Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tổ chức xã hội của người Hoa giúp làm sáng tỏ về cấu trúc, thiết chế xã hội của một tộc người, hiểu được những đóng góp của người H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Nguyễn Đệ
TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA Ở NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS-TS Phan Xuân Biên
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận 01
Chương một: Một số vấn đề về lý thuyết và người Hoa ở Nam Bộ 22
I Cơ sở lý luận và cách tiếp cận 22
II Khái quát về người Hoa ở Nam Bộ 31
2.1 Sự di dân và phân bố cư trú 31
2.2 Những nét chính về hoạt động kinh tế 46
III Văn hóa Hoa ở Nam Bộ 57
Chương hai: Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ trước 1975 65
I Tổ chức làng (xã) Minh Hương, Thanh Hà 65
II Tổ chức đồng hương 72
2.1 Bang 72
2.2 Hội quán 83
III Hội 95
3.1 Hội Họ (Hội Tông thân) 95
3.2 Hội nghề nghiệp 100
Chương ba: Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ từ năm 1975 đến nay 115
I Vị trí của người Hoa trong xã hội mới 115
II Sự kế tục của những hình thức liên kết truyền thống 121
2.1 Tổ chức đồng hương 122
2.2 Hội họ (Hội Tông thân) 126
2.3 Hội nghề nghiệp 132
Trang 42.4 Tổ chức liên kết các hội đoàn người Hoa 135
III Sự vận hành của tổ chức xã hội người Hoa 143
3.1 Hoạt động trong nội bộ Hội 145
trước 1975
Trang 5DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Quá trình định cư của người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng là quá trình hội nhập về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội vào Việt Nam Trong quá trình ấy, tùy theo mục đích, nhu cầu… mà trước hết là việc đảm bảo cho sự sống, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp nhau ổn định cuộc sống và phát triển trên vùng đất Nam Bộ, những di dân Hoa đã liên kết lại thành những tập hợp người dựa trên những mối quan hệ nhất định với tên gọi, qui chế hoạt động riêng, đó là những tổ chức xã hội, thường được gọi chung là hội đoàn
Tổ chức xã hội của người Hoa là một yếu tố phản ánh khá rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người Bởi trên thực tế tổ chức xã hội của họ có mối quan hệ khăng khít với mọi hoạt động trong đời sống như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức đến tinh thần, ý thức cộng đồng Nói cách khác, đó là các tổ chức qui tụ những người gắn bó với nhau từ tâm lý, tập quán, truyền thống, lối sống đến sinh hoạt xã hội của những di dân người Hoa
Tổ chức xã hội của người Hoa vừa có tính khép kín nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người vừa có tính mở để giao lưu và hội nhập Những hình thức liên kết cộng đồng hiện diện trong mọi mặt đời sống xã hội của người Hoa Nó giúp giải quyết các nhu cầu, đồng thời khơi dậy tính tích cực, tinh thần cộng đồng cao trong sinh hoạt xã hội của mỗi thành viên Thông qua tổ chức xã hội, người Hoa thể hiện tính cách, sức
Trang 6mạnh của cộng đồng, thiết lập và điều hòa các mối quan hệ xã hội cũng như cơ chế quản lý xã hội Đó là sự quản lý không dựa trên lãnh thổ (đơn
vị hành chính) mà thông qua các mối liên kết xã hội Do vậy, tổ chức xã hội tộc người là một đối tượng của dân tộc học, phản ảnh quá trình tộc người của người Hoa trên đất Nam Bộ
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa
ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng Trong đó, không ít tài liệu có đề cập tới các hình thức tổ chức xã hội cụ thể của người Hoa, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính và chủ yếu thuộc các thời kỳ lịch sử trước năm 1975 Cho đến nay, một công trình riêng biệt, chuyên sâu để qua đó có cái nhìn một cách toàn diện, hệ thống, có thể làm rõ tính chất, vai trò của tổ chức xã hội người Hoa trong đời sống xã hội Qua làn cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng trong việc hoạch định chủ trương, chính sách nhằn bảo tồn văn hóa truyền thống tộc nguời và phát huy hiệu quả xã hội của các tổ chức xã hội người Hoa, nhất là trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa được thực hiện Vì vậy, nghiên cứu tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm sáng tỏ đặc trưng của văn hóa tộc người Hoa, là cơ sở khoa học và thực tiễn trong bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và yêu cầu của tiến bộ xã hội
Với những lý do, mục đích như đã nêu, chúng tôi chọn vấn đề tổ chức xã hội của người Hoa để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ với đề
tài Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ
Trang 72 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tổ chức xã hội của người Hoa giúp làm sáng tỏ về cấu trúc, thiết chế xã hội của một tộc người, hiểu được những đóng góp của người Hoa cho xã hội và văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa vùng Nam Bộ nói riêng Mặt khác, luận án còn góp phần làm phong phú những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa tộc người và thiết chế xã hội tộc người ở Việt Nam
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương có đông người Hoa sinh sống trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách nói chung, trong đó có việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Hoa – một yếu tố trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, của vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính đến nay, đã có nhiều công trình viết về người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Nhìn chung, các tác phẩm đề cập nhiều về các vấn đề: lịch sử di cư của người Hoa vào Việt Nam nói chung, đến Nam Bộ nói riêng Các lĩnh vực sinh hoạt kinh tế, thương mại; chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, của chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa; đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội… được các tác giả
Trang 8trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, riêng về tổ chức xã hội của người Hoa, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào, chỉ có một số công trình đề cập một cách khái quát trong các thời kỳ trước năm 1975 với hai hình thức liên kết chủ yếu là Bang và Hội Như vậy, công trình nghiên cứu về người Hoa nói chung đã được công bố tính đến nay là không ít, nhưng ở đây chúng tôi không thể nêu tất cả những tư liệu về người Hoa mà chúng tôi đã tiếp cận được trong quá trình nghiên cứu làm luận án mà chỉ điểm lại những công trình mà nội dung có liên quan đến đề tài luận án
Từ thời Nguyễn, đã có những tư liệu đề cập đến người Hoa ở Việt Nam và Nam Bộ nói riêng về nhiều khiá cạnh khác nhau Đó là những ấn
phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam liệt truyện [132,133],
Đại Nam thực lục [134,135]…; của cá nhân như Phủ biên tạp lục của Lê
Qúi Đôn [54], Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức [55,56,57];
v.v… Tuy nhiên, đó không phải là những công trình chuyên khảo hoặc nghiên cứu, trình bày sâu về những hình thức liên kết xã hội của người Hoa mà chỉ ghi lại những sự kiện, hiện tượng xảy ra dưới các đời chúa –
