Các đặc trƣng của hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)

I- ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NGÂN

3. Các đặc trƣng của hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong

điều kiện hội nhập

Trong quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động của các ngân hàng không chỉ còn bị bó buộc trong phạm vi của một quốc gia mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng không những bị chi phối bởi các yếu tố trong nƣớc mà còn chịu sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài. Hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều thay đổi thích nghi với thế giới, và do đó hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn trong điều kiện mới sẽ có những đặc trƣng sau:

3.1. Phải tuân theo quy luật thị trường và các luật lệ, tập quán kinh doanhquốc tế quốc tế

Một trong những đặc trƣng nổi bật của hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập đó là hoạt động trong môi trƣờng tài chính tự do. Khi hội nhập mọi rào cản ngăn cách bị phá vỡ, các ngân hàng sẽ phải tuân theo quy luật thị trƣờng về lãi suất, tỷ giá, nói cách khác phải tuân theo quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. Đây chính là luật chơi mà mỗi ngƣời chơi khi tham gia bắt buộc phải thực hiện. Nếu thực hiện tốt ngƣời chơi sẽ thành công và ngƣợc lại nếu không thực hiện đƣợc thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Do đó, để thích ứng

đƣợc buộc các ngân hàng phải tự đổi mới mình sao cho phù hợp với chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

3.2. Đa dạng, phức tạp và diễn ra trên phạm vi rộng

Trong điều kiện hội nhập, các ngân hàng không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên lãnh thổ của mình mà là khách hàng trên toàn cầu. Đây là điều bắt buộc vì theo nhƣ một nhà kinh tế ngƣời Đức phát biểu “Trong thị trƣờng toàn cầu nếu anh không phục vụ cho khách hàng đa quốc gia trong hầu hết các thành phố lớn trên thế giới thì họ sẽ không cần anh ngay cả trong nƣớc”. Lúc này, khách hàng cho vay của doanh nghiệp không chỉ còn bó buộc trong phạm vi nội địa, nếu ngân hàng nào có tài chính mạnh thì sẽ có khách hàng vay trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên khi phạm vi kinh doanh mở rộng, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng hàm chứa nhiều yếu tố nƣớc ngoài, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trở nên phức tạp, do đó rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt cũng trở nên nhiều hơn. Các ngân hàng có thể bị ảnh hƣởng hay thua lỗ bởi các chi nhánh của chính ngân hàng mình. Bằng chứng về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng đa quốc gia là Baring bank bị thua lỗ hàng tỷ đô la do chi nhánh ở Singapore gây ra bởi các công cụ phái sinh, sự vỡ nợ của các ngân hàng trong những năm 80 ở Mexico, Brazil, Achentina.

Khi tham gia hội nhập các ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng bởi các biến động của thế giới nhƣ các biến động về chính trị, khủng hoảng về tài chính hay sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ trong năm 2007 đang có những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu. Để tránh lập lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, ngày 4/5 vừa qua, Bộ trƣởng tài chính 13 nƣớc Đông Á đã nhất trí thành lập một quỹ dự trữ ngoại hối trị giá ít nhất 80 tỷ USD cho khu vực với mục đích đem lại cho các nƣớc thành viên một nguồn tài chính đảm bảo.

Nhƣ vậy có thể nói những biến động tài chính có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tài chính ngân hàng ở mỗi quốc gia. Chúng ta khó có thể loại trừ đƣợc những ảnh hƣởng đó, tuy nhiên các ngân hàng có thể phòng tránh và giảm thiểu rủi ro bằng các biện pháp thích hợp, bằng sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của bản thân ngân hàng mình.

3.3. Mang tính cạnh tranh quốc tế cao

Hội nhập quốc tế có nghĩa là môi trƣờng hoạt động tài chính sẽ đƣợc thông thoáng và mở cửa cho tất cả các tổ chức tài chính tham gia. Việc mở rộng tham gia của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài trên thị trƣờng đã làm cho hoạt động của các ngân hàng mang tính cạnh tranh quốc tế cao. Bởi vì trong cùng một môi trƣờng hoạt động, các ƣu đãi nhƣ nhau thì ngân hàng buộc phải không ngừng đổi mới và có các chính sách hoạt động thích hợp để thu hút khách hàng. Nếu chúng ta không biết cách hội nhập, thiếu sự giám sát thận trọng, các chính sách không đồng bộ có thể gây ra nguy cơ khủng hoảng.

Tuy nhiên là một quốc gia đang phát triển, chúng ta cũng chƣa nên mở cửa quá mức cho các ngân hàng nƣớc ngoài, vì các ngân hàng của ta hiện nay đang còn rất nhỏ bé về tiềm lực tài chính dễ bị các ngân hàng nƣớc ngoài thâu tóm. Dƣới sức ép mạnh mẽ về cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải có những thay đổi cả về tính chất hoạt động cơ cấu tổ chức, tiềm lực tài chính cũng nhƣ khả năng cung cấp các dịch vụ trên thị trƣờng. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng của các quốc gia đang phát triển, khi mà tiềm lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng cạnh tranh quốc tế còn hạn chế.

3.4. Diễn ra trong môi trường công nghệ hiện đại và sự phát triển của dịchvụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet. vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet.

Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy những tiến bộ về công nghệ điện tử và mạng viễn thông, làm thay đổi phƣơng thức hoạt động và cung cấp dịch vụ

của hệ thống ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, với sự hình thành của các mạng giao dịch tài chính và thanh toán toàn cầu đã thúc đẩy sự ra đời các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, hình thành các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking), ngân hàng Internet (mạng máy tính nối liền các thị trƣờng tài chính và các ngân hàng trên thế giới thành một thị trƣờng thống nhất). Sự phát triển các mạng giao dịch tài chính quốc tế đã khắc phục các trở ngại về không gian, thời gian và các thủ tục thủ công, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính đƣợc tiến hành thuận lợi, nhanh chóng đem lại tiện ích cho ngƣời tiêu dùng. Trƣớc những ƣu điểm của công nghệ thông tin đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)