1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển

97 879 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 521,34 KB

Nội dung

Nhưng mộtvấn đề lớn đặt ra đối với các ngân hàng của nước ta hiện nay là làm sao đểnâng cao được chất lượng tín dụng khi mà ngành ngân hàng đang phải đươngđầu với rất nhiều khó khăn như

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Sinh viên thực hiện Lớp

Khoá Giáo viên hướng dẫn

: Kim Thị Thu Minh : Anh 9

: 43C– KT&KDQT : ThS Trần Thị Kim Anh

Hà Nội – Tháng 06/2008

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 3

1 Tín dụng ngân hàng 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 4

2 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại 6

2.1 Đặc điểm hoạt động huy động vốn 6

2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 7

3 Hoạt động cho vay ngắn hạn 10

3.1 Khái niệm 10

3.2 Các loại hình cho vay ngắn hạn 10

4 Vai trò của hoạt động cho vay ngắn hạn 16

4.1 Đối với các doanh nghiệp 16

4.2 Đối với ngân hàng 18

4.3 Đối với nền kinh tế 19

II CÁC TIÊU THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 19

1 Nhóm chỉ tiêu định tính 19

2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 20

2.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn 20

2.2 Chỉ tiêu quản lý vốn 21

2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn 22

2.4 Chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay 23

2.5 Chỉ tiêu xử lý nợ 23

2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận 24

3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn 24

3.1 Phương pháp định lượng 24

Trang 3

3.2 Phương pháp chuyên gia 25

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 25

1 Các nhân tố khách quan 25

1.1 Môi trường kinh tế 25

1.2 Môi trường pháp lý 26

1.3 Môi trường chính trị, xã hội 26

2 Các nhân tố chủ quan 27

2.1 Hoạt động Marketing Ngân hàng 27

2.2 Chính sách tín dụng 27

2.3 Chất lượng công tác thẩm định dự án 28

2.4 Chất lượng đội ngũ nhân sự 28

2.5 Hệ thống thông tin 29

2.6 Phương pháp quản trị rủi ro 29

3 Các yếu tố thuộc về khách hàng 30

3.1 Năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của doanh nghiệp 30

3.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 30

3.3 Đạo đức kinh doanh 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 32

I VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK VÀ CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 32

1 Ngân hàng N o &PTNT Việt Nam Agribank 32

2 Chi nhánh Tây Hà Nội 34

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 36

1 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Tây Hà Nội 36

1.1 Tình hình huy động vốn 36

1.2 Tình hình sử dụng vốn vào hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh Tây Hà Nội 39

1.3 Chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Tây Hà Nội 43

2 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Tây Hà Nội 47

Trang 4

2.1 Những kết quả đạt được 47

2.2 Những hạn chế còn tồn tại 48

2.3 Nguyên nhân của các hạn chế 49

III- HẠN CHẾ CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VIETINBANK, BIDV, AGRIBANK) 52

1.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 53

2 Tỷ lệ dư nợ tín dụng phân theo thời gian 54

3 Tỷ lệ nợ xấu 55

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 59

I- ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 59

1 Khái niệm hội nhập quốc tế về ngân hàng 59

2 Tính tất yếu hội nhập quốc tế về ngân hàng 60

3 Các đặc trưng của hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong điều kiện hội nhập 61

3.1 Phải tuân theo quy luật thị trường và các luật lệ, tập quán kinh doanh quốc tế 61

3.2 Đa dạng, phức tạp và diễn ra trên phạm vi rộng 62

3.3 Mang tính cạnh tranh quốc tế cao 63

3.4 Diễn ra trong môi trường công nghệ hiện đại và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet 63

4 Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của các ngân hàng trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế 64

4.1 Cơ hội đối với các ngân hàng trong nước 64

4.2 Những thách thức mà các ngân hàng trong nước phải đối mặt khi tham gia hội nhập 66

II CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 67

1.Giải pháp mở rộng quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn 67

1.1 Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 67

1.2 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn 69

1.3 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý 70

Trang 5

2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn 71

2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 71

2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 74

2.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng 75

2.4 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 76

2.5 Tăng cường quản lý món vay 76

3 Một số kiến nghị 78

3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng N o &PTNT VN 78

3.2 Kiến nghị đối với NHNN 79

III- KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHTM VN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 80

1 Kinh nghiệm một số nước 80

1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 80

1.2 Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 84

2 Bài học đối với các NHTMNN Việt Nam trong quá trình hội nhập 85

2.1 Nâng cao khả năng tài chính 85

2.2 Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, bình đẳng giữa các quốc gia 86

2.3 Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng 86

2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 87

2.5 Mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế của các tổ chức tín dụng 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônDoanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanhHợp tác xã

Nợ qúa hạnCông ty quản lý tài sảnNgân hàng Nhân dân Trung QuốcNgân hàng xây dựng Trung QuốcNgân hàng Trung Quốc

Ngân hàng công thương Trung QuốcQuỹ tiền tế quốc tế

Ngân hàng thế giới

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng ViệtNam cũng đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được những thành côngnhất định Tuy nhiên xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt đãđặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước những cơ hội mới nhưng cũng không

ít những khó khăn cần phải đối mặt Hoạt động tài chính ngân hàng được xemnhư là huyết mạch máu của nền kinh tế, nếu nó đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiệnrất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại nếu hoạt động kém sẽ làm chonền kinh tế trở nên trì trệ, tụt hậu so với các nước trên thế giới Trong cácnghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng VN thì tín dụng luôn được xem là ngànhquan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của một ngân hàng Nhưng mộtvấn đề lớn đặt ra đối với các ngân hàng của nước ta hiện nay là làm sao đểnâng cao được chất lượng tín dụng khi mà ngành ngân hàng đang phải đươngđầu với rất nhiều khó khăn như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn rất nhiều

so với tiêu chuẩn quốc tế, nợ quá hạn thì ngày càng có xu hướng gia tăng ảnhhưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Đặc biệt trong cơcấu cho vay của ngân hàng, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhấtnhưng chất lượng nợ xấu lại cũng luôn chiếm tỷ lệ cao ở mảng cho vay này

Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng kiến thức đãđược học cũng như từ thực tiễn thực tập tại ngân hàng, em đã lựa chọn và

triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank), chi nhánh Tây Hà Nội Giải pháp phát triển” để làm khoá luận của mình.

