MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG 181.1 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Anh trên b
Trang 1
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 60 22 0110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Công Đức
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP : PGS.TS Trần văn Phước PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP : PGS.TS Hà Quang Năng
PHẢN BIỆN 1 : GS.TS Diệp Quang Ban
PHẢN BIỆN 2 : PGS.TS Trần văn Phước
PHẢN BIỆN 3 : PGS.TS Nguyễn Văn Huệ
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
Nguyễn Thị Châu Anh
Trang 2Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi
Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được
ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Người thực hiện
Nguyễn Thị Châu Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Công Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn chỉ bảo cho tác giả từ những bước đầu ban đầu khó khăn, động viên tác giả về mọi mặt để tác giả có thể hoàn thành được luận án
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM vì đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức quý báu để tác giả có thể phát triển được
đề tài của luận án
Tác giả cũng xin được cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo trường Cao đẳng Bến Tre, Thành phố Bến Tre vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập
Và cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình vì đã luôn động viên và giúp
đỡ tác giả thực hiện luận án
Cuối cùng, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên trường Cao đẳng và Đại học tại Thành phố Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh vì đã giúp đỡ tác giả trong việc thu thập nguồn ngữ liệu cho luận án này
Trang 4
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1 Quy ước trích dẫn
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO trong dấu ngoặc vuông, ví dụ [125], nếu dẫn có số trang thì số trang được ghi theo sau dấu phẩy “,” phía sau số thứ tự tài liệu tham khảo của tác giả đó trong phần tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông
Ví dụ: “A” [19, tr.45]: nghĩa là “A” được trích dẫn từ tài liệu số 19 trong TÀI LIỆU THAM KHẢO và trích ở trang 45
Dẫn chứng trích nguyên văn của tác giả được đặt trong ngoặc kép Phần trích dẫn sẽ được đặt trong đặt trong dấu ngoặc kép nếu trích dẫn nguyên văn không quá ba dòng Tài liệu được trích dẫn nhiều hơn 3 dòng sẽ được dẫn thành một đoạn in nghiêng, lùi vào lề trái 2cm
Tài liệu tham khảo được ghi theo tên tác giả và năm xuất bản tạp chí, ấn phẩm, các công trình khoa học được công bố và xuất bản Tên tác giả đứng trước và kế đến là năm xuất bản sách của tác giả trong dấu ngoặc đơn
Danh mục tài liệu tham khảo được chia làm hai phần gồm các tài liệu bằng tiếng Việt và các tài liệu bằng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác Các tác giả là người Việt Nam được
xếp theo thứ tự abc theo tên và các tác giả người nước ngoài được xếp thứ tự theo họ
trong phần tài liệu tham khảo Nếu tác giả có trên một tài liệu trong cùng một năm thì sau năm có thêm ký tự a, b, c, …
Ví dụ: Nguyễn Đức Dân (1998a), (1998b)…
2 Quy ước đánh số
Các ví dụ được in nghiêng đánh số từ nhỏ đến lớn xuyên suốt luận án, từ ví dụ 1 đến ví dụ
n Các biểu đồ minh họa được đánh số riêng cho từng chương Các Biểu đồ trong Chương
1 được quy ước đánh số từ (1.1), (1.2), (1.3), … đến (1.n)
Các bảng minh họa cho phương phương pháp định lượng trong luận án sẽ được đánh dấu theo từng chương Chẳng hạn, Chương 1 sẽ bắt đầu từ Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1 Chương 2 bắt đầu từ Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1
Các ví dụ minh họa được in nghiêng và đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong toàn luận án Các cụm từ hoặc câu được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại được in nghiêng
Trang 5Trong luận án còn có một số thuật ngữ tiếng Việt có đối chiếu với thuật ngữ bằng tiếng Anh trong phần chính văn của luận án, phần thuật ngữ tương ứng bằng tiếng Anh sẽ nằm trong ngoặc đơn, phía sau thuật ngữ tiếng Việt để tiện việc đối chiếu Ví dụ: Tiền giả định (presupposition)
Những thuật ngữ dành cho tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh để giải thích và các bảng, biểu dài và phức tạp đều được vào phần Phụ lục của luận án
Trong luận án, các bảng tính của chương trình Excel, và SPSS trong máy tính, có định dạng mặc định là dấu chấm ngăn cách phần số nguyên phía trước và phần số thập phân phía sau Ví dụ, trong các bảng tính, số 2.53 được hiểu theo quy ước là 2,53 Như vậy, khi trình bày tác giả sẽ biện giải đúng theo số thập phân của ngôn ngữ toàn dân, có nghĩa là giữa phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách bằng dấu phẩy (2,53)
3 Quy ước đánh dấu
Dấu * đặt trước cụm từ hoặc câu: không chấp nhận được
Dấu ∅: từ, cụm từ hoặc câu bị bỏ trống
Dấu →: suy ra
Dấu /: hoặc là, hay là
Dấu ⇔: ngữ liệu được chuyển dịch qua lại 2 chiều tương đương từ Anh sang Việt hoặc Việt sang Anh (cả hai đều chấp nhận được)
⇒: được chuyển thành, đổi thành (một chiều)
BẢNG DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Trang 6
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
181.1 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn
trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng
18
1.2 Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến
câu nghi vấn trong tiếng Anh
241.3 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn
trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
29
1.4 Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến
CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG BẢN TIẾNG ANH CỦA
TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN TIẾNG VIỆT
CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN
43
2.1 Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt
trong tác phẩm Harry Potter, Q1 về mặt hình thức
45 2.1.1 Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Anh về mặt
hình thức
47
2.1.2 Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Việt về mặt
2.2 Nhận xét về tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong cả
hai ngôn ngữ đang xét từ góc độ tiền dụng học đến dụng học
56
2.3 Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt
trong tác phẩm Harry Potter, Quyển 1 về mặt ngữ dụng
59 2.3.1 Kết quả thống kê và phân tích dữ liệu thống kê về các từ ngữ chỉ
xuất xưng và gọi trong tiếng Anh và tiếng Việt
61
2.3.2 Kết quả khảo sát các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tác
Trang 7CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP TẠI LỚP HỌC
77
3.1 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong cả hai
3.1.1 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng
Anh
86
3.1.2 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng
3.2 Kết quả khảo sát câu nghi vấn về phương diện hình thức và
phương diện ngữ dụng qua 5 hành vi ngôn ngữ
93 3.2.1 Kết quả khảo sát về cách dùng các từ xưng hô của tiếng Anh và
tiếng Việt trong ngữ cảnh giao tiếp tại lớp học
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN
DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
139
4.1 Thực trạng dạy và học tiếng Anh về một số phương tiện diễn đạt
tính lịch sự trong câu nghi vấn của tiếng Anh (qua khảo sát thực tiễn sử dụng câu nghi vấn tại một số trường cao đẳng và đại học)
139
4.1.1 Kết quả điều tra phần một về cách sử dụng câu nghi vấn và một
số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém và biện pháp khắc phục
142
4.1.2 Kết quả điều tra phần hai về việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang
Việt và một số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém
và biện pháp khắc phục
152
4.1.3 Kết quả điều tra phần ba về mức độ nắm được cách diễn đạt các
giá trị ngôn trung của câu nghi vấn và một số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém
155
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy câu nghi vấn 1604.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch câu nghi vấn và học câu nghi
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của công cụ Google Translate trong việc
dịch tự động qua lại tiếng Anh và tiếng Việt
165 4.3.2 Giải pháp chỉnh sửa công cụ dịch tự động GT khi dịch các câu
nghi vấn từ Anh sang Việt và ngược lại
169
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của Nghiên cứu sinh 188
Phần Phụ lục của luận án
Quyển Phụ Lục - Từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 15 (199 trang)
Trang 8CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
1 Bảng 1.1: Kết quả thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn 30
2 Bảng 1.2: Lược đồ chỉ mối quan hệ của tính tình thái với tính phân
cực và với phần thức
36
CHƯƠNG 2
Bảng 2.1a: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
tổng quát trong nguồn ngữ liệu tiếng Anh (N=213)
47
3 Bảng 2.1b: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
chuyên biệt trong nguồn ngữ liệu tiếng Anh (N=213)
49
4 Bảng 2.2a: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
tổng quát trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt (N=213)
49
5 Bảng 2.2b: Thống kê mô tả sự phân bố của các dạng thức câu hỏi
chuyên biệt trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt (N=213) 51
