Những nét chính về hoạt động kinh tế 46

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội của người hoa ở nam bộ (Trang 51 - 61)

II. Khái quát về người Hoa ở Nam Bộ 31

2.2. Những nét chính về hoạt động kinh tế 46

Đến Nam Bộ sinh sống, người Hoa hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tùy theo điều kiện cụ thể của cá nhân, gia đình và môi trường nơi cư trú. Ở đây chỉ khái quát những nét chính về hoạt động kinh tế của người Hoa trong sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp, nghề thủ công và một số nghề khác.

Những người làm nông nghiệp thường chọn vùng có qũy đất đáp ứng nhu cầu sản xuất để ngụ cư. Ngay từ buổi đầu, nhà nông người Hoa

cho thấy họ không mặn mà lắm với cây lúa nước mà tích cực trong hoạt động làm vườn, làm rẫy và từng bước triển khai các hoạt động buôn bán, các nghề thủ công truyền thống, như chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất các loại vật dụng dùng trong nghi lễ, sinh hoạt tâm linh của con người… Cũng như nhiều cư dân khác, người Hoa sớm biết khai thác nguồn lợi tự nhiên ở khu vực mình cư trú. Qua tác phẩm Gia Định thành thông chí, có thể khắc họa đời sống sinh hoạt kinh tế của họ ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX:

- Vùng cửa biển Ba Lai (trấn Vĩnh Thanh): “Theo hai bên sông biển, cây cỏ rậm rạp, trong có gò đất, người Tàu và người Cao Miên trồng thuốc lá, thơm, củ cải, dưa, bí rất tốt mà lớn trái” [55,tr.96].

- Khu vực núi Linh Quỳnh (trấn Hà Tiên), ở phía tây bắc nhiều gò rừng, phía đông nam nhiều ao ruộng, đất đai phì nhiêu, người Việt, người Tàu và người Cao Miên ở lẫn lộn cày cấy [55,tr.105].

- Người Hoa ở xứ Ba Thắc (trấn Vĩnh Thanh) chuyên sản xuất muối hồng. Họ đan bao lá hình vuông, mỗi bao đựng 5, 6 cân, đem bán ở Cao Miên thu lợi rất nhiều [56,tr.40].

- Ở núi Chân Sâm (trấn Vĩnh Thanh), thổ sản có cây giáng hương, bạch mộc hương, sa nhân, sao mộc, người Tàu và người Cao Miên nhà ở kế cận kết thành thôn lạc chợ quán, để thu lấy nguồn lợi ở chằm rừng soâng nuùi [55,tr.75].

- Vùng biển Hà Tiên có nhiều doi cát, đảo, nơi trú thân của nhiều thứ cá lớn, hải sâm, ba ba, đồi mồi, cá cơm, ngao, sò, ốc… ngư phủ đến

tháng 3 hành nghề, ghe thuyền người Quỳnh Châu, Quảng Đông thường đến đậu các đảo ấy để đánh cá phơi khô và bắt hải sâm [55,tr.112].

- Núi Thiết Khâu (trấn Biên Hòa), gò đống lồi lõm, rừng cây xanh rậm, người làm sắt tụ tập mở lò thổi nấu, cung nạp thuế sắt, quặng sắt.

Năm 1811, Lý Kinh Tú và Lâm Húc Tam người tỉnh Phước Kiến trưng thuế, khai thác được nhiều sắt tốt, chế tạo xanh chảo, bán được nhiều lời [55,tr.16].

Muộn hơn, Tsai Maw Kuey thống kê, vùng ngoại ô Chợ Lớn hay vùng ven Sài Gòn: Phú Nhuận, Gò Vấp… có 30 cơ sở trồng trọt, 31 cơ sở làm rau muối chua [150,tr.79]… Nhiều gia đình người Hoa ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang… ngày nay chuyên trồng các loại cây như dưa hấu, nhãn, hành, hẹ, các loại rau cải… Nhiều gia đình khác vừa buôn bán vừa làm rẫy, trồng hành, cây ăn trái, đánh bắt hải sản hay làm muối.

