1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Cho vay cá nhân - Quy trình cho vay cá nhân tại một số ngân hàng và tổ chức tín dụng

27 1,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

Tiểu luận Cho vay cá nhân - Quy trình cho vay cá nhân tại một số ngân hàng và tổ chức tín dụng

Trang 1

MỤC LỤC



Trang

Chương II: QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI 1 SỐ NGÂN HÀNG

2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) 7

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU



Cho vay cá nhân hiện nay có thể xem là một trong những nghiệp vụ cơ bản của phần lớncác ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Đây cũng là một xu hướng đang tăng lên tronggần 2 thập kỷ qua, nó có thể so sánh với các nghiệp vụ tài sản có khác của một ngân hàng.Với đối tượng là cá nhân riêng lẻ, các ngân hàng lớn nhỏ liên tục đưa ra những sản phẩmphong phú và có tính cạnh tranh tốt Tuy nhiên, chỉ sản phẩm tốt thôi chưa đủ để thu hútkhách hàng trong môi trường mà nhu cầu và sự đòi hỏi ở chất lượng phục vụ khách hàng ngàycàng tăng Có thể nói, hiện tại yếu tố mà các ngân hàng cũng như chính khách hàng quan tâmđến trong vấn đề cho vay cá nhân chính là quy trình cho vay Một ngân hàng có quy trình chovay đơn giản, chặt chẽ sẽ tạo sự dễ dàng và thoải mái cho khách hàng, một khách hàng sẽ cảmthấy hài lòng hơn nếu không bị “hành” bởi những thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian.Chính vì đây là 1 trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh nên trong thực tế mỗi ngân hàng

có những qui trình riêng cho mình dựa trên 1 cơ sở những bước qui định chung

Dựa vào nguyên nhân trên, bài tiểu luận của nhóm chia làm hai chương:

- Chương I : tìm hiểu những qui trình chung trong nghiệp vụ cho vay cá nhân

- Chương II: giới thiệu 1 vài qui trình cho vay cụ thể trong các ngân hàng và tổ chức tíndụng cụ thể

Trang 3

Chương I: LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY CÁ NHÂN

1.1 Đối tượng và phân loại:

a Đối tượng: Là nhu cầu cho vay cá nhân tùy thuộc vào tình hình tài chính của họ

- Cá nhân có thu nhập cao: nhu cầu tín dụng cao, tăng khả năng thanh toán haymột khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu, nhất là khi vốn của họ đang nằm trong tàikhoản đầu tư dài hạn (nhu cầu của số người này thường lớn)

Những cá nhân trên là những cá nhân có đủ năng lực pháp lý thuộc nhiều thành phầnkhác nhau: các công chức nhà nước, viên chức các đơn vị không phải nhà nước, nhữngngười lao động tự do …

Mục đích vay thường chủ yếu để: mua, sửa chữa cải tạo, nâng cấp nhà ở, các chuyểnđộng sản: xe hơi, xe máy…; các dụng cụ sinh hoạt: đồ gỗ, phương tiện thông tin và cácdụng cụ sinh hoạt khác, các chi phí hôn lễ, nghỉ ngơi, học tập của sinh viên v.v…

b Phân lọai:

 Tín dụng trực tiếp:

- Tín dụng trả theo định kỳ: là phức thức trong đó khách hàng vay và trả trước

cho Ngân hàng với mức trả trước và thời hạn trả mỗi lần được qui định khi cho vay Nếuđược cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoảntiền gửi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách hàng

- Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai

của họ vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận

- Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho

những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tíndụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng

Tín dụng trả theo định kỳ và thấu chi đều không cầu ký hợp đồng vay mượn mà chỉcần thông qua một thỏa thuận nghiệp vụ với các nội dung chính: hạn mức, lãi suất; yêu cầuđảm bảo phí các loại, bảo hiểm (nếu cần); thời điểm tái xét thời hạn có hiệu lực của hạnmức; kỳ hạn nợ (nếu có)

Trang 4

 Tín dụng gián tiếp: là các hoạt động tín dụng tiêu dùng qua việc ngân hàngmua bán các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hóa và do vậy nó chính là hìnhthức tài trợ bán trả góp của các ngân hàng.

