1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Kiên Long

54 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 252,28 KB

Nội dung

Như đã biết, tíndụng là hoạt động chủ yếu tại các NH TMCP hiện nay chiếm khoản 80% hoạt đông kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng tín

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN

1.1Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngắn hạn

1.2Điều kiện chung để vay vốn ngắn hạn

1.3Nguyên tắc cho vay và điều kiện để vay vốn ngắn hạn

1.4Những nhu cầu vốn không được cho vay

1.5Các đối tượng không được cho vay

1.6Thời hạn cho vay

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG

1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG KIÊN LONG

1.1 Lịch sử hình thành và đi vào hoạt động của ngân hàng Kiên Long

2.1 Khái quát về tình hình tính dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2.1 Chính sách và qui định tín dụng của Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2.2 Thị trường mục tiêu

2.2.3 Điều kiện cho vay

2.2.3.1 Nguyên tắc chung

2.2.3.2 Điều kiện vay vốn

2.2.3.3 Quy định về thông tin cung cấp cho Ngân hàng

2.2.4 Mục đích vay vốn, thời hạn cho vay, mức cho vay, lãi suất

2.2.4.1 Mục đích vay vốn

2.2.4.2 Thời hạn cho vay

2.2.4.3 Mức cho vay

Trang 2

2.2.4.4 Lãi suất cho vay

2.2.5 Quy trình cấp tín dụng

2.2.5.1 Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ vay vốn

2.2.5.2 Giai đoạn 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

2.2.5.3 Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng

2.2.5.4 Giai đoạn 4: Giải ngân

2.2.5.5 Giai đoạn 5: Kiểm tra giám sát; thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

2.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.1.2 Tăng cương hoạt động Marketing – Ngân hàng

2.1.3 Đơn giản hóa những thủ tục cho vay

2.2 Hoàn thiện quy chế chính sách, quy trình tín dụng tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay

2.2.1 Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

2.2.2 Kiểm soát chặt chẽ và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Trang 3

2.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định

2.2.4 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ

2.2.5 Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ

2.2.6 Vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay

2.2.7 Ngăn ngừa các khoản vay đối với nợ quá hạn

2.2.8 Các biện pháp xử lý nợ quá hạn

2.3 Tham gia bảo hiểm tín dụng

2.4 Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro

3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt giải pháp đề ra

3.1 Kiến nghị đối với nhà nước

3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng

3.3 Tổ chức và phát triển mạng lưới

KẾT LUẬN

Lời Mở Đầu

Trang 4

Trong quá trình phát triển kinh tế, vốn là một trong những nhân tố quan trọng đối với một quốc gia Một trong những chủ thể quan trọng cung cấp vốn cho nền kinh tế chính là hệ thống ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm vừa qua ngành ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp CôngNghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước Cụ thể là đáp ứng một lượng vốn lớn cho nền kinh

tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo đều kiện xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn

Với vai trò của mình trong nền kinh tế đất nước, các ngân hàng thương mại nói chung đã không ngừng tự hoàn thiện mình để hoạt động có hiệu quả hơn Như đã biết, tíndụng là hoạt động chủ yếu tại các NH TMCP hiện nay ( chiếm khoản 80% hoạt đông kinh doanh của ngân hàng) Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng tín dụng của ngành ngân hàng Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân tìm ẩn trong chính cơ chế chính sách, quy trình cho vay của ngân hàng Giải quyết tốt những vấn đề này sẽ làm giảm thiểu các khoản nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Giúp cho nguồn vốn trong nền kinh tế được phân phối đến đúng đối tượng cần sử dụng và đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Quy trình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Kiên Long”.

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 5

• Phương pháp thu thập số liệu từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

• Phương pháp phân tích thông kê

• Phương pháp so sánh sự biến động của dãy số qua các năm

Đối tượng nghiên cứu: NH TMCP Kiên Long.

Phạm vi nghiên cứu: Phòng kinh doanh – Hội Sở - Ngân Hàng TMCP Kiên Long.

Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN

LONG

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Trang 6

1.1

Khái niệm tín dụng và tín dụng ngắn hạn:

Khái niệm tín dụng: Là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá, nó phản ánh

quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn

Khái niệm tín dụng ngắn hạn: Là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,

nguồn vốn huy động để cho các chủ thể có nhu cầu vốn vay, thu hồi vốn gốc và lãi với thời hạn là đến 12 tháng (từ 12 tháng trở lại)

1.2 Điều kiện chung để vay vốn ngắn hạn:

- Bên cho vay: Là các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của luật các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều được cho vay ngắn hạn

- Bên đi vay: Bên đi vay: Là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài

+ Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công

ty Cổ Phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp doanh, Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân

+ Các cá nhân và pháp nhân nước ngoài

1.3 Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay ngắn hạn

1.3.1 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn tín dụng phải có đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng

1.3.2 Điều kiện cho vay ngắn hạn

Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

- Phải có năng lực pháp luật dân dự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

Trang 7

- Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc

có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

- Phải có vốn tự có tham vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của Ngân hàng

1.4 Những nhu cầu vốn không được cho vay:

- Để mua sắm tài sản và cá chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

- Để đáp ứng nhu cầu tài chính của cá giao dịch mà pháp luật cấm

1.5 Các đối tượng không được cho vay:

- Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Của tổ chức tín dụng

- Cán bộ nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, Quyết định cho vay

- Bố mẹ vợ chồng, con thành viên HĐQT, ban kiểm soát, Tổng GĐ, Phó TGĐ

1.6 Thời hạn cho vay:

- Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng

Trang 8

- Các khoảng vay có thời hạn vay đến 12 tháng.

- Đối với pháp nhân Việt Nam Và nước ngoài thời hạn cho vay không quá thời hạn còn lại của quyết định thành lập và giấy phép hoạt động tại Việt Nam

- Đối với cá nhân nước ngoài thời hạn cho vay không được phép vượt quá thời hạn sinh sống tại Việt Nam

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG

1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG KIÊN LONG

1.1 Lịch sử hình thành và đi vào hoạt động của ngân hàng Kiên Long

Ngân hàng TMCP Kiên Long, tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Kienlong Bank ( tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên Long) đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo giấy phép hoạt động

số 0056/NN-CP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp với thời gian hoạt động là 50 năm

Giấy phép thành lập số 1115/GB-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/10/1995 của Thống đốc NHNN chấp thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên đô thị và đổi tên thành NH TMCP Kiên Long

Qua nhiều năm hoạt động, NH TMCP Kiên Long đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng Hiện tại, NH TMCP Kiên Long đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong

cả nước với 95 Chi nhánh và Phòng Giao dịch Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 150 Chi nhánh và Phòng Giao dịch trong cả nước

Giới thiệu thương hiệu

Logo Ngân Hàng Kiên Long

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

Địa chỉ: 44 Phạm Hồng Thái, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Điện Thoại: 0773.869950 – 3877541 - Fax: 0773.3871171

Website: www.kienlongbank.com.vn

Trang 9

1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức:

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Cũng như các doanh nghiệp cổ phần khác, bộ máy tổ chức cấp cao của NH TMCPKiên Long được chia như sau: Đứng đầu toàn hệ thống là ĐHĐCĐ cùng với Ban kiểm soát trực thuộc, tiếp đến chịu trách nhiệm quản lý hoạt động là HĐQT

Tổng giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của NH TMCP Kiên Long, do HĐQT chỉ định Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc là các phòng ban

Trang 10

Phòng kinh doanh: Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình biến

động trên thị trường về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ,…Từ đó, tham mưu kịp thời Ban Tổng Giám đốc đề ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh, giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả

Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ

thống một cách đầy đủ và chính xác theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Phối hợp với các phòng ban tham mưu cho Ban lãnh đạo thực hiện chế độ tài chính trong toàn hệ thống một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm theo đúng quy định

Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quy

hoạch đào tạo cán bộ của Ngân hàng, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tácnhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đuakhen thưởng và kỷ luật

• Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động

Phòng tiếp thị: Thực hiện việc phát triển thương hiệu, quảng cáo, quảng bá sản

phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, các hoạt động xã hội và tham gia tài trợ cho các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao,…

Phòng đầu tư và ngân quỹ: Hoàn thiện xây dựng các quy trình, quy chế nghiệp

vụ hoạt động Thực hiện công tác kho quỹ theo quy định của Nhà nước và Ngành Ngân hàng về an toàn kho quỹ

Phòng công nghệ thông tin: Từng bước triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ

Ngân hàng Lắp đặt và hướng dẫn nhân viên áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong toàn

Ngân hàng

Trang 11

Phòng pháp chế và xử lý nợ: Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo về tính pháp lý của nhiều hợp đồng với đối tác, với khách hàng, cũng như chuyển đến các phòng nghiệp vụ để làm cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn

Phòng phát triển mạng lưới: Tiến hành khảo sát và đề xuất các địa điểm chọn

làm trụ sở giao dịch, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ thành lập các đơn vị mới Tiến hành theo dõi, giám sát thi công, đồng thời trực tiếp thực hiện rà soát quyết toán công trình cải tạo, sửa chữa và xây dựng cơ bản các địa điểm giao dịch

1.4 Các dịch vụ và sản phẩm

Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới NH TMCP Kiên Long luôn chú trọng đến pháttriển đến sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập, một vài sản phẩm chính của Kiên Long như sau:

1.

4.1 Dịch vụ tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Mô tả sản phẩm:

Gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Kiên Long là một trong những phương thức đầu

tư các khoản tiền nhàn rỗi Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, khách hàng có thể lựa chọn các hình thức tiết kiệm đa dạng về kỳ hạn và kỳ lĩnh lãi

Đối tượng gửi tiền:

Công dân Việt nam hoặc người nước ngoài, có đủ năng lực pháp luật & năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

Đặc điểm sản phẩm:

• Kỳ hạn gửi: Công bố theo từng thời kỳ (Từ 1 tháng đến 60 tháng)

• Loại tiền gửi: VND, USD, EUR

Trang 12

• Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100.000 đồng hoặc 20 USD/EUR.

• Lãi suất: Tương ứng với kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi

• Cơ sở tính lãi: tùy thuộc vào phương thức khách hàng lựa chọn (tháng, quý, năm)

Quy định khác:

• Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi theo qui định của Ngân hàng cho toàn

bộ thời gian gửi tiền thực tế

• Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến lĩnh, Ngân hàng Kiên Long tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn gửi ban đầu theo lãi suất công bố tại thời điểm tái tục Trường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không còn áp dụng, Ngân hàng Kiên Long sẽ tái tục kỳ hạn ngắn hơn liền kề

Hồ sơ:

• Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu Ngân hàng Kiên Long)

• Người Việt nam: CMND/ Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

• Người nước ngoài: Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú và Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (bản chính)

• Các giấy tờ cần thiết khác do Ngân hàng Kiên Long yêu cầu cung cấp thêm (nếu có)

Thủ tục:

• Người gửi cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định và trực tiếp đến bất kỳ Chi nhánh, Phòng giao dịch nào của Ngân hàng Kiên Long gặp nhân viên giao dịch để làm thủ tục mở tài khoản

• Sau khi mở tài khoản, quý khách đến quầy giao dịch để làm thủ tục gửi tiền vào tàikhoản

Tiền gửi thanh toán

Mô tả sản phẩm:

Tiền gửi thanh toán không quy định thời hạn gửi tiền và được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Ngân hàng công bố trong từng thời kỳ Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh

Trang 13

toán là sự lựa chọn nhằm hạn chế các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh toán bằng tiền mặt cũng như giúp người gửi quản lý các khoản tiền nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả nhất.

