1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán tài sản cố định tại công ty CPXD tiến đạt

88 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Giúp sinh viên nghiên cứu nắm rõ cơ sở lý luận về công tác kế toán tàisản cố định.Vận dụng cơ sở lý luận vào thực tế từ đó thấy rõ những vấn đềkhác biệt g

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của chuyên đề

Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vậtchất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuấtcủa xã hội Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu laođộng để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhucâu của con người Đối với các doanh nghiệp, tài sản cố định là nhân tố đẩymanh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất củangười lao động Bởi vậy, tài sản cố định được xem như là thước đo trình độcông nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng qui mô tàisản cố định mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện

có Do vậy, doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàndiện đối với tài sản cố định, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất của tài sản cốđịnh kết hợp với việc thường xuyên đổi mới tài sản cố định

Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản

lý tài sản cố định của một doanh nghiệp Kế toán tài sản cố định cung cấpnhững thông tin hữu ích về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trênnhiều góc độ khác nhau Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ cóđược những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế Việc hachtoán kế toán tài sản cố định phải tuân theo các qui định hiện hành của chế độ

kế toán tài chính

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong doanhnghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng về kế toán Tài sản cố định tại Công tyCPXD Tiến Đạt

Trang 2

So sánh về mặt lý thuyết với thực tế tìm hiểu để từ đó rút ra những bàihọc cho bản thân và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cốđịnh tại Công ty CPXD Tiến Đạt

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề giới hạn trong việc nghiên cứu

những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán Tài sản cố định tại Công tyCPXD Tiến Đạt

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty CPXD Tiến Đạt trong khoảng thời

gian quý II/2013

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập, nghiên cứu tài liệu về kếtoán tài sản cố định trong doanh nghiệp

- Phương pháp thống kê: Tiếp cận, thu thập số liệu từ phòng kế toán tạiCông ty CPXD Tiến Đạt

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: tổng hợp thông tin từ tàiliệu kế toán đã thu thập được, đối chiếu số liệu thực tế, phân tích, đánh giá,chứng minh và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Giúp sinh viên nghiên cứu nắm rõ cơ sở lý luận về công tác kế toán tàisản cố định.Vận dụng cơ sở lý luận vào thực tế từ đó thấy rõ những vấn đềkhác biệt giữa lý thuyết và thực tế

- Công tác kế toán tài sản cố định phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủnhững thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của tàisản cố định, tình hình khấu hao, sửa chữa tài sản cố định … giúp cho ban lãnhđạo tham khảo và đưa ra lựa chọn hợp lý cho những quyết định kinh doanh cóhiệu quả nhất

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công ty CPXD Tiến Đạt

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty CPXD Tiến Đạt

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá tài sản cố định

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định:

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là các tài sản dài hạn mà doanhnghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm kế toán tài sản cố định:

Tài sản cố định là loại tài sản tạo nên cơ sở vật chất và kĩ thuật của mỗidoanh nghiệp Theo các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định, đó là những tàisản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Chính vì vậy, tài sản cố địnhkhi tham gia vào quá trình kinh doanh có những đặc điểm sau:

+ Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Vớicác tài sản cố định hữu hình, hình thái vật chất ban đầu của nó vẫn được giữnguyên không thay đổi cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ Vì vậy mà tài sản cốđịnh được theo dõi theo nguyên giá

+ Qua từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị và giá trị sử dụng của tàisản cố định bị giảm dần Phần giá trị giảm dần gọi là giá trị hao mòn và đượctính vào chi phí trong từng kỳ Vì vậy mà tài sản cố định được theo dõi theogía trị còn lại và giá trị hao mòn

+ Tài sản cố định hữu hình bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng

do tiến bộ về khoa học kĩ thuật

1.1.2 Vai trò của tài sản cố định

TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vaitrò quyết định tới sự sống còn của DN TSCĐ thể hiện một cách chính xácnhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sựphát triển của nền kinh tế quốc dân TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoànthiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu

Trang 5

cầu phục vụ sản xuất một cách có hieuj quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và pháttriển của các DN trong nền kinh tế thị trường.

Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vàoSXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển củaKH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bịvào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ làphải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị Về mặt hiện vật, phải theo dõikiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ trongtwngf nơi bảo quản và sử dụng

để nắm được số lượng TSCĐ và hiệ trạng của TSCĐ Về mặt giá trị, phải theodõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõiquá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ

1.1.3 Phân loại TSCĐ

Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theonhững đặc trưng nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toánTSCĐ Có nhiều cách phân loại TSCĐ tuỳ thuộc vào tiêu thức được chọn đểphân loại như phân theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo nguồnhình thành, theo công dụng

1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia làm 2 loại là tài sản cố định

hữu hình và tài sản cố định vô hình

a) Tài sản cố định hữu hình:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(số 03- TSCĐ) quy định “ TSCĐ hữu

hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ dể

sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố định

TSCĐ tham gia toàn bộ vào nhiều chu kỳ vẫn giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn như nhà cửa, vật kiến trúc, máymóc thiết bị…

Trang 6

TSCĐ thường được quản lý theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mụcđích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ( số 04 TSCĐ vô hình) quy định :

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoã mãn các tiêu chuẩn của tài sản cốđịnh, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh

Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanhthì TSCĐ vô hình được chia thành các loại như sau:

1.1.3.2 Phân theo quyền sở hữu:

Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:

a) Tài sản cố định tự có:

Tài sản cố định tự có là các TSCĐ hữu hình và vô hình do mua sắm, xâydựng và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc các nơi cấp, nguồn vốnvay, nguồn vốn liên doanh cũng như TSCĐ được biếu tặng… Đây là những

Trang 7

TSCĐ của đơn vị, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh lênBảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

b) Tài sản cố định thuê ngoài:

Tài sản cố định thuê ngoài là tài sản cố định đơn vị đi thuê để sử dụngtrong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã kí kết Căn cứ vào mức độchuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê,TSCĐ chia thành:

- TSCĐ thuê tài chính: nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc

chuyển giao phần lơn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản

TSCĐ thuê tài chính thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là tài

sản của đơn vị và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp

có trách nhiệm quản lý,sử dụng, trích khấu hao như đối với TSCĐ của doanhnghiệp

-Tài sản cố định thuê hoạt động: nội dung hợp đồng thuê tài sản không

có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản.Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng đối với TSCĐ thuê hoạt động trong thời

gian ngắn (không có quyền kiểm soát) nên TSCĐ thuê hoạt động không thoả

mãn định nghĩa tài sản của đơn vị và được theo dõi ở tài khoản ngoài bảngcân đối kế toán

1.1.3.3.Phân theo mục đích sử dụng:

a) Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh:

Là những tài sản cố định đang được sử dụng trong sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp Giá trị hao mòn của những TSCĐ này được tính vào chiphí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức trích khấu hao

b) Tài sản cố định dùng cho phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng:

Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lí, sử dụng cho mục đích phúclợi, sự nghệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp Những TSCĐ nay

Trang 8

không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nên không trích giá trị haomòn vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

c) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ:

Là TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc NhàNước Những TSCĐ này không tham gia vào hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nên không được trích khấu hao

d) Tài sản cố định chờ thanh lý:

Là những TSCĐ đã lạc hậu hoặc hư hỏng không còn sử dụng được nữađang chờ thanh lý hoặc nhượng bán

1.1.3.4 Phân theo nguồn hình thành :

a) TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn của các chủ sở hữu:

Là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng vốn được ngân sách cấp,cấp trên cấp hoặc vốn góp của các cổ đông, các chủ doanh nghiệp

b) TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung:

Là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sungcủa doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi

c) TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay:

Là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn mà doanhnghiệp đi vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng

1.1.4 Đánh giá tài sản cố định

1.1.4.1 Nguyên giá tài sản cố định:

Nguyên giá là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tínhtới thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ còn được gọi làgiá trị ban đầu

a) Đối với tài sản cố định hữu hình:

+

Các chi phí liên quantrực tiếp đến khi đưaTSCĐ vào sử dụng

+ Lãi tiềnvay

Trang 9

Trong đó:

- Giá mua: đựơc xác định căn cứ trên hoá đơn do bên bán lập trừ số tiềnđược giảm giá, chiết khấu thương mại

- Các khoản thuế không được hoàn lại gồm:

+ Thuế TTĐB đối với TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB

+ Thuế GTGT đối với TSCĐ mua về sử dụng cho sản xuất kinh doanhkhông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp

+ Thuế nhập khẩu: đối với TSCĐ nhập khẩu từ nước ngoài

- Các chi phí liên quan trực tiếp đến khi đưa TSCĐ vào sử dụng: chi phíchuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển, bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạythử; chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

- Lãi tiền vay được vốn hoá: là khoản lãi vay để đầu tư choTSCĐ trướckhi đưa TSCĐ vào sử dụng, được tính vào nguyên giáTSCĐ (được vốn hoá)theo chuẩn mực “Chi phí đi vay”

* TSCĐ mua sắm theo phương thức trả chậm trả góp:

Nguyên

Giá muathuần trảngay

+

Các khoảnthuế khôngđược hoàn lại

+

Các chi phí liên quantrực tiếp đến khi đưaTSCĐ vào sử dụng

+

Lãi tiềnvay đượcvốn hóa Trong đó:

- Giá mua thuần trả ngay: giá mua được tính trong trường hợp trả ngay

tại thời điểm mua

Tài sản cố định mua dưới hình thức trao đổi:

* Trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự:

Nguyên giá TSCĐ nhận về = Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi Tài sản tương tự là tài sản có cùng công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực

kinh doanh và có giá trị tương đương

* Trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác:

Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài ±

Các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc

Trang 10

Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy

đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

Tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:

+ Lệ phí trước bạ(nếu có) + Các chi phí liên quantrực tiếp

Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trịcòn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giátrị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tàisản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụngnhư : chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí

trước bạ ( nếu có)

Tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế:

Trang 11

Giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng,hoặc tự chế

+

Các chi phí liênquan trước khi

sử dụng

- Các khoản lãi nội, chi phí không hợp lý

Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh:

Nguyên giá = Giá do hội đồng liên doanh

Các chi phí liên quan trước

khi sử dụng

TSCĐ được tài trợ, biếu tặng:

Nguyên giá = Giá trị hợp

Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê không cao hơn giá trị hiện tại của

khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi

rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thì nguyên giá TSCĐ thuê tài

chính được xác định:

Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài sản thuê + Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan

Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản

thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc trong hợp đồng tài chính không ghi rõ số

nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì nguyên giá TSCĐ được xác

định:

Nguyên giá = Giá trị hiện tại của khoản

thanh toán tiền thuê tối thiểu +

Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan

b) Nguyên giá tài sản cố định vô hình:

Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải

bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử

Trang 12

-Phương pháp khấu hao đường thẳng

-Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

-Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

1.1.4.3 Giá trị còn lại :

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị đầu tư vào TSCĐ mà doanhnghiệp chưa thu hồi được

Giá trị còn lại đưựơc xác định như sau:

-Đối với TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế

-Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh

doanh:

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn luỹ kế

1.1.4.4.Thay đổi nguyên giá:

Nguyên giá TSCĐ thay đổi trong những trường hợp sau:

-Đánh giá lại theo quy định của Pháp luật - Nâng cấp TSCĐ

-Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của

DN Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủtrong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn,nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận Thực tế đó dẫn đến

cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến

Trang 13

động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụsau:

(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác,đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có,tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặtchẽ việc,mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN

(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng,tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phíSXKD

(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ,phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ

(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, thamgia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và

sử dụng TSCĐ ở DN

1.2 Tổ chức kế toán tài sản cố định

1.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định

TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản

lý đơn chiếc Để phục vụ cho công tác quản lý, kế toán phải ghi sổ theo từngđối tượng ghi TSCĐ

Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng kết cấu hoàn chỉnh bo gồm cả vật

gá lắp và phụ tùng kèm theo Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêngbiệt về mặt kết cấu có thể thực hiện những chức năng độc lập nhất định hoặc

là một hệ thống gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau không thể thách rời đểcùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định

Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nộidung chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định mộtcách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữtài sản

Trang 14

1.2.1.1 Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:

Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệmthu, kiểm nhận TSCĐ Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diệnđơn vị giao TSCĐ lập thành “ Biên bản giao nhận TSCĐ “ Biên bản này

được lập thành hai bản, mỗi bên(giao, nhận) giữ một bản chuyển cho phòng

kế toán để ghi vào sổ kế toán và lưu vao hồ sơ TSCĐ Hồ sơ này bao gồm:Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấyvận chuyển bốc dỡ Căn cứ hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ hoặc sổ TSCĐ đểhạch toán chi tiết TSCĐ

1.2.1.1 Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ:

Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ đều phải lập đầy đủ thủ tục, chứng từ

giảm TSCĐ (quyết định, biên bản, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ ) Căn

cứ các chứng từ giảm TSCĐ, kế toán phản ánh, ghi chép vào thẻ hoặc sổTSCĐ

Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ, đơn vị phải thành lập banthanh lý TSCĐ Ban này lập biên bản thanh lý TSCĐ và có đầy đủ chữ ký,ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý, Kế toán trưởng và đơn vị thủ trưởng

Bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng trong kỳ.

Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm trong kỳ.

Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có.

Tài khoản 211 được chi tiết thành 6 tiểu khoản:

TK 2111 Nhà cửa vật kiến trúc;

Trang 15

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định vô hình.

