Tìm hiểu quyết định số 4932005QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.DOC

15 1.9K 2
Tìm hiểu quyết định số 4932005QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu quyết định số 4932005QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

Trang 1

§Ò tµi: Tìm hiểu quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

I Tính cấp thiết:

Trước khi quyết định 493 ra đời thì 2 quyết định 297 và 488 về trích lập dự phòng rủi ro đã được áp dụng Nhưng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đa dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thì hai quyết định được ví như hai "chiếc áo" đã trở nên quá chật và lỗi mốt Vì thế, ko phải 2 quyết định này có nhiều hạn chế nên mới phải thay bằng sự ra đời của quyết định 493 được mà do điều kiện phát triền của đất nước đã làm cho 2 quyết định này ko còn phù hợp nữa mà thôi Qua nghiên cứu thấy rằng việc ra đời của quyết định 493 phải dựa trên những tiêu chí của việc sửa đổi Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 về tỷ lệ đảm bảo an toàn và Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 về trích lập dự phòng rủi ro như sau:

- Cần có sự sửa đổi toàn diện sâu rộng đối với quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD;

- Đảm bảo một sự thông thoáng hơn cho hoạt động của ngân hàng nhưng lại an toàn hơn và nâng cao được tầm quản lý của NHNN.

- Những sửa đổi cơ bản phải nâng cao tính định tính trong các quy chế nhưng vẫn xác định những định lượng cụ thể Việc này tạo ra hai lợi thế.

+ Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc xác lập các tỷ lệ an toàn;

+ Thứ hai thanh tra NHNN đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giám sát việc trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời tạo nên mối quan hệ hữu cơ giữa thanh tra và TCTD.

Quyết định 493 ra đời được áp dụng trong khả năng có thể, phù hợp với tình hình quản lý và hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới, thời kỳ của hội nhập kinh tế quốc tế và sự đa dạng hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng.”

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, NHNN Việt Nam đã tiến hành thiết kế những mẫu mới, phù hợp hơn cho các tổ chức tín dụng (TCTD)

Trước đây trong quyết định 488 chúng ta mới chỉ quy định một mức sàn chung mang tính “định lượng” cho tất cả các TCTD thì trong quyết định 493 này còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện được thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp “định tính” Đây là một sự thay đổi về chất, chuyển việc phân loại nợ từ định tính sang định lượng và tiến gần hơn theo chuẩn mực quốc tế Do đó, quyết định 493 này đã đưa ra mức sàn phù hợp hơn với quy mô của mỗi TCTD Từ mức sàn tối thiểu đó mà các ngân hàng sẽ tuỳ

Trang 2

thuộc vào thực trạng của mình mà điều chỉnh TCTD có quy mô lớn, phức tạp thì việc thiết kế cũng phức tạp Ngược lại, những TCTD nhỏ thì việc làm này đã đơn giản hơn, không phải anh lớn hay bé đều áp dụng chung 1 mức chung dẫn đến tăng chi phí không cần thiết Nếu là TCTD càng lớn thì việc phân loại nợ và trích lập dự phòng càng đa dạng và khó khăn hơn, ngược lại với các TCTD nhỏ việc làm này sẽ giản đơn hơn, sẽ làm giảm chi phí quản lý Nhưng về mặt quản lý Nhà nước, những ngân hàng chất lượng thấp hơn thì thanh tra ngân hàng sẽ đánh giá xem mức sàn đó đã được chưa, nếu chưa được thì phải nâng lên Đó là thay đổi cơ bản giữa việc đưa ra cùng một mức sàn với việc chỉ đưa ra hướng để tự các ngân hàng áp dụng theo điều kiện của mình

II Nội dung chính:

Ngày 22/4/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Nội dung :

- Đưa ra hai hình thức phân loại nợ là định tính và định lượng, kèm theo là các tiêu chí phân loại nợ, tương ứng với mỗi hình thức có 5 nhóm nợ với tỷ lệ lập dự phòng ở cả 2 hình thức phân loại nợ là như nhau.

- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

- Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng

- Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

III Chi tiết:

1 Đối tượng áp dụng

Trang 3

Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ ngân hàng Chính sách Xã hội, phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo quy định này.

2 Các khái niệm cần chú ý

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng : là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghỉa vụ của mình theo cam kết.

- Dự phòng rủi ro : là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Và dự phòng rủi ro này được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng Bao gồm :

+ Dự phòng cụ thể : là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thẩt có thể xảy ra.

+ Dự phòng chung : là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

- Sử dụng dự phòng : là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

- Nợ : 4 nhóm

+ Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

+ Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; + Các khoản bao thanh toán;

+ Các hình thức tín dụng khác.

- Nợ quá hạn : là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ : là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có đủ khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

3 Phân loại nợ

Gồm 2 phương pháp : Định tính và định lượng.

a Định lượng

- Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm :

+ Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn;

Trang 4

+ Các khoản nợ đã được cơ cấu lại mà khách hàng trả đủ cả lãi lẫn gốc ( tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn ) và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn được cơ cấu.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời gian đã cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định

- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định

- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

+ Các khoản nợ khác theo quy định

- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

+ Các khoản nợ khác theo quy định

* Quy định :

+ Khi khách hàng có nhiều hơn 1 khoản nợ đối với tổ chức tín dụng mà có bất kì khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

+ Khi tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

b Định tính

- Phân loại

+ Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá

là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Trang 5

+ Nhóm 2 ( Nợ cần chú y ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có

khả năng thu hồi cả nợ gốc lẫn lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là

khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 ( Nợ nghi ngờ ) : các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là

không cònkhả năng thu hồi , mất vốn.