Nhìn chung, trong hoạt động nông nghiệp, lúa nước không phải là cây trồng ưa chuộng của người Hoa như nhiều cư dân khác ở Nam Bộ mà chú trọng vùng đất rẫy canh tác cây rau màu, nhằm nhanh chóng tạo ra hàng hóa là những sản phẩm nông nghiệp.

Tiểu thủ công nghiệp là một trong những thế mạnh trong hoạt động kinh tế của người Hoa. Không ít những di dân người Hoa đến Nam Bộ là những thợ thủ công lành nghề. Để mưu sinh, họ đã hoạt động trong nhiều ngành nghề: gốm sứ, dệt vải, dệt lụa, gạch ngói, làm giấy, thuộc da, bút mực, nghề in… Những ghi chép của Trịnh Hoài Đức về hoạt động khai quặng, mở lò thổi nấu sắt ở núi Thiết Khâu (trấn Biên Hòa) hay những

địa danh như xóm Lò Vôi, Lò Rèn, Lò Gốm, Lò Siêu… hiện nay vẫn còn lưu truyền ở Thành phố Hồ Chí Minh là những minh chứng.

Trường hợp của bộ phận người Hẹ là một điển hình. Vốn theo chân Trần Thượng Xuyên đến Biên Hòa, một bộ phận cư dân này đã chọn vùng núi Bửu Long lập nghiệp. Cùng với “những lớp di dân liên tục đến sau, một làng nghề chạm khắc đá với qui mô hàng trăm hộ đã dần được hình thành và khá phồn thịnh. Ngay từ đầu, cộng đồng người Hẹ quần cư khá đông dọc bờ sông và nơi núi Bửu Long. Trong số họ, có những người đã và đang là chủ nhân của làng đá Bửu Long và đa số người Hẹ trong cộng đồng này đều thuộc đội ngũ lao động và nghệ nhân chế tác đá của làng đá truyền thống này” [87,tr.14,25].

Trong hệ thống sản phẩm của lực lượng thợ thủ công người Hoa còn phải kể đến loại sản phẩm đặc trưng là tranh kiếng. Những người thợ vẽ tranh kiếng người Hoa có mặt ở nhiều địa phương thuộc Nam Bộ và mỗi địa phương có ưu thế riêng. Chẳng hạn, người Hoa ở Chợ Lớn tập trung vào mảng tranh thờ Quan Công, Thánh Mẫu, bài vị, thần Tài, Thổ Địa… và họ còn có biệt tài viết chữ Hán ngược; còn người Hoa ở Lái Thiêu (Bình Dương) thì nổi tiếng về tranh thờ tổ tiên [155,tr.26,39]…

Trong lĩnh vực gốm sứ, nhất là ở Sài Gòn – Chợ Lớn và Đông Nam Bộ nói chung, người Hoa không chỉ là những thợ thủ công có tay nghề cao mà còn là những chủ doanh nghiệp. Chẳng hạn, lò gốm Cây Mai do một nghiệp chủ người Hoa điều hành, thợ gốm gồm người Việt và Hoa, với những sản phẩm gốm nổi tiếng khắp Nam Kỳ; những lò gốm ở Thủ

Dầu Một, nhân công là người Hoa và người bản xứ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Thủ Dầu Một có 42 lò gốm thì tất cả đều do người Hoa quản lý [129,tr.243].

Theo Niên giám Đông Dương phát hành năm 1910 thì người Hoa hầu như độc chiếm các nghề sành sứ và gạch ngói… Họ quản lý hầu hết các lò nung vôi, các xưởng nấu rượu và xưởng cưa. Phần lớn sản phẩm kỹ nghệ được người Hoa thu mua ngay tại nơi sản xuất rồi gom về Chợ Lớn.

Cũng Niên giám này cho biết, hiện tại người ta tập trung chủ yếu vào những ngành kỹ nghệ của người Hoa hoặc người Pháp mới du nhập vào Nam Kyứ [129,tr.242].