-2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay ngắnhạn của toàn ngành ngân hàng

Trang 8

Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank, Chinhánh Tây Hà Nội đồng thời cũng nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vaycủa các ngân hàng thương mại Nhà nước từ đó phát hiện ra các vấn đề bất cậptrong hoạt động cho vay của các ngân hàng nước ta hiện nay.

Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay ngắn hạn và năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Tây Hà Nội nóiriêng và toàn hệ thống NHTMNN Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tập trung chủ yếu vào Chi nhánh Tây Hà Nội,ngoài ra còn nghiên cứu thêm các NHTMNN VN bao gồm: Ngân hàng

No&PTNT (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàngCông thương (VietinBank)

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn của cácngân hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng các phương pháp thống kê,phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hoá

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

1 Tín dụng ngân hàng

1.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá)

giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác),

trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thờihạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều

kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán

Từ khái niệm trên có thể thấy tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội

dung sau:

Có sự chuyển nhượng tài sản từ người sở hữu (ngân hàng) sang người

sử dụng (bên đi vay) Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng baogồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và độngsản) Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàngchỉ có cho vay bằng tiền Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê

vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng cung cấp cho khách

hàng

Sự chuyển nhượng này có thời hạn, thời hạn này phụ thuộc vào giá trịkhoản vay, khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm về khách hàng, tài sản thếchấp…

Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí Bên đi vay ngoài tráchnhiệm phải hoàn trả vốn đi vay còn phải thanh toán cho ngân hàng một khoảnlãi đó chính là chi phí của khoản vay

Trang 10

1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳtheo những tiêu thức phân loại khác nhau

1.2.1 Theo mục đích tín dụng

Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm vàxây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công

nghiệp, thương mại và dịch vụ

Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ

Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuấtnhư phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiênliệu…

Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nhưmua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phíthông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng

Cho thuê: gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính Tài sảncho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc -thiết bị

Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

1.2.2 Theo thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đíchcủa loại cho vay này để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh

nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1-5 năm Tín dụngtrung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các

dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

Trang 11

Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồnhình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt lànhững doanh nghiệp mới thành lập.

Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối

đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 40năm Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầudài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn,xây dựng các xí nghiệp mới

1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay vốn để quyết định cho vay

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm nhưthế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có bảo lãnh của người thứ ba

1.2.4 Theo phương thức hoàn trả nợ vay

Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụthể theo hợp đồng Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau:

 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là phi trả góp: làloại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thoả thuận

 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trảgóp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãitheo định kỳ

 Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể

mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đivay

Đối với loại cho vay có thời hạn khách hàng có thể trả nợ trước hạn,nhưng ngân hàng được quyền thu lãi toàn bộ kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng, trừtrường hợp có thoả thuận khác

Trang 12

Cho vay không có thời hạn cụ thể: Đối với loại cho vay này thì ngân

hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưngphải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thoả thuận

trong hợp đồng

1.2.5 Theo xuất xứ tín dụng

Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người

có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lạicác khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán

2 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại

2.1 Đặc điểm hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và

quan trọng của các ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn

để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung

cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng Do vậy có thể nói hoạt độnghuy động vốn và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng luôn gắn liền với nhau

Một ngân hàng chỉ có thể kinh doanh tốt khi nó có khả năng huy động vốn tốt

Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hoá việc thi hành

Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới cáchình thức sau:

 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng

khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn và các loại tiền gửi khác

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khiđược Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Trang 13

 Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam

và của các tổ chức tín dụng nước ngoài

 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định củaLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển vàmang đặc thù riêng của các ngân hàng thương mại, đây cũng là điểm khácbiệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Do nhu cầu và động thái tiền gửi của khách hàng rất khác nhau nên đểthu hút được nhiều khách hàng gửi tiền ngân hàng thương mại phải đa dạnghoá và phát triển nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau

* Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thươngmại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanhtoán Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức

có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng Tuy nhiên không phải lúc nàokhách hàng cũng huy động số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ vàothanh toán, ngân hàng có thể tận dụng những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này

để biến chúng trở thành nguồn vốn của ngân hàng

Tài khoản tiền gửi thanh toán là loại tài khoản không kỳ hạn, kháchhàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng,nên ngân hàng rất khó kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền gửi này Do đó, đốivới loại tiền gửi này ngân hàng thường trả lãi suất thấp hoặc thậm chí khôngtrả lãi cho khách hàng

* Tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạnđược dùng cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời

Trang 14

nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng khôngthiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai Đối với loại tiền gửinày khách hàng cũng có thể rút bất cứ lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảotồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Do đócũng giống như tiền gửi thanh toán, ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn.