vua Nguyễn, trong đó có một số liên quan đến người Hoa
Trước năm 1975, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố những công trình nghiên cứu về người Hoa của mình Có thể điểm lại một số tác phẩm:
Người Hoa ở miền Nam Việt Nam của Tsai Maw Kuey [150] Nội
dung tác phẩm là khá toàn diện về đời sống xã hội của người Hoa khi đề
Trang 9cập đến lịch sử di cư, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hoa ở miền Nam Trong đó, tác giả trình bày khá kỹ hoạt động kinh tế nhằm qua đó làm rõ vị trí về kinh tế của người Hoa trong xã hội Với các tổ chức xã hội, tác giả cũng dành một phần đề cập về sự ra đời, hoạt động của 5 nhóm cộng đồng nói các ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ (Hakka), Hải Nam qui tụ lại trong các bang có cùng tên gọi; các hội thân tộc, hội ái hữu và một số hiệp hội nghề nghiệp
Tác giả Khuông Việt với loạt bài Người Tàu ở Nam Kỳ và Lược
khảo chế độ cai trị người Minh Hương ở Nam Kỳ công bố trên tạp chí Đại
Việt [162, 163], không chú trọng vấn đề tổ chức xã hội của người Hoa mà tập trung vào chính sách của vua Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với người Hoa nói chung, trong đó có một số qui định liên quan đến bang, hội của người Hoa nói riêng
Với loạt bài Người Hoa kiều tại Việt Nam trên tạp chí Văn hóa
Nguyệt san [44], tác giả Tân Việt Điểu đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành cộng đồng cư dân Hoa, tổ chức xã hội của người Hoa ở Việt Nam, chủ yếu là các bang với chế độ bang trưởng
Tác giả Cheng Chung Ho (Trần Kinh Hòa) với Mấy điều nhận xét
về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An và bài Làng Minh Hương và phố Thanh Hà thuộc tỉnh Thừa Thiên trên tạp chí Đại học [72], tạp chí
Việt Nam Khảo cổ Tập san [71] đã cho thấy những nét cơ bản về quá trình hình thành, đặc điểm của hình thức tổ chức, thiết chế xã hội đầu tiên
Trang 10của người Hoa ở miền Nam, cung cấp những kiến thức cơ bản để tìm hiểu về làng Minh Hương, Thanh Hà ở Nam Bộ
Loạt bài Lược khảo về vấn đề Hoa kiều tại Đông Nam Á của tác giả Trần Văn Đĩnh, như: Hoa kiều tại Indonêsia [45], Hoa kiều tại Nam
Dương [46], Hoa kiều tại Mã-Lai [47], Hoa kiều tại Thái Lan [48], Hoa kiều tại Phi-luật-tân [49], Hoa kiều tại Miến Điện và Đông Dương [50],
v.v… trên tạp chí Nghiên cứu Hành chánh và Quê Hương, tuy không đề cập về tổ chức xã hội của người Hoa một cách cụ thể, nhưng là nguồn tư liệu giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng quan về người Hoa trong khu vực khi tìm hiểu về người Hoa ở Nam Bộ – Việt Nam trong mối tương quan chung của người Hoa với những quốc gia khác ở Đông Nam Á
Một số luận văn của học viên trường Quốc gia Hành chánh ở Sài Gòn trước 1975 tuy không đề cập nhiều đến tổ chức xã hội người Hoa, nhưng cũng là nguồn tài liệu giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội của người Hoa ở miền Nam trước năm 1975, như:
Sự đóng góp của người Việt gốc Hoa trong sinh hoạt xã hội Việt Nam của
Trần Thanh Long [107], Nghiệp đoàn Việt Nam của Trầm Hữu Quân [131], Người Việt gốc Hoa và kinh tế Việt Nam của Nguyễn Văn Sang [137], Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam của Lưu Trường Khương [99],…
Từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay, hoạt động nghiên cứu về các dân tộc ở Việt Nam nói chung được chú trọng, theo xu hướng ngày càng chuyên sâu hóa Riêng với tộc người Hoa, liên quan đến vấn đề tổ chức xã hội, có thể điểm lại những công trình nghiên cứu của các tác giả:
Trang 11Công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Phan An chủ
biên: Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh [2] đề cập về quá trình hình
thành, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí của một số cơ sở tín ngưỡng cộng đồng, trong đó có một số ngôi chùa (Hội quán) do người Hoa xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Châu Hải trong ấn phẩm Các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam [64] đã giới thiệu những nét chính về quá trình di cư của người
Hoa đến Việt Nam; các hình thức liên kết; sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á Có thể nói, tác phẩm đã phác họa cho người đọc một bức tranh về người Hoa trên diện rộng: Việt Nam và Đông Nam Á mà qua đó có thể nhận thấy sự gắn kết của người Hoa ở Việt Nam qua những hình thức tổ chức: làng xã của người Minh Hương, bang và hội mà cơ bản là 5 bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ (Hakka), Hải Nam và hội thân tộc Tác giả có những phân tích, đánh giá nhằm làm rõ vai trò của người Hoa trong đời sống sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội Qua đó cho thấy những nét cơ bản về tính chất, đặc điểm trong liên kết của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á
Trần Khánh, tác giả có khá nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa ở Đông Nam Á và Việt Nam, nhưng phần nhiều lấy hoạt động kinh tế của người Hoa làm đối tượng nghiên cứu chính và qua đó đề cập một cách khái lược về các hình thức liên kết của người Hoa trong lĩnh vực
kinh tế – xã hội trước đây, như: Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các
nước Đông Nam Á [92], Tìm hiểu tổ chức xã hội và nghiệp đoàn truyền
Trang 12thống của người Hoa ở Việt Nam trong lịch sử [96], Người Hoa trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn [97],…
Công trình Người Hoa tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy [91] đề
cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó những vấn đề cơ bản như: nhập cư, quốc tịch, dân số, chính sách đối với người Hoa của chính quyền qua các thời kỳ, vị trí của người Hoa trong nền kinh tế Việt Nam Tổ chức xã hội của người Hoa chỉ được đề cập một cách khái lược trong phần Phụ lục
(Phụ lục 4) – Một số số liệu về người Hoa trước năm 1975, với 2 loại hình
là bang và hội Về Bang, tác giả giới thiệu những nét chính, thế mạnh trong hoạt động kinh tế của mỗi Bang trong 5 bang ngôn ngữ của người Hoa ở Việt Nam: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ (Hakka) và Hải Nam Về hội, tác giả chỉ điểm qua về hội thân tộc, hội ái hữu và một số tổ chức trong lĩnh vực kinh tế
Tác phẩm Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau năm
1975 – Tiềm năng và phát triển của tác giả Mạc Đường [59], dù không đề
cập một cách cụ thể về cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, lịch sử ra đời,… của tổ chức xã hội người Hoa, nhưng tác giả đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức cơ bản về xã hội người Hoa khi đi sâu phân tích những biến đổi xã hội sau năm 1975 ở vùng người Hoa, sự hình thành và phát triển ý thức công dân của họ,… Do vậy, đây là nguồn tư liệu giá trị khi tìm hiểu về tổ chức xã hội của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cả ở Nam Bộ
Trang 13Ấn phẩm Thương nhân Trung Hoa họ là ai? của hai tác giả Vương
