Kinh nghiệm một số nƣớc

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 86 - 91)

III- KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA QUỐC TẾ

1. Kinh nghiệm một số nƣớc

1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Cũng nhƣ các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi, chuyển sang kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc có một hệ thống ngân hàng yếu kém do hậu quả của nhiều thập kỷ thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung, thể hiện ở những mặt sau:

Chất lƣợng tín dụng còn thấp, tỷ lệ nợ khó đòi cao, mở rộng tín dụng thiếu thận trọng và cơ cấu đầu tƣ không hợp lý.

Sự can thiệp chính trị vào các quyết định cho vay làm giảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng.

Để thúc đẩy nhanh sự phát triển của toàn ngành ngân hàng và để hoà chung với xu hƣớng hội nhập của các nƣớc trên thế giới, cuối năm 2001 Trung Quốc đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Cùng với việc gia nhập này Trung Quốc đã phải cam kết thực hiện những điều khoản không dễ dàng gì đối với ngành ngân hàng từ trƣớc đến giờ vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nƣớc, khó khăn hơn nữa những cam kết này chỉ đƣợc thực hiện trong vòng 5 năm.

Thứ nhất, các ngân hàng nƣớc ngoài (NHNNg) đƣợc phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng nƣớc ngoài ngay khi gia nhập.

Thứ hai, trong vòng một năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg sẽ đƣợc phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng Trung Quốc tại các thành phố đƣợc chỉ định. Danh sách những thành phố này đƣợc Chính phủ Trung Quốc mở rộng thêm 4 thành phố mỗi năm.

Thứ ba, trong vòng 2 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg đƣợc phép cho doanh nghiệp vay bằng bản tệ.

Thứ tƣ, 5 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg đƣợc phép quan hệ với khách hàng cá nhân Trung Quốc.

Thứ năm, NHNNg đƣợc phép thành lập liên doanh ngay khi gia nhập. Thứ sáu, trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO phía nƣớc ngoài đƣợc phép sở hữu toàn phần đối với ngân hàng Trung Quốc.

Trƣớc sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các NHNNg, Trung Quốc không còn cách nào khác là phải tập trung vào cải cách hệ thống tài chính ngân hàng.

Nhận thức đƣợc cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, ngay từ năm 1998 Trung Quốc đã đƣa ra một số cải cách khu vực ngân hàng. Để tăng

cƣờng vốn cho những ngân hàng lớn nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (trung bình từ 4.4% lên 8%), Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ RMB trái phiếu đặc biệt. Thêm vào đó để xử lý các khoản nợ xấu của 4 NHTM lớn, Trung Quốc đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs). Tổng số 1.4 nghìn tỷ RMB nợ khó đòi (chiếm 9% tổng dƣ nợ) đã đƣợc chuyển sang cho AMCs, các công ty này xử lý nợ xấu bằng nhiều cách nhƣ bán tài sản và chuyển nợ thành cổ phần. Hai biện pháp tăng cƣờng vốn điều lệ và thành lập các AMCs đều quan trọng trong việc tăng cƣờng sức mạnh cho khu vực ngân hàng, tuy nhiên nhiệm vụ cơ bản là phải chấm dứt hẳn sự hình thành nợ xấu, nguyên nhân gây ra suy thoái chất lƣợng tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Giũa năm 2000, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã chỉ đạo các ngân hàng không đƣợc cho các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ vay nữa. Đây đƣợc xem là những điều kiện tiên quyết để đem lại thành công cho việc cơ cấu lại ngành ngân hàng.

Sự giám sát tài chính ngân hàng cũng đã đƣợc củng cố, Trung Quốc đã đƣa ra các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế cho các ngân hàng, điều này góp phần làm minh bạch hệ thống tài chính ngân hàng đáp ứng đƣợc các cam kết hội nhập của Trung Quốc.

Một phần khác không kém quan trọng trong chƣơng trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đƣa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trƣờng để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng tài sản của các ngân hàng. PBOC đã tự do hoá lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng. Các NHTM đã đƣợc phép điều chỉnh lãi suất cho vay trên dƣới 10% và trên 30% đối với các khoản vay cho các công ty nhỏ. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ đã đƣợc loại bỏ ngay lập tức và tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên. Thêm vào đó sự nới lỏng các hạn chế về lãi suất tiền gửi bằng bản tệ cũng đã đƣợc thực hiện.

