1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp

100 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 501,5 KB

Nội dung

LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Muốn ăn bông súng mắm kho Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

Câu ca dao nghe mượt mà chất phác làm sao! Như mời gọi khách phương xa

về Đồng Tháp thưởng thức “bông súng đồng chấm mắm kho”, một món ăn dân dãnhưng đậm đà hương vị quê hương, giàu lòng mến khách mà không phải nơi nàocũng có Qua đó, ca dao không chỉ là nơi để người dân Đồng Tháp thể hiện niềm tựhào của mình về quê hương mà đó còn là khúc ca trữ tình trong những đêm trăngthanh gió mát hay những buổi chiều tàn trên cánh đồng xa nghe tiếng vịt kêu chiều

mà lòng quặn nhớ khôn nguôi “người bạn” thuở nào nay chỉ còn là kỉ niệm:

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau”.

Qua ca dao, ta có thể hiểu phần nào về mảnh đất và con người Đồng Tháp dùchưa đặt chân đến, lời ca tạo cảm giác cho người đọc như muốn được thấy và đến

đó ngay Cũng như ca dao các tỉnh khác: Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, KiênGiang… cùng thuộc địa phận cực Nam tổ quốc, ca dao Đồng Tháp bên cạnh những

nét tương đồng đã tạo nên nét độc đáo, nổi bật riêng cho mình

Từ lâu, ca dao Đồng Tháp đã được sưu tầm – biên soạn nhưng đến nay chưa

có công trình nào đi sâu tìm hiểu và đưa ra những nhận định, đánh giá riêng về cadao Đồng Tháp Là người con sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ, thuở nhỏ đã tiếp xúcvới ca dao, lớn lên có điều kiện học tập, nghiên cứu Đồng thời, người viết muốn đisâu khảo sát và tìm hiểu những đặc điểm đã tạo nên nét riêng cho ca dao ĐồngTháp Qua đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan Người viết chọn

“Nhận định, đánh giá ca dao Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu ca dao Đồng Tháp đã được nhiều tác giả

Trang 2

quan tâm, tìm hiểu Theo đó, có thể chia tài liệu nghiên cứu ra thành hai nhóm: tàiliệu sưu tầm, biên soạn và tài liệu nghiên cứu ca dao Đồng Tháp.

2.1 Tài liệu sưu tầm, biên soạn về ca dao Đồng Tháp

Qua khảo sát, phân loại người viết tập hợp được 4 công trình sưu tầm, biên

soạn tiêu biểu như sau:

Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục [19] Đây là công trình sưu tầm - biên soạn tập thể, giới

thiệu một vùng văn học dân gian quan trọng cả nước Công trình đã bao quát tươngđối đầy đủ các thể loại văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:thể loại văn xuôi và văn vần dân gian Trong đó, ca dao Đồng Tháp là một trong 12tỉnh được sưu tầm - biên soạn với số lượng 101 câu trên tổng 1018 câu, chiếm tỉ lệ9,9% Xuất hiện trong bốn chủ đề của ca dao đồng bằng sông Cửu Long: Quêhương đất nước (15 câu ca dao), lao động sản xuất (4 câu ca dao), đời sống tìnhcảm (76 câu ca dao), phong tục tập quán và tâm lí xã hội (6 câu ca dao)

Nhìn chung, Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long đã đề cập đến ca

dao Đồng Tháp với số lượng khá phong phú Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ởviệc sưu tầm và biên soạn chưa đi sâu tìm hiểu nội dung cũng như hình thức nghệthuật của ca dao Đồng Tháp

Đỗ Văn Tân (chủ biên), (1984), Ca dao Đồng Tháp Mười, Sở văn hóa và

Thông tin Đồng Tháp Trong công trình này, tác giả đã khẳng định vai trò và vị trí

của ca dao Đồng Tháp: “Ca dao sưu tầm ở Đồng Tháp như một âm vang tự nhiên của tâm hồn con người đã bao đời trụ bám trên mảnh đất này” [18, tr.8] Với dung

lượng 15 trang (trong tổng 152 trang) nhóm biên soạn đã khái quát sơ lược về đặcđiểm vùng đất và con người Đồng Tháp qua các chủ đề:

Chủ đề chống thực dân đế quốc: Ở chủ đề này đáng chú ý là hệ thống những bài

ca dao về các vị lãnh tụ nghĩa quân và những bài ca bộc lòng căm thù cao độ khôngđội trời chung với kẻ thù