Tiết kiệm định kỳ: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửitiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức cónhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sửdụng tiền trong tương lai Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này

là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việcchi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọnhình thức này là lợi tức có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vai tròquan trọng để thu hút được khách hàng Mức lãi suất trả cho loại tiền gửi nàycao hơn mức lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn và thay đổi tuỳ theo loại

kỳ hạn gửi, tuỳ theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm hay còn tuỳ theo uy tín và rủi

ro của ngân hàng nhận tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại theo nhiềutiêu chí khác nhau:

 Căn cứ vào thời hạn: có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3tháng, 6 tháng, 9-12 tháng và trên 12 tháng

 Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành tiền gửi kỳ hạnlĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ hay tiền gửi kỳhạn lĩnh lãi theo định kỳ

Các loại tiết kiệm khác: Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiếtkiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, các ngân hàng thương mại còn thuhút khách hàng bằng nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích,

Trang 15

2.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoảntiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng thương mại còn có thể huy động vốn bằngcách phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huyđộng vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thờihạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chứctín dụng và người mua

Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau:

 Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giáphát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứngnhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hìnhthức ghi sổ

 Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tíndụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ

 Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho ngườimua giấy tờ có giá được hưởng

Qua phát hành giấy tờ có giá ngân hàng có thể huy động vốn ngắn hạnhoặc huy động vốn trung dài hạn

 Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng

có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn

là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác

 Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dàihạn các ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, tráiphiếu và cổ phiếu

Trang 16

2.2.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ ngân hàng Nhà nước

Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán cóthể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, qua tài khoản này ngân hàngthương mại có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bìnhthường Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơicung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thức cho vay

3 Hoạt động cho vay ngắn hạn

3.1 Khái niệm

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhấtđịnh theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn nhấtđịnh ở đây chính là thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắtđầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn đã được thoảthuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

3.2 Các loại hình cho vay ngắn hạn

3.2.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng (thấu chi)

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay để đáp ứngtoàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động (trừ vốn lưu động thường xuyên) theohạn mức tín dụng đã cam kết

Nghiệp vụ thấu chi có các đặc trưng cơ bản sau:

Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưuđộng thiếu hụt tức là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dàihạn và các khoản nợ phi ngân hàng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong kỹ thuật thấu chi là hạn mức tín dụngvới điều kiện nới lỏng và tài khoản được sử dụng để giải ngân là tài khoảnvãng lai, tức là tài khoản được phép dư nợ và mức dư nợ tối đa với hạn mức

Trang 17

tín dụng đã cam kết Hạn mức này được xác định trên cơ sở phân tích toàndiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp và có thể tính theo một trong haiphương pháp sau.

3.2.2 Cho vay ứng trước từng lần

Cho vay từng lần là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tíndụng của từng đối tượng vay cụ thể

Cho vay ứng trước từng lần có khá nhiều điểm trái ngược với cho vaythấu chi và được thể hiện cụ thể như sau:

Đối tượng cho vay là đối tượng cụ thể như nguyên liệu, bán thànhphẩm, thành phẩm

Trang 18

Số tiền cho vay được xác định trên cơ sở các chứng từ mua hàng nhưhợp đồng kinh tế, hoá đơn hoặc bản kê hàng thành phẩm tồn kho.

Hạn nợ được định kỳ cho từng khoản vay cụ thể

Chi phí người đi vay phải trả chỉ có lãi suất cho vay

Loại hình cho vay này áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp có trình

độ quản trị tài chính yếu và có nhiều rủi ro hoặc không có quan hệ tín dụngthường xuyên, trên thực tế đó là các doanh nghiệp mới thành lập, các doanhnghiệp nhỏ

3.2.3 Cho vay chiết khấu chứng từ có giá

Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụngnhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giácủa chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàngđược hưởng

So với cho vay ứng trước chiết khấu có điểm khác biệt:

 Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiếtkhấu làm đảm bảo tín dụng

 Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vàomệnh giá

 Quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn sovới cho vay ứng trước

Các loại chiết khấu: Các ngân hàng thương mại hiện nay thường nhậnchiết khấu hai loại chứng từ cơ bản là thương phiếu và chứng từ có giá khácnhư trái phiếu, kỳ phiếu…

* Chiết khấu thương phiếu

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toánhoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thờigian nhất định Thương phiếu gồm hai loại: hối phiếu và lệnh phiếu

Trang 19

Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàngthương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượngquyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhậnmột khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu Số tiền chênh lệch giữamệnh giá thương phiếu so với số tiền khách hàng nhận được gọi là lãi suấtchiết khấu và phí hoa hồng.

Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, ngân hàng xác định số tiền phát

ra cho khách hàng như sau:

Trong đó:

Hoa hồng phí = Mệnh giá thương phiếu * Tỷ lệ hoa hồng (%)

Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày đáo hạnCách thức thu lãi được thực hiện ngay khi chiết khấu bằng cách khấutrừ vào mệnh giá Đến ngày thanh toán ghi trên thương phiếu, ngân hàng thựchiện thu nợ ở người trả tiền bằng cách thông báo cho người trả tiền hoặc gửithương phiếu đến ngân hàng uỷ nhiệm nhờ thu hộ Nếu không thu được nợngân hàng có thể xử lý bằng cách hoàn thương phiếu truy đòi người xin chiếtkhấu hoặc truy tố trước pháp luật

* Chiết khấu chứng từ có giá khác

Ngoài thương phiếu, các chứng từ có giá khác như trái phiếu, tín phiếuKho bạc Nhà nước, kỳ phiếu, sổ tiền gửi tiết kiệm cũng được ngân hàng thựchiện chiết khấu

Trang 20

Đối với trái phiếu và tín phiếu Kho bạc người hưởng lợi là người mua,còn người thanh toán là Kho bạc Nhà nước Khi chiết khấu cần phân biệt 2loại: Trái phiếu chiết khấu hay trái phiếu không hưởng lãi định kỳ và tráiphiếu hưởng lãi định kỳ.

 Trái phiếu chiết khấu là loại trái phiếu mà người mua chỉ trả một

số tiền nhỏ hơn mệnh giá (phần chênh lệch này chính là lãi tráiphiếu) và khi đến hạn thanh toán, Kho bạc sẽ trả cho người muamột số tiền bằng mệnh giá Về phương pháp tính chiết khấu củatrái phiếu chiết khấu giống như tính chiết khấu thương phiếu

 Trái phiếu được hưởng lãi định kỳ là loại trái phiếu mà ngườimua nó phải trả cho kho bạc một số tiền bằng mệnh giá đổi lạingười mua nhận được lợi tức định kỳ và khi đến hạn thanh toán

họ sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu Do đóphương pháp tính chiết khấu trái phiếu được hưởng lãi định kỳnhư sau:

Trị giá chiết khấu = Mệnh giá + Lãi được hưởng định kỳ

Lãi được hưởng định kỳ = Mệnh giá x Lãi suất được hưởng định kỳHoa hồng phí = Trị giá nhận chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng (%)

Trang 21

3.2.4 Bao thanh toán (factoring)

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng chobên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việcmua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận tronghợp đồng mua bán

Các hình thức của bao thanh toán:

Bao thanh toán có quyền truy đòi: Ngân hàng có quyền đòi lại số tiền

đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoànthành nghĩa vụ thanh toán

Bao thanh toán miễn truy đòi: Ngân hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro khibên mua hàng không trả được nợ

Bao thanh toán trong nước: Là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồngmua bán trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quyđịnh pháp luật về quản lý ngoại hối

Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Là việc bao thanh toán dựa trên hợpđồng xuất nhập khẩu

Bao thanh toán đảo chiều: Đơn vị bao thanh toán mua nhiều khoản phảithu của một người mua có chất lượng cao duy nhất

Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thựchiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoảnphải thu của bên bán hàng

Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bá n hàngthoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảngthời gian nhất định

Đồng bao thanh toán: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thựchiện hợp đồng bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng trong đó mộtđơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanhtoán

Trang 22

4 Vai trò của hoạt động cho vay ngắn hạn

4.1 Đối với các doanh nghiệp

*Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện một trongnhững chức năng chủ yếu của mình là tiến hành huy động các nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi rồi sử dụng nguồn vốn đó để cho vay Thông qua hoạt động chovay của mình ngân hàng đã đảm bảo cho các doanh nghiệp không chỉ duy trìsản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng

Đối với các doanh nghiệp hiện này, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khókhăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tình trạng thiếu vốncủa các doanh nghiệp là phổ biến và nghiêm trọng Tín dụng ngắn hạn là hìnhthức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc sử dụng nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi của các doanh nghiệp bởi tính linh hoạt của nó Tín dụng ngắnhạn không chỉ còn là nguồn vốn bổ sung nữa mà đã dần trở thành một nguồnvốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp Do được ngân hàng hỗ trợ vốn lưu động, nên doanh nghiệp có thểdùng nguồn vốn sẵn có của mình đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng sảnxuất, đổi mới thiết bị công nghệ nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnhthị trường Nếu không có nguồn hỗ trợ vốn lưu động thì doanh nghiệp phải bỏ

ra phần lớn vốn đầu tư của mình để tài trợ nhu cầu vốn lưu động, điều đócũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tự đánh mất cơ hội nâng cao sản xuất củamình

*Cho vay ngắn hạn giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.

Bản chất của tín dụng không chỉ là hình thức cung ứng vốn mà còn đòihỏi người đi vay phải hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn quy định Đốivới tín dụng ngắn hạn, thời hạn quy định tối đa là 12 tháng, do đó các doanh

Trang 23

nghiệp phải chịu một áp lực lớn là làm thế nào trong thời gian ngắn đó phảitrả được gốc và lãi cho ngân hàng Muốn như vậy các doanh nghiệp phải tìm

ra nhiều biện pháp sao cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả, tiếtkiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãisuất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có thể trả được nợ và thu lãi

Về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rất lớnvào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn Vì vậy,trước khi cho vay ngân hàng thường xem xét đánh giá kỹ lưỡng phương ánsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho cácdoanh nghiệp có phương án khả thi, lợi nhuận đủ cao để có thể trả nợ ngânhàng Ngoài ra, doanh nghiệp muốn có được vốn vay ngân hàng thì phải hoànthiện năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh để đảm bảo kinh doanh cóhiệu quả Thêm vào đó, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, ngânhàng sẽ thực hiện quy trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi chovay, thông qua việc làm đó ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn củadoanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những điều khoảnnhư đã thoả thuận trong hợp đồng, sử dụng vốn đúng mục đích để đem lạihiệu quả cao nhất Một yếu tố khác là do quyền lợi của ngân hàng luôn gắnchặt với quyền lợi của khách hàng, nên ngân hàng sẽ sẵn sàng hợp tác vớidoanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn trong phạm vi cho phép, tư vấn chodoanh nghiệp các vấn đề có liên quan, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếnhành kinh doanh có hiệu quả

*Cho vay ngắn hạn tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệpchịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, sản xuất phải trên cơ sở đápứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện,

Trang 24

không những thỏa mãn về phương diện giá cả, khối lượng chất lượng, chủngloại hàng hoá mà còn đòi hỏi thỏa mãn cả trên phương diện thời gian, địađiểm Hoạt động của các doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế nhất địnhtheo quy định chung của thị trường thì mới đảm bảo đứng vững trong cạnhtranh Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, doanh nghiệpkhông những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấuquản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán mà còn phải không ngừng cải tiếnmáy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng vật liệu mới, mởrộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi khốilượng lớn vốn đầu tư khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Giảiquyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn thỏamãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng làchiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường, nguồn vốn tín dụng cấp cho cácdoanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thịtrường, theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp mộtchỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