Triệu Tường và Lưu Văn Trí [156], do Cao Tự Thanh dịch đã cung cấp cho độc giả những kiến thức khá sâu rộng về nhiều mặt của tầng lớp thương nhân và nền văn minh thương nghiệp Trung Hoa thời phong kiến, như hoạt động kinh doanh, đặc điểm, thế giới tinh thần và sinh hoạt văn hóa, tổ chức xã hội và hoạt động xã hội,… của thương nhân Tuy công trình không phải là chuyên khảo về người Hoa ở Việt Nam hay Nam Bộ nói chung, về tổ chức xã hội của người Hoa nói riêng, nhưng ít nhiều đề cập đến một số hình thức liên kết của thương giới người Hoa trước đây, như thương bang, hội quán Do vậy, đây là một nguồn tư liệu cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc ra đời, chức năng của hội quán, công sở của thương giới người Trung Hoa trước đây, là cơ sở để tìm hiểu về hội quán, công sở của người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ
Luận cứ khoa học cho việc xác định chính sách đối với cộng đồng người Khơme và người Hoa ở Việt Nam là một đề tài khoa học công nghệ
cấp Nhà nước do Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm [22] là một nguồn tư liệu tham khảo rất giá trị trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án Tuy đề tài không đi sâu nghiên cứu mà chỉ điểm qua một số tổ chức xã
hội cơ bản của người Hoa ở Việt Nam trước đây, nhưng việc đi tìm luận
cứ khoa học để làm cơ sở xác định chính sách là một quá trình các tác giả
tiến hành nghiên cứu toàn diện về người Hoa, trong đó có tổ chức xã hội của họ, từ đó có những đánh giá về thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa của người Hoa Đặc biệt, đây là công trình đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề
Trang 14mang tính lý luận, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa về vị trí của người Hoa trong cộng đồng dân tộc, xã hội Việt Nam
Trong luận án Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối
với người Hoa ở quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) [51], tác
giả Ngô Quang Định đã trình bày khá chi tiết về chính sách của Đảng đối với người Hoa trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 – 1995 Tuy luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở địa bàn quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chính sách đối với người Hoa của Đảng ta là thống nhất trên toàn quốc và người Hoa ở quận 5 là một bộ phận Để làm rõ được quá trình thực hiện chính sách của Đảng đối với người Hoa ở quận 5, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về chính sách của Đảng đối với người Hoa Việt Nam nói chung và việc triển khai thực hiện ở quận 5 nói riêng qua các thời kỳ cụ thể Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét và kiến nghị Do vậy, đây là nguồn tài liệu có tính khoa học và thực tiễn, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về quan điểm của Đảng ta đối với đồng bào Hoa, là tài liệu tham khảo quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án của mình
Tác phẩm Bia chữ Hán trong Hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ
Chí Minh do Litana và Nguyễn Cẩm Thúy chủ biên [103], tập trung
nghiên cứu nội dung của các văn bia chữ Hán còn lưu giữ ở các Hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Qua nội dung của các văn bia đã cung cấp nhiều tư liệu đáng tin cậy về người Hoa nói chung, về quá trình
Trang 15di dân và định cư trên đất Nam Bộ; một số vấn đề có liên quan đến Hội
quán như lịch sử hình thành, mối quan hệ giữa Hội quán và chùa,…
Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến năm 1945) do Nguyễn Cẩm Thúy chủ biên [143] đã khắc họa về những làn
sóng di cư của người Hoa vào Việt Nam, Nam Bộ; hoạt động kinh tế, nghề nghiệp, văn hóa tín ngưỡng,… Riêng phần tổ chức xã hội của người Hoa, tác phẩm chỉ đề cập một cách khái lược về sự ra đời, cấu trúc của Minh Hương xã và các hình thức liên kết của người Hoa trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng Trong khi điểm lại những hình thức tổ chức xã hội, gồm hệ thống Bang hình thành trên cơ sở cùng ngôn ngữ, địa phương và các hội hay hiệp hội kinh tế, văn hóa, chính trị, tác phẩm cũng làm nổi lên những đặc điểm cơ bản của người Hoa trong các mối liên kết xã hội đó Tác giả Nguyễn Cẩm Thúy còn có một số bài viết
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á: Làm thế nào để huy động
nguồn lực kinh tế của người Hoa cho sự phát triển bền vững của các nước Asean [144], Người Hoa trong hợp tác kinh tế Asean – Trung Quốc [145],…
Tuy không phải là những chuyên khảo về tổ chức xã hội của người Hoa, nhưng qua những tư liệu này có thể hiểu rõ hơn về vị trí kinh tế, đặc điểm trong sự liên kết nhất là trên lĩnh vực kinh tế của người Hoa để từ đó tác động đến đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội của họ
Tác giả Trần Hồng Liên trong Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ – Tín
ngưỡng và tôn giáo [105], khắc họa bức tranh khá sinh động về đời sống
sinh hoạt tinh thần mà cụ thể là tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa ở
Trang 16Nam Bộ nói chung, trong đó có đề cập đến quá trình hình thành của một số Hội quán của người Hoa ở các địa phương thuộc Nam Bộ, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu, An Giang và Đồng Nai
Người Hoa ở Nam Bộ của tác giả Phan An [3] là công trình tập hợp
những bài viết mà tác giả đã thực hiện trước đó cho các chương trình, đề tài nghiên cứu khác nhau về người Hoa ở Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh Do vậy, nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực,… của người Hoa, trong đó từ trang 41 đến 48, tác giả nêu khái quát về hình thức tổ chức Bang và Hội của người Hoa
Gần đây nhất, tác giả Phan An với tư cách chủ biên công trình Góp phần
tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ [5] đã cung cấp cho người đọc
những hiểu biết cơ bản về nhiều khía cạnh của văn hóa tộc người Hoa ở Nam Bộ, trong đó có phần nghiên cứu, giới thiệu về Minh Hương xã nói chung và làng Minh Hương ở Chợ Lớn – một dạng tổ chức xã hội từ buổi đầu của người Hoa ở Nam Bộ nói riêng
Cùng với các ấn phẩm tiếng Việt hay tiếng nước ngoài đã được dịch sang Việt ngữ, còn có nhiều ấn phẩm của các tác giả người nước ngoài viết về người Hoa ở Đông Nam Á, trong đó có người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng và ít nhiều đề cập đến đời sống sinh hoạt xã hội của họ, như:
Minority groups in the republic of Vietnam (Những nhóm tộc người thiểu số ở Việt Nam Cộng hòa) của Joann L.Schrock [170], đề cập đến tất
cả các tộc người thiểu số ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ Trong đó,
Trang 17tác giả trình bày khá toàn diện về người Hoa: lịch sử hình thành cộng đồng cư dân Hoa ở Việt Nam và miền Nam nói riêng, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, hôn nhân, gia đình, thiết chế xã hội,… Tuy nhiên, là công trình giới thiệu về tất cả các tộc người thiểu số ở miền Nam trên nhiều khía cạnh, nên những nội dung đề cập về người Hoa nói riêng cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát
Trong tác phẩm A study of oversea Chinese identity problem (Nghiên
cứu về bản sắc người Hoa hải ngoại), tác giả Huang Jian Chen [169] đề
cập đến nhiều vấn đề về đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội của người Hoa, như tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, tổ chức xã hội của người Hoa
Công trình Southeast Asian Chinese The Socio – Cultural dimension
(Người Hoa ở Đông Nam Á khía cạnh văn hóa – xã hội) của Leo
Suryadinata Đây là ấn phẩm tập hợp nhiều bài viết của các tác giả người Trung Quốc và một số nước khác viết về cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á, là những nguồn tài liệu tham khảo phong phú khi tìm hiểu về người Hoa ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Chúng tôi tìm hiểu một số bài viết đề cập đến quá trình hình thành phát triển về mặt dân số, đời sống sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân Hoa ở một số nước, như:
The Chinese in the Philippines: Continuity and change (Người Hoa ở Philippine: Tính liên tục và biến đổi) của Teresita Ang See [173] Với
việc đề cập đến những đặc điểm của thế hệ di dân Hoa đầu tiên và thế
Trang 18hệ sinh ra lớn lên tại nước sở tại, việc dạy Hoa ngữ, hoạt động đầu tư của người Hoa – Philippin vào Trung Quốc… tác giả đã cho thấy những yếu tố kế thừa và thay đổi trong nhận thức, sinh hoạt xã hội của người Hoa ở đây
Chinese society in Brunei: A survey (Xã hội người Hoa ở Brunei: một cuộc khảo sát) của Niew Shong Tong [172] Từ kết quả khảo sát, với
những bảng số liệu thống kê cụ thể ở những khoảng thời gian nhất định, tác giả đã phân tích những đặc điểm của sự tăng trưởng dân số (từ 1911 – 1991), sự phân bố cư trú trong cơ cấu dân số chung, hoạt động kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp… của người Hoa ở Brunei hay ở một địa phương (quận huyện) và cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về sự hình thành và phát triển nhất là về dân số, kinh tế của người Hoa ở đất nước này
Chinese clan associations in Singapore: Social change and continuity (Các hội dòng họ người Hoa ở Singapore: biến đổi xã hội và tính liên tục) của Cheng Lim Keak [167] Bài viết này đã cung cấp cho
người đọc nhiều thông tin về các tổ chức hội dòng họ của người Hoa ở Singapore, như bối cảnh ra đời, vai trò của nó trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa chính quyền sở tại với tổ chức, những biến đổi của hội dòng họ nhất là từ giữa thập niên 80 (thế kỷ XX) Đây là nguồn tư liệu bổ ích khi nghiên cứu về tổ chức xã hội của người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng, trong đó có các hội dòng họ
The Chinese in Singapore: From colonial times to present (Người Hoa ở Singapore: từ thời thuộc địa đến nay) của Chiew Seen Kong [168]
Trang 19Qua phân tích cùng những bảng số liệu cụ thể về dân số người Hoa trong
cơ cấu dân cư Singapore từ 1824 – 1990; tỷ lệ dân số của các nhóm theo phương ngữ, chủ yếu là Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Hẹ; quá trình địa phương hóa và an cư của người Hoa; phân bố nghề nghiệp của lực lượng lao động, lực lượng lao động người Hoa trong ngành công nghiệp,… Tác giả đã cung cấp cho người đọc bức tranh khá toàn diện và sinh động về sự phát triển dân số, đời sống sinh hoạt kinh tế, sự hòa nhập của cộng đồng cư dân Hoa ở Singapore
Ngoài những ấn phẩm đã nêu, còn có nhiều công trình nghiên cứu
khác là những sách hoặc luận án, như: Tín ngưỡng dân gian của người
Hoa ở Nam Bộ của Võ Thanh Bằng [21], Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ của Nguyễn Duy Bính [25], Tín ngưỡng và tôn giáo người Hoa Quảng Đông ở Tp.HCM của Nguyễn Thị Hoa Xinh [165], Người Hoa
ở Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh của Nghị Đoàn [52], Hoạt động kinh tế của người Hoa từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh của Trần
Hồi Sinh [138]…; bài viết cho các hội thảo khoa học, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành về người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ nói chung mà chúng tôi đã được tiếp cận nhưng không thể liệt kê hết trong khuôn khổ một luận án Tất cả đều là những nguồn tư liệu tham khảo giá trị giúp chúng tôi hoàn thành luận án này
Nhìn chung, tất cả những ấn phẩm mà chúng tôi đã được tiếp cận cho thấy, tộc người Hoa là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong khi trình bày kết quả nghiên cứu của mình ở các lĩnh
Trang 20vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… trong mối tương quan chung, các tác giả có những đề cập nhất định về các hình thức liên kết trong xã hội người Hoa, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính Do vậy, một công trình có hệ thống về tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ là cần thiết, nhằm qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn về văn hóa tộc người của một tộc người góp phần làm nên sắc thái riêng cho vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tổ chức xã hội
của người Hoa Tuy nhiên, tổ chức xã hội là một phạm trù rất rộng, ở người Hoa sự liên kết xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, luận án chỉ tập trung tìm hiểu một số dạng tập hợp người cơ bản của người Hoa ở Nam Bộ Cụ thể:
- Làng (xã) Minh Hương
- Bang (tổ chức mang tính đồng hương – đồng phương ngữ)
- Hội (tổ chức mang tính nghề nghiệp, gia đình – họ tộc)
Trong nhiều mặt hoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội của các hội đoàn từ sau năm 1975, luận án chỉ tập trung tìm hiểu mảng hoạt động xã hội để nêu lên những chuyển biến tích cực so với các giai đoạn trước đây của hội đoàn và qua đó là mức độ hòa nhập vào xã hội hiện tại của người Hoa
Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội của
người Hoa ở Nam Bộ Đây là vùng đất rộng lớn, gồm hai khu vực Đông
Trang 21Nam Bộ và Tây Nam Bộ, hiện nay được phân làm 18 tỉnh, thành phố: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sa Đéc, Bạc Liêu, An Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh Trên khu vực Nam Bộ rộng lớn đó, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có người Hoa cư trú đông nhất không chỉ so với các địa phương trong khu vực mà là cả nước Đây cũng là nơi người Hoa cư trú lâu đời, những yếu tố văn hóa tộc người cho đến hiện nay vẫn còn được bảo lưu đậm nét Do vậy, chúng tôi chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn nghiên cứu chính, đồng thời tiến hành khảo sát ở một số địa phương: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và Đồng Nai để có cái nhìn tổng quan về tổ chức xã hội của người Hoa
Về thời gian, luận án tập trung tìm hiểu tổ chức xã hội của người