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định vô hình

Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có.

Tài khoản 213 được chi tiết thành các tiểu khoản sau:

1.2.2.2 Kế toán biến động tăng tài sản cố định

* Tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Trường hợp 1: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tăng

do mua sắm, do xây dựng cơ bản bàn giao bằng vốn chủ sở hữu:

Ghi tăng nguyên giá của TSCĐ:

Nợ TK 211: Nguyên giá của TSCĐ ( giá chưa có thuế)

Trang 16

Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán

Có Tk 111,112 : Số tiền thanh toán ngay( kể cả chi phí vậnchuyển, bốc dỡ,…)

- Mua tài sản cố định bằng tiền mặt, tiền ngân hàng…thuộc nguồn vốnchủ sở hữu Trong trường hợp này cũng như một số trường hợp khác (mua trảchậm, mua sắm thông qua lắp đặt…), kế toán phản ánh bút toán kết chuyểnnguồn vốn:

Nợ TK liên quan (414,441,353):

Có TK 411: Nếu tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh

Có TK 3533: Nếu tài sản được hình thành từ Quỹ phúc lợi

- Tài sản cố định tăng do mua trả chậm, kế toán ghi tăng nguyên giá theogiá mua trả ngay, lãi trả chậm hạch toán vào bên Nợ TK 635

Trường hợp 2: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tăng

do mua sắm, do xây dựng cơ bản bàn giao bằng vốn vay dài hạn

- Kế toán không thực hiện kết chuyển nguồn

Trường hợp 3: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tăng

do nhận vốn góp, nhận tặng thưởng, do trao đổi và các nguyên nhân khác

- Tài sản cố định tăng do đổi tài sản cố định tương đương Kế toán ghităng nguyên giá tài sản cố định nhận về theo giá trị còn lại của tài sản cố địnhđem đi trao đổi

- Tài sản cố định tăng do đổi tài sản cố định không tương đương Kế toánhạch toán như việc bán tài sản cố định để mua tài sản cố định khác thông quatài khoản trung gian 131 “Phải thu của người mua” Kế toán ghi tăng nguyêngiá tài sản cố định nhận về theo tổng giá thoả thuận

- Tài sản cố định tăng phải thông qua lắp đặt Mọi chi phí được tập hợpvào bên Nợ TK 241 (2411) Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kếtoán ghi tăng nguyên giá tài sản cố định vào bên Nợ TK 211 đối ứng Có TK

Trang 17

2411 Các chi phí không hợp lý được ghi giảm vào bên Có TK 2411 đối ứng

Nợ các TK 111, 112, 334 và TK 632

- Phản ánh tài sản cố định hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành

và tài sản cố định vô hình tăng sau giai đoạn triển khai Trong giai đoạn triểnkhai, các chi phí được tập hợp vào bên Nợ TK 241 (2412), khi kết thúc giaiđoạn triển khai, kế toán ghi Nợ TK 213 đối ứng Có TK 2412; bút toán kếtchuyển nguồn tương ứng

- Chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định: Nếu công cụ, dụng cụcòn mới thì kế toán ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá trị của công

cụ dụng cụ, nếu đã cũ thì ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá trị cònlại chưa phân bổ vào chi phí vào bên Nợ TK 211 đối ứng có TK 142

- Chuyển thành phẩm thành tài sản cố định: Ngoài bút toán phản ánhnguyên giá tài sản cố định kế toán còn phải phản ánh bút toán giá vốn hàngbán như nghiệp vụ bán hàng thông thường bằng cách ghi Nợ TK 632 đối ứng

Có TK (154,155)

- Tài sản cố định tăng do nhận lại vốn góp liên doanh với đơn vị khác.1.2.2.3 Kế toán biến động giảm tài sản cố định

Trường hợp 1: Tài sản cố định giảm do nhượng bán, thanh lý.

- Tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán Ngoài bút toán xoá sổtài sản cố định, kế toán còn phải phản ánh giá nhượng bán hoặc số thu hồi vềthanh lý vào bên Có TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng Nợ các tài khoản liênquan (111,112 ) Các chi phí về nhượng bán, thanh lý được phản ánh vào bên

Nợ TK 811 “Chi phí khác” đối ứng Có các TK liên quan (111,112,331 )

Trường hợp 2: Tài sản cố định hữu hình chuyển thành công cụ dụng cụ

nhỏ hoặc tài sản cố định vô hình không đủ tiêu chuẩn

- Tài sản cố định giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ, nếu giá trị

còn lại nhỏ kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, nếugiá trị còn lại lớn, kế toán phản ánh vào chi phí trả trước dài hạn

Trường hợp 3: Tài sản cố định giảm do góp vốn liên doanh.