6 Bảng 2.3: Những điểm tương đồng về mặt hình thức của câu hỏi
chuyên biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt
54
7 Bảng 2.4: Những điểm khác biệt về mặt hình thức của câu nghi vấn
trong tiếng Anh và tiếng Việt — Câu hỏi chuyên biệt
10 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát các từ ngữ chỉ xuất nhân xưng trong
11 Bảng 2.8: Nhận diện các giá trị ngôn trung cầu khiến trên thang độ
lực ngôn trung
65
12 Bảng 2.9: Thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong
tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát
66
CHƯƠNG 3
13 Bảng 3.1: Thông tin mô tả về các tham nghiệm viên 78
14 Bảng 3.2 Tiêu chí đánh dấu tính lịch sự trong câu nghi vấn 90
15 Bảng 3.3a: Kết quả khảo sát về từ xưng hô trong tiếng Anh 94
Trang 916 Bảng 3.3b: Bảng thống kê những từ xưng hô trong tiếng Việt mà
sinh viên mong muốn được sử dụng trong lớp học
94
17 Bảng 3.4a: Thống kê các phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái và
đánh dấu tính lịch sự trong cứ liệu khảo sát tiếng Việt 95
18 Bảng 3.4b: Thống kê các từ ngữ dùng để xưng và hô gọi trong tiếng
Việt dựa trên cứ liệu khảo sát
96
19 Bảng 3.5: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn không chính danh
trong 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh 99
20 Bảng 3.6: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn ở 5 hành vi ngôn
ngữ trong tiếng Việt
23 Bảng 3.8: Thống kê mô tả câu nghi vấn phân bố trên thang đo lịch
sự qua 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh (Sp1<Sp2)
103
24 Bảng 3.9: Tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh
25 Bảng 3.10: Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung của 5 hành vi
ngôn ngữ trong tiếng Anh với vai giao tiếp Sp1=Sp2
31 Bảng 3.12: Thống kê mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt với
vai giao tiếp Sp1<Sp2
114
32 Bảng 3.13: Tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn trong tiếng Việt
33 Bảng 3.14: Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung của các câu
nghi vấn trong tiếng Việt trên thang độ lịch sự (Sp1=Sp2)
118
34 Bảng 3.15: Bảng phân bố tần số xuất hiện câu nghi vấn trong tiếng
Việt trên thang độ lịch sự SV-SV trong các vai giao tiếp thuộc quan
hệ bạn bè (Sp1= Sp2)
120
Trang 1035 Bảng 3.16a: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi mượn 122
36 Bảng 3.16b: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi mời 123
37 Bảng 3.16c: Kết quả về cách thức đáp lại hành vi yêu cầu 124
38 Bảng 3.17a: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi mượn
124
39 Bảng 3.17b: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi mời
124
40 Bảng 3.17c: Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng tác động lên
lực ngôn trung của câu nghi vấn trong hành vi yêu cầu
127
41 Bảng 3.18: Bảng tóm tắt cách phân loại các loại câu nghi vấn trên
42 Bảng 3.19: Phương thức cấu tạo câu nghi vấn trong một lượt lời để
thực hiện hành vi ngôn ngữ trong cuộc thoại
135
43 Bảng 3.20: Bảng phương thức mở rộng thành phần nòng cốt của câu
nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt để một hành vi ngôn ngữ
mang tính lịch sự trong tình huống tại lớp học
136
CHƯƠNG 4
44 Bảng 4.1: Tóm tắt nội dung khảo sát dành cho tham nghiệm viên
(Language use survey)
141
45 Bảng 4.2: Các loại lỗi trong hành vi mượn từ dữ liệu khảo sát 142
46 Bảng 4.3: Mô tả lối nói trực tiếp và gián tiếp khi sử dụng câu nghi
vấn trong hành vi mời
151
47 Bảng 4.4: Phân tích lỗi trên thực tiễn đối dịch Anh-Việt của sinh
48 Bảng 4.5: Mô tả và minh họa sự hành chức đa dạng của tiểu từ tình
thái trong các câu nghi vấn trong tiếng Việt
154
49 Bảng 4.6: Kết quả khảo sát đợt 3 về cách dùng các câu nghi vấn
chính danh và phi chính danh trên bình diện ngữ dụng 156
50 Bảng 4.7: Cách thể hiện Vật sở chỉ (Quyển sách) trong câu nghi vấn,
xét trên cứ liệu từ hành vi mượn trong tiếng Việt
Trang 11B 19 BIỂU ĐỒ
trang
1 Biểu đồ 2.1a: Thống kê phân loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh 46
2 Biểu đồ 2.1b: Thống kê phân loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh 48
3 Biểu đồ 2.2a: Thống kê phân loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt 50
4 Biểu đồ 2.2b: Thống kê phân loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt 52
5 Biểu đồ 2.3: Mô tả các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn phi chính
danh trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát (N-=213)
68CHƯƠNG 3
5 Biểu đồ 3.1: Mô tả phân bố về khả năng sử dụng tiếng Anh của các
tham nghiệm viên
80
6 Biểu đồ 3.2: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Anh qua
5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=450)
96
7 Biểu đồ 3.3: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Việt qua
5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=454)
10 Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Anh trên thang độ lịch sự từ A đến E
104
11 Biểu đồ 3.6: Mô tả hành vi chê trên thang đo lịch sự A,B,C,D,E trong
tiếng Anh (Sp1<Sp2)
107
12 Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Anh trên thang độ lịch sự từ A đến E (Sp1=Sp2)
15 Biểu đồ 4.1: Lỗi về cách sử dụng câu nghi vấn trong tình huống giao
Trang 1218 Biểu đồ 4.4: So sánh kết quả thử nghiệm độ tin cậy của GT qua hai
cách nhập dữ liệu khác nhau
178
19 Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả thử nghiệm độ tin cậy của GT khi dịch
108 câu nghi vấn từ Việt sang Anh theo cách nhập dữ liệu gồm 9 bước
đề nghị tại Chương 4
179
KẾT LUẬN
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với vấn đề dạy và học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được quan tâm Qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh với vai trò là một giảng viên dạy Anh ngữ như một ngoại ngữ, tác giả nhận thấy đôi khi sinh viên lại dùng câu nghi vấn trong tiếng Anh theo kiểu câu của tiếng Việt, theo cách nghĩ của người Việt
Tương tự, cách diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Việt của sinh viên nước ngoài đôi khi lại khó hiểu, do các tiểu từ tình thái cuối câu nghi vấn trong tiếng Việt đảm nhiệm chức năng “biểu cảm” theo thái độ của người nói, trong khi những cách diễn đạt này lại không có trong tiếng Anh
Kết quả khảo sát các hành vi ngôn ngữ tại lớp học của sinh viên Việt Nam cũng cho thấy việc sử dụng Anh ngữ của sinh viên còn rất hạn chế vì còn mắc nhiều lỗi khi
sử dụng câu nghi vấn trong các hành vi ngôn ngữ Việc khắc phục những trở ngại này có lẽ là một thách thức không nhỏ đối với sinh viên Điều này dường như cũng chính là lý do mà sinh viên thiếu tự tin khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với thầy
cô và bạn bè trong môi trường ngôn ngữ được xác lập cụ thể trong lớp học
Nguyên nhân chính của sự hạn chế này có thể do sinh viên Việt Nam thông thường chỉ được học kiến thức Anh ngữ trong một số giáo trình nhất định và trong một thời gian nhất định Mức độ quan tâm và đầu tư của sinh viên cho việc học tiếng Anh có
lẽ chưa thật thỏa đáng Hầu hết sinh viên Việt Nam đều ý thức được tầm quan trọng của môn ngoại ngữ này nhưng ý thức tìm phương pháp để vận dụng ngôn ngữ được học vào thực tiễn chưa cao Hơn nữa, sinh viên cũng chưa có thật nhiều cơ hội giao tiếp thường xuyên với người bản ngữ nói tiếng Anh, cho nên đôi khi vẫn còn tồn tại những trường hợp sinh viên chưa xác định rõ thang độ lịch sự cần thiết của một hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh, trong đó câu nghi vấn trong tiếng Anh đang hành chức theo nền văn hóa của người Anh
Trang 14Để tìm lời giải cho những câu hỏi này nhằm đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng
trên, trong quá trình dạy kỹ năng dịch và các kỹ năng ngôn ngữ khác trong lớp học
như nghe, nói, đọc và viết, người thầy nên chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ trong hai nền văn hóa khác nhau là Anh ngữ và Việt ngữ và những kiểu nói lịch sự trong các hành vi ngôn ngữ khi chuyển dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt
Việc so sánh những điểm khác biệt và tương đồng của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt từ một nguồn ngữ liệu phong phú về các phương tiện diễn đạt câu nghi vấn theo nghi thức lịch sự trong tương tác xã hội là một việc làm cần thiết, đặc biệt là có thể giúp cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh và sinh viên nước ngoài học tiếng Việt có được một kim chỉ nam trong kỹ năng giao tiếp, từ đó
có được mối quan hệ hợp tác đúng đắn, năng động và lịch sự khi giao tiếp với nhau,
cụ thể là có thể sử dụng các hành vi ngôn ngữ theo đúng phép lịch sự trong các tình huống giao tiếp cụ thể
Trong giai đoạn phát triển của ngành ngôn ngữ học hiện nay, ngữ dụng học đã xác định đối tượng của mình là ngôn ngữ đang vận hành chứ không phải trong một hệ thống tĩnh tại Cả hai ngôn ngữ đang xét, tiếng Anh và tiếng Việt, đều đang hành chức trong hoạt động mang tính tương tác giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội Một trong những vấn đề thiết yếu có liên quan đến nghi thức giao tiếp trên bình diện ngữ dụng là phép lịch sự Vấn đề lịch sự hay lễ phép chuẩn mực trong tương tác xã hội trong cả hai nền văn hóa Anh và Việt là vấn đề ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều người trong thời đại xã hội đang phát triển về mọi mặt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay Nghi thức lịch sự trong lời nói không chỉ là một vấn đề thuần túy về ngôn ngữ học, mà nó còn được chi phối và ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như tình huống giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa và các nhân tố xã hội