Thời quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam, công nghiệp của người Hoa phát triển mạnh mẽ, tập trung nhiều nhất ở khu kỹ nghệ Biên Hòa, trong đó có nhiều công ty lớn, kỹ nghệ hiện đại của người gốc Hoa với sự giúp vốn và kỹ thuật của những đồng tộc ở các nước phát triển, nhất là Đài Loan [129,tr.90]. Riêng tại Chợ Lớn, người Hoa làm chủ khoảng 380 cơ sở dệt vải, 18 xưởng sản xuất bột, 48 lò thuộc da, 21 cơ sở sản xuất bánh mứt trái cây, 10 xưởng nhuộm, 68 xưởng cưa, 40 cơ sở làm thùng gỗ dựng hàng, 7 cơ sở làm bún, 14 cơ sở làm đồng, 12 cơ sở làm yên ngựa…

[150,tr.79,99].

Sau năm 1975, một số cơ sở sản xuất kinh doanh của người Hoa được chuyển thành hợp tác xã, tổ sản xuất hoặc công tư hợp doanh với sự quản lý của nhà nước và trong bối cảnh chung của thời gian đầu sau giải phóng, hoạt động kinh tế của người Hoa cũng chịu nhiều ảnh hưởng,

những mặt tiêu cực, hạn chế. Từ sau năm 1979, một bộ phận sản xuất kinh doanh của người Hoa dần được khôi phục. Tính đến năm 1985, chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 5.678 cơ sở sản xuất của người Hoa, chiếm 35% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đóng góp 38,2% giá trị tổng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.

Thương mại là lĩnh vực kinh tế mà người Hoa có nhiều ưu thế. Trên khắp vùng Nam Bộ, dù sinh sống ở thành thị hay nông thôn, số đông người Hoa vẫn lấy hoạt động buôn bán hay sản xuất ra hàng hóa làm sinh kế và phát triển kinh tế. Với sự góp sức không nhỏ của người Hoa, nhiều thương cảng sớm hình thành, hoạt động buôn bán tấp nập trên đất Nam Bộ, như Cù Lao Phố, Mỹ Tho… Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, thương cảng Hà Tiên, nơi tàu thuyền nước ngoài ra vào tấp nập, nhất là thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích. Bãi Xàu – một thương cảng ở Sóc Trăng với đa số dân ở chợ là người Hoa, thương gia địa phương chủ yếu là người Hoa và thuyền buôn cũng đều là của người Hoa, đậu san sát từ 100 đến 150 chiếc để mua gạo, đường… [110,tr.89,90]; thương cảng Sài Gòn (Chợ Lớn), hình thành và phát triển nhanh từ năm 1778, khi Cù Lao Phố đã qua thời hưng thịnh…

Những thương nhân người Hoa giao tiếp với nhau theo phong cách riêng: “Xưa nay thuyền buôn đến hạ nêu xong thì lên bờ thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại đấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả; chủ mua hàng định giá mua bao tất cả những hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm

trở về, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì, thì người chủ buôn ấy cũng chiếu y ước đơn mua dùm chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh toán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi… khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là tiện lợi [57,tr.22]. Người Hoa ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động thương mại, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong bối cảnh nhiều quốc gia tình hìnhh bất ổn, các đảng phái chú tâm vào mục tiêu chính trị mà buông lỏng kinh tế là điều kiện thuận lợi cho người Hoa đẩy mạnh hoạt động thương mại và đạt được nhiều thành tựu. Thống kê của Far Eastern economic review (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông), thì chỉ những cơ sở có môn bài, năm 1957 người Hoa có 276 công ty khai thác lâm sản, năm 1958 có 30 xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp phân bố ở nhiều địa phương thuộc miền Nam, nhất là ở Sài Gòn và các địa phương: Đà Lạt, Bà Rịa, Buôn Mê Thuột, Plâyku… nhưng đó không phải là những cơ sở sản xuất mà chủ yếu là thu mua sản phẩm để phân phối, xuất cảng [137,tr.19,20].