Trang 18

Trường hợp 4: Tài sản cố định giảm do trả lại vốn góp cho các bên tham gia Trường hợp 5: Tài sản cố định giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê Trường hợp 6: Ghi giảm tài sản cố định vô hình do khấu hao hết.

Cụ thể các bút toán hạch toán trong trường hợp kế toán tài sản cố địnhtăng do mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng phươngpháp khấu trừ) thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 19

Sơ đồ số 01:

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TĂNG DO MUA NGOÀI DÙNG VÀO

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

(áp dụng phương pháp khấu trừ)

Trang 20

Trong trường hợp kế toán tài sản cố định tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành được thể hiện qua sơ đồ sau:

Khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao

đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh

152,153 Trường hợp tài sản hình thành không thoả mãn

điều kiện ghi nhận tài sản cố định

Đồng thời ghi:

Phản ánh tăng nguồn vốn kinh doanh

2 Trường hợp không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán.

Nguyên giá được duyệt

Nguồn vốn hình thành TSCĐ

được bàn giao (kể cả khoản vay) 133

Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Trang 21

Trường hợp hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng phương pháp khấu trừ):

Sơ đồ số 03:

HẠCH TOÁN THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH DÙNG VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

(áp dụng phương pháp khấu trừ)

Trang 22

* Tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

Việc hạch toán được tiến hành tương tự như ở doanh nghiệp tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác ở chỗ khi mua sắm tài sản cốđịnh thì thuế GTGT được tính trực tiếp và nguyên giá tài sản cố định

1.2.3 Kế toán khấu hao TSCĐ

1.2.3.1 Khái niệm và các phương pháp khấu hao tài sản cố định

a) Khái niệm:

Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ Tríchkhấu hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinhdoanh, đồn thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐkhi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất

b) Phương pháp khấu hao tài sản cố định

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Đây là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hằng năm khôngthay đổi

trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Phương pháp tính:

- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ

- Xác định mức khấu hao trung bình

+ Mức khấu hao trung bình hằng năm :

Mức khấu hao trung

Mức khấu hao cho năm cuối cùng:

Mức khấu hao cho năm

Nguyên giá số khấu hao lũy kế đã thựchiện đến năm trước năm cuối cùng

Trang 23

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Đây là phương pháp khấu hao phải trích hằng năm của TSCĐ giảm dầntrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó

Phương pháp tính:

-Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ

-Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ + Mức trích khấu hao cho cácnăm đầu:

Hệ số điều chỉnh được quy định như sau:

Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh

Phương pháp tính:

-Xác định sản lượng theo công suất thiết kế

Trang 24

-Xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế hằng tháng,hằng năm của TSCĐ

1.2.3.2.Tài khoản sử dụng:

*TK 214 :Hao mòn TSCĐ

Kết cấu TK 214

Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm

Bên Có : Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư tăng

Số dư bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có

Trang 25

Phương pháp hạch toán

TK 353

Trang 26

1.2.4 Kế toán sữa chữa tài sản cố định

1.2.4.1 Kế toán sữa chữa thường xuyên tài sản cố định

1.2.4.2 Kế toán sữa chữa tài sản cố định

TK 111,112,152… TK 241(2413) TK 623,627,641,642 CPhí SCL TSCĐ theo

phương thức tự làm TK 335

TK 133 K/C CP.SCL trích trước CP SCL thuế GTGT để giảm trừ

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TIẾN ĐẠT

2.1 Tổng quan về công ty CPXD Tiến Đạt

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty CPXD Tiến Đạt

Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt

Tên Giám đốc: Lê Văn Thiệu

Trụ sở chính: QL1A, Tân Trung, Thạch Trung, TP Hà Tĩnh

Điện thoại:

Tài khoản số: 3701 211 006 094 tại NH No&PTNT Thành phố Hà Tĩnh

Đăng ký kinh doanh: 3000 241 554 tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà

Tĩnh

Mã số thuế: 3000 241 554

Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình cấp thoát nước, giaothông, thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị, thuỷ lợi Xây dựngcác công trình trạm bơm, nạo vét luồng lạch,

- Phạm vi hoạt động trong cả nước

- Tổng số vốn hoạt động: 30.000.000.000, đ (Ba mươi lăm tỷ VNĐ)Trong đó: Vốn điều lệ: 10.000.000.000, đ (Mười lăm tỷ VNĐ)

Vốn vay tín dụng: 20.000.000.000, đ (Hai mười tỷ VNĐ)