4.2 Đối với ngân hàng

Nghiệp vụ tín dụng luôn được coi là ngành xương sống đối với hầu hếtcác ngân hàng vì nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các ngânhàng Điều này lại càng đúng với các Ngân hàng Việt Nam, khi mà các loạihình nghiệp vụ kinh doanh của chúng ta còn rất hạn chế, doanh thu chủ yếutập trung vào ngành tín dụng Đặc biệt trong hoạt động tín dụng thì hoạt độngcho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao và có vai trò quan trọng đối với doanhthu của ngân hàng, bằng chứng là trong cơ cấu dư nợ của các NHTMNN VN,hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ từ 45-55% Hoạt động cho vayngắn hạn giúp cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng (thông qua

Trang 25

các hình thức đa dạng của cho vay ngắn hạn), tăng khả năng sử dụng vốn, nhờ

đó mà lợi nhuận cũng được tăng lên

4.3 Đối với nền kinh tế

Nền kinh tế chỉ phát triển được khi mà các chủ thể hoạt động trên nólàm ăn có hiệu quả Trong nền kinh tế có rất nhiều chủ thể, tuy nhiên nổi bật

và quan trọng lên hàng đầu phải nói đến là các doanh nghiệp, các tổ chức tàichính, các ngân hàng với tư cách là một trong các tổ chức tín dụng Như đãnói ở trên, hoạt động cho vay ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với kếtquả kinh doanh của các doanh nghiệp và các ngân hàng, do đó đối với nềnkinh tế ảnh hưởng của nó cũng không kém phần quan trọng Cho vay ngắnhạn có tác dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, gópphần gia tăng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế nói chung Mặt khác cho vayngắn hạn còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc

tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển

II CÁC TIÊU THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

Trang 26

2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trảđược số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó Đây là nhữngkhoản nợ có rủi ro cao và ngân hàng có khả năng mất vốn Để đánh giá hiệuquả hoạt động cho vay ngắn hạn trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thôngqua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:

Đây là hai chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngânhàng Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh chất lượng khoản vay ngắn hạn còn chỉtiêu tỷ lệ đầu tư rủi ro xem xét đến món vay phát sinh nợ quá hạn Các tỷ lệnày càng nhỏ thì ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngânhàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủmạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi đểtránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không cókhả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêmtrọng Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này

sẽ ở mức thấp nhưng không có ý nghĩa thực tiễn

Ngoài ra người ta còn xem xét đến chỉ tiêu: Nợ khó đòi quá hạn/ Tổng

dư nợ ngắn hạn Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó và có khảnăng không thu hồi được thì khoản nợ này được coi là nợ khó đòi Khi một

Trang 27

khoản nợ được coi là khó đòi thì đồng nghĩa với nó là ngân hàng khó có thểthu hồi được vốn Tỷ lệ nợ khó đòi cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngânhàng kém hiệu quả và chất lượng của khoản vay là thấp.

Tỷ lệ này cũng càng nhỏ thì càng tốt

Tỷ lệ dự phòng được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ

ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi Tỷ lệ dự phòng mấtvốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợmột thời kỳ

Trang 28

2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn

*Vòng quay vốn cho vay

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càngnhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn Do đó chỉtiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt

Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, nếu một ngânhàng thương mại cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn

dư nợ thì chỉ tiêu này sẽ không cao bằng ngân hàng thương mại khác cho cácdoanh nghiệp thương mại vay, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chấtlượng cho vay của ngân hàng thương mại này lại kém hơn Từ thực tế trên để

có nhận xét tương đối chính xác về hiệu quả cho vay, các tiêu thức tính toáncần phải đồng nhất, vòng quay vốn tính toán cho vay phải tính toán cho từngloại vay, thời hạn cho vay và đối tượng cho vay cụ thể (chẳng hạn cho vaytrung dài hạn, cho vay ngắn hạn phân theo từng ngành nghề khác nhau: chovay phục vụ sản xuất, cho vay thương mại…)

*Chi phí cho vay ngắn hạn:

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, nó phản ánh hiệu quả của việc giải ngânvốn Chi phí cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phíđầu vào (như chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm ) và chi phí đầu

ra (chi phí trả lương công nhân, chi phí quản lý…)

Trang 29

*Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng Chỉ

số này cao chứng tỏ ngân hàng đã kinh doanh nguồn vốn của mình một cách

có hiệu quả, và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ còn có một lượngvốn ứ đọng chưa được sử dụng hết

2.4 Chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay

Hai chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ và cơ cấu doanh số cho vay củatín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ và tổng doanh số cho vay Từ đó có thể sosánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn với các loại tín dụng trung và dàihạn

2.5 Chỉ tiêu xử lý nợ

Sau khi vay vốn của ngân hàng, khách hàng thường trả nợ bằng cáchtrích từ phần thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Tuy nhiên cónhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến làm ăn thua lỗ, khách

Trang 30

hàng đi vay phải bán tài sản để trả nợ vay ngân hàng Số tiền đó có thể đủ để

trả nợ vay ngân hàng nhưng cũng chỉ có thể chỉ đủ trả nợ một phần nợ vay

Hoặc trong nhiều trường hợp khách hàng vay gán tài sản của mình để trừ nợ,hoặc ngân hàng bắt nợ…

Dù dưới bất kỳ hình thức nào thì vẫn ảnh hưởng tới chất lượng cho vay củangân hàng Tỷ lệ này càng cao chất lượng cho vay của ngân hàng càng thấp

2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận

Chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua phần lợi nhuận mà ngânhàng thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn

Trong kinh doanh tín dụng phải thực hiện lãi suất dương, có nghĩa là lãisuất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với chi phí nghiệp vụ ngân

hàng Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàngtồn tại và phát triển Ngân hàng có thể tuỳ từng thời gian, điều kiện kinh

doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tư tín dụng,

thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả

cao nhất Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay đã thu hồi

được cả gốc và lãi, đảm bảo độ an toàn của đồng vốn cho vay

3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn

3.1 Phương pháp định lượng

Đây là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu định lượng như đã trình bày ởtrên, như tỷ lệ nợ quá hạn, cơ cấu vốn đầu tư, tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài

sản của người vay, chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng…Nghiên cứu cụ thể và

đem ra được một tiêu chuẩn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay là một điều cần thiết Hiện tại sử dụng các chỉ tiêu này mới chỉ

Trang 31

phần nào đánh giá hiệu quả cho vay trên những con số, do đó cũng cần phảiđánh giá chất lượng tín dụng trên phương pháp khác.

