Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 33 - 36)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN

2. Các nhân tố chủ quan

2.1. Hoạt động Marketing Ngân hàng

Một ngân hàng chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi nó đƣợc nhiều khách hàng biết đến và khẳng định năng lực của mình. Muốn đƣợc nhƣ vậy các ngân hàng phải tìm các biện pháp để giới thiệu, quảng bá các dịch vụ của mình. Bên cạnh đó thông qua việc quảng bá còn phải chỉ đƣợc cho khách hàng thấy đƣợc tính ƣu việt của dịch vụ ngân hàng mình so với ngân hàng khác, có nhƣ vậy mới thu hút đƣợc nhiều khách hàng.

Do tầm quan trọng của việc quảng bá ngân hàng, hiện nay các ngân hàng đều rất chú trọng tới các phòng nghiệp vụ nhƣ PR, hay phòng

Marketing. Những phòng này lại càng đặc biệt quan trọng với các ngân hàng mới thành lập hay những chi nhánh mới nhƣ chi nhánh Tây Hà Nội.

2.2. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông thƣờng chính sách tín dụng bao gồm các khoản mục sau: các loại hình cho vay, kỳ hạn cho vay, lãi suất cho vay, hƣớng giải quyết tín dụng vƣợt quá kỳ hạn, thanh toán nợ…đây có thể đƣợc coi là những khoản mục chủ yếu ảnh hƣởng to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Ta có thể thấy rõ điều này trong tình hình hiện nay của Việt Nam, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để thu hút tiền gửi nhằm bù đắp sự thiếu hụt tiền đồng, và tất nhiên theo quy luật của thị trƣờng ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn thì sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn. Qua đó có thể thấy một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích đƣợc việc tiết kiệm và đầu tƣ, thu hút đƣợc nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cho vay đạt hiệu quả cao đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng phù hợp với ngân hàng mình.

2.3. Chất lượng công tác thẩm định dự án

Khi đến ngân hàng để xin đƣợc cấp tín dụng, khách hàng thƣờng phải mang đến một bộ hồ sơ bao gồm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình cùng với những ƣớc tính về doanh thu và chi phí của dự án xin cấp vốn. Ngân hàng trƣớc khi quyết định có giải ngân hay không phải xem xét rất kỹ về tính khả thi của dự án đó, hay còn gọi là thẩm định dự án. Nhƣ vậy, thẩm định dự án là quá trình ngân hàng điều tra và xác nhận tính xác thực của báo cáo kết quả kinh doanh cũng nhƣ triển vọng dự án của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để cấp tín dụng hay không. Cũng thông qua công tác thẩm định, ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có của mình có thể tƣ vấn, giúp đỡ cho chủ đầu tƣ sửa đổi những điểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn, đồng thời cũng giúp ngân hàng tạo mối quan hệ với khách hàng.

Thẩm định là công việc đòi hỏi có nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp. Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không cho nên chất lƣợng của công tác này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hoạt động tín dụng. Nếu chất lƣợng của công tác thẩm định không cao tức là nhân viên tín dụng không xác định thực chất dự án có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy công tác thẩm định đòi hỏi các nhân viên phải có trình độ cao, đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.

2.4. Chất lượng đội ngũ nhân sự

Con ngƣời ở đâu và bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc nói chung và trong công tác tín dụng nói riêng. Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đƣa ra đƣợc những chính sách hợp lý và phƣơng hƣớng phát triển phù hợp với xu hƣớng của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ

giúp ngân hàng có đƣợc những khoản vay với chất lƣợng cao nhất. Cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn trong lòng thị trƣờng.

2.5. Hệ thống thông tin

Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin lại càng trở nên quan trọng. Trong lĩnh vực tín dụng, thông tin đƣợc coi là yếu tố cơ bản giúp cho các nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình. Nhờ thông tin tín dụng mà ngân hàng có thể theo dõi và quản lý các khoản vay của doanh nghiệp. Thông tin tín dụng càng nhanh, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng càng cao. Ngƣợc lại khi thông tin tín dụng không đƣợc cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng có thể sai, việc đầu tƣ vốn của ngân hàng không hiệu quả, trong nhiều trƣờng hợp có thể dẫn đến mất vốn. Chính vì vậy, việc thu thập đầy đủ thông tin là hết sức cần thiết để đảm bảo chất lƣợng cho khoản tín dụng đƣợc cấp ra.

2.6. Phương pháp quản trị rủi ro

Hoạt động tín dụng luôn đi kèm với rủi ro. Thực tế không có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro mà phải có phƣơng pháp quản trị rủi ro phù hợp để giảm thiểu và hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Đây đƣợc coi là nội dung quản trị quan trọng nhất trong quản trị NHTM và có tác động trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Tùy thuộc vào chính sách, chiến lƣợc hoạt động của mình mà các ngân hàng có các phƣơng pháp quản trị rủi ro khác nhau. Có ngân hàng chấp nhận rủi ro để kỳ vọng khả năng sinh lời lớn, có ngân hàng chú trọng mặt an toàn của các khoản tín dụng,…Việc quản trị rủi ro với nội dung cơ bản là phân tích, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của

các khoản tín dụng từ đó có phƣơng án giải quyết, dự phòng hợp lý là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho khoản tín dụng có chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 33 - 36)