Chủ đề ca ngợi Đảng và Bác Hồ: Thể hiện lòng lạc quan tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu có nội dung phong phú, sâu sắc

Trang 3

Chủ đề tình yêu đôi lứa và hạnh phúc gia đình: Chủ đề tình yêu đôi lứa chiếm

số lượng khá lớn, với nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc trong tình yêu Bên cạnh đó,tính cách con người Đồng Tháp được thể hiện một cách hồn nhiên, chất phác, thật thànhưng đồng thời cũng không kém phần mãnh liệt và hài hước

Phần còn lại của công trình là ca dao sưu tầm và được chia thành năm chủ đềchính: đất nước và con người Đồng Tháp; quan hệ gia đình, xã hội; tình yêu, hônnhân; ca ngợi Đảng, Bác Hồ; chống thực dân, đế quốc

Có thể nói, công trình ca dao Đồng Tháp Mười đã thể hiện khá đầy đủ về số

lượng ca dao cũng như đi sâu phân tích vào từng chủ đề Tuy nhiên, công trình chưađưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật ca daoĐồng Tháp

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 15 ca dao, Nxb Khoa học Xã hội[11] Công trình này đã

chọn và giới thiệu 11.001 lời ca dao cổ truyền theo các khía cạnh nội dung củachính chủ đề: Đất nước và lịch sử; quan hệ gia đình, xã hội; lao động và nghềnghiệp; sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; những lời bông đùa, khôi hài, giải trí; nhữngnỗi khổ, những cảnh sống lầm than, những thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội; kinhnghiệm sống và hành động Trong phần ca dao người Việt với chủ đề “Đất nước vàlịch sử” công trình đã đề cập đến 10 lời ca dao Đồng Tháp Trong đó 8 lời ca daothể hiện nội dung về danh lam thắng cảnh, trai thanh gái lịch, phong tục thuần hậu,nét sống đẹp và 2 lời thể hiện đặc sản vùng Đồng Tháp Nhìn chung công trình trên

đã đề cập đến “ca dao Đồng Tháp” tuy nhiên, chỉ mang tính chất khảo sát, sơ lược ởmột vài tiểu mục, khía cạnh chưa đi sâu vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của cadao Đồng Tháp

Quế Chi (2005), Câu đố tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên[2].

Công trình đã sưu tầm và giới thiệu 3 thể loại văn học dân gian như: câu đố, tụcngữ, ca dao Ở thể loại ca dao tác giả chia thành 9 chủ đề: những bài đồng dao, tìnhcảm gia đình, đạo đức giáo dục, công việc - lao động - văn hóa, chống tệ nạn xã hội,con người - phong tục, chống phong kiến thực dân, tình yêu đôi lứa - vợ chồng vàtrong chủ đề “đất nước - lịch sử” tác giả đã đề cập đến đặc sản, vùng đất Đồng Tháp

Trang 4

qua hai câu ca dao “Muốn ăn bông súng mắm kho / Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm; Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh / Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”.

Nhìn chung, công trình có đề cập đến ca dao Đồng Tháp nhưng chỉ mang tính chấtliệt kê qua tiểu mục, chưa thật sự đi sâu vào từng chủ đề ca dao Đồng Tháp

2.2 Tài liệu nghiên cứu về ca dao Đồng Tháp

So với tài liệu sưu tầm - biên soạn thì nhóm tài liệu nghiên cứu phong phú hơn, trong đó có thể kể đến bài viết của các tác giả như:

Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao - dân ca Nam Bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh [5] Đây là công trình sưu tầm - biên soạn ca dao

của 9 tỉnh Tây Nam Bộ bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre…trong đó cóĐồng Tháp Trong phần I tiểu luận, tác giả đã đi sâu tìm hiểu bốn yếu tố trong cadao Nam Bộ: vài nét về miền đất Nam Bộ, vài nét về nội dung ca dao - dân ca Nam

Bộ, một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam Bộ, ca dao - dân ca Nam

Bộ những biểu hiện sắc thái địa phương Trong quá trình tìm hiểu “Vài nét về miềnđất Nam Bộ” tác giả Trần Tấn Vĩnh đã đề cập đến ca dao Đồng Tháp trong cuộcđấu tranh chống thực dân phong kiến cùng nghĩa quân Trương công Định, Nguyễn