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của coong ty CPXD Tiến Đạt

Công ty CPXD Tiến Đạt có 9 đơn vị sản xuất trực thuộc, công ty hoạtđộng với chức năng cụ thể:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi

- Sản xuất cấu kiện bê tông, phụ tùng phục vụ xây dựng

Trang 28

Sơ đồ 02: : Quy trình sản xuất,xây lắp

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPXD Tiến Đạt

Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty CPXD Tiến Đạt baogồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, phòng kinh tế, kếhoạch, kỹ thuật, vật tư, tiếp thị, phòng tổ chức lao động, tài chính,phòng tài chính kế toán

-Đứng đầu Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật

về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hànhquản lý vĩ mô toàn công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế giao,nhận thầu và thanh lý bàn giao các công trình hoàn thành cho bên A.Giám đốc công ty là người chủ tài khoản của doanh nghiệp

- Phó Giám đốc công ty là người giúp việc cho Giám đốc vàđược Giám đốc phân công một số việc của Giám đốc Phó Giám đốc là

Đấu thầu

và nhận

xây lắp

Giao nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành

Lập kế hoạch xây lắp công trình

Tiến hành thi công

Mua sắm vật liệu, thuê nhân công

Thanh lý hợp đồng bàn giao công trình

Duyệt, quyết toán công trình, hạng mục công trình

Trang 29

người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những mặt phân công vàđồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết việc phân công.

- Phòng kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, vật tư, tiếp thị có tráchnhiệm tham gia làm hồ sơ dự thầu và lập kế hoạch tiến độ thi côngtrình cơ sở các hợp đồng đã được ký trước khi thi công, bóc tách bản

vẽ, tiền lượng, dự toán tiến độ thi công

- Phòng tổ chức lao động- hành chính: Cú chức năng, nhiệm vụgiúp Giám đốc tổ chức bộ máy điều hành và quản lý của công ty cũngnhư các đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu sản xuất về công tác tổchức cán bộ lao động, đồng thời giúp Giám đốc nắm được khả năngtrình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên, đề ra chương trình đàotạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên lành nghề phục vụ kịp thời chosản xuất kinh doanh

- Phòng tài chính kế toỏn: Chịu trách nhiệm huy động các nguồnvốn và điều hoà phân phối cho các đội (từng công trình) dựa trên cơ sởtiến độ thi công, thường xuyên kiểm tra, giám sát về mặt về mặt tàichính đối với các đội xây dựng trực thuộc công ty Hạng mục côngtrình hoàn thành với bên A Đảm bảo chi lương cho cỏn cán bộ côngnhân viên trong toàn bộ công ty , kiểm tra chứng từ kế toán hợp pháp,hợp lý, hợp lệ

Trang 30

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG TIẾN ĐẠT

1.

2.

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công tyCPXD Tiến Đạt

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPXD Tiến Đạt

Công ty CPXD Tiến Đạt tiến hành theo hình tổ chức công tác kế toán tậptrung Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực

Giám đốc

Kế toán trưởng Phó giám đốc

Phòng tài chính kế

toán

Phòng tổ chức lao động hành chính

Đội

XD1

Chủ tịch HĐQT

Trang 31

hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty, các đội xí nghiệp xây lắp trựcthuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh

tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm trachứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công tybao gồm 5 người và các nhân viên kinh tế ở các đội xí nghiệp được phâncông công tác như sau:

+ Kế toán trưởng:

Giúp Giám đốc công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kếtoán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới vàtheo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước vàđiều lệ Kế toán trưởng hiện hành

- Tổ chức bộ máy kế toán, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ và đội ngũcán bộ tài chính kế toán trong công ty Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụthể hoá kịp thời các chính sách, chế độ thể lệ tài chính kế toán nhà nước

- Tổ chức việc tạo nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn

- Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán Chỉ đạo về mặt tài chính việc thực hiện các hợp hợp đồng kinh tế

- Tổ chức kiểm tra kế toán

- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế

- Chỉ đạo lập kế hoạch tài chính tín dụng

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Kế toán trưởng về toàn

bộ công tác tài chính kế toán

+ Kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ

- Theo dõi thanh lý TSCĐ, kiểm tra quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ, táiđầu tư, lập hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản

- Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, điều động nội bộ công ty

Trang 32

- Lập báo cáo định kỳ và thường xuyên về vốn chủ sở hữu của công ty

và tổng hợp toàn công ty

+ Kế toán thanh toán và kế toán tiền gửi ngân hàng

- Theo dõi tiền vay và tiền gửi ngân hàng

- Theo dõi thanh toán với ngân sách – thanh toán nội bộ, thanh toánvới cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng

- Theo dõi công tác thu vốn các công trình, quyết toán chi phí với các

xí nghiệp, đội xây dựng trực thuộc công ty hàng tháng lập báo cáo theo dõitình hình thu toàn công ty Lập báo cáo trình đơn vị các công trình trọng điểmkhi phát sinh

- Lập séc, uỷ nhiệm chi, lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động, kế hoạchlai động tiền lương các tờ khai tờ kai thuế và thanh toán với ngân sách, biênbản đối chiếu với cụ thể

- Tính toán các khoản phải thu của các đội xây dựng xí nghiệp xây lắptrực thuộc

- Tham gia các báo cáo kế toán và quyết toán tài chính

- Lập phiếu thu chi

+ Kế toán vật tư và kế toán tiền lương

- Theo dõi tình hình N- X – T kho vật liệu của Công ty

- Theo dỏi thanh toán tạm ứng

- Theo dỏi thanh toán lương, BHXH toàn công ty

- Lập phiếu nhập, xuất vật tư

- Tập hợp, theo dỏi chi phí khối cơ quan Công ty, tham gia lập báo cáo

kế toán và quyết toán tài chính Công ty

+ Thủ quỹ kiêm thống kê:

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng

- Bảo quản theo dỏi sổ số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của quỹ

Trang 33

- Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Thanh toán các khoản bằng ngân phiếu hoặc bằng tiền mặt

+ Kế toán ở Xí nghiệp xây lắp số 1 và ở các đội xây dựng trực thuộcCông ty là các nhân viên kế toán dưới sự hướng dẫn kiểm tra của phòng kếtoán công ty có nhiệm vụ lập chứng từ kế toán phát sinh tại các đội, xí nghiệpxây lắp, tính lương công nhân sản xuất trực tiếp, gián tiếp định kỳ hay hàngtháng lập báo cáo gửi về công ty theo biểu mẫu quy định và yêu cầu củaphòng tài chính kế toán công ty Kiểm tra đối chiếu số liệu với phòng tàichính kế toán và tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của từng đội và xínghiệp xây lắp số 1 giao cho phòng kế toán tài chính vào cuối tháng

- Ở phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sựphân công thực hiện các công việc kế toán từ kiểm tra phân loại, xử lý chứng

từ, lập các chứng từ, nhật ký cho tơi việc ghi sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu

và cung cấp thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản lý Đồng thời dựa trêncác báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúplãnh đạo công ty trong việc quản lý, điều hành hoạt động của các công trình

Trang 34

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

DỰNG TIẾN ĐẠT

\

2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

- Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Niên độ kế toán doanh nghiệp áp dụng theo năm và bắt đầu từ ngày

01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 06 của năm dương lịch

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy

- Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ Định kỳ 15 ngày một lần

kế toán lập các chứng từ ghi sổ Tuy nhiên vì tính chất công trình ở xa nênviệc lập chứng từ tùy thuộc vào thời gian chứng từ gốc về tới công ty

+ Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và

Nhân viên kinh tế ở các đội xây dựng và xí nghiệp xây lắp thuộc công ty

Trang 35

- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty thực hiện tính thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kêkhai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu haotheo đường thẳng và khấu hao nhanh

- In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:

- Đối chiếu kiểm tra:

Chứng từ kế toán

Phần mềm kế toán (nhập chứng từ theo các phân hệ cụ thể)

Trang 36

SƠ ĐỒ 1.4 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC

KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

2.1.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hằngnăm

Chứng từ kế toán

toán chi tiết

Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ đăng ký

chứng từ

ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiếtMáy tính

Trang 37

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán tại công ty : VNĐ.

- Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng theo quyết định số15/2006/QĐ/BTCcủa Bộ Tài Chính

- TSCĐ chiếm một vị trí rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong Công

ty TSCĐ là tư liệu sản xuất nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mà vẫngiữ được hình thái ban đầu; và bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất

- TSCĐ ở công ty được trang bị nhiều loại khác nhau, và cho các bộ phận

sử dụng Trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn

2.2.1.2 Phân loại và đánh giá tài sản cố định tại công ty CPXD Tiến Đạt

a) Phân loại: nhằm giúp cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả công ty

tiến hành phân loại TSCĐ như sau:

Trang 38

+ Phân loại theo nơi sử dụng:

ĐVT: đồngPhân loại theo nơi

sử dụng

đầu quý II / 2013Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại

+ Phân loại theo hình thái biểu hiện:

ĐVT: đồng

+ Phân loại theo nguồn hình thành:

ĐVT: đồngP.L theo nguồn hình

thành

đầu quý II / 2013 Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Nguồn vốn tự bổ sung 18.236.455.639 10.850.778.888 7.385.676.751 Nguồn ngân sách nhà

nước 12.945.264.798 7.360.818.525 5.584.446.273Nguồn vốn vay 4.627.054.197 1.531.047.872 3.096.006.325 Tổng cộng 35.808.774.634 19.742.645.285 16.066.129.349

mòn

Giá trị còn lại

Nhà cửa vật kiến trúc 8.052.618.000 4.057.659.225 3.994.985.775Máy móc thiết bị 13.844.396.264 9.593.216.749 4.251.179.515Phương tiện v.tải

truyền dẫn

4.487.648.249 2.448.006.139 2.039.642.110

Thiết bị quản lý 1.978.475.321 1.121.135.421 857.339.900TSCĐ vô hình 7.445.636.800 2.522.654.751 4.922.982.049

4

19.742.645.28

5 16.066.129.349

Trang 39

Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyêntắc nhất định Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh TSCĐ tại công ty được đánh giá theo nguyên giá

và giá trị còn lại

Hiện nay tại công ty các nghiệp vụ tăng TSCĐ chủ yếu là do mua sắm,

và xuất phát từ đặc điểm là TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu Do đó TSCĐ tại công tyđược đánh giá theo nguyên giá

Công thức tính:

Ví dụ 1 : Trong quý II năm 2013 công ty có mua một xe xúc bánh lốp

1.5m với giá mua chưa thuế GTGT là 190.476.190đ đã trả bằng tiền gửi ngânhàng, chi phí vận chuyển 1.500.000đ chi bằng tiền mặt

Nguyên giá = 190.476.190 + 1.500.000 = 191.976.190 (đồng)

Ví dụ 2: Trong quý IV năm 2013 công ty có mua một máy ủi với giá mua

chưa thuế 350.374.000 đ (thuế GTGT 10%) đã thanh toán bằng tiền gửi ngânhàng, lệ phí trước bạ 7.358.000 đ chi bằng tiền mặt

Nguyên giá = 350.374.000 + 7.358.000 = 357.732.000 (đồng)

Ví dụ 3: Ngày 14 tháng 6 năm 2013 bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao

và đưa vào sử dụng một cửa hàng bán vật liệu xây dựng (215 Nguyễn LươngBằng – Thành phố Đà Nẵng) Giá quyết toán :203.980.000 đồng ,cửa hàngnày được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển Thời gian sử dụng dự kiến là 20năm

Nguyên giá = 203.980.000 (đồng)

+ Đánh giá theo giá trị còn lại:

Nguyên giá = giá mua trên hoá đơn + các chi phí trước khi sử dụng

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ

Trang 40

Ví dụ: Trong tháng 5/2013 công ty đã thanh lý một chiếc xe toyotaCOROLA Nguyên giá của chiếc xe này là 211.876.000đ, đã khấu hao đếnthời điểm thanh lý là177.323.000đ Do đó giá trị còn lại là :

Giá trị còn lại = 211.876.000 - 177.323.000 = 34.553.000 đ

2.2.1.3 Yêu cầu quản lý tài sản cố định tại công ty CPXD Tiến Đạt

- TSCĐ của công ty rất đa dạng và phong phú, vì vậy để sử dụng TSCĐ

có hiệu quả thì việc quản lý tốt là 1 yêu cầu cần thiết Ở công ty TSCĐ đượcgiao trách nhiệm cho từng đơn vị, từng người quản lý nhằm mục đích tăngphần trách nhiệm ở mỗi người từ đó công tác quản lý và sử dụng TSCĐ sẽgiảm được những hư hỏng mất mát do thiếu trách nhiệm

- TSCĐ có vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiềuchu kỳ sản xuất mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Do vậy côngtác quản lý đòi hỏi phải theo dõi về mặt hiện vật, số liệu có tăng có giảmtrong kỳ phải ghi chép phản ánh ghi chép rõ ràng

- Khi TSCĐ hư hỏng, người quản lý ra quyết định thanh lý hoặc sửachửa phải tính đến hiệu quả kinh tế

2.2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định tại công ty CPXD Tiến Đạt

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để đáp ứng và theo kịp đà tăng trưởng

và phát triển của xã hội, đòi hỏi phải đầu tư thêm TSCĐ tại DN TSCĐ củacông ty tăng chủ yếu là do mua sắm mới hoặc do mua lại của đơn vị khác đã

Ngày đăng: 02/03/2016, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w