1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án so sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng

30 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 579,21 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thị Châu Anh SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62. 22. 01. 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Đức Phản biện độc lập: PGS.TS Trần văn Phước Phản biện độc lập: PGS.TS Hà Quang Năng Phản biện 1: GS.TS Diệp Quang Ban Phản biện 2: PGS.TS Trần văn Phước Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Huệ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh vào lúc 14 h giờ, ngày 24… tháng …04… năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trung tâm ĐHQG - HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện Trường Cao Đẳng Bến Tre, Tỉnh Bến Tre 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài này nghiên cứu đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng nhằm khẳng định vị trí đặc biệt của loại câu nghi vấn trong giao tiếp, đồng thời phục vụ cho việc dạy, học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ giao tiếp của con người ngày càng đa dạng, nên việc nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu nghi vấn và vấn đề sử dụng câu nghi vấn với các chiến lược hỏi theo các phương thức đảm bảo tính lịch sự qua các hành vi ngôn ngữ của cả hai ngôn ngữ Anh – Việt trong một tình huống giao tiếp cụ thể, thật sự là rất cần thiết. Đây có lẽ là lần đầu tiên câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học qua 5 hành vi ngôn ngữ được làm thành một đối tượng nghiên cứu riêng cho một luận án khoa học. Một đề tài như vậy chắc hẳn sẽ chứa đựng những vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lý thú. Những điều đó đã thôi thúc tác giả luận án quyết tâm thực hiện đề tài này. Đề tài này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về lý thuyết cũng như thực tiễn có liên quan đến câu nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ trên bình diện ngữ dụng. 2. Lịch sử vấn đề Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản và những vấn đề khác có liên quan đến câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà ngôn ngữ học trên lĩnh vực ngữ dụng học như: Cao Xuân Hạo (1998); Nguyễn Thiện Giáp (2006); Nguyễn Đức Dân (1998); Đỗ Hữu Châu (2003a, 2003b, 2007); Nguyễn Đăng Sửu (2002); Lê Đông (1996); Leech (1981, 1983), Levinson (1983); Searle (1969); Yule (1996); Peccei (1999) … luận án đã đặt ra vấn đề đối chiếu câu nghi vấn trên phương diện lịch sự một cách có hệ thống trên một phạm vi tương đối rộng và sử dụng bối cảnh giao tiếp tại lớp học làm cơ sở để có thể ứng dụng trong việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ. Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai ngôn ngữ trên bình diện kết học và ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây có liên quan đến luận án phải kể đến: 1) Nguyễn Đăng Sửu đã có những đóng góp đáng kể về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn dựa trên một số tác phẩm và phân loại tần 2 số xuất hiện của mỗi loại trên cứ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt; 2) Lê Đông (1996)] nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); 3) Nguyễn Thúy Oanh [95] đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt; 4) Nguyễn Thị Thìn đã nghiên cứu và khảo sát một số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt, qua đó đã đưa ra một số kiểu câu nghi vấn trích từ các tác phẩm văn học có tần số xuất hiện cao và phân tích về ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số kiểu câu nghi vấn này trong tiếng Việt. Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể kể đến: 1) Đào Nguyên Phúc (2005) đã khái quát được những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản của hai hành vi “xin” và “xin phép”; 2) Lê Thị Hoàng Nga (2006) nghiên cứu chuyên sâu về: “Câu cầu khiến tiếng Việt trên bình diện lịch sự và giao tiếp” (có đối chiếu với tiếng Anh); 3) Đặng Thị Hảo Tâm (2006) đã thống kê, phân tích và kiến giải về “Hành vi chê trách trong tiếng Anh-Mỹ (so với tiếng Việt)” trong bài chuyên khảo của mình; 4) Dương Thị Thu Nhung (2007) trong công trình nghiên cứu với nội dung: “Lịch sự ngôn từ trong nghi thức lời mời tiếng Việt” đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể hiện lời mời bằng các biểu thức mời trong tiếng Việt; 5) Nguyễn Thị Lương (2006) (tr.32-42) đã có những minh họa lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; 6) Vũ Thị Thanh Hương (1997) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt và chiến lược lịch sự của 46 tham nghiệm viên tại Hà Nội qua phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra ngôn ngữ và phỏng vấn; 7) Tạ Thị Thanh Tâm đã có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Luận án là bước tiếp nối những thành tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về so sánh câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sử dụng ở tình huống giao tiếp tại lớp học, và những ứng ứng dụng của nó trong việc dạy ngoại ngữ và dịch thuật trong chương trình dịch tự động (dịch máy Google Traslation). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đã sử dụng khối ngữ liệu khá phong phú và đa dạng để phục vụ nghiên cứu, gồm: (1) 426 câu nghi vấn trong Quyển 1 của tác phẩm Harry Potter cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng; (2) các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát; và (3) 3 các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy và học ngoại ngữ trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh. Luận án được thực hiện theo bốn bước: - khảo sát tổng quan các kiểu câu nghi vấn; - nghiên cứu câu nghi vấn trong sử dụng thông qua hệ thống các văn bản; - nghiên cứu câu nghi vấn trên phương diện lịch sự lịch sự từ 5 hành vi ngôn ngữ trên thực tiễn giao tiếp tại lớp học; - thử ứng dụng kết quả nghiên cứu so sánh câu nghi vấn vào việc dịch tự động Việt – Anh và việc dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam. Để tránh sự dàn trải và cũng phù hợp với tính chất của một luận án nhằm nghiên cứu sâu đối tượng ở những khía cạnh cần thiết nhất trong thời điểm nghiên cứu của nó, luận án này được thực hiện với nhiệm vụ cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây: 1. Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những tương đồng và khác biệt nào trên bình diện ngữ dụng? Và có bao nhiêu giá trị ngôn trung trong tập ngữ liệu của mẫu khảo sát loại câu nghi vấn? 2. Xét từ góc nhìn của phép lịch sự trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học, những yếu tố nào tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn làm nên phép lịch sự trong giao tiếp từ khách sáo/lễ phép đến không khách sáo/thân mật và liệu có thể có được một bức tranh khái quát về sự hành chức đa dạng của câu nghi vấn trong sử dụng cho một ngữ cảnh được xác lập cụ thể hay không? 3. Sự khác biệt của những yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự trong câu nghi vấn từ khách sáo/ trang trọng/ lễ phép đến không khách sáo/ thân mật/ suồng sã sẽ gây khó khăn như thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải mã, và chuyển mã Anh-Việt hoặc Việt-Anh trong thực tiễn giao tiếp và dịch thuật? 4. Có những lời khuyên nào dành cho người Việt học tiếng Anh (và ở chừng mực nào đó có thể suy diễn ngược lại cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt) liên quan đến việc sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp và dịch thuật trên bình diện ngữ dụng? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án gồm 426 câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng và các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát, các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy học trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh (song ngữ). 4 Dựa vào khối ngữ liệu này, tác giả luận án đã thực hiện các nhiệm vụ mô tả, phân tích và bàn luận về câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ ngữ dụng, sử dụng các phương pháp phân tích ngữ nghĩa- ngữ dụng, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê và phương pháp trắc nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Những đóng góp mới từ kết quả của luận án (Findings) 1. Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ đang xét làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiểu câu này trên bình diện ngữ dụng. 2. Luận án đã làm sáng tỏ một số khía cạnh hoạt động chức năng của câu nghi vấn qua việc phân tích 22 giá trị ngôn trung của câu nghi vấn và qua sự hành chức của nó trên bình diện ngữ dụng trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học như chức năng tạo lập, chức năng liên kết các từ ngữ của câu nghi vấn trong vấn đề sử dụng qua việc khảo sát câu nghi vấn từ tác phẩm Harry Potter. 3. Đặt câu nghi vấn trong giao tiếp thường nhật, luận án đã khảo sát kỹ và có hệ thống các phương tiện biểu thị lịch sự trong câu nghi vấn qua 5 hành vi ngôn ngữ của cả hai ngôn ngữ, phân tích rõ các mức độ lịch sự do các hành vi ngôn ngữ mang lại và tìm hiểu cách dùng các từ ngữ xưng gọi trong câu nghi vấn qua thực tiễn sử dụng chúng tại lớp học. 4. Khảo sát thực trạng dạy và học câu nghi vấn trong tiếng Anh trên thực tế dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam, điều tra việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt từ phía sinh viên, kiểm định độ tin cậy trong việc dịch tự động Anh – Việt và Việt – Anh từ công cụ Google Translation (GT), luận án đã chỉ ra những yếu kém, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy cách dùng câu nghi vấn trong sử dụng và đề xuất những ứng dụng thiết thực để chỉnh sửa công cụ GT và những giải pháp nhằm vận dụng vào việc dạy và học câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Với phương pháp thu thập cơ sở ngữ liệu mới, nguồn tư liệu ngôn ngữ riêng, phạm vi đề cập riêng, khái quát khoa học riêng, luận án khẳng định sự hành chức của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ trong giao tiếp tại lớp học. Kết quả nghiên cứu nhằm cải tiến việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là phục vụ cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng 5 Anh giao tiếp cho sinh viên và giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nói, viết và dịch câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ tốt hơn. Hy vọng rằng địa hạt còn bỏ ngỏ về những yếu tố hứng thú trong việc so sánh câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ đang xét ở các thể loại văn bản khác, tình huống giao tiếp khác và hướng khảo sát điều tra khác nhau dành cho số lượng sinh viên đông hơn có thể giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về câu nghi vấn trong sử dụng ở mọi tình huống giao tiếp, cần được tiếp tục nghiên cứu. 6. Bố cục của luận án Không thuộc phần chính văn của luận án là Mục lục, Quy ước trình bày, Bảng danh sách các chữ viết tắt, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu minh họa, Danh mục công trình khoa học đã công bố, và 15 Phụ lục. Phần chính văn gồm bốn chương sau đây: Mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4, và Kết luận. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chương 1 điểm qua những vấn đề lý thuyết có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt qua những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước và các tác giả khác có quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về câu nghi vấn. Phần đầu của Chương 1 trình bày khái niệm câu nghi vấn và các vấn đề có liên quan đến câu nghi vấn như phép lịch sự và các hành vi ngôn ngữ được thể hiện qua hình thức câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ khác nhau, tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra được các tiêu chí phân loại câu nghi vấn qua thực tiễn sử dụng trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể. Dù xuất phát từ hai quan niệm khác nhau về hình thức liên kết của các thành tố trong câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ nhưng cả hai ngôn ngữ đều nhìn thấy phép lịch sự có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ liên nhân, thái độ ứng xử trong giao tiếp và nội dung giao tiếp mà câu nghi vấn thể hiện, nó còn mang dấu ấn của một nền văn hóa mà ngôn ngữ đó đang hành chức trong giao tiếp