Tùy theo tình cảm, thái độ, và hiểu biết của người phát ngôn (người cho) về sự tình,
về ngữ cảnh giao tiếp nhất định, về người thụ ngôn (người nhận) mà câu nghi vấn được diễn đạt trang trọng hay thân mật trên thang độ lịch sự của nó Những khả
Trang 15năng còn tiềm ẩn của loại câu nghi vấn đang còn chờ sự khai thác và những đột phá
mở đường về so sánh đối chiếu của loại câu này trên bình diện ngữ dụng về lý thuyết và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ
Đã có nhiều công trình về ngôn ngữ học nghiên cứu về câu nghi vấn bằng tiếng Anh
và tiếng Việt trên cả ba bình diện: ngữ kết, ngữ nghĩa, ngữ dụng Tuy nhiên, có thể nói vấn đề so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng với vai giao tiếp là trò – trò và trò – thầy trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học dường như vẫn là vấn đề còn bị bỏ ngỏ Tác giả luận án đã chọn đề tài này để nghiên cứu vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của nó trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, giai đoạn mà ngôn ngữ mạng 8x/9x đã có ảnh hưởng đến ngôn ngữ của sinh viên mà điển hình là cách dùng câu nghi vấn trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học
Đây có lẽ là lần đầu tiên câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học qua 5 hành vi ngôn ngữ được làm thành một đối tượng nghiên cứu riêng cho một luận án khoa học Một đề tài như vậy sẽ rất cần thiết và chắc hẳn sẽ chứa đựng những vấn đề vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lý thú Những điều đó
đã thôi thúc tác giả luận án quyết tâm thực hiện đề tài này Đề tài này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về lý thuyết cũng như thực tiễn có liên quan đến câu nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ trên bình diện ngữ dụng Điều mà tác giả luận án mong muốn hướng tới khi chọn đề tài này để nghiên cứu là góp phần thiết thực cải tiến chất lượng giảng dạy Anh ngữ cho người Việt về vấn đề câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ Đề tài cũng cung cấp cho học viên nước ngoài1học tiếng Việt một tài liệu tham khảo về các chiến lược giao tiếp lịch sự trong nền văn hóa Việt của người Việt qua các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt
Giảng dạy sẽ là công việc lý thú nếu người dạy chỉ ra được những sai sót nơi người học, đồng thời tìm được những giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất để truyền đạt đến người học Đối với người nước ngoài học tiếng Việt, tác giả của luận án cũng hy vọng rằng những phân tích, mô tả đặc điểm về ngữ nghĩa–ngữ dụng của câu nghi
1 Tác giả luận án tạm dùng thuật ngữ học viên nước ngoài để chỉ chung những người nước ngoài, không phải
là người Việt hiện đang học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ
Trang 16vấn trong tiếng Anh khi so sánh với câu nghi vấn trong tiếng Việt có thể giúp cho học viên nước ngoài sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Việt qua các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp được tốt hơn Sinh viên có thể ứng dụng những nghi thức lịch sự thích hợp, đúng chuẩn mực trong việc sử dụng câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ
để giao tiếp với bạn bè và thầy cô tiêu biểu cho hai vị thế xã hội khác nhau: ngang bằng và cao hơn trong thực tiễn giao tiếp xã hội
Cũng xuất phát từ những bức xúc trong công việc giảng dạy tiếng Anh bậc cao đẳng, đại học và đặt vấn đề về công tác truyền đạt kiến thức cho sinh viên, tác giả của luận án đã mạnh dạn bước sang lĩnh vực nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ được biểu đạt qua câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm biện pháp khắc phục những khó khăn trong việc học ngoại ngữ của sinh viên trong thực tiễn giao tiếp và dịch thuật Hy vọng rằng những gì tìm thấy được trong lĩnh vực của đề tài này sẽ quay lại phục vụ đắc lực cho học viên và cũng là nhiệm vụ thực tế của những người thầy dạy tiếng Đó cũng chính là lý do mà các công trình nghiên cứu của luận
án mong muốn được đóng góp
2 Lịch sử vấn đề
Tác giả Cao Xuân Hạo [40, tr 391-412], khi nghiên cứu về câu nghi vấn trong
“Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, đã phân ra hai loại: câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn không chính danh Theo ông, ý nghĩa của nghi vấn chính danh
có thể được xác định thông qua ý nghĩa của sự tương ứng giữa câu hỏi và câu đáp Ông cũng khẳng định câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/không”) là những yêu cầu cho biết thực cách của một mệnh đề có yếu tố nghi vấn chính là những vị từ tình thái làm trung tâm vị ngữ, kết hợp với một yếu tố tình thái đặt ở cuối câu hỏi Ngoài ra,
trong câu hỏi chính danh còn có loại câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu bằng có phải theo sau là một mệnh đề trọn vẹn và kết thúc bằng không, cùng với dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu Loại câu hỏi này được trả lời bằng phải hay không/không phải, mà không thể trả lời bằng có hay không Hai loại này khác nhau về tiền giả định trong
câu hỏi Các câu nghi vấn thuộc loại câu nghi vấn không chính danh cũng được ông
đề cập đến khi bàn đến các giá trị ngôn trung khác của câu nghi vấn trong tiếng
Trang 17Việt, chẳng hạn như câu hỏi có giá trị cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán,
phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại Loại câu nghi vấn có các giá trị ngôn trung
khác nhau này so với câu nghi vấn chính danh rất khác biệt về tình thái, về sắc thái cảm xúc và có những đặc tính về mặt dụng pháp là có thể được trả lời trực tiếp hay không trực tiếp, hoặc không cần được trả lời
Luận án tiếp thu và dựa trên nền tảng lý thuyết của tác giả Cao Xuân Hạo trong cách phân loại câu nghi vấn và các giá trị ngôn trung như đã trình bày và sẽ sử dụng thuật ngữ “câu hỏi chuyên biệt” (Wh- Questions) và “câu hỏi tổng quát” (Yes/No questions) của tác giả Cao Xuân Hạo khi đề cập đến hai loại câu nghi vấn này xuyên suốt luận án
Tác giả Diệp Quang Ban [6, tr 28-39] đã đưa ra các dạng thức trong câu tiếng Việt
là thức trình bày (declarative), thức nghi vấn (interrogative), thức cầu khiến (imperative) và thức cảm thán (exclamative) Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu bao giờ cũng tồn tại dưới một thức nhất định Thức của câu (sentence mood) trong tiếng Việt là giá trị tình thái của các kiểu câu khi sử dụng trong giao tiếp Thức của câu
tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức và biểu thức thức (mood
expressions) cùng với yếu tố tình thái khác trong câu làm thành phần thức và phần còn lại trong câu có quan hệ với phần thức được gọi là phần dư (residue) Quan hệ của phần thức với phần dư làm thành cấu trúc thức Thức của câu cũng là cơ sở để xác lập các kiểu câu
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2003b) [22, tr.72-90], phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người đang giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn Phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói Khi vai trò của người nói luân chuyển thì ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai cũng thay đổi theo Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để nói về người hay sự vật không tham gia vào cuộc giao tiếp Trong các từ
xưng hô của tiếng Việt, có những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi
Trang 18(tôi, tớ, mày) và những từ kiêm ngôi là những từ được dùng cho nhiều ngôi (người
ta, mình) Ý nghĩa liên cá nhân bao gồm cả ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ xưng
hô của tiếng Việt Ngoài ra, biểu thức “gọi” trong tiếng Việt nhằm hướng đến một người nào đó làm cho người này biết rằng người gọi đang muốn nói gì đó với
“người được gọi” Dựa trên nền tảng này, các vai đối xưng và tự xưng trong lý thuyết ngôn ngữ của tác giả Đỗ Hữu Châu sẽ được luận án khảo sát cẩn thận bằng nguồn tư liệu ngôn ngữ cụ thể trên diện rộng để đối chiếu cách dùng các từ xưng và gọi trong phạm trù xưng hô trong cả hai ngôn ngữ
Tác giả Nguyễn Đức Dân [27, tr.6, 17, 24, 65, 142-151] đã tổng kết sơ bộ những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến ngữ dụng học trong sơ đồ “phổ hệ” ngữ dụng học [27, tr.6] và đưa ra một số lý luận chung quanh vấn đề lý thuyết của Searle, ông giải thích thêm về ba loại hành vi ngôn ngữ và cách phân loại các hành vi tại lời của J Searle (1982) Ông cũng đề cập đến các công trình có liên quan đến nguyên lý lịch sự và cũng cùng quan điểm với các tác giả R Lakoff (1973, 1989), G Leech (1983), W Edmondson (1981), A Kasher (1986), khi bàn về phép lịch sự dưới góc độ một phương châm hội thoại Ông cũng tổng kết khái quát những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nguyên lý lịch sự như
P Brown và S Levinson (1987) khi tiếp cận về phép lịch sự như một hành vi giữ thể diện
Tác giả Nguyễn thiện Giáp [39, tr.105-123, 134-144], khi miêu tả những kiểu lịch
sự khác nhau trong giao tiếp, đã minh họa một ví dụ để minh chứng cho khái niệm thể diện và những đánh dấu về mặt ngôn ngữ với những tiền ước về khoảng cách xã hội tương đối và sự gắn bó Chẳng hạn, một sinh viên hỏi một giáo viên:
