã được đào tạo một cách hợp lý để

có thể phát huy những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề, năng lựccủa họ thực hiện công việc phù hợp với năng lực trình độ của họ

- Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tham gia đào tạo và đào tạođạt kết quả cao như tặng giấy khen, tiền thưởng, đổi công việc, thăng chức…

1.2.2.3 Đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nhân viên

Mục đích: Đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nhân viên giúp nhà quản trị có

sự nhìn nhận kịp thời về sự thay đổi về kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ củanhân viên trước và sau quá trình đào tạo Nhờ đó nắm bắt được những ưu điểm vànhược điểm còn tồn tại để khắc phục hoặc sửa đổi nhằm hoàn thiện chính sách đào tạonhân viên trong các giai đoạn tiếp theo

Đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nhân viên:

- Đánh giá mục tiêu chính sách đào tạo để xét mức độ hợp lý của mực tiêu đàotạo với tình hình thực tế đội ngũ nhân viên của khách sạn và mực độ phù hợp, hài hòavới mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách sạn

Trang 17

- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chính sách đào tạo nhân viên và đặctính hiệu quả kinh tế của chính sách đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả đàotạo, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chính sách đào tạo

- Đánh giá quá trình thực hiện chính sách đào tạo Đánh giá giúp xác định đượcviệc nhân viên ứng dụng nội dung đào tạo vào thực tế như thế nào, khả năng nhận thức

và năng lực làm việc của nhân viên nhờ đó nhà quản trị sẽ nhìn nhận được đúng đắncũng như có các chính sách kịp thời như đãi ngộ nhân viên, sửa đổi chính sách đàotạo…Việc đánh giá có thể đánh giá qua các tiêu chí Năng suất lao động, tinh thần làmviệc, chất lượng công việc, tác phong, hành vi ứng xử của nhân viên

- Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo: Bao gồm kết quả nhận thức,

sự thỏa mãn của nhân viên đối với nội dụng của chính sách đào tạo, khả năng vậndụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được sau quá trình đào tạo, sự thay đổi hành

vi theo hướng tích cực…Để đo lường được kết quả trên có thể sử dụng các phươngpháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bàikiểm tra nhằm thu thập số liệu và thông tin

1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách đào tạo nhân viên trong khách sạn

1.3.1 Nhân tố khách quan

- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn: Đã mang tính toàn cầu vàcạnh tranh ngày càng gay gắt Do đó, để tồn tại và phát triển thì khách sạn phải chútrọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh củakhách sạn Vì vậy, phải nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên thông qua chính sáchđào tạo nhân viên của khách sạn

- Sự tăng trưởng của dòng khách quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng: Trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng,đồng thời du khách cũng có sự thay đổi trong cách tiêu dùng, ngân sách dành cho dulịch của họ cũng tăng theo cùng với đó là sự đòi hỏi mức chất lượng ngày càng cao, họchấp nhận mức chi phí cao hơn nếu được phục vụ nhiệt tình và chu đáo Vậy, để đápứng nhu cầu ngày càng tăng của lượng khách quốc tế đến Việt Nam và mức chất lượngđòi hỏi ngày càng tăng của du khách, thì công việc đầu tiên cần phải làm là tập chungvào chính sách đào tạo nhân viên

- Chính sách đầu tư phát triển con người của nhà nước: Hiện nay, giáo dục đượccoi là quốc sách hàng đầu của nhà nước ta, các trường cao đẳng, đại học luôn được nhànước quan tâm, luôn tích cực đổi mới để tạo ra đội ngũ nhân lực cho xã hội, khôngnhững đáp ứng được đầu vào cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn tạo ra nhữngcon người phù hợp với tiêu chẩn quốc tế

Trang 18

- Tính mùa vụ trong kinh doanh khách sạn: Mang tính thời vụ cao, điều này thểhiện qua lượng khách không đều đặn trong năm, nó ảnh hưởng rất nhiều tới thời gianđào tạo nhân lực trong khách sạn Vậy, khách sạn có thể tận dụng lúc trái vụ để thựchiện chính sách đaò tạo nhân viên.

- Các nhân tố khác: Nhân thức của xã hội về ngành du lịch cũng đã có sự thayđổi, họ không còn định kiến nghề nghiệp đối với những người làm việc trong ngành dulịch Do đó, đội ngũ lao động trong khách sạn sẽ gắn bó lâu dài hơn với khách sạn,chính vì vậy việc đầu tư vào đội ngũ lao động được coi là chiến lược lâu dài cho sựphát triển của khách sạn

1.3.2 Nhân tố chủ quan

- Quy mô, thứ hạng của khách sạn: Ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanhcủa khách sạn, tỷ lệ thuận với trình độ của đội ngũ lao động Khách sạn càng lớn thể hiệnquy mô lớn và thứ hạng của khách sạn càng cao thì đòi hỏi trình độ nhân viên phải càngcao để đáp ứng được mức chất lượng đòi hỏi của tiêu chẩn về thứ hạng của khách sạn

- Chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của khách sạn: Chiến lược kinhdoanh của khách sạn cho biết mục tiêu của khách sạn trong từng giai đoạn phát triển.Những mục tiêu này đặt ra yêu cầu khác nhau về trình độ, năng lực chuyên môn,…đốivới tất cả nhân viên trong khách sạn để thích ứng với sự thay đổi của khách sạn, nhằmthực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra Do đó, để đáp ứng được mục tiêu chiến lược và kếhoạch kinh doanh của khách sạn thì cần thiết phải có các chính sách đào tạo đội ngũnhân viên