Đến trước năm 1975, ở miền Nam ước có khoảng 6.000 cơ sở buôn sỉ thì người Hoa chiếm khoảng 80% và phần lớn ở Sài Gòn. Đây cũng là địa phương tập trung các chợ đầu mối như Bình Tây, An Đông, Soái Kình Lâm… là những trung tâm phân phối sỉ hàng hóa về các tỉnh miền Nam và sang cả Campuchia với nhiều chủ sạp hàng là người Hoa. Họ buôn bán theo phương thức hàng gối đầu, người buôn chỉ phải tạm ứng một khoản tiền để nhận hàng, khi bán hết hàng thì thanh toán và chủ hàng sẽ ứng tiếp hàng. Về bán lẻ, người Hoa vốn có các cửa hàng tạp hóa ở khắp Sài

Gòn và miền Nam từ trước, đảm nhiệm việc bán lẻ, trao đổi hàng hóa cho người tiêu dùng. Những cửa hàng tạp hóa đã tạo nên một mạng lưới bán lẻ, điều chỉnh giá cả hàng hóa trong cả miền Nam. Những thống kê trước năm 1975, ước lượng 60% doanh số hàng hóa bán lẻ là do người Hoa ủieàu phoỏi.

Trong lĩnh vực thương mại, kể cả việc xuất nhập khẩu hàng hóa, người Hoa đã dựa vào chữ tín để tạo nên ưu thế cho mình. Những thương nhân người Hoa cho thấy sự nhạy bén, khéo léo trong kinh doanh buôn bán. Mối quan hệ làm ăn giữa họ được xây dựng trên cơ sở chữ “tín”.

Chữ tín được sử dụng như một phương tiện để xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các thành viên cả trong cộng đồng cư dân Hoa ở mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. Chữ tín, như là một bản giao kèo bất thành văn mà bất kỳ người làm ăn chân chính nào cũng cố gắng gìn giữ, nhờ nó mà việc buôn bán giữa các thương gia người Hoa diễn ra nhanh gọn, hiệu quả, tránh được những thủ tục hành chính rườm rà, trong khi mối quan hệ trong kinh doanh giữa họ ngày càng thêm củng cố.

Với hệ thống cơ sở bán lẻ, trước năm 1975, ở 20 tỉnh, thành phố thuộc Nam Bộ có khoảng 15.748 hiệu buôn người Hoa làm chủ. Trong đó, tập trung nhiều ở các điạ phương: Sài Gòn – Chợ Lớn 9.311 cơ sở, Sóc Trăng 478 cơ sở, Thủ Dầu Một 453 cơ sở, Rạch Giá 431 cơ sở, Gia Định 423 cơ sở, Long Xuyên 420 cơ sở, Cần Thơ 416 cơ sở, Bạc Liêu 408 cơ sở, Mỹ Tho 359 cơ sở, Trà Vinh 352 cơ sở, Châu Đốc 351 cơ sở…

[138,tr.57]. Bên cạnh đó, người Hoa còn có mạng lưới thu mua lúa gạo khá qui mô, chi phối mạnh mẽ thị trường lúa gạo miền Nam thời bấy giờ.

Hiện nay, hoạt động buôn bán, dịch vụ trong cộng đồng cư dân Hoa vẫn diễn ra mạnh mẽ. Chỉ riêng lĩnh vực dịch vụ người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đã làm chủ hàng trăm nhà hàng, khách sạn, vũ trường, quán ăn… Trong đó, có những cơ sở tên tuổi như: Đông Á tửu lầu, Đồng Khánh, Ái Huê, Ngọc Lan Đình, Bát Đạt, Đông Kinh,…