3.2 Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nhằm đánh giá những yếu tố trừu tượng như: trình

độ cán bộ tín dụng, nghiệp vụ tín dụng, việc đánh giá này phải được căn cứtrên tiêu chuẩn nhất định để có được tính đồng nhất trong toàn hệ thống,

thuận lợi khi so sánh chất lượng tín dụng các kỳ

Thông thường để đánh giá đúng đắn hiệu quả cho vay của một ngânhàng người ta sử dụng thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá Nên sử dụngthang điểm 100 căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu Ta có thểtính tổng điểm cho chất lượng tín dụng như sau:

CLTD = Dct1 + Dct2 + Dct3 + … …DctnTrong đó Dct1,2,3… điểm cho chỉ tiêu 1,2,3…

Nếu tổng điểm CLTD <= 35 điểm đạt loại C

Nếu tổng điểm CLTD từ 36 đến 65 điểm đạt loại B

Nếu tổng điểm CLTD từ 66 điểm trở lên đạt loại A

Phương pháp này có một hạn chế là việc đánh giá điểm cho các chỉ tiêutương đối khó và nhiều khi mang tính chủ quan

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại từ các khía cạnh sau:

1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngthông qua các yếu tố sau: thu nhập quốc dân, tình hình lạm phát, những biến

Trang 32

động về tỷ giá và biến động về thị trường…Chẳng hạn như hiện nay, lạm phát

ở Việt Nam đang ở mức cao, cộng với sự thiếu hụt đồng nội tệ đã đẩy lãi suấthuy động vốn cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng lên ở mức rất cao(trung bình từ 17-20% một năm) Với mức lãi suất như thế này, chất lượng tíndụng của ngân hàng khó mà đạt hiệu quả cao

Như vậy hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng chịu ảnh hưởng rấtlớn của môi trường kinh tế mà nó hoạt động, vấn đề đối với các ngân hàng làphải làm tốt công tác dự báo, đồng thời phải có khả năng thích ứng nhanh khi

có sự biến động Tuy nhiên ở Việt Nam điều này là tương đối khó vì tiềm lựctài chính của các ngân hàng thương mại tương đối nhỏ và chịu nhiều sự chiphối của ngân hàng nhà nước

1.2 Môi trường pháp lý

Một ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quyđịnh về luật pháp của Nhà nước, cũng như của Ngân hàng Nhà nước, do đómôi trường pháp lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoạt động tíndụng của ngân hàng Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và ổnđịnh sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng và thực hiện kếhoạch kinh doanh của mình

1.3 Môi trường chính trị, xã hội

Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúcđẩy hoạt động đầu tư và mở rộng hoạt động tín dụng Trong điều kiện hộinhập hiện nay, xu hướng của các nước phát triển là đầu tư vào các nước cómôi trường chính trị ổn định, và Việt Nam cũng là một trong những nướcđang phát triển có điều kiện thuận lợi đó để thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài

Tác động của môi trường chính trị xã hội tới chất lượng hoạt động tíndụng là không thường xuyên, nhưng khi có những biến động về chính trị, tácđộng của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn Một sự thay đổi hệ thống chính

Trang 33

trị bạo động có thể làm cho các ngân hàng mất toàn bộ các khoản tín dụng củamình, điều này sẽ đẩy nó đến bờ vực phá sản.

2 Các nhân tố chủ quan

2.1 Hoạt động Marketing Ngân hàng

Một ngân hàng chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi nó được nhiềukhách hàng biết đến và khẳng định năng lực của mình Muốn được như vậycác ngân hàng phải tìm các biện pháp để giới thiệu, quảng bá các dịch vụ củamình Bên cạnh đó thông qua việc quảng bá còn phải chỉ được cho kháchhàng thấy được tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng mình so với ngân hàngkhác, có như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng

Do tầm quan trọng của việc quảng bá ngân hàng, hiện nay các ngânhàng đều rất chú trọng tới các phòng nghiệp vụ như PR, hay phòng

Marketing Những phòng này lại càng đặc biệt quan trọng với các ngân hàngmới thành lập hay những chi nhánh mới như chi nhánh Tây Hà Nội

2.2 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng củangân hàng Thông thường chính sách tín dụng bao gồm các khoản mục sau:các loại hình cho vay, kỳ hạn cho vay, lãi suất cho vay, hướng giải quyết tíndụng vượt quá kỳ hạn, thanh toán nợ…đây có thể được coi là những khoảnmục chủ yếu ảnh hưởng to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng

Ta có thể thấy rõ điều này trong tình hình hiện nay của Việt Nam, các ngânhàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để thu hút tiền gửi nhằm bù đắp sựthiếu hụt tiền đồng, và tất nhiên theo quy luật của thị trường ngân hàng nào cólãi suất huy động cao hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Qua đó

có thể thấy một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiếtkiệm và đầu tư, thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời củangân hàng Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cho vay đạt hiệu quả cao đềuphải có chính sách tín dụng rõ ràng phù hợp với ngân hàng mình

Trang 34

2.3 Chất lượng công tác thẩm định dự án

Khi đến ngân hàng để xin được cấp tín dụng, khách hàng thường phảimang đến một bộ hồ sơ bao gồm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mìnhcùng với những ước tính về doanh thu và chi phí của dự án xin cấp vốn Ngânhàng trước khi quyết định có giải ngân hay không phải xem xét rất kỹ về tínhkhả thi của dự án đó, hay còn gọi là thẩm định dự án Như vậy, thẩm định dự