1 Thưa thầy, em muốn hỏi thầy một câu có được không ạ?
Nhưng với bạn bè ngang hàng thì có thể hỏi:
2 Này, có rảnh không?
Ông cũng đồng tình với các quan điểm của các tác giả [27], [16], [40] về khái niệm hành động giữ thể diện (Face saving act) và hành động đe dọa thể diện (Face
Trang 19threatening act) Ông cho rằng “Thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm của mỗi cá nhân và mong muốn được người khác tri nhận” [37, tr.104] Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được thực hiện trong tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu Theo ông, để thể hiện phép lịch sự khi có khoảng cách xã hội người ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của người đối thoại bằng cách sử dụng những từ ngữ chiều lòng, tôn trọng Trong khi đó, khi có sự thân hữu người ta thể hiện phép lịch sự bằng việc dùng các từ ngữ có tính thân tình, tình đồng chí và đoàn kết [37, tr.105]
Khi nói về các công trình của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực ngữ dụng học không thể không kể đến G N Leech Theo Leech (1983) [188, tr.138-149], mục tiêu của phép lịch sự được dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích Dựa trên nguyên tắc tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những vấn đề lịch sự Leech
đã đề ra những phương châm giao tiếp đóng góp trong hội thoại, trong đó ông cũng
đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm: Quantity (Lượng), Quality (chất), Relation (quan hệ), Manner (cách thức), và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm, âm điệu của giọng nói thể hiện tính lịch
sự
Tác giả Đinh Điền [30, tr.141-160] đã đề ra một số chiến lược dịch cơ bản trong việc dịch máy Ông đã kiểm định kết quả dành cho bài toán đánh giá chất lượng hệ dịch EVT (English Vietnamese Translator), nêu được bài toán gán nhãn ngữ nghĩa
và ngữ pháp cho quy trình dịch máy Đây là cũng là một gợi ý được xem như một tiền đề và cơ sở lý thuyết cho tác giả của luận án nghiên cứu thử nghiệm chương trình dịch máy Google Translate trên hệ thống mạng Internet toàn cầu nhằm kiểm định độ tin cậy trong việc dịch câu nghi vấn từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại từ máy dịch tự động Google Translate trên hệ thống mạng Internet nhằm đưa ra các giải pháp đề nghị cải tiến chương trình huấn luyện chuyển dịch qua lại Anh – Việt trên ngữ liệu song ngữ cho chương trình dịch máy Google Translation
Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai ngôn ngữ trên bình diện kết học và ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây
Trang 20có liên quan đến luận án phải kể đến: 1) Nguyễn Đăng Sửu [109], [110], [111], [112] đã có những đóng góp đáng kể về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn dựa trên một số tác phẩm và phân loại tần số xuất hiện của mỗi loại trên cứ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt; 2) Lê Đông (1996) [32] nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); 3) Nguyễn Thúy Oanh [95] đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt; 4) Nguyễn Thị Thìn [124] đã nghiên cứu và khảo sát một
số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt, qua đó đã đưa ra một số kiểu câu nghi vấn trích từ các tác phẩm văn học có tần số xuất hiện cao và phân tích về ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số kiểu câu nghi vấn này trong tiếng Việt
Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể
kể đến: 1) Đào Nguyên Phúc (2005) [99, tr.16-18] đã khái quát được những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản của hai hành vi “xin” và “xin phép”; 2) Lê Thị Hoàng Nga (2006) [87] nghiên cứu chuyên sâu về: “Câu cầu khiến tiếng Việt trên bình diện lịch sự và giao tiếp” (có đối chiếu với tiếng Anh); 3) Đặng Thị Hảo Tâm (2006) [114] đã thống kê, phân tích và kiến giải về “Hành vi chê trách trong tiếng Anh-Mỹ (so với tiếng Việt)” trong bài chuyên khảo của mình; 4) Dương Thị Thu Nhung (2007) [92] trong công trình nghiên cứu với nội dung: “Lịch sự ngôn từ trong nghi thức lời mời tiếng Việt” đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể hiện lời mời bằng các biểu thức mời trong tiếng Việt; 5) Nguyễn Thị Lương (2006) [79, tr.32-42] đã có những minh họa lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; 6) Vũ Thị Thanh Hương (1997) [206] đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt và chiến lược lịch sự của 46 tham nghiệm viên tại Hà Nội qua phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra ngôn ngữ và phỏng vấn; 7) Tạ Thị Thanh Tâm [115], [116], [117] đã
có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt
Trang 21Nhìn chung các tác giả này có những công trình nghiên cứu kiến giải cho hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh hoặc trong tiếng Việt hoặc so sánh cả hai ngôn ngữ đang xét trong giao tiếp trên bình diện ngữ dụng Luận án là bước tiếp nối những thành tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về
so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sử dụng ở tình huống giao tiếp tại lớp học, và những ứng ứng dụng của nó trong việc dạy và học ngoại ngữ và dịch thuật
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của loại câu nghi vấn trong sự hành chức của nó trên phương diện ngữ kết, và ngữ nghĩa-ngữ dụng, qua đó làm sáng tỏ cách dùng câu nghi vấn trong thực tiễn dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh và trong một chừng mực nào
đó, cũng là tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt Việc đi sâu nghiên cứu bình diện ngữ dụng của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt với nguồn ngữ liệu đa dạng và phong phú từ các phiếu khảo sát của 1119 sinh viên cũng nhằm góp phần khẳng định được sự liên kết đa dạng của các thành tố làm nên thức nghi vấn theo quan điểm của người dùng trong mối quan hệ liên nhân trên phương diện lịch sự, đồng thời cũng phục vụ cho việc biên soạn các tài liệu giảng dạy ngoại ngữ, trong đó câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt được dùng trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau theo các mức độ lịch sự từ trang trọng, trung hòa, thân mật đến suồng sã không khách sáo
Để đạt được mục đích đã nêu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1 Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết về câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét, các vấn đề về hành vi ngôn ngữ và phép lịch sự qua các hành vi ngôn ngữ được thể hiện qua hình thức câu nghi vấn làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo trên bình diện ngữ dụng;
Trang 222 Thống kê, phân loại, phân tích, mô tả những điểm khác biệt và tương đồng của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ, đồng thời luận án cũng tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố tác động lên giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng;
3 Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế sử dụng câu nghi vấn của sinh viên trong tình huống giao tiếp lớp học tại các trường đại học và cao đẳng để rút ra những nhận xét khái quát về sự hành chức của câu nghi vấn trong sử dụng qua các hành vi ngôn ngữ nằm trong một tình huống cụ thể tại lớp học;
4 Phân tích kỹ lưỡng và có hệ thống tầng bậc các mức độ lịch sự do các hành vi ngôn ngữ mang lại, đồng thời tìm hiểu các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong giao tiếp ở các mức độ khác nhau trong phép lịch sự từ khách sáo đến thân mật giữa các vai giao tiếp “trò – thầy” và “trò – trò” trong lớp học, sau đó rút ra những nhận xét về cách diễn đạt nghi thức lịch sự của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ khi
mở rộng cấu trúc nòng cốt của câu nghi vấn về phía trái và về phía phải qua các hành vi ngôn ngữ khảo sát;
5 Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt
và lỗi về ngữ nghĩa- ngữ dụng khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh giao tiếp,
từ đó đề ra biện pháp khắc phục trong việc dạy và học ngoại ngữ;
6 Ứng dụng kết quả so sánh đối chiếu câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét
để kiểm định độ tin cậy trong chương trình dịch tự động Anh - Việt của Google Translation (GT), đồng thời ứng dụng chỉnh sửa công cụ dịch tự động GT và vận dụng vào việc dạy và học câu nghi vấn trong thực tiễn giao tiếp cho sinh viên
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát các câu nghi vấn trong tiếng Anh và đối chiếu với các câu nghi vấn tương ứng trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt từ nguồn tư liệu ngôn ngữ có chọn lọc rồi ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên người Việt và việc dạy tiếng Việt cho học viên người nước ngoài là những nội dung
mà công việc nghiên cứu của luận án cần phải chuyên sâu vào
Trang 23Để đạt được kết quả như mong đợi, tác giả của luận án sẽ sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng khi so sánh và đối chiếu câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ
+ Phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng: Trong mẫu khảo sát gồm 426 câu nghi vấn chính danh và phi chính danh trong tiếng Anh (bản gốc) và tiếng Việt (bản dịch) trích từ tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), luận án sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích giải thích và chứng minh cho những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong 2 ngôn ngữ đang xét Sự khác biệt rõ nét và cả những điểm khác tinh tế ẩn mình ngay trong những chỗ được coi là giống hệt hoặc tương đương giữa hai ngôn ngữ sẽ là cơ sở rất khoa học để xác định những khó khăn mà người Việt gặp phải khi học tiếng Anh và từ đó, ở một chừng mực nào đó, có thể suy ngược lại những khó khăn mà người bản ngữ Anh sẽ đối mặt khi học tiếng Việt
+ Phương pháp thống kê: luận án khai thác nguồn ngữ liệu nghiên cứu bằng cách sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu trưng cầu ý kiến của sinh viên về cách sử dụng câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng Phân tích
và tổng hợp dữ liệu khảo sát trên cơ sở thống kê mô tả bằng chương trình SPSS, khảo sát câu hỏi mở trên diện rộng để có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy Hệ thống hóa phần miêu tả câu nghi vấn của hai thứ tiếng này bằng các bảng thống kê
và phân loại Các biến định lượng và định tính trong tập dữ liệu được thu thập và xử
lý bằng chương trình phân tích kết quả thống kê “SPSS for Windows” theo phiên bản 11.5 Qua thống kê và mô tả câu nghi vấn từ nguồn ngữ liệu thu thập, luận án sẽ phân tích, chứng minh và giải thích các kết quả tìm được và kiểm định các giả thuyết khoa học bằng nhiều phép thử để chứng minh tính đúng sai khi chuyển dịch qua lại các câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chương trình dịch tự động GT
+ Phương pháp trắc nghiệm: Để tìm ra những sai sót phổ biến khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh ở những học viên người Việt học tiếng Anh và làm tư liệu tham
Trang 24khảo cho người nước ngoài học tiếng Việt, luận án cũng sử dụng bài tập trắc nghiệm và các bài tập dịch câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt qua các phiếu khảo sát nhằm đánh giá sinh viên về mức độ hiểu các giá trị ngôn trung của các câu nghi vấn trong tiếng Anh và nắm bắt được khả năng dịch thuật các câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Mẫu phiếu trắc nghiệm và phiếu điều tra ngôn ngữ có nêu cụ thể trong Quyển Phụ lục của luận án – Phụ lục 1và 2, trang 1-10)
+ Phương pháp đối chiếu: Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án sẽ miêu tả
ý nghĩa biểu đạt của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại và tìm xem
có những trường hợp nào thể hiện sự tương đồng hay sự khác biệt, toàn phần hay
bộ phận, giữa hai thứ tiếng đang xét trên bình diện ngữ dụng Từ đó, giải thích kết
quả tìm được dựa trên những thành tựu của ngôn ngữ học nói chung và của ngữ dụng học nói riêng nhằm xác định những khó khăn trong quá trình nhập mã, giải mã
và chuyển mã Việt- Anh hay Anh-Việt đối với loại câu nghi vấn, đồng thời nêu một
số giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn này trên thực tiễn giao tiếp của sinh viên và thực tiễn dịch thuật Những kết quả tìm được sẽ được khái quát thành những thành đề xuất ứng dụng cụ thể như một thành tựu về ngôn ngữ học
Để tránh sự dàn trải và cũng phù hợp với tính chất của một luận án nhằm nghiên cứu sâu đối tượng ở những khía cạnh cần thiết nhất trong thời điểm nghiên cứu của
nó, luận án này được thực hiện với nhiệm vụ cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây:
1 Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những tương đồng và khác biệt nào trên bình diện ngữ dụng? Và có bao nhiêu giá trị ngôn trung trong tập ngữ liệu của mẫu khảo sát loại câu nghi vấn?
2 Xét từ góc nhìn của phép lịch sự trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học, những yếu tố nào tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn làm nên phép lịch sự trong giao tiếp từ khách sáo/lễ phép đến không khách sáo/thân mật và liệu có thể
có được một bức tranh khái quát về sự hành chức đa dạng của câu nghi vấn trong sử dụng cho một ngữ cảnh được xác lập cụ thể hay không?
3 Sự khác biệt của những yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự trong câu nghi vấn
từ khách sáo/ trang trọng/ lễ phép đến không khách sáo/ thân mật/ suồng sã sẽ gây khó khăn như thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải
Trang 25mã, và chuyển mã Anh-Việt hoặc Việt-Anh trong thực tiễn giao tiếp và dịch thuật2?
4 Có những lời khuyên nào dành cho người Việt học tiếng Anh (và ở chừng mực nào đó có thể suy diễn ngược lại cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt) liên quan đến việc sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp và dịch thuật trên bình diện ngữ dụng?
4.2 Nguồn tư liệu ngôn ngữ
Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án gồm 426 câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng
và các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát, các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy học trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh (song ngữ)
Cũng cần khẳng định rằng các câu nghi vấn dùng làm ví dụ minh họa trong luận án đều có xuất xứ rõ ràng, được trích từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy bằng tiếng Việt và tiếng Anh và đều được công bố chính thức Các phiếu khảo sát thu được từ các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài nước được ghi mã số cẩn thận và các thông tin dưới dạng văn bản thu thập được qua phiếu khảo sát từ các tham nghiệm viên được xử lý độc lập và cẩn thận bằng chương trình Excel và SPSS của máy tính Điều này khẳng định tính trung thực trong nghiên cứu đối tượng khảo sát và vì vậy, góp phần đảm bảo giá trị của các kết quả thu được
Nguồn ngữ liệu này cũng được dùng để minh chứng cho thực tiễn sử dụng câu nghi vấn, là nguồn tư liệu tham khảo về cách dùng các hành vi ngôn ngữ đa dạng và phong phú cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh cũng như sinh viên nước ngoài học tiếng Việt và cũng dùng để minh họa cho những luận điểm mang tính lý thuyết khi trình bày những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong tiếng Anh
và tiếng Việt
2Nhập mã (encode) là chuyển từ nghĩa, cái có thể xuất phát từ người Việt hay người bản ngữ Anh
và chưa được mã hoá, sang ký hiệu dùng để chở tải cái nghĩa đó Giải mã (decode) là chuyển từ ký hiệu thành nghĩa mà người Việt hoặc người bản ngữ Anh có thể hiểu được Chuyển mã (translate)
là dịch xuôi (dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dịch ngược (dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh)
[120, tr.18]
Trang 265 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về hoạt động của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt, về mặt lý luận, luận án nhằm tổng kết những gì được xem là đặc trưng cơ bản của loại câu nghi vấn xét về mặt ngữ nghĩa-ngữ dụng Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo, sử dụng cho việc giảng dạy tiếng Anh và tiếng Việt giao tiếp
ra các tiện ích, các giải pháp khả thi về kỹ thuật nhằm phục vụ cho ngôn ngữ học so sánh.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các công trình đã công bố của các tác giả trước đã chỉ ra sự hành chức của loại câu nghi vấn trong các tác phẩm được khảo sát, sau đó mô tả và phân loại các kiểu câu
Trang 27nghi vấn trên bình diện ngữ dụng Kết quả nghiên cứu từ luận án này, khác hẳn với các công trình công bố trước đó ở chỗ luận án sẽ giúp sinh viên thấy được những kết hợp có thể và không thể được từ việc so sánh câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ trên bình diện ngữ dụng trên thang độ lịch sự theo từng cấp bậc, xét trong mối quan
hệ giữa các vai giao tiếp với nhau trong thực tiễn sử dụng câu nghi vấn của sinh viên, và tìm ra những biện pháp khắc phục những khó khăn trong vấn đề dịch câu nghi vấn từ Việt sang Anh
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đăng Sửu [110] và luận án này đã đi bằng hai con đường khác nhau về phương pháp trong xuất phát điểm ở góc nhìn và tư liệu ngôn ngữ về câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt Luận án của Lê Đông [32] đã nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh trên ngữ liệu tiếng Việt
và luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Nguyễn Thị Thìn nghiên cứu về “Câu nghi vấn trong tiếng Việt: một số kiểu câu nghi vấn thường không dùng để “hỏi” Cả hai tác giả trên đều nghiên cứu về câu nghi vấn Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Thìn chỉ mô tả các kiểu câu nghi vấn có tần số xuất hiện cao và những ứng dụng của các loại câu này về ngữ nghĩa-ngữ dụng trong giao tiếp, không
so sánh đối chiếu với tiếng Anh Trong khi đó, tác giả Lê Đông và Nguyễn Đăng Sửu, khi so sánh câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh, đã chỉ ra điểm những tương đồng và khác biệt điển hình mang tính chất học thuật trên cơ sở chọn lọc các câu nghi vấn từ các tác phẩm văn học khi dẫn nguồn ngữ liệu minh họa
Câu nghi vấn trong luận án này với đề tài: “So sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng” xuất phát từ môi trường giao tiếp của thực tiễn
sử dụng tiếng, là những câu nghi vấn khách quan, không có sự chọn lựa hay áp đặt chủ quan một phía từ tác giả Cách tiếp cận câu nghi vấn trong luận án cũng tiếp thu
và dựa trên cơ sở lý thuyết của những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước Tuy nhiên, tác giả luận án sẽ nghiên cứu các giá trị ngôn trung câu nghi vấn trong các hành vi ngôn ngữ qua thực tiễn khảo sát và những ứng dụng của nó trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể trong lớp học trên bình diện ngữ dụng Luận án cũng tìm
Trang 28hiểu, phân tích các lỗi sai của sinh viên trong việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt nhằm đề ra giải pháp khắc phục trong việc dạy học ngoại ngữ, đồng thời cũng thẩm định độ tin cậy của chương trình dịch tự động hai chiều 2 chiều Anh – Việt khi dịch loại câu nghi vấn, nhằm ứng dụng kết quả tìm được để cải tiến công cụ dịch tự động Google Translate (GT) khi dịch câu nghi vấn từ Viêt sang Anh
5 Bố cục của luận án
Chương mở đầu giữ vị trí trang trọng ngay phần đầu và mang tính quan yếu trong luận án, làm xuất phát điểm có tính định hướng cho luận án, quy định rõ những gì luận án phải làm, làm như thế nào và nhằm đạt những kết quả gì Chương này khẳng định những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tế của luận án trong tương lai
Chương 1 giới thiệu tổng quan về câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt làm
cơ sở lý thuyết cho việc so sánh, và về những vấn đề có liên quan đến câu nghi vấn trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ như phép lịch sự trong tương tác xã hội, nghi thức lời nói trong mối quan hệ liên nhân của nền văn hóa mà ngôn ngữ đó đang hành chức trong cả hai loại: câu nghi vấn chính danh và không chính danh
Chương 2 tiến hành so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh với tiếng Việt nhằm tìm
ra những điểm tương đồng và khác biệt của loại câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ
qua tác phẩm Harry Potter (Quyển 1): Harry Potter and the Sorcerer’s Stone
được viết bởi nhà văn Anh, Joanne Kathteen Rowling năm 1997 và so sánh đối
chiếu với câu nghi vấn trong bản dịch tiếng Việt của dịch giả Lý Lan: Harry Potter
và Hòn đá phù thủy, đồng thời nêu những vấn đề mang tính lý thuyết có liên quan
đến câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
Chương 3 trình bày kết quả khảo sát về thực tiễn sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt trong tình huống giao tiếp trong lớp học của sinh viên Việt Nam Chương này mô tả bức tranh ngôn ngữ một cách tổng quan về câu nghi vấn của học viên Việt Nam học tiếng Anh đồng thời cũng trình bày về những ứng dụng của việc so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là trên lĩnh vực ngữ dụng học
Trang 29Chương 4 trình bày thực tiễn đối dịch Anh-Việt và Việt-Anh trên thực tế dịch tự động của Chương trình dịch Google Translation Với mong muốn GT sẽ là người bạn đường đáng tin cậy trong lĩnh vực nghiên cứu và dịch thuật, để trợ giúp sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học ngoại ngữ, Chương 4 sẽ tìm hiểu cách gán nhãn từ vựng và ngữ pháp của GT nhằm đề xuất cách khắc phục những điểm yếu của GT, và tăng độ tin cậy của GT qua việc kiểm định các giả thuyết về dịch tự động giữa hai ngôn ngữ đang xét
Phần kết luận tổng kết và khái quát những kết quả nghiên cứu của luận án khi so sánh câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét, và đề xuất những ứng dụng khả thi từ những đóng góp mới của luận án trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa tiếp tục thực hiện về câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng và những hướng nghiên cứu khác trong tương lai mở đường cho lý thuyết về ngôn ngữ học hiện đại tiếp nối những điều mà luận án còn bỏ ngỏ
Trang 30CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
1.1 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng
Trong tự điển “A dictionary of Linguistics and Phonetics” tái bản lần thứ 4, David
Crystal (1996) đã xác định:
Câu hỏi được sử dụng trong việc phân loại các chức năng của câu, đặc biệt câu hỏi được dùng để yêu cầu người nghe cung cấp thông tin hoặc yêu cầu một lời đáp, xác định những nét đặc trưng đôi khi trên cơ sở ngữ pháp và đôi khi trên cơ sở ngữ nghĩa hoặc ngôn ngữ học xã hội
3 What can I do?
Tôi giúp được gì không?
4 When was the house built?
Ngôi nhà này được xây hồi nào vậy?
5 Who did Emma phone?
Emma đã gọi điện cho ai vậy?
Trong trường hợp câu hỏi chuyên biệt có từ để hỏi (Who/ What/ Which) làm chủ từ
trong câu hỏi:
6 Who phoned Emma?
Ai đã gọi điện cho Emma vậy?
7 What happened to you last night?
Tối qua có chuyện gì vậy?
Theo tác giả Betty Kirkpatrick [184, tr.1-2], loại câu hỏi chuyên biệt là loại rất phổ
biến trong tiếng Anh bắt đầu bằng một trong số những từ để hỏi như Who, Whom,
Whose, Which, What, Where, When, Why and How Đây cũng là loại câu hỏi tìm
thông tin bằng những từ để hỏi (Wh-question words), và những từ này thường đứng
Trang 31vị trí đầu câu nghi vấn Loại câu này còn được gọi là loại câu hỏi mở (Open questions), vì yêu cầu câu trả lời từ phía người nghe không phải là “Yes” hay “No”,
mà người được hỏi có thể chọn lựa cách trả lời tự do trên diện rộng không bị giới hạn bởi sự chọn lựa
Đối với hình thức câu nghi vấn trong tiếng Anh, việc đem trợ động từ (Auxiliary verbs) hoặc các động từ tình thái (Modal verbs) hay còn gọi là động từ khiếm khuyết (Defective verbs) đặt trước chủ ngữ trong câu trần thuật (Declarative sentences) để tạo câu nghi vấn là dạng thức có thể làm cho học viên người Việt học tiếng Anh bối rối và dễ nhầm lẫn bởi vì câu nghi vấn trong tiếng Việt không có
“kiểu” trật tự từ gồm trợ động từ đứng trước chủ từ Xét về trật tự từ trong câu nghi vấn, loại câu này có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với tiếng Việt
2 Câu hỏi tổng quát: trợ động từ trong câu được xem như những động từ trợ giúp
để tạo câu nghi vấn mà câu trả lời là chọn lựa một trong hai đáp án từ câu hỏi Xét trên quan điểm ngữ dụng, loại này còn được gọi là loại câu hỏi đóng (Close questions) vì người trả lời dựa trên phương thức lựa chọn: xác nhận “đúng hay sai”,
“có hay không”, hoặc “phải hay không phải” hoặc đôi khi có trường hợp trả lời:
“Tôi không biết.” (I don’t know.) nếu người được hỏi không biết hay không xác định được câu trả lời Xét loại câu hỏi tổng quát (Yes-No questions) trong tiếng Anh:
8 Will Tom be here tomorrow?
Ngày mai Tom có ở đây không?
9 Do you live near here?
Bạn có ở gần đây không?
10a Are you sure our neibours have moved?
Anh có chắc là hàng xóm của chúng ta đã dọn nhà đi rồi không?
Người đáp có thể trả lời theo 3 chọn lựa (10b), (10c) hoặc (10d):
10b Yes, I saw the removal van outside their house yesterday
Vâng, hôm qua tôi có thấy xe chở hàng trước nhà họ
10c No, but I know that they were planning to
Không, nhưng tôi biết là họ có kế hoạch dọn nhà đi nơi khác
Trang 3210d I don’t know
Tôi không biết
Nếu như trong cấu trúc câu nghi vấn tổng quát của tiếng Việt có những từ kèm để
hỏi như có … không?, có phải … không?, Chẳng lẽ…? Hay là …? hay à, ư, nhỉ,
nhé…? cuối câu biểu đạt chỉ tố nghi vấn tự nhiên của người Việt làm thành thức
nghi vấn trong câu, thì câu nghi vấn trong tiếng Anh thường dùng trợ động từ làm dấu hiệu như chỉ tố nghi vấn Chẳng hạn, các trợ động từ (Auxiliary verbs) và các động từ tình thái (Modal verbs) đứng trước chủ ngữ làm tác tử nghi vấn chỉ ra dấu hiệu của loại câu nghi vấn
3 Câu hỏi đuôi (Tag- questions) Loại câu hỏi này gồm có câu trần thuật đứng trước
và phần đuôi chắp thêm phía sau để hỏi Phần đuôi thêm vào cuối câu trần thuật gồm trợ động từ hoặc động từ tình thái và theo sau đó là một đại từ được ngăn cách với câu trần thuật bởi dấu phẩy Thông thường, loại này được dùng với nguyện vọng mong chờ một sự trả lời đồng ý theo người nói Với ý nghĩa này phần đuôi của câu hỏi thường được cấu tạo ở thể phủ định khi được thêm vào câu trần thuật khẳng định phía trước và ở thể khẳng định khi câu trần thuật phía trước ở thể phủ định Đối với loại câu hỏi đuôi trong tiếng Anh ở những tình huống khác nhau, hình thức chuyển đổi phần đuôi sẽ thay đổi theo mục đích của người nói và theo đó các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn cũng khác nhau Xét các ví dụ sau:
11a He is a student, are you?
Anh ấy là sinh viên đấy, còn anh?
11b He is a student, isn’t he?
12 Hungry, are you?
Bồ đói lắm hả?[222]
13 Told yeh (you), didn’t I? [222]
Ta đã nói với con rồi, đúng không?
Câu 11a và 11b hoàn toàn khác nhau về mục đích hỏi do sự thay đổi dạng thức ở phần đuôi trong câu hỏi Trong ví dụ (12) và (13), dù là câu hỏi tỉnh lược, nhưng có
Trang 33thể thấy phần đuôi trong câu hỏi đuôi vẫn đảm bảo xác lập đúng trật tự từ và hòa hợp về thì, thể, ngôi tương ứng trong câu trần thuật trên bình diện ngữ kết và do vậy biểu đạt được giá trị ngôn trung cần thiết của nó trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng Câu hỏi đuôi thường có mục đích chính là dùng để xác nhận thông tin Hình thức của câu đuôi trong tiếng Anh thay đổi tùy theo ngữ cảnh mà trong đó nó hành chức, nhằm phát huy hiệu lực tại lời và đảm bảo đích ngôn trung sao cho người thụ ngôn giải mã đúng tín hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp Chẳng hạn, trong tình huống lớp học, người dạy có thể dùng những hình thức câu hỏi đuôi trong giao tiếp với người học:
14 Hello class, you are fine, aren't you? I mean, you had a proper
breakfast, didn't you?
Xin chào cả lớp, các bạn khỏe chứ, phải vậy không nào? Ý tôi muốn nói là
các bạn đã ăn sáng no nê rồi, đúng không nhỉ?
15 Mike, you missed my class yesterday, didn't you, therefore stand up, will you?
Mike, hôm qua em nghỉ học, có đúng không? Vậy em hãy đứng lên đi
Khuôn hỏi trong câu hỏi đuôi thường gặp là: {S + V (positive), tag (negative)?}
và {S + V(negative), tag (positive)?}
Trong khuôn hỏi này, nếu câu trả lời đã được người hỏi biết rõ, câu hỏi có ngữ điệu xuống cuối câu
16 The meeting’s tomorrow at 8 a.m, isn’t it?
Cuộc họp ngày mai vào lúc 8 giờ, đúng không?
Khi chủ từ trong câu nghi vấn là I, trợ động từ phải chuyển đổi hình thức từ am/am
not sang are/aren’t trong câu hỏi đuôi
17 I’m sitting next to you, aren’t I?
Tôi ngồi kế bên bạn nhé, được không?
Loại câu có let’s (chúng ta hãy) với lực ngôn trung đề nghị, câu hỏi đuôi sẽ là shall
we?
18 Let’s go tho the beach, shall we?
Chúng ta hãy cùng ra bãi biển đi, được không?
Loại câu có lực ngôn trung yêu cầu, câu hỏi đuôi sẽ là will you? (được không?)
19 Close the window, will you?
Bạn đóng hộ dùm cái cửa sổ nhé!
Trang 34Khi chủ từ của câu nghi vấn là một trong các đại từ bất định như someone,
somebody, no one, nobody, everyone, và everybody, đại từ they được dùng trong
phần đuôi của câu nghi vấn Khi chủ từ là nothing thì đại từ it được dùng trong phần
đuôi của câu
20 Nothing bad happened, did it?
Có chuyện gì xấu xảy ra đâu, đúng không?
Khi muốn diễn đạt một phản ứng ngạc nhiên, hoặc tỏ vẻ quan tâm thích thú, có thể
dùng câu hỏi đuôi có hình thức khẳng định (affirmative form) cùng hình thức với
câu trần thuật khẳng định đứng trước:
21 You’re moving to London, are you?
Bạn định chuyển (đi) sang Luân Đôn hả?
Các loại câu hỏi đuôi (Tag-questions) nhằm chia sẻ thông tin, muốn người nghe đồng ý với quan điểm của mình có các cụm từ hỏi đứng sau dấu phẩy và đứng cuối
câu theo kiểu: don’t you/isn’t it/doesn’t it/don’t you think so? và thường được dịch thành nhỉ trong câu nghi vấn tiếng Việt
22 You play table tennis very well, don’t you?
Anh đánh bóng bàn giỏi nhỉ?
23 The film is quite good, don’t you think so?
Phim này hay đấy nhỉ?
24 It is joyly, isn’t it?
Vui nhỉ?
4 Câu hỏi lựa chọn (alternative questions) với tác tử nghi vấn kèm theo là or (hoặc/hay là) để chọn lựa hoặc các kết từ tương đương với or Câu trả lời cho câu
hỏi này không thể dùng Yes/No để trả lời mà phải chọn đáp án là một chọn lựa
trong câu hỏi, chẳng hạn, tea hoặc orange juice từ ví dụ (49)
25 A: Would you like tea or orange juice?
Bạn muốn uống trà hay nước cam?
B: Tea, please
Xin vui lòng cho tôi trà nhé
5 Câu hỏi có hình thức là câu kể với tác tử nghi vấn là ngữ điệu lên cao (Rising tone) ở cuối câu, hoặc dấu chấm hỏi cuối câu nghi vấn trong hình thức văn bản
Trang 3526 You want to go shopping right now?
Bạn muốn đi mua sắm liền bây giờ hả?
Ngoài các dạng thức của câu nghi vấn nêu trên xét về mặt ngữ kết, các vấn đề về hành vi ngôn ngữ và phép lịch sự là những vấn đề cần được thảo luận nhằm đặt trọng tâm cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ trong các chương tiếp theo
Xét về mặt hình thức, để diễn đạt câu chuẩn xác theo quan điểm dụng học trong cả hai ngôn ngữ đang xét, các vấn đề về tiền dụng học như trật tự từ trong câu và cách thức liên kết các câu đơn thành câu kép hoặc câu phức thành là vấn đề mang tính quan yếu, không thể không quan tâm
Xét các ví dụ 27a-c sau đây
27a Harry is married and Harry’s wife is a great cook
Harry đã kết hôn và vợ của Harry là một người đầu bếp tuyệt vời
27b Harry’s wife is a great cook
Vợ của Harry là một người nấu ăn tuyệt vời
27c *Harry’s wife is a great cook and Harry is married
*Vợ của Harry là một người đầu bếp tuyệt vời và Harry đã kết hôn
[172, tr 478]
Theo Davis, S (1991), Câu 27a đã khẳng định “Harry đã có vợ” trong mệnh đề đầu, nên không đòi hỏi một tiền giả định (presupposition) nào về nội dung “Harry đã có vợ” cho câu 27a Tuy nhiên, nếu thay đổi cấu trúc của 27a chuyển thành 27b để câu
ghép (compound sentence) 27a với liên từ liên kết (co-ordinative conjunction) and
thành câu đơn (simple sentence), câu 27b trở thành câu đồng nghĩa theo lối diễn đạt ngắn gọn của câu đơn Câu 27b sẽ có tiền giả định là “Harry đã có vợ”
Thêm vào đó, theo phép suy diễn (nếu) mệnh đề A thì mệnh đề B trong trường hợp
(27a) cho thấy (27a) có một trật tự cố định mệnh đề A phải đứng ở vị trí đầu, sau đó
dùng and để kết hợp với mệnh đề B Và trật tự từ này phải theo thứ tự A + B; (27b)
chấp nhận được là kết quả của sự kết hợp 2 mệnh đề trong (27a) và cũng là một cách nói khác ngắn gọn hơn so với (27a) Tuy nhiên, không thể đảo mệnh đề sau của (27a) lên phía trước để chuyển thành (27c); (27c) là câu không thể chấp nhận
Trang 36được trong ngữ cảnh thông thường xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
1.2 Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Anh
Khi đề cập đến phép lịch sự và nhu cầu giữ thể diện, tác giả George Yule (1996) [212, tr.59-69] đã minh họa cách thể hiện một hành vi ngôn ngữ mà sinh viên (A) nói với thầy (B) trong quan hệ thầy trò và sinh viên (C) nói với sinh viên (B) trong quan hệ bạn bè trong cùng một hành vi ngôn ngữ:
28a A, to B (sinh viên nói với thầy): Excuse me, Mr Buckingham, but can I
talk to you for a minute?
28b C, to B (sinh viên B nói với sinh viên C trong quan hệ bạn bè): Hey,
Bucky, got a minute?