xã hội. Trên bình diện ngữ dụng, chúng tôi tập trung quan sát chức năng quy chiếu và chỉ xuất của các từ ngữ chỉ xuất xưng hô và qua đó có thể thấy được yếu tố chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói cũng như sự phù hợp hay không phù hợp với hoàn cảnh của môi trường sử dụng ngôn ngữ 6 đó xét trên phương diện lịch sự trong cả hai ngôn ngữ. Nhìn chung, câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm chung là cùng một hình thức nhưng có nhiều giá trị ngôn trung khác nhau trong bối cảnh giao tiếp khác nhau, và nhiều kiểu câu nghi vấn với cấu trúc khác nhau nhưng diễn đạt cùng một giá trị ngôn trung trên các thang độ lịch sự với màu sắc biểu cảm rất khác nhau. Điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong việc phân định câu nghi vấn trên cơ sở lý thuyết là cách dùng các từ ngữ xưng hô theo phép lịch sự và các từ tình thái trong hai ngôn ngữ không hoàn toàn tương ứng với nhau. Bước đầu, chúng tôi nhận thấy rằng các từ ngữ chỉ xuất xưng hô và các tiểu từ tình thái cuối câu cũng như các từ kèm để hỏi thể hiện ý nghĩa tình thái trong câu nghi vấn trong tiếng Việt đóng vai trò linh hoạt và tích cực hơn các từ ngữ chỉ xuất xưng hô, các từ ngữ thể hiện tính tình thái trong câu nghi vấn của tiếng Anh trong khả năng thể hiện ý nghĩa của câu theo quan điểm của người sử dụng ngôn ngữ. Tiểu kết Chương 1 CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG BẢN TIẾNG ANH CỦA TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN Qua so sánh đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét từ nguồn ngữ liệu là một tác phẩm văn học đương đại, chúng tôi có những nhận xét sau: Thứ nhất, loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh được phân loại thành 5 dạng thức chính với tổng số là 125 trường hợp dựa trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 58,69%. Bên cạnh đó, câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh được phân làm 2 dạng thức chính, gồm 88 trường hợp, chiếm tỉ lệ 41,31%. Loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt được phân loại thành 7 dạng thức chính, gồm 123 trường hợp, chiếm tỉ lệ 57,75%. Trong khi đó, loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt có 4 dạng thức chính, gồm 90 trường hợp xuất hiện trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 42,25%. Khi so sánh các dạng thức của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt qua tác phẩm Harry Potter (Quyển 1) về mặt hình thức, có thể thấy sự tương đồng trong cả hai ngôn ngữ về các dạng thức như sau: Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng câu hỏi tỉnh lược và dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) nhưng chiếm tỉ lệ không cao, dựa trên ngữ liệu khảo sát. Trong tiếng Anh đối 7 với loại câu hỏi tổng quát, dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu chiếm tỉ lệ 12,21%, và các dạng câu hỏi tỉnh lược trong cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt là 27,23%. Trong tiếng Việt, đối với loại câu hỏi tổng quát, loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu cuối câu chỉ chiếm tỉ lệ 4,69%, và đối với cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt, dạng câu hỏi tỉnh lược chiếm tỉ lệ 23,94%. Điểm khác biệt của câu nghi vấn trong tiếng Việt khi so sánh với tiếng Anh là phương thức sử dụng các tiểu từ kép để hỏi tách rời nhau và xen kẻ trong cấu trúc Chủ -Vị (C-V) của câu, trong khi đó chúng lại không xuất hiện ở các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh. Phương thức dùng từ kèm để hỏi, thêm các tiểu từ kép và sử dụng các tiểu từ tình thái cuối câu là một trong những phương thức đặc thù của câu nghi vấn trong tiếng Việt. Trong khi tiếng Anh lại dựa vào phương thức từ vựng, cú pháp hoặc hình thái-cú pháp để tạo thức nghi vấn. Sự tương đồng về cấu trúc câu nghi vấn của hai ngôn ngữ là điều kiện thuận lợi người Việt học tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Việt trên thực tiễn giao tiếp và dịch thuật. Trong tiếng Việt, sự vắng mặt của các tiểu từ hỏi trong câu hỏi tổng quát và chuyên biệt trong tiếng Việt, điển hình là các loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc dịch câu nghi vấn từ Việt sang Anh khi thiết kế các giải thuật cho chương trình dịch tự động Google Translation (GT) trên ngữ liệu song ngữ. Sự có mặt của các tiểu từ kèm để hỏi nằm xen kẽ hoặc cuối câu nghi vấn thực sự là một trở ngại cho người học tiếng và cũng là những thách thức không nhỏ cho chương trình dịch tự động GT mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và khảo sát trong Chương 4. Thứ hai, bằng kết quả khảo sát các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt theo sự hành chức của nó trên cứ liệu khảo sát (Xem Bảng 2.5), luận án chứng minh những từ ngữ xưng hô này cũng đóng vai trò là các phương tiện chỉ dẫn để góp phần nhận diện các giá trị ngôn trung của các câu nghi vấn trên cứ liệu khảo sát: mi/ lão/ thầy/ trò/ tụi con/ tụi bay/ bồ/ các cháu. Các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong câu nghi vấn theo 3 ngôi ở số đơn, số phức đã mang 4 sắc thái biểu cảm trong sự hành chức của nó khi đối chiếu các câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét trên bình diện ngữ dụng. Xét về mối quan hệ tôn ti trong xã hội, luận án bổ sung và phân tích thêm 2 đại từ chỉ xuất xưng hô: Thầy và Trò. Sự hành chức của hai đại từ này trong mối quan hệ tôn ti trong xã hội theo 3 mức trên, dưới, ngang theo quan hệ thứ bậc và 4 mức độ về sắc thái biểu cảm mà 2 đại từ này đang hành chức khi khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Việt. 8 Kết quả khảo sát các đại từ chỉ xuất xưng hô cho thấy 16 từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Anh đối chiếu với 49 từ ngữ chỉ xuất xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Đây là cứ liệu chứng minh khả năng hoạt động linh hoạt của đại từ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt cao hơn và phong phú, đa dạng hơn so với các từ ngữ tương ứng của tiếng Anh trong câu nghi vấn. Do vậy, sự đa dạng về các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt cũng là một rào cản lớn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Kết quả khảo sát từ Chương 2 cho thấy việc dùng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh phải phù hợp với từ ngữ dùng trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố ngữ nghĩa, ngữ dụng như thái độ tôn trọng hay không tôn trọng, quan hệ thân mật hay không thân mật, tuổi tác và các hành vi ngôn ngữ cụ thể ứng với đối tượng giao tiếp cụ thể của các vai giao tiếp trong bối cảnh diễn ra các phát ngôn đó. Thứ ba, kết quả thống kê và mô tả 22 giá trị ngôn trung qua khảo sát (Bảng 2.9 trong Chương 2 của luận án) đã phân loại theo hệ thống theo hai trường hợp trong sử dụng: (1) câu nghi vấn với đích ngôn trung là yêu cầu thông tin - loại câu nghi vấn chính danh; và (2) gồm các trường hợp có các giá trị ngôn trung khác - loại câu nghi vấn không chính danh (phi chính danh). Kết quả khảo sát đã cho thấy các câu nghi vấn chính danh trong ngữ liệu khảo sát gồm 150 trường hợp, chiếm tỉ lệ 70,42%. Các câu nghi vấn không chính chỉ xuất hiện 63 trường hợp với tỉ lệ 29,58% trên tổng số 426 câu nghi vấn được khảo sát. Bảng 2.9: Thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cứ liệu khảo sát Số thứ tự Loại câu nghi vấn theo giá trị ngôn trung dưới góc nhìn ngữ dụng Giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt Tần số xuất hiện (%) 1 Tìm thông tin Yêu cầu thông tin từ người được hỏi (Câu hỏi chính danh) 150 70.42 2 Yêu cầu Yêu cầu người được hỏi thực hiện một hành động nào đó 5 2.35 3 Thỉnh cầu Nhằm cầu xin, nhờ người được hỏi thực hiện yêu cầu nào đó mà người được hỏi đang ở vị thế thượng phong xét trong mối quan hệ xã hội với người hỏi (người phát ngôn hỏi<người thụ ngôn) 1 0.47 [...]... Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng 1.2 Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Anh 1.3 Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng 1.4 Khái niệm về phép lịch sự và hành vi ngôn ngữ có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng Việt Tiểu kết... thấy tiếng Việt không thể được gọi là “dễ hiểu” khi sử dụng cấu trúc danh ngữ trong câu nghi vấn của tiếng Việt để diễn đạt các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp bằng tiếng Việt Trong Chương 4, kết quả nghi n cứu cho thấy sinh viên Việt Nam mắc nhiều lỗi về ngữ nghĩa -ngữ dụng trong cách sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh qua 5 hành vi ngôn ngữ Chẳng hạn, trong trường hợp sử dụng câu nghi vấn trong. .. Chương 1 CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG BẢN TIẾNG ANH CỦA TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN TIẾNG VIỆT CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN 2.1 Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm Harry Potter, Q1 về mặt hình thức 2.1.1 Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Anh về mặt hình thức 2.1.2 Kết quả thống kê phân loại câu nghi vấn trong tiếng Việt về mặt hình... Anh hầu như coi trọng tính hoàn chỉnh của câu nghi vấn về mặt hình thức hơn so với câu nghi vấn trong tiếng Việt 3 Luận án đã hệ thống và phân loại qua phương pháp thống kê mô tả câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ trên phương diện hình thức Kết quả cho thấy câu nghi vấn trong tiếng Việt phong phú và đa dạng hơn so với câu 19 nghi vấn trong tiếng Anh và có nhiều sự khác biệt về mặt hình thức Thông thường,... tộc so với các từ ngữ tương ứng trong câu nghi vấn của tiếng Anh Do vậy, việc chọn lựa sử dụng từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong câu nghi vấn của tiếng Việt đòi hỏi phải xét trong mối quan hệ liên nhân, nét nghĩa biểu cảm và ngữ dụng phức tạp, trong khi đó, sự chi phối của các yếu tố biểu cảm và các đặc điểm về ngữ nghĩa -ngữ dụng của các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong câu nghi vấn tiếng Anh lại có phần hạn... CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ 4.1 Thực trạng dạy và học tiếng Anh về một số phương tiện diễn đạt tính lịch sự trong câu nghi vấn của tiếng Anh (qua khảo sát thực tiễn sử dụng câu nghi vấn tại một số trường cao đẳng và đại học) 4.1.1 Kết quả điều tra phần một về cách sử dụng câu nghi vấn và một số... dịch câu nghi vấn từ tiếng Việt sang tiếng Anh bằng nhiều phép thử Việc kiểm định giả thuyết, bằng cách mã hóa và cách giải mã khi dịch câu nghi vấn theo 9 bước đề nghị để nhập dữ liệu tiếng Việt trong GT và sử dụng ngôn ngữ mạng (ngôn ngữ 8x/9x) trong việc khử nhập nhằng về từ đa nghĩa trên ngữ liệu song ngữ đã ủng hộ giả thuyết khoa học đề ra trong việc dịch các câu nghi vấn từ Việt sang Anh trong. .. của câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter, Quyển 1 Tiểu kết Chương 2 14 16 18 18 24 29 36 41 43 45 47 54 56 56 57 59 61 70 76 24 CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP TẠI LỚP HỌC 3.1 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ Anh – Việt 3.1.1 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng. .. vụ giảng dạy ngoại ngữ và là tài liệu tham khảo về đặc điểm ngữ dụng của câu nghi vấn qua các hành vi ngôn ngữ trong cả hai ngôn ngữ đang xét Tiểu kết Chương 3 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ Trong tiếng Việt, hành động hỏi được thể hiện trong câu nghi vấn có khả năng thiếu vắng danh từ chỉ vật sở... lượng dạy câu nghi vấn 4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch câu nghi vấn và học câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của công cụ Google Translate trong việc dịch tự động qua lại tiếng Anh và tiếng Việt 4.3.2 Giải pháp chỉnh sửa công cụ dịch tự động GT khi dịch các câu nghi vấn từ Anh sang Việt và ngược lại Tiểu kết Chương 4 160 164 165 169 179 KẾT LUẬN 181 Danh mục . HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thị Châu Anh SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. đến câu nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ trên bình diện ngữ dụng. 2. Lịch sử vấn đề Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản và những vấn đề khác có liên quan đến câu nghi vấn trên. 4, và Kết luận. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG Chương 1 điểm qua những vấn đề lý thuyết có liên quan đến câu nghi vấn trong tiếng

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w