Các yếu tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 36 - 38)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN

3. Các yếu tố thuộc về khách hàng

Khách hàng ngƣời trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn vay hợp lý, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao. Những yếu tố thuộc về khách hàng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng là:

3.1. Năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở khả năng sử dụng các nguồn lực và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mức lợi nhuận tạo ra không tƣơng xứng sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ, mất khả năng hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Do đó khi xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời khi giải ngân rồi cũng phải đôn đốc quá trình thực hiện dự án, xem khoản vốn giải ngân có đƣợc doanh nghiệp thực hiện đúng mục đích và an toàn hay không. Nhiều doanh nghiệp dùng vốn vay ngân hàng không đúng với phƣơng án và mục đích đề ra khi xin vay vốn. Nhiều doanh nghiệp còn dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn.

Nói chung, nghiệp vụ tín dụng không chỉ là một nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần chỉ phụ thuộc vào một phía ngƣời mua hoặc ngƣời bán, mà ở đây kết quả kinh doanh này phụ thuộc cả vào ngƣời cung cấp lẫn ngƣời sử dụng dịch vụ đƣợc cung cấp.

3.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Đây đƣợc xem là nền tảng cho việc đảm bảo tính an toàn và chất lƣợng của một khoản tín dụng. Nếu doanh nghiệp vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, tức là tỷ trọng vốn tự có trong phƣơng án sản xuất kinh doanh lớn, khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ

doanh nghiệp có khả năng làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ. Với những khách hàng này, ngân hàng yên tâm hơn khi cấp tín dụng và chất lƣợng của khoản tín dụng đƣợc đảm bảo hơn so với doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu.

Tuy nhiên hiện nay hầu hết các khách hàng vay vốn thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay thế chấp của ngân hàng. Theo pháp lệnh thì khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế. Trên thực tế 80% các pháp nhân và thể nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 100% tài sản của doanh nghiệp nhà nƣớc không có chứng nhận sở hữu. Mặt khác doanh nghiệp nhà nƣớc vốn tự có rất hạn chế, trong khi đó chức năng nhiệm vụ trong giấy phép kinh doanh rất lớn, yêu cầu vay vốn gấp 20-50 lần vốn tự có. Đến khi việc sản xuất kinh doanh bị đổ bể thì các doanh nghiệp này không có đủ tài sản thế chấp để trả nợ thay cho ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc vì theo quy chế mới các doanh nghiệp này chỉ phải cầm cố tài sản có giá trị từ 20-30% khoản vay. Chính những quy chế này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng nhất là trong điều kiện hiện nay, khách hàng là doanh nghiệp nhà nƣớc lại chiếm đa số.

3.3. Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh thể hiện ở tính chân thật của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho ngân hàng để xin cấp vốn. Hiện nay có rất nhiều hiện tƣợng doanh nghiệp làm báo cáo giả để qua mắt công tác thẩm định của ngân hàng. Một số các doanh nghiệp khác dùng hồ sơ thế chấp tài sản bảo đảm giả, rồi sau khi đƣợc giải ngân thì bỏ trốn. Tất cả những việc đó đều ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 36 - 38)