Công nghiệp cũng là lĩnh vực người Hoa đầu tư mạnh. Vào những năm 60, đầu những năm 70 thế kỷ XX, tư sản người Hoa đã xây dựng được nhiều xí nghiệp lớn, máy móc hiện đại, thu hút đông đảo công nhân người Hoa, người Việt. Trong ngành dệt, tư sản người Hoa đã làm chủ hai nhà máy lớn, đó là Vinatexco, Vinatexinco và khoảng 600 xưởng dệt vừa và nhỏ, sản lượng vải của các cơ sở này chiếm 70% sản phẩm ngành dệt ở miền Nam. Ngành chế biến thực phẩm, các tư sản người Hoa có số vốn đầu tư lớn trong công ty sữa hàng đầu miền Nam là Foremost và 5 trong số 8 công ty sản xuất, tinh luyện dầu ăn cùng nhiều nhà máy đóng hộp thực phẩm. Trong ngành hóa chất, tư sản người Hoa nắm gần như độc quyền việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, chế biến cao su và hóa nhựa.

Họ làm chủ 13 trong số 19 công ty hóa mỹ phẩm, sản xuất các loại bột giặt, chất tẩy rửa. Riêng về hóa nhựa, họ có 630 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cung cấp các mặt hàng gia dụng bằng nhựa cho cả miền Nam.

Ngành cơ khí, luyện kim, tư sản người Hoa đã kiểm soát 4 trong số 5 công ty luyện kim lớn nhất ở miền Nam đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa…

Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu ngành nghề của người Hoa qua bảng thống kê số lượng các cơ sở sản xuất lớn và vừa của người Hoa ở miền Nam trước năm 1975.

STT NGÀNH NGHỀ SÀI GÒN MIỀN NAM

1 Thực phẩm 653 1.045

2 Thuốc lá 10 10

3 Deọt 529 625

4 Giaáy 59 59

5 Hóa chất 43 43

6 Đồ gốm, sứ 159 159

7 Saét theùp 08 08

8 Cô khí 180 180

9 Kyừ ngheọ cheỏ bieỏn 410 513

10 In aán 98 98

Nguồn: Trần Hồi Sinh (1998), Hoạt động kinh tế của người Hoa từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr 53.

Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng của người Hoa phát triển nhanh chóng vào giữa thập niên 60 thế kỷ XX. Đến trước năm 1975, ở Sài Gòn có 31 ngân hàng chính thức đăng ký hoạt động, trong số đó có 3 ngân hàng do người Hoa làm chủ, 7 ngân hàng có vốn của người Hoa chiếm hơn một nửa. Hầu hết các ngân hàng còn lại đều có sự góp vốn của người Hoa với những mức độ khác nhau. Các ngân hàng này đều có một phòng Hoa vụ do người Hoa phụ trách để giải quyết các vụ việc tín

dụng liên quan đến người Hoa. Hệ thống ngân hàng do người Hoa điều hành và chi phối đã góp phần tích cực trong các hoạt động kinh doanh sản xuất của tư sản người Hoa ở Sài Gòn – miền Nam. Vào thời điểm năm 1998, người Hoa đầu tư vào 8 ngân hàng, trong đó 4 ngân hàng họ chiếm tuyệt đại đa số vốn và hùn vốn vào 4 ngân hàng khác [138,tr.95,96].

Nhìn chung, đến Việt Nam – Nam Bộ sinh sống, người Hoa tỏ ra thích ứng khá nhanh với điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội. Ngay từ đầu, những di dân người Hoa hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế: sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản, chế biến thủy hải sản, làm ra các sản phẩm thủ công đến buôn bán, kể cả xuất nhập khẩu… Cùng với sự phát triển của xã hội, người Hoa đã góp mặt trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Cho đến trước năm 1975 đã phát triển khá cao với nhiều loại hình, nhiều lĩnh vực và tạo được những ưu thế nhất định, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế miền Nam đương thời. Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, tuy có những bước thăng trầm, nhưng hoạt động kinh tế của người Hoa nhìn chung chuyển biến tích cực và phát triển nhanh. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tiếp tục là những hoạt động kinh tế thế mạnh của họ.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội của người hoa ở nam bộ (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)