Tín dụng trả góp của ngân hàng được thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:

- Cách 1: Ngân hàng, người bán hàng và người mua hàng phải thỏa thuận

được với nhau về số tiền vay, mức và thời hạn trả dần, sau đó ngân hàng cho người muahàng vay phần cho trả đủ cho người bán hàng để giao cho người bán hàng và giữ lại quyền

sở hữu tài sản cho đến khi người mua trả góp đủ

- Cách 2: được thực hiện với thời hạn và mức trả dần tương tự như trên nhưng

khác ở một số điểm: người bán giao tài sản và giao sở hữu, người bán và người mua thựchiện hành vi mua bán chịu tài sản nên xuất hiện kỳ phiếu; ngân hàng chiết khấu kỳ phiếucủa người bán

1.2 Nghiệp vụ tín dụng cá nhân:

a Thủ tục:

Các ngân hàng khác nhau và các khoản tín dụng ở từng loại khác nhau cũng có nhữngthủ tục cụ thể khác nhau Do vậy để vay các cá nhân phải thỏa mãn được các qui định nàysao cho ngân hàng nắm được những thông tin nhất định và theo một tiêu chuẩn nhất định.Thường thì các thủ tục do các ngân hàng qui định bao gồm:

 Đơn xin vay: là một lời đề nghị một khoản tín dụng định kỳ, vãng lai hoặc thẻtín dụng, cùng với mục đích và thời hạn hoàn trả

 Các tài liệu liên quan tới thông tin về người vay và thuyết minh khoản tín dụngnhư:

- Tài liệu pháp lý: Quốc tịch, CMND, hộ khẩu,…

- Các tài liệu thông tin: nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức thu nhập, thu nhậphàng tháng, tình trạng gia đình, học vấn, …

- Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí; mức vồn tự có; nhucầu tài trợ (tổng số và chia các kỳ hạn… ), tài sản thế chấp, vật cầm cố, cam kết bảo lãnhhoặc các bảo đảm khác như tiền gửi hoặc vàng…

b Trình tự xét duyệt cho vay:

Các yếu tố mà ngân hàng xem xét sau khi đã nhận được các thủ tục hợp lệ gồm:

 Năng lực vay của khách hàng:

Ngân hàng chỉ thực hiện quan hệ tín dụng tiêu dùng với những cá nhân, khi họ đủ cácyếu tố pháp lý Nghĩa là những cá nhân không thuộc các loại sau:

Trang 5

- Những người vị thành niên: những người này không được vay dưới mọi hìnhthức bởi lẽ mọi yêu cầu đòi thanh toán nợ đối với họ đều không có giá trị.

- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang chấp hành án: Theo luật nhữngngười này không được hưởng tín dụng khi tòa án chưa ban lệnh phục hồi

- Người rối loạn tâm thần: là những cá nhân không hiểu biết gì về bản chấtcủa giao dịch tín dụng do vậy ngân hàng không cấp tín dụng cho họ

- Mục đích tín dụng: khoản vay tính dụng được cấp cho các mục đích hợp lý.Ngân hàng sẽ không tài trợ cho những mục tiêu như: không hợp pháp, đầu cơ hoặc khôngnêu được lý do vay mượn

- Năng lực hoàn trả: đánh giá khả năng tương lai người vay có các nguồn tàichính để trả hay không hoặc cao hơn, đánh giá tiềm năng của người vay nếu khoản tín dụng

có vần đề xảy ra Khả năng này được đánh giá bằng: tuổi đời, hoàn cảnh gia đình, học vấn,nghề nghiệp, sức khỏe, thụ nhập và sự ổn định của thu nhập

- Các đảm bảo tín dụng: áp dụng đối với các khoản tiêu dùng định kỳ và đóngvai trò như nguồn thu nợ có tính cách bảo hiểm Đảm bảo vững chắc nhất vẫn là nhân cáchnăng lực hoàn trả của người vay Các đảm bảo có thể gồm: bất động sản, các chứng khoán,các cam kết bảo lãnh, đảm bảo tiền gửi, các đảm bảo khác

đó là:

 Chất lượng điều hành tài khoản

Trang 6

 Sự ổn định về tài chính của người vay

 Mục đích cho vay có được chấp hành không

 Các khoản đảm bảo

 Tiến độ trả nợ

 Diễn biến dư nợ trên tài khoản vãng lai

 Cần điều chỉnh các mức tín dụng hay không …

Quá trình theo dõi này được tiến hành qua việc ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin

từ khách hàng, và nếu thông tin sai lạc hoặc không trung thực, ngân hàng có quyềnthực hiện các chế tài

Thu nợ:

Tùy theo hình thức cấp tín dụng mà quá trình thu nợ diễn ra khác nhau Mức thuđược áp dụng với các loại phí là: tiền gốc, lãi và các chi phí khác liên quan tới dịch vụngân hàng (hoa hồng, phí dàn xếp hay cam kết…)

Khi khoản tín dụng bị đặt vào tình trạng có vấn đề khi đó giải pháp mang tínhnguyên lý cũng được ngân hàng vận dụng Tuy nhiên ở góc độ cụ thể loại tín dụngcũng có những đặc thù riêng

