Hội họ (Hội Tông thân) 126

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội của người hoa ở nam bộ (Trang 132 - 138)

II. Sự kế tục của những hình thức liên kết truyền thống 121

2.2. Hội họ (Hội Tông thân) 126

Là hình thức liên kết phát triển mạnh nhất về số lượng trong hệ thống tổ chức xã hội của người Hoa từ sau năm 1975 đến nay. Phổ biến là tổ chức của những người Hoa có cùng họ, không phân biệt nguồn gốc địa phương, nghề nghiệp, bất kỳ ai có nhu cầu, đủ tiêu chuẩn và chấp nhận Điều lệ, nội qui của hội đều có thể tham gia.

Địa phương có nhiều Hội họ nhất hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đó là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Dương, Đồng Nai,…

Những họ không đủ số lượng người để lập Hội có thể tham gia sinh hoạt ở địa phương khác, như người họ Lư ở Cà Mau sinh hoạt tại Hội họ Lư ở

Thành phố Hồ Chí Minh… và cũng với lý do ấy, nhiều địa phương không có Hội họ mặc dù cư dân người Hoa là khá đông, như: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ. Cá biệt, người Hoa ở thành phố Biên Hòa cũng thường gọi các nhóm đồng hương là Hội họ, như Hội họ Quảng Đông, Hội họ Triều Châu, Hội họ Phúc Kiến, Hội họ Hẹ. Như vậy, Hội họ được dùng ở đây không phải là tổ chức thân tộc hay của những người có cùng tên họ mà chỉ là một cách gọi để chỉ một nhóm người là đồng hương với nhiều họ khác nhau.

Mục đích, chức năng của các Hội họ có thể nói là khá thống nhất và xuyên suốt. Điển hình như Hội họ Trần: “Liên lạc tình cảm, giao lưu tri thức giữa họ tộc với nhau, cùng nhau phụng sự tổ tiên, phát huy và biểu dương truyền thống đức hạnh tốt đẹp của cha ông. Nhằm dạy dỗ con cháu hiểu biết thêm về công lao của cha ông. Nhắc nhở con cháu uống nước nhớ nguồn, ngày càng phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng xây dựng và quản lý tốt công việc phúc lợi về việc tang, cưới hỏi trong họ tộc” [78].

Trước năm 1975, nhiều Hội họ ở các tỉnh, thành phố khác lấy tổ chức ở Sài Gòn làm trung tâm, đặt mình vào vị trí phân hội, hàng năm cử đại diện (không kể những người tự nguyện) về dự các kỳ cúng giỗ. Hội họ Trần là một điển hình, là một hội lớn, qui tụ người cùng họ cả 5 nhóm đồng hương, nên người họ Trần phân tán cư trú ở nhiều địa phương thuộc Nam Bộ và tất cả đều là phân hội của Hội họ Trần ở Sài Gòn. Ngày nay, mỗi Hội họ ở các địa phương với một lượng thành viên nhất định đều độc

lập sinh hoạt, nhưng vẫn giữ mối quan hệ mật thiết với tổ chức cùng họ ở các địa phương khác, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua khảo sát thực tế, có thể khái quát tình hình Hội họ ở một số địa phửụng:

- Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương có đông người Hoa nhất Việt Nam hiện nay, có nhiều Hội họ nhất. Bước đầu, chúng tôi thống kê được khoảng 45 Hội họ. Nhiều tổ chức xuất hiện từ lâu đời, có đông thành viên, tập trung nhiều ở khu vực Chợ Lớn cũ (các quận 5, 6, 10, 11). Trong đó, 32 Hội họ đã tạo lập được từ đường riêng với những qui mô khác nhau.

- Thành phố Cà Mau, người Hoa có nhiều họ, nhưng chỉ một số họ có đủ lượng người để thành lập hội và hoạt động có bề nổi là những họ:

Quách, Mã, Ngô, Trần. Trong số đó, Hội họ Trần có thành viên đông nhất, qui tụ những người mang họ Trần thuộc cả 5 nhóm đồng hương Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Hội họ Tô có số lượng thành viên khá ít vừa được thành lập vào đầu thập niên 2000. Bốn Hội họ: Quách, Trần, Ngô, Mã đều đã lập được Hội quán riêng. Thường thì các Hội họ cố gắng duy trì họp định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày rằm hay mồng một và ít nhất mỗi năm một lần cúng Tổ.