- Mức độ đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ của khách sạn: Khi kháchsạn tiến hành đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong kinh doanh thìkhi đó khách sạn cần phải có những chính sách đào tạo nhân viên hợp lý để có thể sửdụng cũng như không làm lãng phí các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến

- Khả năng tài chính khách sạn: Là nhân tố tác động trực tiếp, quyết định đếnchi phí cho chính sách đào tạo nhân lực của khách sạn Khách sạn có tài chính mạnh,

ổn định thì chính sách đào tạo nhân viên mới có thể thực hiện một cách toàn diệnđược, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách đào tạo Nếu tài chính khôngmạnh sẽ không thể thực hiện được chính sách đào tạo nhân viên, thì sẽ ảnh hưởng xấuđến công tác triển khai chính sách đào tạo cũng như hiệu quả chính sách đào tạo

- Các nhân tố khác: Các quy định về điều lệ, chính sách tiền lương, khenthưởng, kỷ luật và sự quan tâm của khách sạn tới người lao động, mối quan hệ giữacác nhân viên, các bộ phận trong khách sạn

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN

SOFITEL LEGEND METROPOLE HÀ NỘI 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong bài là dữ liệu thứ cấp, tức là các dữ liệu do ngườikhác thu thập, xử lý, v.v…Bao gồm:

Dữ liệu thu thập từ nguồn bên trong khách sạn như: quá trình hình thành vàphát triển khách sạn, mục tiêu, phương hướng, kết quả hoạt động kinh doanh trong 2năm 2011 – 2012, cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, trình độ lao động nguồn nhân lựctrong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

Dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài khách sạn như: sách, báo, tạp chí, mạnginternet, các, chuyên đề nghiên cứu về chính sách đào tạo nhân viên

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê

Các báo cáo sau khi được thu thập cần tiến hành đưa ra lập bảng để thống kê

Đó là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, bao gồm những chỉ tiêunào cần tiến hành phân tích từ đó tiến hành chọn lọc, phân tích và tổng hợp ởphương pháp phân tích

Phương pháp phân tích

Đó là phương pháp tiến hành xử lý, tính toán số liệu ở trong bảng cũng như việcphân tích dữ liệu ở ngoài bảng Thông qua việc xử lý, tính toán đó để tiến hành so sánhkết quả hoạt động kinh doanh năm sau so với năm trước

Phương pháp so sánh

Dữ liệu sau khi xử lý, tính toán được mang ra để nhận xét, đánh giá tình hìnhhoạt động của khách sạn qua các năm Tình hình sử dụng chi phí năm nay so vơi nămtrước, hoặc lợi nhuận năm nay so vơi năm trước tăng (giảm) bao nhiêu triệu đồng sovới năm trước tương ứng với tỷ lệ tăng là bao nhiêu %

2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

2.2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Trang 20

Tên doanh nghiệp: Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội

Tên tiếng Anh: Sofitel Legend Metropole Hanoi Hotel

lý trực tiếp của tập đoàn ACCOR

Khách sạn nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội Sofitel Legend Metropole mangphong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm và Nhàhát lớn của thành phố

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội tự hào là khách sạn cổ nhất HàNội với gần 100 năm lịch sử

Mùa hè năm 1901 khách sạn “Grand Metropole Palace” chính thức mở cửa đónkhách tại thủ đô Hà Nội Thực hiện dự án này là công ty kinh doanh bất động sản cótên là Societe Francaise Immobiliere do hai nhà đầu tư ngươì Pháp Gustave - EmileDumoutier và Andre Ducamp sáng lập Ngay vào thời điểm đó khách sạn được đánhgiá là khách sạn đồ sộ nhất Đông Dương

Khách sạn Metropole nhanh chóng trở thành nơi lưu tới của giới thượng lưutrong nửa đầu thế kỷ 90 này

Năm 1916 điện ảnh lần đầu tiên gõ cửa Hà Nội và những thước phim đầu tiênđược chiếu tại khách sạn Metropole Hà Nội

Năm 1936 khách sạn được hân hạnh đón tiếp danh hề Charlie Chaplin cùng với

vợ mới cưới là minh tinh màn bạc Paulette Goddard đến hưởng tuần trăng mật sau khi

tổ chức lễ cưới tại Thượng hải

Năm 1946 khách sạn được nhượng lại cho một người Hoa Kiều có tên là GinSinh Hoi, ông này chuyển tới ở cố định tại phòng 152 và kiêm luôn chức Tổng GiámĐốc điều hành khách sạn

Năm 1962 khách sạn được xây thêm 4 tầng với tổng số 29 phòng

Năm 1968 một hầm trú ẩn với sức chứa 30 đến 40 người đã được xây dựng tạisân trong của khách sạn

Sau 90 năm hoạt động rất đáng tự hào trên đất Hà Nội cổ, khách sạn thống nhấttạm thời đóng cửa để cải tạo nâng cấp (kết quả liên doanh giữa Hà Nội tourism &Unimex Hà Nội và Cociete Development Metropole (SDM) và AAPC (Accor AsiaPacific Corporation ), Federal Investments Elysce and SEM trong đó phía Việt Namchiếm 70% vốn

Ngày đăng: 12/03/2016, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w