Hoa từ khi tổ chức làng (xã) Minh Hương, Thanh Hà được thành lập đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Với cư dân Hoa ở Nam Bộ, sự liên kết xã hội, hình thành những tổ chức khác nhau từ khá sớm, thực hiện những chức năng như, bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người, quản lý xã hội, tương thân tương ái,… Đặc biệt, ở người Hoa, các hình thức liên kết xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gắn bó mật thiết với con người qua các thời kỳ lịch sử
Do đó, nghiên cứu về tổ chức xã hội của người Hoa là nghiên cứu về văn hóa tộc người, phải dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
Trang 22nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về tổ chức quần chúng trong xã hội Sự ra đời, tồn tại của các tổ chức xã hội người Hoa vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xã hội rộng rãi, nên khi tìm hiểu về nó, nhất thiết phải đặt nó trong các mối quan hệ nhiều chiều của xã hội ở một thời đoạn lịch sử nhất định
Mặt khác, tổ chức xã hội ra đời từ nhu cầu thực tiễn của các bộ phận cư dân trong những bối cảnh xã hội nhất định, do vậy tính chất của những tổ chức này được qui định bởi định chế của xã hội hiện hành Do đó, tránh định kiến mà phải có cái nhìn khách quan khi xem xét, đánh giá về những mặt tích cực, những đóng góp của nó cho cộng đồng, xã hội
Tổ chức xã hội tộc người là đối tượng của Dân tộc học, do vậy phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp chuyên ngành Dân tộc học Trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu thành văn Đó là những ấn phẩm của cá nhân hay tập thể, tổ chức trong và ngoài nước viết về người Hoa nói chung, ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng từ trước đến nay Chúng tôi cũng thực hiện khảo sát ở những địa phương thuộc Nam Bộ có đông người Hoa để tìm hiểu về hệ thống tổ chức xã hội hiện hành của họ về: sự ra đời, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động,… trước đây cũng như hiện nay Ngoài tìm hiểu qua chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng ở các địa phương, chúng tôi còn gặp gỡ, trao đổi với những cá nhân hay nhóm người Hoa, đã và đang đảm nhận những chức vụ khác nhau
Trang 23trong các Ban Chấp hành (Ban Quản trị) một số tổ chức, đơn vị: Hội Tương tế người Hoa thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Hội Tương tế người Hoa thị xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), Hội Châu Quang huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Hội Tương tế người Hoa thành phố Cà Mau, Hội Tương tế người Hoa thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Hội Tương tế người Hoa thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), Hội quán Phước Kiến (thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương), Hội quán Nghĩa An (chùa Ông, Tp.HCM), Hội quán Tuệ Thành (chùa Bà, Tp.HCM), Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn, Tp.HCM), Hội quán Phước Kiến (Phụng Sơn tự, thành phố Biên Hòa), Hội họ Trần (Tp.HCM), Hội họ Tạ (Tp.HCM), Hội họ Lý (thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương), Hội Bảo trợ dạy môn Hoa văn Tp.HCM, chủ đoàn lân Đoàn Thắng đường (Tp.HCM),…
Từ nguồn tư liệu thành văn và thu thập được qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi hệ thống, so sánh đối chiếu hệ thống tổ chức xã hội giữa các địa phương và giưã các thời kỳ Ngoài ra, các phương pháp khoa học mang tính liên ngành, như thống kê, phân tích,… cũng được sử dụng để
hoàn thành luận án này
6 Bố cục của đề tài
Từ những nhận thức đã phân tích trên đây, luận án góp phần làm sáng tỏ vai trò của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội của cộng đồng cư dân Hoa và những tác động của nó đối với xã hội nói chung Qua đó, xác định những yếu tố tích cực cần trân trọng, phát huy và những hạn chế cần
Trang 24khắc phục để góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” như chủ trương chung của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, cấu trúc của luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính được trình bày trong 03 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý thuyết và người Hoa ở Nam Bộ
Đề cập những nét chính về cơ sở lý luận, cách tiếp cận nghiên cứu thực hiện đề tài này Trình bày khái lược quá trình di cư, sự phân bố cư trú của người Hoa ở Nam Bộ, đời sống sinh hoạt kinh tế, những nét cơ bản của văn hóa Hoa ở Nam Bộ
Chương II: Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ trước năm
1975
Trình bày về những tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc và thời kỳ chính quyền Sài Gòn đến trước năm 1975 Chú ý tìm hiểu sự ra đời, biến đổi, thích nghi với môi trường xã hội của các tổ chức qua các giai đoạn
Chương III: Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ từ 1975 đến
nay
Trình bày về những tổ chức xã hội của người Hoa từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975) đến nay Phần này tập trung vào những nội dung chính: cơ cấu tổ chức, nội dung – hình thức hoạt động (chủ yếu là hoạt động xã hội), vai trò của các hội đoàn người Hoa trong đời sống xã hội, những biến đổi so với thời kỳ trước 1975
Trang 257 Những đóng góp của luận án
Từ những nguồn tư liệu thư tịch và khảo sát thực tế ở những địa bàn hiện có đông người Hoa sinh sống, luận án đã khái quát về lịch sử ra đời, phát triển của những dạng tập hợp người cơ bản của người Hoa ở khu vực Nam Bộ; đề cập đến những nội dung hoạt động chủ yếu, những yếu tố kế thừa và biến đổi, vai trò của, ảnh hưởng nó đối với người Hoa và với xã hội trong quá trình tồn tại của các tổ chức ở những giai đoạn lịch sử nhất định của Việt Nam, Nam Bộ nói riêng
Luận án có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về các loại hình liên kết của người Hoa ở Nam Bộ trong lịch sử và hiện nay Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống về tổ chức xã hội, góp phần vào công cuộc nghiên cứu chung, làm phong phú những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa tộc người và thiết chế xã hội tộc người ở Việt Nam
Tuy luận án không đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Hoa nói chung, hay công tác quản lý, phát huy tiềm năng của cộng đồng cư dân Hoa thông qua những tổ chức có tính đại diện của họ, nhưng những phân tích về vai trò, chức năng, ảnh hưởng của các tổ chức xã hội trong cộng đồng cư dân Hoa nói riêng và với xã hội nói chung là cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tộc người Hoa – một bộ phận trong nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như chủ
Trang 26trương chung của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới của đất nước.
Trang 27Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ NGƯỜI HOA Ở NAM BỘ
Từ nhu cầu thực tiễn, những hình thức tổ chức xã hội của người Hoa trên vùng đất mới Nam Bộ ra đời, gắn liền với quá trình tộc người và trở thành nét đặc trưng để nhận diện tộc người Hoa với những bộ phận cư dân khác ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng Để làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu tổ chức xã hội của người Hoa, trong chương này chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề lý thuyết về tổ chức xã hội, cách tiếp cận và