Vấn đề cơ bản còn lại là cơ cấu của 4 NHTM lớn. Một câu hỏi đặt ra là liệu có phải tƣ nhân hoá những ngân hàng quốc doanh này không để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong khu vực ngân hàng. PBOC đã khuyến khích 4 NHTM lớn bán cổ phiếu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, coi đây nhƣ một cách để tăng vốn và nâng cao năng lực quản lý. Đến cuối năm 2003, Trung Quốc đã rút khoảng 45 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ 2 ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC), cả 2 ngân hàng này đang chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng. T6/2004, BOC và CCB đã xử lý 300 tỷ RMB (khoảng 36,2 tỷ USD) nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5.16% xuống 3.74%. Để làm cho lĩnh vực ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao hơn, PBOC đã khuyến khích các ngân hàng quốc doanh tham gia thị trƣờng chứng khoán và chấp nhận bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bằng hành động cụ thể, T12/2004 Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (ICBC) đã nhận đƣợc 50 tỷ USD từ nhà nƣớc, có thể từ dự trữ ngoại hối hoặc từ trái phiếu chính phủ. T5/2006, ICBC bán cổ phiếu ra công chúng, theo sau CCB và BOC. Giá cổ phiếu của các ngân hàng này liên tục tăng lên, ICBC trở thành công ty cổ phần trong tháng 10 với sự tham gia của Bộ Tài chính và Công ty đầu tƣ Central Huijin Co. Ltd, mỗi bên chiếm 50% cổ phiếu. ICBC hiện có 18000 chi nhánh ở Trung Quốc, hơn 4 triệu khách hàng công ty và hơn 100 triệu khách hàng cá nhân. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên tới 10.26% trên mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm 2005, tỷ lệ nợ xấu xuống còn 4.43% năm 2005, gần tới mức 1-2% của NHNNg.

Đã 7 năm kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị thôn tính bởi các đối thủ nƣớc ngoài bởi Chính phủ đã có những phản hồi đúng hƣớng và có những bƣớc đi thận trọng. NHNNg đã trở thành động lực cho khu vực tài chính Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu

mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đây có thể xem là một bài học lớn đối với những nƣớc đi sau nhƣ Việt Nam.

1.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Trƣớc xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các nƣớc ASEAN cũng đã tiến hành các hoạt động hội nhập kinh tế ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn. Các nƣớc ASEAN đều từng bƣớc đề ra và xúc tiến một loạt các chính sách tự do hoá thƣơng mại, tự do hoá đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đặc biệt là mời chào các công ty đa quốc gia vào kinh doanh. Có thể thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế một số nƣớc ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonesia…Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, các nƣớc đều cho rằng mở cửa cho sự tham gia nƣớc ngoài sẽ góp phần tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nƣớc. Tuy nhiên sự đổ bộ quá nhiều của dòng vốn nƣớc ngoài đã làm cho nền kinh tế của một số nƣớc trở nên quá nóng nên khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của các nƣớc.

Sau khủng hoảng năm 97, dƣới sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, các nƣớc ASEAN đã phải áp dụng các biện pháp sau nhằm khôi phục nền kinh tế và hệ thống ngân hàng:

Cơ cấu lại vốn của tổ chức tài chính ngân hàng thông qua phát hành cổ phiếu và các công cụ tài chính, mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài kết hợp với sự hỗ trợ ngân sách nhà nƣớc.

Giải thể các ngân hàng không còn khả năng hoạt động, đóng cửa các ngân hàng không đảm bảo các chỉ số an toàn, thành lập các công ty mua bán nợ và tăng cƣờng vai trò của bảo hiểm tiền gửi.

Chấn chỉnh hoạt động đầu tƣ, chú trọng đến hiệu quả của dự án cho vay.

Tăng cƣờng sức mạnh tài chính và năng lực hoạt động cho các tổ chức tài chính đặc biệt của nhà nƣớc và chuyển giao quyền giám sát các tổ chức

này từ văn phòng Chính sách Tài chính sang NHTW để hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng.

Kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính nhƣ IMF, WB, cải cách các doanh nghiệp và cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thƣơng mại có chức năng kiểm toán tất cả các nghiệp vụ, kiểm toán các khoản vay có vấn đề, đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp khi có vi phạm.

Những giải pháp này cũng rất cần thiết cho Việt Nam trong điều kiện Việt Nam phải mở cửa ồ ạt cho các Ngân hàng nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w