Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 77 - 80)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay ngắn hạn

2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một hạn chế rất lớn của các NHTM VN cũng nhƣ của chi nhánh Tây Hà Nội là năng lực thẩm định dự án. Thẩm định là đánh giá hiệu quả của một dự án trên những con số mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, đó là công việc đòi hỏi phải có kiến thức về tài chính, phải tỉ mỉ và sâu sát thực tế liên quan đến thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Thẩm định tốt sẽ đem lại một khoản vay có chất lƣợng tín dụng cao.Tuy nhiên công việc này đƣợc thực hiện chƣa tốt ở nƣớc ta bởi chƣa có sự chuyên môn hoá, các cán bộ tín dụng chƣa đƣợc đào tạo kỹ và sâu vào nghiệp vụ này. Nhiều ngân hàng đã có phòng thẩm định tách riêng với phòng tín dụng, nhƣng lại chƣa có sự đồng bộ, nhất quán giữa hai phòng này, dẫn đến công tác thẩm định đạt kết quả không cao. Để cải thiện vấn đề này, chúng ta phải cải thiện từng bƣớc liên quan đến việc thẩm định.

2.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Để công tác thẩm định đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định nhƣ thông tin về ngƣời vay, về doanh

nghiệp, về dự án xin vay vốn. Ngoài ra còn cần phải có những thông tin khác liên quan nhƣ thông tin về thị trƣờng, về môi trƣờng kinh tế, chính trị, thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vay… Các thông tin này có đầy đủ chính xác thì ngân hàng mới có thể đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin mà ngân hàng có đƣợc chủ yếu là do các doanh nghiệp xin vay cung cấp nhƣng nguồn này không phải lúc nào cũng khách quan và trung thực, do vậy cán bộ tín dụng cần phải chủ động thu thập thông tin từ những nguồn khác đó là:

Phỏng vấn trực tiếp ngƣời vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thông tin nhƣ: mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của ngƣời vay, khả năng

trả nợ, lịch sử và xu hƣớng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Khi phỏng vấn trực tiếp nhƣ thế này đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt cần phải hiểu rõ tâm lý ngƣời đƣợc phỏng vấn. Khi xuống cơ sở sản xuất để điều tra trực tiếp, cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnh đạo, quan hệ với các bạn hàng, trách nhiệm của công nhân với công việc…qua đó có thể đánh giá đƣợc triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngoài nguồn thông tin chính thức do khách hàng cung cấp thông qua báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thông tin thu đƣợc qua phỏng vấn và khảo sát thực tế khách hàng, ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp, từ các ngân hàng khác mà doanh nghiệp đã từng vay vốn (nếu có) hay từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp.

Các thông tin này càng đầy đủ và chính xác bao nhiêu thì công tác thẩm định càng đem lại hiệu quả bấy nhiêu. Ngày này khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, cùng với việc xu thế toàn cầu hoá mở rộng thị trƣờng, các ngân hàng cũng cần phải xây dựng cho mình những trung tâm thông tin riêng, nhƣ vậy mới cạnh tranh đƣợc với các đối tác nƣớc ngoài.

Trong công tác thu thập thông tin cũng cần chú ý tới những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định ở phƣơng diện thị trƣờng sản phẩm của dự án, bao gồm các thông tin sau:

• Thông tin về số lƣợng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trƣờng, kể cả các doanh nghiệp sắp đƣợc thành lập. Thông tin này sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vay vốn trên thị trƣờng, giúp ngân hàng dự báo đƣợc tính khả thi của dự án.

• Thông tin về mức cầu đối với sản phẩm cùng loại, mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trƣờng hiện tại, thị phần và mức độ cạnh tranh.

• Thông tin về giá cả, dự báo thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

• Quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ, định hƣớng phát triển của các bộ ngành.

2.1.2. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin

Việc thu thập thông tin chỉ có ý nghĩa nếu ta biết xử lý chính xác thông tin đó. Do đó, để có thể tiến hành công tác thẩm định tốt thì cần phải hội tụ cả hai điều kiện thu thập thông tin đầy đủ và xử lý thông tin chính xác.

Khi đã có đƣợc các số liệu từ quá trình thu thập thông tin thì cần phải xem xét tính xác thực và mức độ tin cậy của thông tin, phải xem xét các số liệu này cả về tƣơng đối lẫn tuyệt đối. Đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì phải phân tích theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Chiều ngang cho thấy sự biến động theo thời gian, thấy đƣợc sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, còn chiều dọc cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu các khoản mục để từ đó xem xét điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Trong khi phân tích cần xem xét sự thay đổi của các tỷ lệ và đặt nó trong môi trƣờng hoàn cảnh cụ thể, có sự so sánh với các chỉ tiêu của ngành để đánh giá một cách chính xác.

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu định lƣợng, việc phân tích các chỉ tiêu định tính cũng hết sức quan trọng. Đó là việc đánh giá tƣ cách của ngƣời vay, khả năng quản lý, đồng thời phân tích sự biến động của lĩnh vực kinh tế khách hàng hoạt động. Ngày nay trong kinh doanh, năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do đó ngân hàng cũng cần phải chú ý tới vấn đề này khi thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh tây hà nội giải pháp phát triển (Trang 77 - 80)