IV. Phương án khắc phục:
11 Công tháo làm máy lần 01 1.000.000 1.000.000 Cộng tiền hàng 570
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện
*. Công tác tổ chức bộ máy kế toán
Công ty nên bố trí các kế toán viên để tập hợp các chi phí hàng ngày để tổng hợp gửi bộ phận kế toán Công ty và cần trạng bị thêm máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác kế toán được thuận tiện nhanh gọn hơn.
* Công tác phân loại tài sản cố định hữu hình:
Công ty nên phân loại TSCĐ theo một phương thức nữa: Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Theo cách phân loại TSCĐ được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng trong SXKD cơ bản - TSCĐ dùng ngoài SXKD cơ bản - TSCĐ chưa dùng hoặc không cần dùng - TSCĐ chờ thanh lý, chờ giải quyết
Phân loại theo tiêu thức này giúp cho nhà quản lý nắm 1 cách tổng quát tình hình cơ cấu những TSCĐ hiện có và đang sử dụng trong Công ty trên cơ sở đó giúp cho việc đánh giá phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong Công ty. Giúp ban lãnh đạo có quyết định đúng đắn trong việc cân đối lại lượng TSCĐ làm giảm tỉ trọng số TSCĐ chưa cần dùng đang chờ thanh lý, kịp thời thu hồi vốn tái đầu tư TSCĐ giúp cho Công ty tránh được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu vốn.
* Trong công tác đánh giá lại tài sản cố định:
Như đã trình bày ở trên, sau mỗi niên độ kế toán Công ty không thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ. Chính vì vậy mà nhiều khi đánh giá sai năng lực hoạt động của TSCĐ. Để đánh giá đúng thực chất khả năng hoạt động của TSCĐ, cuối mỗi kỳ Công ty nên tổ chức kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. Đối với những TSCĐ có giá trị còn lại thực tế lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giá trị còn lại trê sổ sách Công ty nên hạch toán vào TK412- Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ và phản ánh đúng giá trị còn lại của tài sản trên các sổ sách kế toán.
* Trong công tác kế toán sữa chữa TSCĐ:
Tại Công ty việc sữa chữa TSCĐ được lập kế hoạch đầu năm trình lên cấp trên phê duyệt, tuy nhiên Công ty lại không có kế hoạch trích trước chi phí, làm cho chi phí SXKD trong kỳ có sữa chữa lớn TSCĐ bị biến động mạnh, không phán ảnh được thực chất chi phí hoạt động của kỳ đó. Chính vì
vậy trong trường hợp sữa chữa quá lớn thì Công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí vào TK 335 việc hạch toán như vậy sẽ đảm bảo được việc phán ánh đúng bản chất kinh tế của hoạt động (bởi kết quả của hoạt động sữa chữa không chỉ có tác dụng với một kỳ kinh doanh), vừa không gây ra các biến động lớn đối với kết quả kinh doanh trong kỳ.
Hạch toán nghiệp vụ trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ như sau: Căn cứ vào kế hoạch trích trước kế toán ghi:
Nợ TK 154,642
Có TK 335 (chi phí trích trước) Khi công trình hoàn thành tập hợp chi phí
Nợ TK 241
Có TK 111,112,331.
Căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sữa chữa xong bàn giao đưa vào sử dụng kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 241: XDCB dở dang.
Cuối niên độ xứ lý chênh lệch giữa khoản chênh lệch đã trích trước và chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh trong kỳ kèm theo qui định hiện hành.
- Nếu số trích trước và chi phí sữa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 335
Có TK 154, 642
- Nếu số chi phí thực tế phát sinh sữa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí trích trước thì số chênh lệch được trích bổ sung.
Nợ TK 154,642 Có TK 335
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tạicông ty CPXD Tiến Đạt