Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Kiên Long (Trang 48 - 49)

2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2.8.2. Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo.

Buộc người đi vay phải thực hiện theo những điều khoản điều khoản của hợp đồng tín dụng bằng việc sử dụng những công cụ pháp lý đề thu hồi nợ và chi phí cho giải pháp này là khá lớn. Có thể là:

Phát mãi tài sản đảm bảo: đây là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng. Tùy theo thỏa thuận, bên bán tài sản thế chấp, cầm cố có thể là Ngân hàng, khách hàng hay bên bảo lãnh hoặc phối hợp cùng bán, ủy quyền cho bên thứ ba bán trực tiếp hay bán đấu giá,..

Nhận hay mua lại tài sản đảm bảo: để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, Ngân hàng có thể nhận hay mua lại tài sản đảm bảo. Đối với tài sản đảm bảo là các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, các khoản tiền gửi kỳ hạn,...ngân hàng dựa trên các cam kết ủy quyền trong hợp đồng tín dụng để tiến hành thu hồi nợ. Đối với tài sản đảm bảo khác, nếu mua lại phải theo giá thị trường và được sự đồng ý của khách hàng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm không cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, việc nhận hay mua rồi bán lại các tài sản trên sẽ làm tăng chi phí cho Ngân hàng.

Nhận các khoản tiền hay tài sản từ bên thứ ba: trong trường hợp khách hàng cho vay có bảo lãnh thì ngân hàng có thể nhận tiền hay sử lý tài sản từ bên bảo lãnh để thu hồi nợ.

Khai thác sử dụng tài sản đảm bảo: nếu tài sản bảo đảm chưa thể xử lý, tổ chức tín dụng có thể khai thác, sử dụng tài sản bằng cách chuyển giao tài sản đảm bảo cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản được trừ vào nghĩa vụ trả nợ sau khi trừ các chi phí cần thiết.

Khởi kiện theo quy định cửa pháp luật: nếu doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán, hay cố ý lừa đảo thì Ngân hàng yêu cầu toàn án xử lý theo luật định.

Xóa nợ: Ngân hàng sẽ tiến hành xóa nợ đối với các khoản tín dụng”đóng băng” hội đủ điều kiện để xử lý rủi ro, hoặc theo chỉ định của chính phủ, để nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của mình. Ngân hàng có thể xóa các khoản nợ bằng cách giảm lợi nhuận hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Kiên Long (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w