những nét tổng quan về người Hoa ở Nam Bộ
I Cơ sở lý luận và cách tiếp cận
Về mặt lý thuyết, kể từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập các vấn đề có liên quan đến hình thái tổ chức của các xã hội như: nhà xã hội học, giáo dục và triết học người Canada Marshall McLuhan (1911-1980); nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens (1938) với học thuyết về cấu trúc, nhà xã hội học người Pháp Émile Durkheim (1858-1917) với học thuyết về mối liên hệ xã hội; nhà triết học, chính trị và kinh tế học người Đức Karl Marx (1818-1883) với lý thuyết về cách vận hành của những hệ thống xã hội; nhà kinh tế, xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920) hoặc nhà xã hội học người Mỹ Robert K Merton (1910-2003) với lý thuyết về xã hội và cấu trúc xã hội; Theo Marshall McLuhan, sự hiểu biết về những kỹ thuật công nghệ mới trong một xã hội sẽ xác định cách thức mà xã hội ấy được tổ chức, trong đó các thành viên của xã hội nhận thức về thế giới xung quanh
Trang 28mình, nhờ đó mà kiến thức được gìn giữ và chia sẻ Theo ông, môi trường với các khuôn khổ xã hội, chính trị và kinh tế, cùng với kỹ thuật công nghệ đã làm biến đổi đời sống của chúng ta
Về mặt cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội là cơ sở của mọi hình thái tổ chức xã hội loài người Ở thời kỳ đầu, ngành Nhân học xã hội dựa trên định đề này cho rằng mọi xã hội loài người đều có tính tổ chức và đặt cho mình mục tiêu khoa học nghiên cứu tổ chức này như là một lĩnh vực ưu tiên Mỗi xã hội đều bao gồm nhiều cấp độ quản lý khác nhau Người ta phân tích từng cấp độ quản lý cũng như và nhất là phân tích mối liên hệ giữa các cấp độ với nhau Đặc biệt là các nguyên tắc về hôn nhân và gia đình cấu thành như thế nào? Làm thế nào tổ chức đời sống kinh tế, xã hội, chính trị Trong xã hội dân sự, tổ chức xã hội được hình thành bởi dân số, chế độ quản lý, chính quyền trung ương, cơ chế phân cấp cho vùng miền, địa phương được quyền quyết định và thi hành cũng như bởi toàn thể các dịch vụ công, các hiệp hội và các tổ chức xã hội không thuộc nhà nước [176]
Theo Từ điển Quản lý Xã hội, tổ chức xã hội là “Một biến thể của hệ thống xã hội, một cộng đồng được quản lý, có mục đích, có cấu trúc phân cấp Tổ chức xã hội có một tính độc lập và không phụ thuộc xác định, do vậy, có các lợi ích riêng của mình Lợi ích này có thể mâu thuẫn với lợi ích của xã hội, của các tầng lớp xã hội khác Tổ chức xã hội trung gian hóa sự tương tác giữa xã hội và những thành viên riêng biệt, tham gia vào tổ chức đó của nó, tức là trở thành khâu trung gian trong quan hệ
Trang 29xã hội – cá nhân Về mặt tiềm tàng, tổ chức xã hội chứa đựng trong mình hai xu hướng: một xu hướng dẫn tới tính ổn định, duy trì nề nếp tổ chức hiện tồn; xu hướng khác dẫn tới sự làm thay đổi, biến dạng nề nếp ấy Tính linh động, cơ động về cơ cấu của tổ chức xã hội đặc trưng cho các thuộc tính của nó như tính mở cửa và tính đóng cửa(1) Theo dấu hiệu trên thì tổ chức xã hội được phân chia thành tổ chức mở cửa và tổ chức đóng cửa Sự ảnh hưởng của các hệ thống khác và sự tương tác mật thiết với chúng là có thể và chấp nhận được đối với tổ chức mở cửa Loại hình tổ chức đóng cửa giả định phải có tính cô lập với sự tác động bên ngoài, phải có lợi ích hẹp hòi, bè phái” [35,tr.227,228]
Theo tác giả Thanh Lê thì tổ chức xã hội có nhiều nghĩa Trong đó:
“Nói tới tổ chức xã hội của cộng đồng khi chỉ một hệ thống các phương thức hành động cá thể, nhóm con người và thể chế, phương tiện và sự
kiểm soát xã hội nhằm bảo đảm trật tự trong đời sống xã hội” [101,tr.298, 299]
Như vậy, tổ chức xã hội là một phạm trù rất rộng, là những tập hợp người liên kết dựa trên mối quan hệ nào đó với tên gọi riêng, mang tính lịch sử Mỗi tổ chức ra đời đều có tôn chỉ mục đích cụ thể, nội dung hoạt động có tính mở hay khép kín, có tác động tích cực hoặc kìm hãm sự hòa nhập vào đời sống xã hội của những tập hợp người nhất định… Những tập hợp người trong xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau, có đơn vị cộng đồng:
“Toàn thể những người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm
(1) Tính mở để giao lưu, hội nhập và khép kín của một tổ chức xã hội
Trang 30giống nhau, gắn bó thành một khối” [161,tr.205]; có đơn vị nhóm: “Tụ tập nhau lại để cùng làm một việc gì” [161,tr.699]
Khi đã ra đời và tồn tại, các tổ chức có những tác động nhất định vào các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua những chương trình hoạt động cụ thể Sự tác động ấy có thể là tích cực như tăng cường, mở rộng khối đoàn kết, chăm lo cho đời sống của thành viên trong tổ chức, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng xã hội… và cũng có thể là tác động tiêu cực, như mang tính cục bộ, chia rẽ giữa các bộ phận dân cư, gây bất ổn cho xã hội Mỗi tổ chức xã hội có chức năng gắn kết các thành viên trong tổ chức, dựa trên những tương đồng về nhu cầu cùng tồn tại và phát triển Từ đó làm tăng cường sức mạnh cho tổ chức, bảo lưu những giá trị chung của cộng đồng cùng sự thích ứng, hòa nhập với đời sống xã hội đương đại và đến lượt mình, các tổ chức xã hội trở thành một nét đặc trưng của văn hóa tộc người
Về phương diện văn hóa tộc người, nhà nhân học Thomas Hylland Eriksen (1962) nhận xét: “Sẽ là điều sai lầm nếu quan niệm một cách đơn giản rằng những tộc người và những nhóm văn hóa là những thực thể đồng nhất nhau và sự chia sẻ chung một văn hóa là cơ sở của bản sắc dân tộc” [154,tr.265] Cũng trên quan điểm đó, khi phân tích mối quan hệ dân tộc giữa người Kachin ở miền núi Myanmar và người Shan, Edmund Leach (1910 – 1989) cho rằng tổ chức xã hội có tính chất cơ bản hơn là văn hóa [154,tr.265] Xu hướng chung trong nghiên cứu nhân học, theo quan điểm của trường phái Chicago, E Leach, Copperbelt hoặc học giả
Trang 31Xô Viết I.U.Bromley là tách các phương diện văn hóa ra khỏi các nghiên cứu về dân tộc Chẳng hạn, Fredrik Barth (1928) xem xét tộc người chủ yếu từ góc độ tổ chức xã hội của nó Ông lập luận: việc có chung những đặc điểm về văn hóa nên được xem là kết quả của một quá trình xã hội lâu dài, hơn là một tính chất có ngay từ đầu của tộc người vì theo ông, sự cách biệt giữa các tộc người chủ yếu là sự tách biệt xã hội, không phải là sự cách biệt về văn hóa [154,tr.266-268]
Về phương diện cố kết tộc người trong tương quan giữa các dân tộc, Don Handelman (1939) phân biệt theo 4 mức độ: phạm trù dân tộc (ethnic category), mạng lưới tộc người (ethnic network), liên hợp dân tộc (ethnic association) và cộng đồng dân tộc (ethnic community)[154,tr.274] Phân tích các mức độ cố kết trên, chúng tôi nhận thấy phạm trù dân tộc để nhận diện quá trình tộc người theo thời gian, còn mạng lưới dân tộc để phân biệt các quan hệ tộc người trong không gian, đó là yêu cầu về quan niệm (conceptual) để công nhận sự tồn tại của một dân tộc Trong khi đó, liên hợp dân tộc và cộng đồng dân tộc là yêu cầu về phương pháp (methodological) tổ chức các hình thức để tập hợp và phát triển các cộng đồng trong môi trường xã hội thuộc phạm vi một quốc gia, dân tộc “Khi những thành viên của một phạm trù dân tộc cảm thấy rằng họ cùng có chung quyền lợi và phát triển nên một công cụ tổ chức để biểu thị chúng thì chúng ta có thể nói đến một hiệp hội tộc người (ethnic association)”; “Mức độ cố kết dân tộc cao nhất là hình thái cộng đồng