Trung Trực, Võ Duy Dương…:“Bao giờ hết cỏ Tháp Mười, / Thì dân Nam mới hết người đánh Tây” Cũng trong phần tiểu luận này, bài viết “Vài nét về nội dung ca

dao - dân ca Nam Bộ”, tác giả Nguyễn Tấn Phát đã khắc họa nét hoang vu của vùng

đất Nam Bộ qua hai câu ca dao Đồng Tháp: “Chiều chiều én liệng trên trời, / Rùa

bò dưới nước, khỉ ngồi trên cây”, “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn, / Xuống bưng sợ đĩa lên rừng sợ ma” Tựu chung, “Ca dao - dân ca Nam Bộ” đã đề cập đến ca dao

Đồng Tháp Tuy nhiên, chỉ mang tính chất sơ lược chưa thật sự đi sâu tìm hiểu nộidung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp

Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, Nxb Thời đại [1] Công trình này đã nghiên cứu ngôn ngữ và thể

thơ trong ca dao của các tỉnh Nam Bộ, trong đó có ca dao Đồng Tháp Về ngôn ngữ,tác giả tiến hành nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản như: Cách sử dụng và tổ chứcngôn ngữ (dùng từ cổ, từ Hán Việt, dùng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường,dùng phương ngữ…), cách dùng tên riêng chỉ địa điểm Trên cơ sở đó chỉ ra những

Trang 5

nét đặc trưng của nó so với ca dao truyền thống và ca dao các các vùng Bắc Bộ,Trung Bộ Về nghệ thuật, công trình đã tìm hiểu về kết cấu vần điệu và các thể thơtiêu biểu như: lục bát, song thất lục bát, song thất, lục bát gián thất và các biến thểcủa chúng Như vậy, ca dao Đồng Tháp đã được tác giả đề cập đến trong công trìnhnghiên cứu “Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ” Quyển sáchnày là tư liệu bổ ích cho người viết trong qua trình nhận xét và đánh giá ca da ĐồngTháp.

Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, Nxb Trẻ [6].

Công trình đã sưu tầm và nghiên cứu các thể loại văn học dân gian Việt Nam Qua

đó, nội dung được tác giả triển khai qua 5 chương Trong chương 4: “Văn học dân gian ghi nhận những sự kiện từ thời sự, lịch sử, nhân vật, địa danh đến những sự kiện thường thức, có khả năng lưu truyền từ đời nầy sang đời kia và phổ biến từ vùng này sang vùng khác” khi đề cập đến một số địa danh thuộc miền Tây Nam Kì tác giả đã nhắc đến địa danh Đồng Tháp qua câu ca dao: “Muốn ăn bông súng mắn kho / Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm” Nhìn chung, công trình Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ đã đề cập đến ca dao Đồng Tháp nhưng chỉ mang tính chất

liệt kê địa danh, không đi sâu phân tích, tìm hiểu cụ thể

Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam – những lời bình, Nxb Văn hóa

- Thông tin [7] Đây là công trình nghiên cứu gồm hai phần: Phần I: Những điểm

nổi bật của ca dao Việt Nam, Phần II: Đến với những bài ca dao tiêu biểu với bài viết “Trong đầm gì đẹp bằng sen” tác giả Huy Cận đã so sánh câu ca dao “Tháp -muời đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” với câu ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Theo Huy Cận, hình ảnh “hoa sen” trong sạch giữa bùn nhơ trong câu ca daothứ hai được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Nghĩa đen thể hiện một bônghoa thật với đủ màu sắc lá xanh, bông trắng, nhị vàng Bên cạnh đó, hoa sen còn thể

Trang 6

hiện cho phẩm chất cao đẹp, tinh khiết của một nhà nho sống giữa bùn nhơ mà vẫngiữ được cái thanh tao, trong sáng Huy Cận cho rằng câu ca dao trên hoàn toànkhác hẳn với tiếng nói trong câu ca dao Đồng Tháp mà tác giả gọi là ca dao mới:

“Tháp - mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

“Bởi vì ở đây Tháp – mười và hoa sen không hề mâu thuẫn với nhau mà là một khối thống nhất Có hoa sen là vì có Tháp - mười Cũng như có cụ Hồ là vì có dân tộc Việt Nam Tiếng hát sao mà thoải mái, hồn nhiên, trong sáng” [5, tr.274].