án là quá trình ngân hàng điều tra và xác nhận tính xác thực của báo cáo kếtquả kinh doanh cũng như triển vọng dự án của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽquyết định khách hàng này có đủ điều kiện để cấp tín dụng hay không Cũngthông qua công tác thẩm định, ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có củamình có thể tư vấn, giúp đỡ cho chủ đầu tư sửa đổi những điểm không hợp lýtrong dự án để dự án có tính khả thi hơn, đồng thời cũng giúp ngân hàng tạomối quan hệ với khách hàng

Thẩm định là công việc đòi hỏi có nhiều thời gian và kỹ thuật tính toánphức tạp Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay khôngcho nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạtđộng tín dụng Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao tức là nhânviên tín dụng không xác định thực chất dự án có hiệu quả hay không thì

những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việcthu hồi các món nợ của mình Chính vì vậy công tác thẩm định đòi hỏi cácnhân viên phải có trình độ cao, đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp mộtcách hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng

2.4 Chất lượng đội ngũ nhân sự

Con người ở đâu và bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bạicủa công việc nói chung và trong công tác tín dụng nói riêng Một ngân hàngvới một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và

phương hướng phát triển phù hợp với xu hướng của nền kinh tế Một đội ngũcán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ

Trang 35

giúp ngân hàng có được những khoản vay với chất lượng cao nhất Cán bộcủa các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp ngân hàng mở rộnghoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn trong lòng thị trường.

2.5 Hệ thống thông tin

Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là mộtkho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng chúng một cách cóhiệu quả

Ngân hàng thương mại hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đốivới nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin lại càng trở nên quan trọng.Trong lĩnh vực tín dụng, thông tin được coi là yếu tố cơ bản giúp cho các nhàquản trị thực hiện tốt chức năng của mình Nhờ thông tin tín dụng mà ngânhàng có thể theo dõi và quản lý các khoản vay của doanh nghiệp Thông tintín dụng càng nhanh, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi rotín dụng càng cao Ngược lại khi thông tin tín dụng không được cung cấp mộtcách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng

có thể sai, việc đầu tư vốn của ngân hàng không hiệu quả, trong nhiều trườnghợp có thể dẫn đến mất vốn Chính vì vậy, việc thu thập đầy đủ thông tin làhết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng cho khoản tín dụng được cấp ra

2.6 Phương pháp quản trị rủi ro

Hoạt động tín dụng luôn đi kèm với rủi ro Thực tế không có cách gì đểloại trừ hoàn toàn rủi ro mà phải có phương pháp quản trị rủi ro phù hợp đểgiảm thiểu và hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra Đây được coi

là nội dung quản trị quan trọng nhất trong quản trị NHTM và có tác động trựctiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng Tùy thuộc vào chính sách, chiến lượchoạt động của mình mà các ngân hàng có các phương pháp quản trị rủi rokhác nhau Có ngân hàng chấp nhận rủi ro để kỳ vọng khả năng sinh lời lớn,

có ngân hàng chú trọng mặt an toàn của các khoản tín dụng,…Việc quản trịrủi ro với nội dung cơ bản là phân tích, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của

Trang 36

các khoản tín dụng từ đó có phương án giải quyết, dự phòng hợp lý là mộtyếu tố quan trọng đảm bảo cho khoản tín dụng có chất lượng cao.

3.1 Năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở khả năng sử dụng các nguồnlực và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Một doanh nghiệp kinh doanhkhông hiệu quả, mức lợi nhuận tạo ra không tương xứng sẽ dẫn đến tình trạngthua lỗ, mất khả năng hoàn trả khoản vay cho ngân hàng Do đó khi xem xét

để cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ các báo cáotài chính của doanh nghiệp, đồng thời khi giải ngân rồi cũng phải đôn đốc quátrình thực hiện dự án, xem khoản vốn giải ngân có được doanh nghiệp thựchiện đúng mục đích và an toàn hay không Nhiều doanh nghiệp dùng vốn vayngân hàng không đúng với phương án và mục đích đề ra khi xin vay vốn.Nhiều doanh nghiệp còn dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn

Nói chung, nghiệp vụ tín dụng không chỉ là một nghiệp vụ kinh doanhđơn thuần chỉ phụ thuộc vào một phía người mua hoặc người bán, mà ở đâykết quả kinh doanh này phụ thuộc cả vào người cung cấp lẫn người sử dụngdịch vụ được cung cấp

3.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Đây được xem là nền tảng cho việc đảm bảo tính an toàn và chất lượngcủa một khoản tín dụng Nếu doanh nghiệp vay vốn có tiềm lực tài chínhmạnh, tức là tỷ trọng vốn tự có trong phương án sản xuất kinh doanh lớn, khảnăng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ

Trang 37

doanh nghiệp có khả năng làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngânhàng đúng hạn và đầy đủ Với những khách hàng này, ngân hàng yên tâm hơnkhi cấp tín dụng và chất lượng của khoản tín dụng được đảm bảo hơn so vớidoanh nghiệp có năng lực tài chính yếu.