Trang 7

Chương II: QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ

NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG

2.1 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Agribank:

2.1.1 Sơ đồ quy trình tín dụng chung

 Giám đốc/Tổng giám đốc

Trang 8

2.1.2 Nhu cầu khách hàng:

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàngđăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơvay

- Đối với khách hàng đó có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điềukiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báocáo lãnh đạo NHCV và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay)

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý

2.1.3 Thẩm định:

Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Kiểm tra hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành rachúng hoặc các kênh thông tin khác

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các

giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý tại

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng kiểm tra

tính xác thực của từng loại hồ sơ

Kiểm tra mục đích vay vốn

- Kiểm tra xem mục đích vay vốn khách hàng có phù hợp hay không

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn

- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảophù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình hay nơi sản xuất kinh doanh của kháchhàng để tìm hiểu thêm thông tin về:

- Gia đình của khách hàng vay vốn

- Mục đích vay vốn của khách hàng

- Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng/những thành viên trong giađình

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có)

Kiểm tra, xác minh thông tin

Trang 9

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua cácnguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng

- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng

- Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị vànhững khách hàng tiêu thụ sản phẩm

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc,các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như Ùy ban nhân dân phường, cơ quan thuế,v.v…

Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

 Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành

vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổchức, bố trí lao động

- Tìm hiểu chung về khách hàng

- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng

- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng

 Phân tích đánh giá khả năng tài chính

 Tình hình quan hệ với ngân hàng

Tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiềngửi hiện tại và cả trong quá khứ

a) Quan hệ tín dụng:

 Đối với Chi nhánh cho vay và các Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

- Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (bao gồm cả nợ quá hạn)

- Mục đích vay vốn của các khoản vay

- Doanh số cho vay, thu nợ

- Số dư bảo lãnh

- Mức độ tín nhiệm

- Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu “không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6tháng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” mới được vay mới / bổsung tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

 Đối với các Tổ chức tín dụng khác:

- Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (bao gồm cả nợ quá hạn)

- Mục đích vay vốn của các khoản vay

Trang 10

- Số dư bảo lãnh

- Mức độ tín nhiệm

b) Quan hệ tiền gửi:

 Tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam:

- Số dư tiền gửi bình quân

- Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

 Tại các Tổ chức tín dụng khác:

- Số dư tiền gửi bình quân

- Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu

Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán lãi và/hoặc phí (lợi ích) cụ thể thu được nếu nhưkhoản vay được phê duyệt Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiềngiải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính) Còn nếu đây là khoản vay để làm mục đích khác, thìtương tự cũng có thể tính ra số lãi và số tiền phí (nếu có)

Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụngvới khách hàng (ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể sẽ không cao như mong muốn nhưng

bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên/có thể

có nguồn ngoại tệ để bán cho ngân hàng

Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các loại tài sản củamình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đốivới Ngân hàng Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi rotín dụng, mặc dù đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem làphương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, cán

bộ tín dụng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu dưới đây

Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay

Phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Trang 11

- Ngân hàng cho vay cũng có những chính sách ưu tiên đối với khách hàng được xếp loại

A, những khách hàng là hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằngtài sản

Lập báo cáo thẩm định cho vay

a Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Trên cơ sở phân tích đánh giá ở

trên, cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Kết quả chấm điểm tíndụng và xếp hạng khách hàng sẽ được đưa vào báo cáo thẩm định

b Tổng hợp nội dung thẩm định vào báo cáo thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ thẩm định phải lập báocáo thẩm định cho vay Báo cáo thẩm định cho vay là tài liệu dạng văn bản trong đó phảinêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vayvốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng

Tuỳ theo từng phương án xuất sản kinh doanh cụ thể, Cán bộ thẩm định chọn lựa linhhoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khảnăng trả nợ phương án xuất sản kinh doanh và khách hàng để đưa vào báo cáo thẩm địnhcho vay

Đối với những hồ sơ vay Chi nhánh trình lên Chi nhánh cấp trên/TTĐH:

Vì quá trình tiếp cận với khách hàng, phương án được diễn ra trực tiếp tại các Chinhánh cho nên nội dung báo cáo thẩm định tại Chi nhánh phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất

cả nội dung có liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo Chi nhánh và Trung tâm điều hànhxem xét

Tại Chi nhánh cấp trên/ Trung tâm điều hành, việc thẩm định mang tính kiểm tra,thẩm định lại kết quả đã thẩm định của Chi nhánh, lại được thực hiện chủ yếu trên hồ sơ vayvốn và các thông tin, báo cáo của Chi nhánh cho nên báo cáo thẩm định không cần chi tiếttất cả các nội dung như đã thực hiện tại các Chi nhánh, nếu thống nhất với phương pháp vàkết quả tính toán của Chi nhánh thì không nhất thiết phải tính toán lại