Có thể thấy cách tiếp cận giao tiếp của hai cách dùng ngôn ngữ trong hai mối quan
hệ giao tiếp này rất khác nhau bởi vì người nói trong giao tiếp cần phải giữ thể diện cho người nghe theo phép lịch sự Trong trường hợp (28a) của G Yule [212, tr.60-61], vai giao tiếp A ở vị thế xã hội thấp hơn B, và vì vậy có khoảng cách Ngôn ngữ
sử dụng qua câu nghi vấn với giá trị ngôn trung là hỏi dạm/xin phép, thể hiện trên
bề mặt ngôn ngữ có những dấu hiệu tình thái đánh dấu mức độ lịch sự trang trọng, khách sáo hơn trong câu (28a) khi so với cách sử dụng câu nghi vấn trong câu (28b) Ngôn ngữ trong (28b) thể hiện ngắn gọn và thân mật, không có dấu hiệu đánh dấu tình thái trang trọng hay khách sáo Dựa trên mối quan hệ về xã hội trong giao tiếp, về mối quan hệ thân-sơ mà người nói quyết định chọn lựa ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp Nếu không thích hợp trong ngữ cảnh cụ thể, chẳng hạn, thay đổi vị trí (28a) cho (28b) thì câu nói của sinh viên lại trở nên không lễ phép, không lịch sự khi giao tiếp với thầy cô của mình, và trong trường hợp là bạn bè thân thiết, khi giao tiếp lại sử dụng ngôn ngữ khách sáo như trong (28a) đôi khi có thể hóa ra
là một sự lịch sự mỉa mai, châm biếm (irony politeness) dẫn đến vi phạm nguyên tắc lịch sự trong quan hệ giao tiếp George Yule (1996) xem “lịch sự” trong một cuộc tương tác như là phương tiện dùng để chứng tỏ được sự nhận thức thể diện của người khác và cũng chính là một nghi thức xã giao nằm bên trong một nền văn hóa
Trang 37Khi nói về các công trình của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực ngữ dụng học không thể không kể đến G N Leech Theo Leech (1983) [188, tr.138-149], mục tiêu của phép lịch sự được dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích Dựa trên nguyên tắc tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những vấn đề lịch sự Leech
đã đề ra những phương châm giao tiếp đóng góp trong hội thoại, trong đó ông cũng
đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm: Quantity (Lượng), Quality (chất), Relation (quan hệ), Manner (cách thức), và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm, âm điệu của giọng nói thể hiện tính lịch
sự
Tác giả Nguyễn Đức Dân [27, tr.6, 17, 24, 65,] khi đề cập đến các công trình có liên quan đến nguyên lý lịch sự khi bàn về phép lịch sự dưới góc độ hợp tác hội thoại đã nhắc đến tác giả B Braser (1990), ông đã giới thiệu một số vấn đề về phép lịch sự dựa trên tóm tắt của Kerbrat-Orecchioni (1992) và quan điểm của nữ tác giả R Lakoff Theo đó, ông cũng khẳng định “Lịch sự là tôn trọng nhau Nó là một biện
pháp để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân.” Ông cũng
đưa ra ba quy tắc cần thực hiện: “a Không áp đặt (trong lễ nghi, ngoại giao); b Để ngỏ cho sự lựa chọn (trong giao tiếp thông thường); c Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân mật)” [27, tr.142-143]
Xét về các hành vi ngôn ngữ có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Anh, có thể thấy loại câu hỏi chuyên biệt “Wh- Questions” không phải chỉ để tìm thông tin, mà
có khi đơn giản chỉ là muốn bày tỏ tình cảm hay ý kiến của mình với cảm xúc nào
đó mà không mong đợi bất kỳ lời đáp nào từ phía người nghe như trong ví dụ (23)
29 Who does she think she is? She had no right to use my computer without
30 How do you know it’s great if you don’t taste? Try it!
Không thử sao biết ngon? Dùng thử đi!
Trang 38Khi dịch câu này sang tiếng Việt chắc chắn người Việt sẽ hiểu hàm ý trong ngữ
cảnh này đại từ nhân xưng chỉ xuất xưng hô ngôi thứ hai “you” trong tiếng Anh
được lược bỏ, vì không cần thiết trong ngữ cảnh Kiểu loại này trong tiếng Anh
hiếm khi được đối dịch theo cách “từ đối từ” sang tiếng Việt theo kiểu: Làm thế nào
bạn biết nó ngon nếu bạn không ăn thử? Thử đi!
Những trợ động từ tình thái được dùng phổ biến nhất trong các hành vi ngôn ngữ như xin phép, yêu cầu hay mời có thể kể đến là các phương tiện diễn đạt tình thái đánh dấu mức độ lịch sự như trong hành vi ngôn ngữ (HVNN) sau đây:
- Hành vi xin phép Can/ Could/ May…?
31 May/ Could/ Can I use your phone?
Cho phép tôi mượn điện thoại của bạn nhé?/ Tôi có thể dùng điện thoại của chị được không ạ?
- Hành vi yêu cầu và mời: can, could, hoặc would: could được dùng trong tình huống trang trọng, lịch sự hơn so với can; would được dùng lịch sự hơn will, nhất là trong các câu yêu cầu lịch sự
32 Would you give me a call this evening?
Tối nay anh nhớ gọi điện cho em nhé?
33 Will you join us for a drink after the concert?
Sau buổi hòa nhạc bạn đi uống nước với chúng tôi nhé?
- Hành vi tìm thông tin, hỏi xin ý kiến hoặc lời khuyên: shall
34 What shall I do?
Tôi nên làm gì bây giờ?
Ngoài các động từ tình thái, các tổ hợp làm thành cụm từ với động từ “be” cũng
diễn đạt ý nghĩa tình thái: be about to, be certain to, be likely to/ that, be supposed
to Việc phân loại các hành vi ngôn ngữ dưới dạng thức câu nghi vấn phải xét trong
hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp cụ thể của từng hành vi ngôn ngữ
Xét hai ví dụ sau trong tiếng Anh:
35a Can you help me, please?
35b Can you speak Chinese?
Trang 39Đây là hai câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh, tuy có cùng dạng thức nhưng có hai giá trị ngôn trung khác nhau do khác nhau về yếu tố từ vựng Câu thứ nhất có giá trị ngôn trung là lời yêu cầu thuộc câu hỏi phi chính danh, và câu thứ hai có giá trị ngôn trung là câu hỏi để biết thông tin thuộc câu hỏi chính danh
Brown và Levinson [166, tr.66] cho rằng lịch sự là phương tiện, cách thức để điều chỉnh việc chuyển tải nội dung và lực ngôn trung phù hợp theo nhu cầu người nghe, duy trì, giữ lại hay loại bỏ những yếu tố đe dọa đến thể diện tiêu cực hay tích cực của họ
Trong công trình nghiên cứu của Austin (1962), các loại hành vi ngôn ngữ được
phân ra làm 5 lớp lớn: lớp biểu hiện (Representatives), lớp cầu khiến (Directives),
lớp cam kết (Commissives), lớp biểu cảm (Expressives), và lớp tuyên bố
(Declatatives) (dt [135]) Trong hành vi ngôn ngữ (Speech acts) người phát ngôn
thường cố gắng diễn đạt mục đích giao tiếp của mình thể hiện qua lực ngôn trung và tùy theo mức độ mạnh hay yếu của từng lực ngôn trung mà hành động ngôn trung
đó được “gán nhãn” thích hợp Chẳng hạn, những hành vi tại lời như ra lệnh, thách
thức, thỉnh cầu hay nài nỉ được nhận biết và giá trị ngôn trung của nó được định vị
theo các lực mạnh hay yếu tùy thuộc vào vị thế của người nói và người nghe và trạng thái tâm lý được biểu hiện là ý chí, mong muốn, nguyện vọng ở tính chất
“khiêm tốn” hay “tấn công” để người nghe thực hiện
Để đạt được mục đích của một hành vi tại lời đôi khi phải có thêm những hành vi khác mở đường làm chiến lược giao tiếp Những hành vi mang tính chiến lược này với tư cách là rào đón hay dạm hỏi (Hedges), hay theo đuổi theo một tuyến hành vi
nhất định với trạng thái tâm lý biểu hiện là ý định như hứa hẹn, cho, tặng,… trong
lớp cam kết, và cũng có thể sử dụng các hành vi thuộc lớp biểu cảm như hành vi
khen, hay hành vi chê trách trong lớp biểu cảm để tạo nên biểu thức rào đón, hoặc
làm cầu nối chiến lược cho hành vi tại lời kế tiếp đạt mục đích
Trong tiếng Anh, theo Tự điển Lạc Việt, động từ “hỏi” (ask) có thể dùng trong nhiều hành vi tại lời khác nhau Chẳng hạn, cách biểu đạt “to ask somebody for
Trang 40something” dùng để yêu cầu ai cho cái gì hoặc làm gì; “to ask somebody’s advice/opinion” dùng để hỏi ý kiến ai về điều gì đó; “to ask someone to dinner” dùng để mời ai đó dùng cơm chiều với mình… Tùy theo ngữ cảnh mà trong đó động từ “ask” (hỏi) thể hiện để người nghe có thể hiểu được giá trị ngôn trung của câu nghi vấn có chứa động từ “ask” trong phát ngôn:
36 May I ask a favor of you?
Tôi có thể nhờ anh một việc được không?
Hội thoại là sự tương tác, là địa bàn mà phép lịch sự phát huy tác dụng Phép lịch sự chính là tổng thể những cách thức mà người tham gia hội thoại dùng để giữ thể diện cho nhau Theo P Brown và S Levinson, có hai nhóm hành vi ngôn ngữ:
1/ Nhóm hành vi ngôn ngữ đe dọa thể diện tích cực hay tiêu cực của người hội thoại
như ra lệnh, phê bình, xin lỗi,…
2/ Nhóm hành vi ngôn ngữ tôn vinh thể diện tích cực hay tiêu cực của người hội
thoại như cảm ơn, khen ngợi, tán đồng,… (dt [135])
Thể diện dương tính còn gọi là thể diện tích cực (Positive face) và thể diện âm tính còn gọi là thể diện tiêu cực (Negative face) Thể diện tích cực là những điều mà mỗi người mong muốn mình được người khác khẳng định, được người khác tôn trọng Người mang thể diện dương tính thường có nhu cầu được biết mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ Trong khi đó, thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, được hành động theo cách tự do mà mình lựa chọn Người mang thể diện âm tính thường mong muốn người khác tôn trọng sự riêng tư cá nhân của mình, được quyền tự chủ, quyền tự do hành động và quyền từ chối [89, tr.44]
1.3 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
Tác giả Cao Xuân Hạo [41, tr.112] khi dựa vào giá trị sử dụng cụ thể của câu nghi
vấn đã chia câu nghi vấn thành hai loại lớn: Câu nghi vấn chính danh là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một lời đáp, hỏi người khác hoặc hỏi chính mình