- Thị xã Bạc Liêu, một địa phương có khá nhiều Hội họ của người Hoa mà trước mỗi tổ chức đều được gắn với 3 từ Hội Tương tế. Đó là các tổ chức: Hội Tương tế họ Trần (Hội họ Trần), Hội Tương tế họ Trương (Hội họ Trương), Hội Tương tế họ Lâm (Hội họ Lâm), Hội Tương tế họ

Dương (Hội họ Dương), Hội Tương tế họ Quách (Hội họ Quách), Hội Tương tế họ Tô (Hội họ Tô), Hội Tương tế họ Huỳnh (Hội họ Huỳnh), Hội Tương tế họ Lý (Hội họ Lý), Hội Tương tế họ Liên (Hội họ Liên), Hội Tương tế họ Kha (Hội họ Kha), Hội Tương tế họ Thái (Hội họ Thái)…

Trong số đó, 04 Hội Tương tế họ Liên, Kha, Thái và Huỳnh có số lượng thành viờn khụng nhiều, chưa đủ điều kiện lập từ đườngù riờng.

- Bình Dương, hai Hội họ: Hội họ Lý chủ yếu ở thị xã Thủ Dầu Một và Hội họ Vương tập trung nhiều ở các khu vực Búng, Lái Thiêu, Tân Khánh là hai Hội họ có đông thành viên, cả hai đều đã xây dựng được từ đường riêng, mỗi năm 2 lần cúng Tổ rất trọng thể.

- Sóc Trăng, chủ yếu với ba Hội họ: Quách, Lý và Trần.

Trừ những Hội họ có số lượng thành viên ít, chỉ cần vài người tình nguyện đứng ra nhận nhiệm vụ quản lý, còn các Hội họ có thành viên đông, trong Ban Quản trị ngoài Trưởng ban còn có nhiều Phó ban, tùy thuộc số lượng thành viên mà cơ cấu và các bộ phận chuyên trách. Trước đây, người đứng đầu tổ chức huyết thống, thân tộc có thể được thành viên cử lên hay vị trưởng tộc thì ngày nay, tổ chức này là sự liên kết của những người cú cựng họ, nờn khỏi niệm Trưởng tộc đó trở nờn xa lạù, thay vào đó là một Ban Quản trị được cộng đồng cử ra với chức danh Hội trưởng cùng nhiều Hội phó mà tiêu chí giàu có và uy tín được coi trọng hơn cả.

Có thể hiểu rõ hơn cơ cấu tổ chức chung của một Hội họ qua bộ máy tổ chức của Hội họ Trần ở Thành phố Hồ Chí Minh (trụ sở: 6-8-10 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 10).

Hội họ Trần có từ đường thường được gọi là Đại đền thờ họ Trần.

Ban Quản trị gồm 01 Trưởng ban và nhiều Phó ban. Số lượng Phóù ban không cố định, tùy tình hình cụ thể mà tăng giảm, nhưng luôn có 05 Phó ban Thường trực, cũng chính là 5 đại diện của 5 nhóm đồng hương:

Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Các bộ phận chuyên trách: Tài chính, Tổng vụ, Thư ký, Phúc lợi, Giao tế, Kiểm soát.

Ngoài những bộ phận trực tiếp điều hành công việc như đã nêu, hội còn có các chức danh (là một người hay nhiều người) Tối cao Cố vấn, Trưởng ban Danh dưù (nguyờn Trưởng Ban Quản trị), Cố vấn Thường vuù (nguyờn Phó Ban Quản trị), Cố vấn. Đây là những người từng nắm giữ các trọng trách trong hội hoặc người có nhiều đóng góp cho Hội. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị là 03 năm, được thành lập theo nguyên tắc: mỗi nhóm đồng hương (Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ) cử một đại diện, 05 vị này sẽ chọn 01 trưởng ban, bốn vị còn lại đương nhiên là 04 phó ban và nhóm nào có người đảm nhận chức vụ trưởng ban thì cử bổ sung 01 đại biểu làm phó ban. Trừ hai chức danh tài chínhkiểm soát phải bầu cử, mọi vị trí còn lại do hội trưởng cùng các hội phó thống nhất chỉ định với sự nhất trí cao của cộng đồng. Mỗi năm Hội họ Trần 2 lần cúng Tổ vào ngày 15/4 và 20/8 Âm lịch.

Nhìn chung, phương thức hoạt động của các Hội họ không khác nhau nhiều. Mỗi năm thường 2 lần cúng Tổ họ, định kỳ họp mỗi tháng hay 03 tháng một lần, phổ biến là vào ngày rằm hay mồng một. Có hội còn tổ chức họp mặt định kỳ dịp đầu năm để chúc tết, thăm hỏi nhau.

Những dịp giỗ Tổ họ hoặc tụ tập đông đảo tại từ đường cũng là dịp để các thành viên thông tin cho nhau, giới thiệu để thế hệ trẻ biết bà con và vai vế của mình trong dòng họ. Qua đó làm cho quan hệ giữa các thành viên và giữa các thế hệ thành viên trong hội thắt chặt, cũng như nhắc nhở các lớp cháu con về tình thương, tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau giữa những người được xem là có chung một cội nguồn tiên tổ.

Trong hệ thống hội đoàn của người Hoa thì Hội họ được tổ chức chặt chẽ, sự phân biệt vai vế thế thứ còn khá đậm nét, nhất là vào dịp lễ trọng, nhất thiết phải chú ý vị trí của mình với người đối diện khi giao tiếp. Với hình thức liên kết như hiện nay, việc xác định được bà con, vai vế của nhau trong hội là không dễ, nhất là với những hội đông người. Do vậy, trong Hội thường có một hay vài người (tình nguyện) làm việc ghi chép tộc phả, giúp bà con trong hội khi hữu sự nhằm tránh sai sót mà với họ là thiếu tôn trọng, nhất là vào những dịp lễ trọng phải viết giấy mời. Tuy nhiên, nhìn chung thì Hội họ ngày nay không có quá đông thành viên.

Ngay như hội họ Trần ở Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những tổ chức có qui mô lớn nhất cũng chỉ ở mức trên dưới 200 hội viên. Mặt khác, ý thức về dòng tộc nhất là trong giới trẻ ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh không còn đậm nét. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự

“mờ nhạt” ý thức về dòng tộc, bao gồm sự gia tăng kết hôn giữa người Hoa với người các dân tộc khác. Nếu như xưa kia chỉ có đàn ông người Hoa lấy vợ khác tộc thì ngày nay đã có những phụ nữ Hoa lấy chồng Việt, một khảo sát của PGS-TS.Phan An cho thấy, có 36,4% thanh niên người Hoa có vợ hoặc chồng là người Việt [3,tr.190-192]; chiều hướng phát triển của xã hội, môi trường học tập, lao động tạo điều kiện cho mối quan hệ giao tiếp giữa các bộ phận dân cư ngày càng rộng mở; sự ngừng nhập cư của người Hoa; ít sử dụng phương ngữ trong giao tiếp xã hội và cả ở nhà… Yêu cầu bảo lưu những tập tục truyền thống trong chiều hướng phát triển của xã hội hiện đại đưa đến thực tế, đang có sự dằng co nhau về quan hệ gia đình với chiều hướng phát triển của xã hội. Tuy họ hãy còn nhiều ràng buộc với gia đình, dòng họ, nhưng mặt khác lại có xu hướng muốn bứt ra, độc lập trong cuộc sống. Số liệu cụ thể cho thấy có đến 67,1% thanh niên người Hoa thỉnh thoảng mới thăm viếng họ hàng, trong đó chỉ có 8,2% thường xuyên có quan hệ với bà con thân thích [3,tr.190- 192].

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội của người hoa ở nam bộ (Trang 132 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)