Tái thẩm định khoản vay

 Tổng Giám đốc ngân hàng quy định giá trị khoản vay bắt buộc phải tái thẩm địnhtheo từng thời kỳ Việc tái thẩm định được thực hiện theo hai phương pháp:

- Gián tiếp: cán bộ tái thẩm định dựa vào bộ hồ sơ đó có, vào các định mức kinh

tế, kỹ thuật; dựa vào quy chế, chế độ quy định để tính toán lại các số liệu, dữ liệu, các chỉtiêu; đồng thời đối chiếu, so sánh với quy chế cho vay để xác định các điều kiện cần và đủcủa khoản vay Từ đó đưa ra các đề xuất, kết quả của cá nhân cán bộ đó

- Trực tiếp: cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra thực tế tại hộ sản xuất Việckiểm tra này cũng phải dựa cơ bản vào những hồ sơ tài liệu đó có do cán bộ trình lên, tuy

Trang 12

nhiên cán bộ tái thẩm định về cơ bản phải thực hiện đầy đủ các bước công việc như cán bộtín dụng.

 Việc thẩm định trực tiếp tại gia đình/hộ sản xuất kinh doanh cần phải được tiếnhành độc lập mà không có sự trợ giúp từ cán bộ kinh doanh Cán bộ tái thẩm định sẽ căn cứvào những thông tin đó cú trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của cán bộ kinh doanhđối chiếu với thực tế tại hộ sản xuất để khẳng định độ chuẩn mực, trung thực của người vaycũng như cán bộ kinh doanh khi cung cấp thông tin

 Cán bộ tái thẩm định cũng sẽ phải quan sát, khảo sát, kiểm tra thực tế tại hộ sảnxuất để tìm hiểu những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện phương ánsản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

 Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một trưởng hoặcphó phòng tín dụng là thành viên Giám đốc ngân hàng cho vay chịu trách nhiệm chỉ địnhthành phần của tổ thẩm định đối với từng khoản vay

 Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩmđịnh kiêm tờ trình của cán bộ kinh doanh và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc chovay / không cho vay để trình Giám đốc ngân hàng cho vay hoặc người được uỷ quyền xemxét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên

 Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến cácquyết định khác nhau đều phải trình lên Giám đốc ngân hàng cho vay

2.1.4 Thương lượng:

Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệvới khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay Xem xét khả năng nguồnvốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh/Trung tâm điều hành

a Xem xét khả năng nguồn vốn

CBTD cùng TPTD phối hợp với Phòng/Ban Kế hoạch tổng hợp để:

- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài

- Xác định lãi suất áp dụng cho khoản vay

b Xem xét điều kiện thanh toán:

CBTD cùng TPTD phối hợp với phòng Thanh toán quốc tế xác định nội dung điềukiện thanh toán và hình thức thanh toán đối với những khoản vay thanh toán với nướcngoài

Trang 13

2.1.5 Phê duyệt: Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lập

Báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay theo kèm hồ sơ vay vốn trình Trưởng phòng tíndụng

Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín

dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo

Bước 3: Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định.

Cán bộ tín dụng căn cứ ý kiến của trưởng phòng tín dụng để tiến hành làm một hoặc cácthủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điềukiện vay vốn

- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu

- Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay

Sau đó trình trưởng phòng tín dụng để kiểm tra lại nội dung, trưởng phòng tín dụng có ýkiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định

Bước 4: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái

thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo ngân hàng cho vayphê duyệt:

Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đó kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý,

hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo ngân hàng cho vay sẽ quyết định:

- Duyệt đồng ý cho vay

- Duyệt cho vay có điều kiện

Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: số tiền cho vay, lãi suất chovay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có)

2.1.6 Thủ tục hồ sơ: Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay,

giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Khoản vay được phê duyệt, ngân hàng cho vay và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tíndụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có)

Ngày đăng: 07/05/2014, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhiều người đồng biên soạn, Nhà xuất bản TPHCM – 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản TPHCM – 1995
2/ Sổ tay tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tín dụng
3/ Giáo trình tập huấn cán bộ tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần ACB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tập huấn cán bộ tín dụng
4/ Tài liệu huấn luyện về sản phẩm và quy trình vay tín dụng, Công ty Prudential Finance Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu huấn luyện về sản phẩm và quy trình vay tín dụng
5/ Website: www.acb.com.vn 6/ Website: www.vbard.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.acb.com.vn " 6/ Website

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w