Đối tượng khách hàng:

Công dân Việt nam hoặc người nước ngoài, có đủ năng lực pháp luật & năng lực hành

vi dân sự theo quy định của pháp luật

Đặc điểm sản phẩm:

• Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn

• Loại tiền gửi: VND, USD, EUR

• Số tiền gửi tối thiểu: 100.000VND hoặc 10USD/EUR

• Số dư tối thiểu duy trì tài khoản: 100.000 đồng hoặc 10USD/EUR

Sử dụng tài khoản:

• Gửi, rút tiền mặt: quý khách có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người khác

• Nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng khác chuyển đến

• Chuyển tiền để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ Hoặc chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn cho chính khách hàng tại Ngân hàng Kiên Long

• Phí dịch vụ: Tính theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

• Phí mở/ đóng tài khoản: Miễn phí mở tài khoản, phí đóng tài khoản: 20.000 đồng

• Phí kiểm đếm: Thu khi quý khách rút tiền mặt trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản

Hồ sơ và thủ tục: (tương tự như tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn)

Tiền gửi có kỳ hạn

Trang 14

Mô tả sản phẩm:

Là sản phẩm dành cho những khách hàng chưa có kế hoạch sử dụng tiền nhàn rỗi trong một khoản thời gian nhất định

Đối tượng gửi tiền:

• Tổ chức (là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang) Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật VN;

• Tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập

Đặc điểm sản phẩm:

• Kỳ hạn gửi: Công bố theo từng thời kỳ (Từ 1 tháng đến 60 tháng)

• Loại tiền gửi: VND, USD, EUR

• Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng hoặc 100 USD/EUR

• Lãi suất: Tương ứng với kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi

• Cơ sở tính lãi: tùy thuộc vào phương thức khách hàng lựa chọn

Phí và lãi suất:

• Lãi suất: Tính theo biểu lãi suất hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

Phí dịch vụ: Tính theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng Kiên Long.

• Phí kiểm đếm: Thu khi khách hàng rút tiền mặt trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản

Hồ sơ và thủ tục: (tương tư như trên)

Chú ý: Đối với đồng chủ tài khoản :

• Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Ngân hàng Kiên Long)

Trang 15

• Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho Tổ chức

mở tài khoản đồng sở hữu

• Văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản

• Các giấy tờ trong bộ hồ sơ mở tài khoản có thể là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản chính, hoặc có công chứng, chứng thực của cơ quan nhànước có thẩm quyền Hoặc Ngân hàng Kiên Long có thể đối chiếu bản sao với bảnchính, xác nhận “Sao y bản chính” và dùng bản sao đó làm hồ sơ mở Tài khoản cho Khách hàng Các yếu tố kê khai trong bộ hồ sơ mở tài khoản phải chính xác, đúng sự thật

1.4.2 Cho vay.

Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng

Mô tả sản phẩm: Cho vay tiêu dùng là việc tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng

nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như: Mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cướihỏi, chữa bệnh và các nhu cầu khác nhằm mục đích phục vụ đời sống

Đối tượng và điều kiện:

• Cá nhân người Việt Nam

• Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

• Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, Thành phố nơi hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long hoạt động

• Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng

• Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, ) Dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được bên thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh hoặc các tài sản khác được Ngân hàng chấp nhận

• Có mục đích sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hợp pháp

Đặc tính sản phẩm:

Thời hạn cho vay:

Trang 16

• Đối với cho vay du học thời hạn tối đa 84 tháng.

• Đối với cho vay mua ô tô thời hạn cho vay Tối đa 60 tháng

• Đối với cho vay các trường hợp khác thời hạn cho vay tối đa 36 tháng

• Loại tiền vay: VND, vàng (SJC) hoặc VND đảm bảo theo giá trị vàng

• Mức cho vay: Theo nhu của khách hàng nhưng không vượt quá trị giá tài sản thế chấp, cầm cố do Ngân hàng Kiên Long thẩm định

• Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

• Phương thức trả nợ: Trả góp vốn chia đều hàng tháng, lãi hàng tháng tính theo dư

nợ giảm dần, hoặc các phương thức trả nợ khác

• Nếu vay vàng có thể trả nợ bằng VND (giá quy đổi theo giá vàng do Ngân hàng Kiên Long bán ra tại thời điểm trả nợ)

Hồ sơ vay vốn:

• Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của Ngân hàng Kiên Long

• Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, Của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có)

• Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng chothuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh, Của người vay và người cùng trả nợ

• Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo

Cho vay sản xuất kinh doanh

Mô tả sản phẩm:

Cho vay sản xuất kinh doanh là việc tài trợ vốn đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

Đối tượng và điều kiện:

• Cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, tổ hợp tác, Doanh nghiệp tư nhân

• Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề (còn hiệu lực) hoặc không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế đang hoạt động kinh doanh (đối với

Trang 17

những ngành nghề mà pháp luật quy định không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh).

• Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, Thành phố nơi hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long hoạt động;

• Phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả

• Có vốn tự có tham gia vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh

• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

• Khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay

• Có tài sản thế chấp, cầm cố (Các tài sản khác được Ngân hàng chấp nhận) dùng đểbảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được bên thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh

• Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC 99,99)

• Mức cho vay: Theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượtquá giá trị TSĐB theo quy định Ngân hàng

• Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

Thủ tục vay:

• Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của Ngân hàng Kiên Long

• Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân Của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có)

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề

• Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố

• Phương án kinh doanh, dự án đầu tư

Trang 18

• Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Hợp đồng mua hàng, Hóa đơn, chứng

từ (nếu có),

1.4.3 Sản phẩm dịch vụ khác.

Bảo lãnh:

Điều kiện bảo lãnh:

• Khách hàng xin bảo lãnh phải có đủ năng lực Pháp luật dân sự và hành vi dân sự

• Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán với Ngân hàng

• Có tài sản đảm bảo hoặc các biện pháp đảm bảo như ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba theo quy định của Ngân hàng

• Có khả năng thực hiện các nghĩa vụ được bảo lãnh (Có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, )

• Có khả năng tài chính đảm bảo cho việc thanh toán bảo lãnh

• Chỉ được quan hệ bảo lãnh tại Hội sở hoặc một trong các Chi nhánh của Ngân hàng

Các loại bảo lãnh:

• Bảo lãnh dự thầu (Xây lắp, cung cấp trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, )

• Bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo Hợp đồng (Chất lượng công trình, máy móc thiết bị, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, )

• Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng

• Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước

• Bảo lãnh thanh toán

• Bảo lãnh vay vốn (Vay vốn của tổ chức tín dụng, mua hàng trả chậm, uỷ thác xuất nhập khẩu, nhận tiền ứng trước phục vụ SXKD, nhận hàng gia công, làm đại lý, )

Trang 19

• Phí bảo lãnh được căn cứ vào Biểu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Kiên Long ban hành và được thu một lần ngay khi phát hành chứng thư bảo lãnh.

Thủ tục bảo lãnh:

Khi khách hàng có nhu cầu, có thể liên hệ với Phòng Kinh Doanh Hội Sở - Các chi nhánh - Phòng giao dịch của Ngân hàng Kiên Long để được giải thích và hướng dẫn cụ thể các thức lập Hồ sơ

Hồ sơ bảo lãnh gồm:

• Giấy đề nghị bảo lãnh (theo mẫu Ngân hàng Kiên Long), các tài liệu chứng minh

tư cách pháp nhân, cá nhân của Khách hàng xin bảo lãnh (Giấy phép thành lập Công ty, Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm người đại diện, CMND,

Hộ khẩu)

• Các tài liệu liên quan đến việc xin bảo lãnh (Hồ sơ mời thầu, HĐ Thi công,…)

• Giấy phép xuất nhập khẩu nếu việc bảo lãnh có liên quan đến nghiệp vụ xuất nhậpkhẩu

• Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.Các tài liệu khác theo yêu cầu của Ngânhàng Kiên Long

Hình thức phát hành bảo lãnh:

• Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh

• Ký xác nhận trên các lệnh, hối phiếu

• Các hình thức theo quy định

2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

2.1 Khái quát về tình hình tính dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

Bảng: Tình hình hoạt động tín dụng tại NH TMCP Kiên Long từ 2008 – 2010

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Doanh số cho vay 1,549,800 5,217,380 7,281,430

Dư nợ cho vay 2,195,377 4,874,377 7,007,671

Trang 20

Doanh số thu nợ 1,169,048 1,951,038 4,320,905

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NH TMCP Kiên Long)

Doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm từ năm 2008 đến năm

2010 Đặc biệt trong năm 2009, doanh số cho vay và dư nợ cho vay điều tăng rất cao (5,217,380 triệu đồng) so với năm 2008 (1,540,800 triệu đồng), nguyên nhân là do chính sách hổ trợ lãi suất của chính phủ Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng (doanh số đạt 7,281,430 triệu đồng) nhưng không tạo được dấu ấn như năm 2009 Ngân hàng ngày càng mở rông thị thị trường, các chi nhánh được đẩy mạnh thành lập ở các tỉnh phía Bắc, khách hàng ngày càng đa dạng hơn

Bên cạnh việc tăng trưởng nhanh về doanh số cho vay và dư nợ cho vay thì trong năm 2010 cũng là năm Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao 3.8%, nguyên nhân là do tình tình kinh tế vĩ mô bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao, nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do tăng quá nhiều chi phí

Trong năm 2011, ngân hàng kiên long thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước ( tăng trưởng tín dụng không quá 20%)

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 là 8.404 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010 và đạt gần 100% kế hoạch năm 2010 (kế hoạch năm 2010 8.411 tỷ đồng) Trong đó dư nợ cho vay phi sản xuất chiếm tỷ trọng 13,16%/tổng dư nợ cho vay (theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước <16%)

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

• Cho vay khách hàng cá nhân: 6.277tỷ đồng, chiếm 74,7% dư nợ

• Cho vay khách hàng doanh nghiệp: 2.127tỷ đồng, chiếm 25,3% dư nợ

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

• Cho vay ngắn hạn: 6.325tỷ đồng, chiếm 75,3% dư nợ

• Cho vay trung, dài hạn: 2.079tỷ đồng, chiếm 24,7% dư nợ

• Dư nợ xấu: 233tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,77% dư nợ

Năm 2011, Ngân hàng Kiên Long tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, công tác thẩm định và cho vay theo đúng quy trình và tiêu chí của ngân hàng, nhằm xây dựng một danh mục khách hàng tốt, tiềm năng và đặc biệt thành lập các Tổ và Ban quản lý các

Trang 21

khoản nợ vay nhằm xử lý các khoản nợ xấu, kiểm soát nợ xấu theo chuẩn của Ngân hàng Nhà nước dưới 3%/tổng dư nợ Việc trích lập dự phòng thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động Thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ:

Lợi nhuận từ hoạt động Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ đạt 14,94 tỷ đồng, đạt 80% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 66% so với năm 2010 Trong đó:

• Tổng chi phí dịch vụ thanh toán quốc tế thu về năm 2011: 1,74 tỷ đồng

• Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt: 13,2 tỷ đồng

Hoạt động liên ngân hàng

Lợi nhuận từ hoạt động liên ngân hàng năm 2011 đạt 21,94 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 15,5% so với năm 2010

2.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2.1 Chính sách và qui định tín dụng của Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng:

• Ngân hàng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động cấp tín dụng của mình, không một tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cung cấp tín dụng của Ngân hàng

• Việc phân tích và quyết định cấp tín dụng, trước hết phải được dựa trên cơ sỡ khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau đó mới dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng

• Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn gốc và tiền lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận

• Khi cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối

Cơ sở của chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng được xây dựng trên cơ sở định

hướng chiến lượt phát triển mục tiêu quản lý rủi ro của Nhà nước cùng các quy định của pháp luật, của ngành ngân hàng và trong Nội bộ Ngân hàng về hoạt động cấp tín dụng

Trang 22

Áp dụng chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng chỉ nêu ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản trong hoạt động cấp tín dụng, do đó nó sẽ được bổ sung bằng những quy định, quy trình, thủ tục chi tiết để các đơn vị Ngân hàng có thể áp dụng chính sách tín dụng vào thực tế công việc hàng ngày

Chính sách tín dụng là cơ sở cho việc cấp tín dụng cho khách hàng, do vậy những người làm công tác tín dụng và liên quan đến hoạt động tín dụng – bao gồm các bộ tín dụng, người kiểm soát tín dụng và những người ra quyết định tín dụng phải biết và hiểu

Các khách hàng sau đây có thể được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng:

Các cá nhân và pháp nhân Việt Nam bao gồm:

• Khách hàng được điều chỉnh bởi luật dân sự: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 bộ luật dân sự

• Khách hàng được điều chình bởi luật hợp tác xã: hợp tác xã

• Khách hàng được điều chình bởi luật đầu tư nước ngoài: công ty liên doanh, công

ty 100% vốn nước ngoài

• Khách hàng được điều chình bởi luật doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nhiệp tư nhân

• Khách hàng được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp Nhà nước: DNNN

2.2.2.2 Phân đoạn thị trường mục tiêu.

Nguyên tắc chung trong việt xác định thị trường mục tiêu là Ngân hàng hướng hoạt động của mình đến các phân đoạn thị trường có một hoặc những đặc tính sau:

• Ngân hàng đã có hiểu biết và đã có kinh nghiệm về đoạn thị trường này

• Có tiềm năng phát triển

• Nhu cầu tín dụng dụng phù hợp với khả năng đáp ứng của Ngân hàng

Trang 23

• Sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng trước mắt và lâu dài.

• Chi phí cho vay và thu nợ thấp

Phân đoạn thị trường mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng bao gồm:

• Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm,dịch vụ của Ngân hàng

• Các cá nhân đăng ký kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ

và tiểu thương tại các đô thị, khu thương mại tập trung

• Các cá nhân thuộc các tầng lớp trung lưu tại các đô thị

• Cán bộ công nhân viên có nghề nghiệp chuyên môn và công tác trong các ngành

có thu nhập ổn định

2.2.3 Điều kiện cho vay.

2.2.3.1 Nguyên tắc chung.

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo:

• Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

• Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

2.2.3.2 Điều kiện vay vốn.

Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:

• Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;

• Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

• Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

• Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

• Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự;

• Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự

và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự

Trang 24

của nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

• Mục đích sử dụng vốn hợp pháp

• Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết

• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật

• Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống Mức vốn tự

có tối thiểu tham gia do Tổng giám đốc quy định theo từng thời kỳ phù hợp với qui định của pháp luật

• Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn Ngân hàng nhà nước Việt Nam và quy địnhcủa Ngân hàng

2.2.3.3 Quy định về thông tin cung cấp cho Ngân hàng.

Đối với khách hàng thể nhân.

• Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân; Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3);

• Đối với người có quốc tịch nước ngoài: Chưng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu; Thẻthường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy thông hành hoặc giấy nhận tạn trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp)

Đối với khách hàng pháp nhân.

• Giấy chưng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đầu tư (đối với daonh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc giấy chưng nhận đăng ký hoạt động;

• Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật);

Trang 25

• Giấy chứng nhận đăng ký mẫu, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có);

• Điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt điều lệ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

• Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty vay vốn là Công ty con, Công ty thành viên;

• Quy chế tài chính các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn (nếu có);

• Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng (hoặc người được quỷ quyền)

• Danh sách thành viên Hội đồng quản trị,Ban điều hành, Kế toán trưởng;

• Danh sách các thành viên cổ đông sỡ hữu từ 5% vốn điều lệ của công ty trở lên

2.2.4 Mục đích vay vốn, thời hạn cho vay, mức cho vay, lãi suất.

2.2.4.1 Mục đích vay vốn

Việc xác định mục đích thực hiện của khoản vay là một yếu tố hết sức quan trọng giúp Ngân hàng đánh giá được: tính hợp pháp, mức độ rủi ro, tính khả thi và hiệu quả khoản vay cùng khả năng trả nợ của khách hàng

Mục đích của khoản vay được xem xét đánh giá dựa vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các chưng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn

Ngân hàng sẽ từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến mục đích của khoản vay

2.2.4.2 Thời hạn cho vay.

• Ngân hàng và khách hàng căn cứ chu kỳ sản xuất kinh doanh, dự phóng lưu

chuyển tiền tệ, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp

• Đối với pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thờihạn hoạt động còn lại theo các loại giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam

Trang 26

• Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phépsinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

• Ngân hàng cho khách hàng vay theo các loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng:

• Cho vay ngắn hạn có thời gian vay đến 12 tháng

• Cho vay trung hạn có thời gian cho vay từ trên 12 đến 60 tháng

• Cho vay dài hạn có thời gian vay trên 60 tháng

• Thời hạn cho vay tối đa đối với từng loại cho vay và từng loại khách hàng cụ thể

có hướng dẫn riêng

2.2.4.3 Mức cho vay.

Ngân hàng quyết định mức cho vay dựa vào các căn cứ sau:

• Nhu cầu vốn vay của khách hàng thông qua phương án, dự án đầu tư mà khách hàng gửi đến và đã được Ngân hàng thẩm định, uy tín thanh toán của khách hàng, của bên bảo lãnh (nếu có), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;

• Quy định hiện hành của Ngân hàng về mức cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo;Quy định hiện hành của Ngân hàng về mức cho vay tối đa đối với từng sản phẩm cho vay (nếu có);

• Các trường hợp cho vay vượt mức tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, phải được hộiđồng quản trị, tổng giám đốc, Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng chấp thuận bằng văn bản (tùy thuộc vào thẩm quyền, hạn mức phán quyết của ngân hàng)

• Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng thực hiện theo quy của ngân hàng Nhà nước

2.2.4.4 Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay tối thiểu đối với từng loại cho vay do hội đồng quản trị quyết định trong từng thời kỳ phù hợp với giá thành vốn, tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh

và khuôn khổ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 27

Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng không được phép cho vay dưới mức tối thiểu quy định Các trường hợp cho vay với lãi suất dưới mức tối thiểu để thực hiện chính sách

ưu đãi khách hàng phải được hội đồng quản trị chấp thuận

Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

Xác định lãi suất cho vay.

Mức xác định lãi suất cho vay được xác định tùy theo chi phí của khoản vay: theo nguyên tắc khoản vay càng nhỏ thì lãi suất càng cao Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng: theo nguyên tắc khách hàng sử dụng cáng nhiều sản phẩm dịch vụ thì lãi suất thấp hơn

Thời gian giao dịch với Ngân hàng: theo nguyên tắc khách hàng được xếp cùng thời hạn và có tản sản bảo đảm giống nhau thì khách hàng nào có thời gian giao dịch với Ngân hàng càng dài thì lãi suất sẽ càng thấp

Mức độ rủi ro của các khoản cho vay: theo nguyên tắc mức thiệt hại dự kiến (chi phí rủi ro càng lớn) thì lãi suất càng cao Chi phí rủi ro của khoản vay tuy thuộc chất lượng khách hàng (xếp hạng tín dụng) và tài sản đảm bảo cho khoản vay

2.2.5 Qui trình cấp tín dụng.

Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi Ngân hàng tìm kiếm khách hàng,tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng đã tất toán nợ vay, thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sàn đảm bảo Quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Sơ đồ 2: Tìm kiếm khách hàng và tiếp nhận hồ sơ

Ngày đăng: 28/02/2016, 03:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w