Trang 32dân tộc (ethnic community)” trong đó “các dân tộc nằm trong sự kiểm soát chính trị của các quốc gia đa dân tộc” [154,tr.276-277]
Không nằm ngoài những quan điểm của các học giả – những nhà nghiên cứu đi trước về tổ chức xã hội như đã phân tích, ở trường hợp cụ thể của tổ chức xã hội người Hoa được nghiên cứu trong luận án này, có thể khái quát, tổ chức xã hội của người Hoa là những hình thức cố kết tộc người dựa trên những mối quan hệ nhất định, tạo nên mạng lưới tộc người trong xã hội, được xây dựng trên cơ sở tham gia tự nguyện của các cá nhân, có mục đích, có cấu trúc phân cấp, quá trình ra đời và tồn tại của nó gắn liền với bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam, Nam Bộ nói riêng nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tinh thần và vật chất của những người vốn là đồng hương, đồng tộc từ Trung Quốc đến sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất mới Nam Bộ
Trong lịch sử cũng như ngày nay, người Hoa có nhiều hình thức liên kết tộc người thông qua những tổ chức xã hội khác nhau Đó là những làng Minh Hương, Bang, Hội…
- Làng Minh Hương, ra đời từ cuối thế kỷ XVII trên vùng đất Nam
Bộ, theo chủ trương của chính quyền nhà Nguyễn, tổ chức qui tụ những người Hoa di cư thuộc các thế hệ đầu tiên đến Nam Bộ Trên danh nghĩa thì đây là một đơn vị hành chính, nhưng trên thực tế thì nó mang tính chất của một tổ chức xã hội hoạt động tự quản, có nhiều điểm khác biệt so với một đơn vị hành chính lúc bấy giờ
Trang 33- Bang, tổ chức liên kết của những người là đồng hương, cùng
phương ngữ, có tính chất như một hội Số lượng Bang có nhiều biến đổi qua các giai đoạn, nhưng cơ bản ở người Hoa có năm Bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ và Hải Nam Bên cạnh đó, liên kết trên cơ sở
đồng hương – phương ngữ còn có Hội quán
- Hội, có khá nhiều hình thức tổ chức hội, nhưng đậm nét hơn cả là
hệ thống hội thân tộc, hội nghề nghiệp, hội bảo trợ, hội tương tế,… và rộng lớn hơn là các Hiệp hội Hội có nhiều nghĩa, ở đây là “Tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” [161,tr.443] Và Hiệp hội là những nhóm hội không bị ràng buộc bởi quan hệ họ hàng hay lãnh thổ, nên đây là những
“Tổ chức quần chúng gồm nhiều tổ chức nhỏ hơn, có tính chất như một hội” [161,tr.423]
Việc lập tổ chức quần chúng ở Việt Nam được qui định cụ thể từ năm 1950 trong Dụ số 10 ngày 6/8/1950 của Quốc trưởng Bảo Đại Theo đó, “Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu”; “Hội viên của hội lập vô thời hạn hay có thời hạn nhất định vẫn có quyền ra hội bất cứ lúc nào sau khi đã nộp đủ số tiền góp đã đến hạn nộp và tiền góp thuộc về năm xin ra hội” [136]
Trang 34Năm 1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc luật số 102 (20/5/1957), Điều 1 và Điều 2 của Sắc luật qui định:
“Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước
ta Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội Không ai được xâm phạm
quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác” [33]
Trên tinh thần đó, tổ chức xã hội của người Hoa là những tổ chức quần chúng hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên, mỗi người có quyền tự chọn để tham gia sinh hoạt hay không sinh hoạt trong một tổ chức và do vậy, một người cùng lúc là thành viên của nhiều tổ chức xã hội là hiện tượng khá phổ biến
Như vậy, tuy có khác nhau về tên gọi, mục đích, nhưng các hình thức liên kết ở người Hoa vẫn có những điểm chung: có tính chính thức, tổ chức khá chặt chẽ, hội viên có chọn lọc và mang tính tự nguyện, các hội viên có mục đích hay lợi ích giống nhau, có ý thức rõ ràng về tư cách thành viên của mình với tổ chức, Nó không độc lập tồn tại mà có mối quan hệ hữu cơ với nhiều tổ chức khác nhau trong xã hội và với chính quyền sở tại Do vậy, để nhìn rõ được nét đặc trưng về tổ chức xã hội của tộc người Hoa, cách tiếp cận ở đây là theo tiến trình lịch sử, không chỉ là về quan hệ nội tại của các tổ chức mà còn đặt nó trong không gian văn
Trang 35hóa, xã hội chung của Việt Nam – Nam Bộ Không chỉ chú ý về mục đích, chức năng, cấu trúc, phương thức, nội dung hoạt động của tổ chức mà còn ở mối quan hệ giữa các tổ chức, giữa tổ chức với chính quyền và những biến đổi của nó để thích ứng hòa nhập qua các thời kỳ lịch sử
Trên thực tế thì tổ chức xã hội của người Hoa không phải hoạt động trong môi trường văn hóa – xã hội thuần Hoa mà có quá trình gắn bó với cộng đồng dân tộc (ethnic community) của quốc gia đa dân tộc Việt Nam Bản thân các tổ chức xã hội của người Hoa chịu tác động từ nhiều phía Bên cạnh tính chất khép kín nhằm lưu giữ những yếu tố văn hóa truyền thống của tộc người, còn có tính chất mở nhằm tiếp nhận, điều chỉnh nội dung, phương thức, hành vi hoạt động của các thành viên để hòa nhập, thích ứng với môi trường văn hóa – xã hội và phát triển qua từng giai đoạn cụ thể của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Bên cạnh đó, liên hợp dân tộc (ethnic association) dưới các hình thức tổ chức xã hội cũng có khả năng làm nảy sinh sự cạnh tranh, mâu thuẫn giữa mạng lưới dân tộc này với các mạng lưới dân tộc khác trong khu vực cư trú, đòi hòi các hình thức tổ chức và quản lý quan phương của nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích và quyền bình đẳng của các liên hợp dân tộc Cũng vậy, do tổ chức xã hội tồn tại như là một thực thể bên cạnh các đặc trưng văn hóa tộc người, cho nên đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng giữa liên hợp dân tộc và cộng đồng dân tộc, trên các mặt quan hệ tương tác trong xã hội, nhằm bảo đảm sự cố kết và phát triển của dân tộc trong các quốc gia đa dân tộc
Trang 36Dưới chế độ Việt Nam xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do lập hội, tổ chức quần chúng Đó là quan điểm xuyên suốt, nhất quán, đồng thời là nguyên tắc, là quyền của mỗi công dân, được luật pháp qui định và bảo vệ Do vậy, từ sau Sắc luật số
102 (20/5/1957) tính đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về việc thành lập cũng như quản lý hoạt động của các tổ chức quần chúng:
Chỉ thị số 01, ngày 5/2/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Về việc
quản lý tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng [32]; Chỉ thị số 202
ngày 5/6/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Về việc chấp hành các
qui định của Nhà nước trong việc lập hội [31]; Chỉ thị số 501/TTg
(3/8/1996) của Thủ tướng Chính phủ Về thực hiện chính sách đối với