Tuy nhiên hiện nay hầu hết các khách hàng vay vốn thiếu các điều kiệncần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay thế chấp của ngânhàng Theo pháp lệnh thì khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp,cầm cố, bảo lãnh và thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế Trên thực tế80% các pháp nhân và thể nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 100%tài sản của doanh nghiệp nhà nước không có chứng nhận sở hữu Mặt khácdoanh nghiệp nhà nước vốn tự có rất hạn chế, trong khi đó chức năng nhiệm

vụ trong giấy phép kinh doanh rất lớn, yêu cầu vay vốn gấp 20-50 lần vốn tự

có Đến khi việc sản xuất kinh doanh bị đổ bể thì các doanh nghiệp này không

có đủ tài sản thế chấp để trả nợ thay cho ngân hàng, đặc biệt là các doanhnghiệp nhà nước vì theo quy chế mới các doanh nghiệp này chỉ phải cầm cốtài sản có giá trị từ 20-30% khoản vay Chính những quy chế này đã gây ra rấtnhiều khó khăn cho các ngân hàng nhất là trong điều kiện hiện nay, kháchhàng là doanh nghiệp nhà nước lại chiếm đa số

3.3 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh thể hiện ở tính chân thật của các báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp nộp cho ngân hàng để xin cấp vốn Hiện nay có rất nhiềuhiện tượng doanh nghiệp làm báo cáo giả để qua mắt công tác thẩm định củangân hàng Một số các doanh nghiệp khác dùng hồ sơ thế chấp tài sản bảođảm giả, rồi sau khi được giải ngân thì bỏ trốn Tất cả những việc đó đều ảnhhưởng nghiêm trọng tới chất lượng tín dụng cũng như hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng

Trang 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

I VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK VÀ CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

1 Ngân hàng N o &PTNT Việt Nam Agribank

Ngân hàng No&PTNT VN là một trong những ngân hàng thương mạinhà nước lớn nhất ở Việt Nam, được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, làdoanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín

dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VN

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, đội ngũ

cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến tháng

3/2007, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phươngdiện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng;tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới phù

hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% Agribank hiện có hơn 2200 chi nhánh vàđiểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộnhân viên

Agribank là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn

nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh

thổ tính đến tháng 2/2007và cũng là thành viên của nhiều hiệp hội quốc tế

lớn như: Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình

Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệphội Ngân hàng Châu Á (ABA)

Luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục

vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụngân hàng tiến tiến, Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn I

Dự án Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do

Trang 39

Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự ánnày Hiện Agribank đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đếnhầu hết các chi nhánh trong toàn quốc.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận vàtriển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD.Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103

dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua ngân hàng là 2,7 tỷ USD,

đã giải ngân được 1,1 tỷ USD

Ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại (kinh doanh đa năngtổng hợp về tiền gửi, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, giao dịch L/C, giao dịchchuyển tiền, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm…), Ngân hàng Agribankđược xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thônthông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xác định cơ sở vật chất

kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp

Mô hình hoạt động của Agribank được chia thành 5 khối:

 Khối Ngân hàng thương mại nhà nước với 117 chi nhánh cấp I,

có mặt tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước

 Khối công ty gồm : Công ty cho thuê tài chính 1, công ty chothuê tài chính 2, công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khaithác tài sản, công ty du lịch thương mại…

 Khối liên doanh gồm : Ngân hàng liên doanh Vina Siam Bank…

 Khối đơn vị sự nghiệp gồm : Trung tâm công nghệ thông tin vàtrung tâm đào tạo

 Khối đầu tư

Trang 40

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã

nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước

2 Chi nhánh Tây Hà Nội

Là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng No&PTNT VN, Tây Hà Nội đượcthành lập và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB từ ngày 05/06/2003 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng No&PTNT VN Từkhi thành lập chi nhánh đã sớm ổn định về tổ chức, mạng lưới hoạt động kinhdoanh, đến nay đã triển khai nhiều điểm giao dịch tại các tụ điểm dân cư,thương mại trên toàn địa bàn thành phố Hoạt động của chi nhánh ngày càngđược mở rộng và đạt kết quả cao

Chi nhánh thực hiện chương trình giao dịch bán lẻ, hệ thống các trangthiết bị hiện đại: máy vi tính, ATM… và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đadạng thoả mãn được nhiều yêu cầu của khách hàng

Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu có thể kể đến của ngân hàng là:

 Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hìnhthức: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳphiếu, trái phiếu…

 Đầu tư vốn Tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối vớicác thành phần kinh tế

 Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tíndụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khaicác dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tíndụng, séc du lịch…

 Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như:

chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạngSWIFT

Ngày đăng: 17/04/2014, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tín dụng ngân hàng
Tác giả: Học viện Ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
Năm: 2001
2. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhNghiệp vụ ngân hàng
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2006
3. TS Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề toàn cầu hoá nền kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề toàn cầu hoá nền kinh tế
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê
4. TS Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính
5. TS Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngânhàng
Tác giả: TS Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
6. TS Nguyễn Văn Tiến (2003), Tài chính hiện đại trong nền kinh tế mở, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính hiện đại trong nền kinh tế mở
Tác giả: TS Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2003
14. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: David Cox
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia HN
Năm: 1997
15.Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Edward K.Gill
Nhà XB: NXB Thành phố HồChí Minh
Năm: 1993
16.Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
17. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Mishkin
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Năm: 1994
18. Alan C.Shapiro (1997), Quản trị tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính quốc tế
Tác giả: Alan C.Shapiro
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê Hà Nội
Năm: 1997
24.Ngân hàng Công thương Việt Nam http://www.icb.com.vn/?annua=1 Link
25.Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam http://bidv.com.vn/Report_Bidv.asp Link
7. Báo cáo thường niên của các ngân hàng: NHCT, NHN o &amp;PTNT, NH ĐT&amp;PT năm 2006 Khác
8. Báo cáo thường niên của NHNN năm 2006 Khác
9. Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007 NHN o &amp;PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội Khác
10.Tài liệu tập huấn nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh Tây Hà Nội Khác
13.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ Khác
20.Nghị định 49/2000/NĐ – CP về Tổ chức và hoạt động của NHTM 21.Luật NHNN VN Khác
23.Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, số 1627/2001/QĐ –NHNN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w