- Tiêu chí đánh giá : căn cứ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ , tối thiểu phải bao gồm :

+ Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

+ Các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo cam kết;

+ Uy tín với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

+ Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống ( đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương ) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng è Căn cứ trên Hệ thống tín dụng nội bộ, tổ chức tín dụng trình Ngân hàng nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

- Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro : + Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một năm; + Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt;

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng;

+ Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng;

+ Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro;

+ Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và thích hợp với Hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.

4 Trích lập dự phòng cụ thể

Trang 6

Trong đó : R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : giá trị của khoản nợ

C : giá trị tài sản đảm bảo

r : tỷ lệ trích lập dự phòng đảm bảo

c Tỷ lệ tối đa áp dụng xác định giá trị của tài sản đảm bảo

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng

100 Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, số

tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng 95 Trái phiếu Chính phủ

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm

Bất động sản ( gồm : nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp)

5 Những nội dung cơ bản của hiệp ước Basel I

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển bao g ồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Canada… đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân

Trang 7

Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng

- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng - Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh

Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần xác định được tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó.

Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) > 8%

Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro

Tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một trọng số rủi ro Theo Basel I (hiện Việt Nam đang áp dụng) trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản Basel 1 đưa ra 4 loại trọng số rủi ro (0%, 20%, 50% và 100%).

Trọng số rủi ro theo loại tài sản

Trọng số rủi roPhân loại tài sản

0%Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng.

Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính.20%Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn

Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước50%Các khoản vay thế chấp nhà ở,…

Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, cáckhoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản,…

Theo bảng trên, nếu một khoản vay không được bảo đảm trị giá 1.000 USD của một tổ chức không phải ngân hàng sẽ có trọng số rủi ro là 100% Tài sản được

Trang 8

điều chỉnh theo trọng số rủi ro lúc đó sẽ được tính bằng 1.000USDx100% = 1.000USD.

Ví dụ tiền mặt tại quỹ hay trái phiếu chính phủ có trọng số rủi ro là 0%, các khoản vay cho khu vực tư nhân là 100% Nhược điểm lớn nhất của quy định này là không phân biệt các loại rủi ro đặc thù Ví dụ tất cả các khoản vay của khu vực tư nhân đều được gắn trọng số 100%, cho dù đó là khoản vay của một công ty nổi tiếng như IBM hoặc của một doanh nghiệp địa phương không có tên tuổi.

Basel II đã khắc phục nhược điểm này Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) của chủ nợ Điểm khác biệt nữa trong Basel II là nợ được chia thành 5 nhóm có trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% Theo đó, các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ cho ra những yêu cầu về vốn khác nhau như bảng sau:

Loại tài sảnTrọng số rủi roTỷ lệ vốn Số tiền

Trái phiếu đô thị 20%8%1.000 USD 200 USD16 USDThế chấp nhà ở50%8%1.000 USD 500 USD40 USDVay không bảo

đảm100%8%1.000 USD 1.000 USD 80 USD

Theo biến đổi của thị trường, năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.

Trang 9

Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để

trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1) Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp.

Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về

những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2) Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: + Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì

+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu

+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích

đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3) Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

IV Đánh giá:

Trang 10

1 Tiến bộ:

So với Quyết định 488,sự ra đời của Quyết định 493 đã đạt được những tiến bộ sau:

- Tạo ra cơ sở pháp lý để các TCTD tiến hành việc xác định thực trạng tài chính của mình một cách chính xác hơn, phù hợp với năng lực và khả năng quản lý của các TCTD Việt Nam.

- Yêu cầu các TCTD phải có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan hơn về chất lượng tín dụng của mình.

- Cung cấp cho các nhà quản lý của TCTD một phương thức phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đang áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

- Cho phép các TCTD chủ động hơn trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trên cơ sở các quy định có tính chất nguyên tắc của Quyết định 493 - Quy định trong vòng 3 năm các TCTD phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ về khách hàng và hệ thống này sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho các TCTD trong việc quản lý rủi ro tín dụng và phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng, khả năng tổn thất trong hoạt động tín dụng và là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các chính sách về tín dụng, khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay…đồng thời đây là bước đi đầu tiên để tiến tới trích lập dự phòng theo IAS 39 và thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Balse II.

- Đối với NHNN, Quyết định 493 cho phép NHNN có được những thông tin, số liệu đúng đắn, chính xác hơn về nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của từng TCTD và toàn hệ thống TCTD, đồng thời NHNN đánh giá chính xác hơn khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của từng TCTD và toàn hệ thống TCTD, qua đó giúp cho NHNN thực hiện việc quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD tốt hơn Quyết định 493 cũng là một công cụ hỗ trợ thực hiện đánh giá TCTD theo CAMELS

*) Sau quyết định trên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chọn là ngân hàng đầu tiên thí điểm việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn cao hơn (theo Điều 7, Quyết định 493).Ngày 31/12/2006, khi BIDV công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức 9,1%, gấp khoảng 3 lần so với các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước khác, không chỉ là điều đáng nghi ngờ mà còn thực sự gây sốc cho không ít người Vì BIDV là đơn vị "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới" với thương hiệu mạnh, được tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody's Investors Service đánh giá cao… tại sao lại có tỷ lệ nợ xấu cao như vậy? Ông Lê Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Quản lý tín dụng BIDV cho biết, nếu thực hiện theo điều 6, Quyết định 493 thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV chỉ là 3,2% Do quyết định thực hiện phân loại nợ theo điều 7 - gần hơn với thông lệ quốc tế nên con số này tăng lên 9,1%.

Thực hiện theo điều 7, đồng nghĩa với việc BIDV đang tiến hành một "cuộc cách mạng" thực sự trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Ban nghiên cứu thực hiện điều 7 Quyết định 493 được thành lập, tất cả giám đốc chi nhánh và cán bộ

Ngày đăng: 02/09/2012, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan