II. Sự kế tục của những hình thức liên kết truyền thống 121
2.1. Tổ chức đồng hương 122
Mặc dù ngày nay người Hoa không quá đặt nặng vấn đề đồng hương như trước đây, nhưng hình thức liên kết dựa trên quan hệ đồng hương vẫn còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
Trước hết, với hệ thống Hội quán. Như trình bày ở phần trước, đó là “Nhà của một đoàn thể để làm nơi hội họp và các hội viên gặp nhau”.
Tuy nhiên, từ khi Bang chấm dứt vai trò (1960) thì Hội quán vốn là một bộ phận của Bang, với thực lực kinh tế mạnh nhất, thực hiện chức năng của một tổ chức đồng hương – phương ngữ. Ngoài những chức năng vốn có thì Hội quán còn quản lý tài sản công: trường học, bệnh viện, cơ sở tín
ngưỡng, nghĩa trang... Ngày nay, Hội quán và cơ sở tín ngưỡng thường hòa làm một, được điều hành bởi một Ban Quản trị chung, đồng thời thực hiện chức năng của một tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, như Điều lệ của Hội quán Nhị Phủ nêu: “Hội quán Nhị Phủ miếu là một tổ chức tín ngưỡng dân gian, không có chức sắc, không có giáo lý” [83]. Hội quán vẫn là trụ sở của các nhóm người Hoa dưới danh nghĩa Ban Quản trị Hội quán mà người Hoa thường gọi là Chùa (cơ sở tín ngưỡng cộng đồng):
Hội quán Tuệ Thành (chùa Bà Quảng Đông), Hội quán Nghĩa An (chùa Ông), Hội quán Quỳnh Phủ (chùa Bà Hải Nam), Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn), Hội quán Tam Sơn (chùa Hà Chương), Hội quán Ôn Lăng (chùa Ôn Lăng),… Như vậy, Hội quán chính là không gian văn hóa thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của người Hoa: sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, nơi gặp gỡ trao đổi, bàn chuyện làm ăn, nơi diễn ra các ngày lễ, tổ chức biểu diễn lân sư rồng, những hình thức nghệ thuật đặc sắc của người Hoa…
Nhiều cơ sở Hội quán đã được xếp hạng di tích quốc gia, trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa không chỉ của người Hoa mà của người dân trong khu vực nói chung. Có thể nói đây chính là nơi hội tụ tập trung nhất những sắc thái văn hóa Hoa, người Hoa coi Hội quán là đại diện của nhóm đồng hương trong quan hệ xã hội, trung tâm của những chương trình sinh hoạt văn hóa, cộng đồng, xã hội .
Cơ cấu tổ chức của Hội quán ở các nhóm cộng đồng nhìn chung không khác nhau, nếu có khác thì đó là về số lượng thành viên, số lượng ban chuyên trách, thời gian làm việc của mỗi nhiệm kỳ mà sự khác nhau
đó chủ yếu xuất phát từ tình hình cụ thể của từng cộng đồng ở mỗi địa phương. Ban Quản trị Hội được thành lập trên cơ sở hội viên tín nhiệm bầu ra, nhiệm kỳ làm việc có thể là 3, 4 hoặc 5 năm, tùy thuộc vào mỗi Hội quán, không có qui định thống nhất chung cho tất cả. Về đại thể, cơ cấu Ban Quản trị Hội gồm:
- 01 Trưởng ban, phụ trách chung, có toàn quyền điều hành công việc trong hội về đối nội và đối ngoại.
- Các Phó ban (không qui định số lượng), là những người giúp việc cho Trưởng ban, được Trưởng ban phân công phụ trách một hoặc nhiều bộ phận chuyên trách. Một trong số các Phó ban sẽ được Trưởng ban chỉ định thay mình giải quyết một số công việc khi ông vắng mặt.
- Các bộ phận chuyên trách: Tổng vụ, Tài chính, Kế toán, Thư ký, Giám sát, Kiểm soát, Phúc lợi, Giao tế.
Trong đó, Ban Giám sát và Ban Kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng: có quyền giám sát mọi việc làm của Ban Quản trị, kể cả Trưởng ban và Phó ban cùng các bộ phận chuyên môn. Nếu phát hiện việc làm không phù hợp, bất lợi cho tổ chức, Trưởng Ban giám sát có quyền đề nghị Ban Quản trị triệu tập cuộc họp, đưa vấn đề ra thảo luận, giải quyết.
Ban Giám sát mỗi tháng họp 1 lần để đôn đốc Ban Quản trị thực hiện tốt các công việc mà Hội đã đề ra; Ban Kiểm soát có quyền kiểm toán tất cả các mục thu chi của bộ phận tài chính, nếu phát hiện điều gì bất thường phải báo ngay cho Ban Quản trị kịp thời xử lý. Cũng như trước đây, thành viên của Ban Quản trị Hội chẳng những là người có uy tín mà luôn là
người có tiềm lực kinh tế mạnh, đi tiên phong trong việc đóng góp cho Hội quán, nhất là vị Hội trưởng và các Hội phó luôn đóng góp ở mức cao nhaát.
- Ban Cố vấn: thành viên thường là những người từng kinh qua những chức vụ khác nhau trong Ban Quản trị, có uy tín, kinh nghiệm.
Mỗi Hội quán đều có Điều lệ riêng, hầu như tất cả đều được lập mới (thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay). Theo đó, mục đích tôn chỉ của các Hội quán cơ bản là không khác nhau, lấy lợi ích của cộng đồng làm trọng, xõy dựng vàứ phỏt huy tinh thần hỗ trợ, giỳp đỡ nhau trong nhúm đồng hương và tổ chức hoạt động xã hội, trong đó tích cực tham gia các chương trình từ thiện xã hội do chính quyền, cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương phát động. Có thể so sánh tôn chỉ của hai hội quán:
- Hội quán Tuệ Thành: Tôn chỉ Hội quán là phát huy tinh thần hỗ trợ giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế, phát triển sản xuất, tích cực tham gia đóng góp công ích, phúc lợi xã hội do chính quyền và Mặt trận phát động, kế thừa và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo di tích lịch sử. Không mưu đồ tư lợi cá nhân, hoạt động đúng theo pháp luật nhà nước [81].
- Hội quán Nhị Phủ: Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ gìn giữ di tích lịch sử, văn hóa, nơi tham quan du lịch của khách trong nước và khách nước ngoài; Góp phần phát triển sự nghiệp
văn hóa, giáo dục và phúc lợi xã hội; Đoàn kết bà con nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến, góp phần vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân [83].
Bên cạnh Hội quán, ở nhiều địa phương còn có những tổ chức đồng hương mang danh Hội Tương tế. Hình thức tổ chức này xuất hiện từ đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), xu hướng ngày càng mở rộng. Thực chất, đây chỉ là sự thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng, nội dung hoạt động cho phù hợp với xã hội mới của tổ chức đồng hương – phương ngữ trước đây ở các địa phương. Điều đó trước hết được thể hiện qua tên gọi của các tổ chức: Hội Tương tế Triều Châu, Hội Tương tế Quảng Đông thị xã Bạc Liêu; Hội Tương tế Phúc Kiến, Hội Tương tế Triều Châu, Hội Tương tế Quảng Đông, Hội Tương tế Hẹ thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương;
Hội Đồng hương Phúc Kiến thành phố Biên Hòa… Ngoài ra, một số địa phương còn có các hội đồng hương của người Hoa cấp phường (xã).