người Hoa [30], Nghị định số 88 ngày 30/7/2003 của Chính phủ Qui định
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội [29], v.v…
II Khái quát về người Hoa ở Nam Bộ
2.1 Sự di dân và phân bố cư trú
Việt Nam và Trung Quốc có chung một đường biên giới, nên từ lâu đời đã có sự giao lưu, tiếp xúc giữa các bộ phận cư dân sinh sống ở hai quốc gia Mặt khác, vùng đất màu mỡ phía Nam luôn là trọng điểm trong hoạt động bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ của các nhà cầm quyền
ở Trung Hoa từ thời cổ đại và gắn liền với các cuộc chiến tranh ấy là làn sóng di cư của người Hán từ phương Bắc xuống phương Nam Như, năm
210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã phái 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía Nam Trường Giang Nhiều nhóm người Việt
Trang 37đã tham gia cuộc kháng chiến chống Tần, trong đó có cuộc chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt trên địa bàn nước Âu Lạc kéo dài khoảng 5 –
6 năm, tính từ năm 214 đến 208 trước Công nguyên [126,tr.47,48] Năm
111 trước Công nguyên, nhà Hán phát đại binh chinh phục Nam Việt Trong suốt 1000 năm các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta, một lực lượng đông đảo người từ Trung Quốc gồm nhiều thành phần: quan lại, binh lính, thường dân, tù binh… chủ động đi tìm vùng đất mới lập nghiệp hoặc được đưa đến theo mục tiêu, chính sách cai trị, đồng hóa của các thế lực chiếm đóng
Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, đất nước ta bước sang thời kỳ mới, có độc lập, chủ quyền và làn sóng di trú của các nhóm người từ Trung Quốc về phương Nam vẫn tiếp diễn với những đợt
di cư lớn, có tổ chức Những đợt di dân qui mô ấy thường tập trung vào lúc “chuyển giao” giữa các triều đại: cuối thời Đường – đầu thời Tống (960 – 1279), cuối thời Tống – đầu thời Nguyên (1279 – 1368), cuối thời Nguyên – đầu thời Minh (1368 – 1644), cuối thời Minh – đầu thời Thanh, thời kỳ Chiến tranh Thuốc Phiện (1840), Phong trào Thái Bình Thiên quốc (1850 – 1863), chiến tranh Trung – Nhật (1895), Cách mạng Tân Hợi (1911) [64,tr.17]… Đến Việt Nam, người Hoa thường sinh sống tập trung, tạo thành những khu quần cư gắn với những địa danh nổi tiếng từ lâu đời như: Vân Đồn (Hà Nội, thế kỷ XII), Phố Hiến (Hưng Yên, thế kỷ XVIII), Hội An (Quảng Nam, thế kỷ XVIII)…
Trang 38Riêng với Nam Bộ vào cuối thế kỷ XVII mới có những di dân người Hoa đến lập nghiệp Lúc này, ngoài những nhóm cư dân bản địa sống rải rác trên các giồng cao, trên vùng đất Nam Bộ đã có người Việt từ miền Trung vào khai hoang lập nghiệp, nhưng nhìn chung thì đây vẫn là vùng đất còn lắm hoang vu, dân cư thưa thớt, chính quyền nhà Nguyễn chưa có điều kiện để quan tâm hơn đến vùng đất này Trong khi đó, bên Trung Quốc, người Mãn Thanh đã lật đổ triều Minh và thiết lập quyền cai trị, bắt dân phải theo tục của người Thanh Cuộc chiến phản Thanh phục Minh do những người trung thành với triều Minh thực hiện nổ ra nhiều nơi nhưng đều tan vỡ và triều Thanh mạnh tay đàn áp, dẫn đến thực trạng là khá đông người Hoa đã bỏ đất nước lưu tán sang nhiều quốc gia khác, trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á hòng tránh sự trừng phạt của triều Thanh, bị người Thanh cai trị Trong bối cảnh ấy, một bộ phận người Hoa tiến hành đợt chuyển cư lớn, có tổ chức đầu tiên đến Nam Bộ vào cuối thế kỷ XVII Đó là năm 1679, hai cựu thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài) đưa khoảng 3.000 người là tướng sĩ dưới quyền, gia quyến, đi trên 50 chiến thuyền đến xin phép chúa Nguyễn được lưu trú Được chúa Nguyễn cho phép, hai nhóm cùng xuôi thuyền vào phía Nam tìm nơi cư trú Nhóm của Dương Ngạn Địch vào cửa Soài Rạp lên đồn trú ở Mỹ Tho (Định Tường) và Cao Lãnh (Cai Lậy), nhóm của Trần Thượng Xuyên thì vào cửa Cần Giờ lên đồn trú ở Bàng Lăng (Biên Hòa), Đề Ngạn (Gia Định cũ), Cù Lao Phố (Nông Nại Đại Phố) [56,tr.9,10] Những di dân Trung Hoa tiếp
Trang 39tục đến với Biên Hòa và Mỹ Tho sau hai nhóm quan binh là cựu thần nhà Minh Nhiều người trong số họ là thương nhân, nhất là thời Thanh Thánh Tổ (1662 – 1722) cho phéùp người dân được vượt biển đi các nước buôn bán
Năm 1680 [56,tr.79], một nhóm người Hoa do Mạc Cửu dẫn đầu đến vùng Mang Khảm (Hà Tiên) và nhiều khu vực khác thuộc vùng biên giới Việt Nam – Campuchia sinh sống
Để dễ quản lý và phân biệt giữa người Hoa đã nhập Việt tịch với người mới đến, chính quyền nhà Nguyễn đã “qui hoạch” người Hoa thành những làng (xã) Minh Hương ở Phiên Trấn (Gia Định), Thanh Hà ở Trấn Biên (Biên Hòa) vào năm 1698 [56,tr.12] Những di dân Trung Hoa, nhất là lực lượng thương nhân từ những thế hệ đầu tiên đã sớm biết kết hợp lợi thế tự nhiên với thế mạnh của mình để biến nơi đây thành một phố thị hoạt động buôn bán sầm uất vào bậc nhất trên đất Nam Bộ thời bấy giờ
Trịnh Hoài Đức miêu tả: Ở Biên Hòa, Trần Thượng Xuyên đã chiêu tập
người Trung Quốc buôn bán đến kiến thiết phố xá, mái ngói tường vôi, lầu cao quán rộng, dọc theo bờ sông liền lạc tới 5 dặm, chia vạch làm 3 đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lót gạch xanh, đường rộng bằng thẳng, qui tụ người buôn bán, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu neo, xà lan liên tiếp nhau, một chỗ đại đô hội, nơi tập trung nhiều nhà buôn bán lớn [57,tr.113,114] Trong khi đó, đến Mỹ Tho, nhóm của Dương Ngạn Địch chủ yếu cũng hoạt động buôn bán, chung sức cùng người Việt xây dựng cuộc sống mới,
Trang 40nhà cửa, trị sở theo đó mọc lên, dân lưu tán tụ về ngày thêm đông, kết thành chòm xóm Phố chợ lớn Mỹ Tho hình thành ở về phía nam trị sở, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc, một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo [57,tr.119,120]
Khi đến Hà Tiên, Mạc Cửu chiêu tập dân lưu tán lập nên xóm ấp rồi đến năm 1708 xin được thuộc triều đình Phú Xuân Vùng đất này dưới sự tổ chức, cai quản trực tiếp của họ Mạc, nhất là thời của Mạc Cửu (1655–1736) và Mạc Thiên Tích (1706–1780) trở thành một thương cảng quan trọng từ cuối thế kỷ XVII: Chợ Trấn phía đông ngó xuống bến hồ, nơi bến có làm trại cá, phía bắc công khố có miếu Hội đồng, phía bắc miếu có xưởng sửa thuyền, chia khu ngang dọc lấy đường lớn làm giới hạn, phía tả miếu Quan Thánh là phố Điếu Kiều… đường lối tiếp giáp, phố xá liên lạc, người Việt, người Tàu, người Cao Miên, Đồ Bà đều theo chủng loại cư trú, ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây không dứt, thật là một đại đô hội ở nơi góc biển vậy [57,tr.129]
Chợ Lớn cũng là khu vực sớm được những di dân Hoa chọn làm nơi lập nghiệp, nhưng lúc đầu, việc buôn bán không được thuận lợi như ở Cù Lao Phố, do dân cư còn thưa vắng, chưa có những chủ lớn đứng ra làm đầu mối tiêu thụ hàng hóa cho nhà buôn khi thuyền cập bến cũng như thu mua cung cấp hàng hóa cho chuyến về Do vậy, chủ hàng phải gánh hàng đến các chợ để bán lẻ và tự tìm kiếm, thu mua hàng hóa của địa phương cho chuyến về rất vất vả [110,tr.89] Tuy nhiên, không bao lâu sau đó,