Qua bài viết, Huy Cận đã đề cập đến ca dao Đồng Tháp nhưng tác giả khôngxem ca dao Đồng Tháp là đối tượng chính cho bài viết mà đó là yếu tố để so sánh

nhằm khắc họa và làm nổi bật nội dung, hình thức câu ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng ”.

Công trình nghiên cứu “Địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”,

luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hùng Cường chuyên ngành Văn học ViệtNam, Trường Đại học Cần Thơ [3].Trong chương 1: “Những vấn đề chung” côngtrình đã đề cập đến 3 câu ca dao có liên quan đến địa danh Đồng Tháp, chương 2:

“Phân loại địa danh trong ca dao Đồng Tháp” có 6 câu ca dao Đồng Tháp, chương3: “Giá trị biểu đạt của địa danh trong ca dao” có 21 câu Như vậy, địa danh trong

ca dao Đồng Tháp được tác giả đề cập khá nhiều trong bài viết

Công trình nghiên cứu “Đặc điểm của những ca dao đồng bằng sông Cửu Long chứa yếu tố sông nước”, luận văn Thạc sĩ của tác giả Lý Thanh Kiều chuyên

ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ [9] Trong chương 1: “Kháiquát về ca dao và văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long”, yếu tố tự nhiêncủa vùng đồng bằng sông Cửu Long được tác giả đề cập qua ca dao Đồng Tháp:

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua / Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”.

Bên cạnh đó, nghề lúa nước ở Đồng Tháp là một trong những nghề phổ biến của

Nam Bộ được tác giả thể hiện qua câu: “Ai ơi về miệt Tháp Mười / Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn” Chương 2: “Văn hóa sông nước trong nội dung của ca dao Đồng

bằng sông Cửu Long”, văn hóa ẩm thực trong cách ăn truyền thống của người dân

Trang 7

Nam Bộ chủ yếu là các loại động – thực vật đồng ruộng: “Tháp Mười lắm rạch nhiều kinh / Lắm tôm nhiều cá tràm xanh lúa vàng”, “Muốn ăn bông súng mắm kho / Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm” Chương 3: “Cấu trúc, hình ảnh của ca dao

đồng bằng sông Cửu Long”, trong phần tiểu mục “từ ngữ dùng để gọi định danh,địa danh gắn liền với sông nước” địa danh Ngã Sáu, Tháp Mười của Đồng Tháp

được tác giả đề cập qua câu: “Ai về Ngã Sáu ấp Trung, / Cho tôi nhắn gởi về trong Tháp Mười” Như vậy, công trình đã đề cập đến yếu tố tự nhiên, văn hóa ẩm thực

và từ ngữ dùng để gọi định danh, địa danh gắn liền với yếu tố sông nước của ca daoĐồng Tháp trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

Bên cạnh những công trình vừa nêu đã có một số bài viết nghiên cứu về cadao Nam Bộ nói chung và ca dao Đồng Tháp nói riêng Qua đó, người viết rút rađược những nội dung đề cập đến ca dao Đồng Tháp:

Trên trang Văn học và ngôn ngữ của Trường Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí

Minh, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, có bài viết “Ca dao Nam Bộ - ca dao của vùng đất mới” [23] của tác giả Trần Văn Nam đã khắc họa vùng đất Nam Bộ

qua ba đặc điểm nổi bật: vẻ hoang vu của thiên nhiên - một dấu ấn trong những bài

ca của thiên nhiên đất nước, hình ảnh của người đi khai hoang, ca dao Nam Bộ - cadao vùng sông nước Tính chất hoang vu của vùng đất Nam Bộ được thể hiện thông

qua hình ảnh thiên nhiên và vùng đất của ca dao Đồng Tháp: “Tháp Mười nước mặn, đồng chua / Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”, “Tháp Mười sình nghiệp phèn chua / Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng” …chính nét hoang vu đó đã

tạo nên những bức tranh đẹp theo dòng thời gian nhờ vào bàn tay lao động của con

người: “Ai ơi về miệt Tháp mười / Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn” Dấu chân của

những người đi khai hoang trên mảnh đất Nam Bộ đã lùi dần vào quá khứ thay vào

đó là những đặc sản của từng vùng trên mảnh đất Nam Bộ mà Đồng Tháp là một

trong những địa danh nổi tiếng được tác giả đề cập: “Muốn ăn bông súng cá kho / Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.Hình ảnh “con nước lớn, nước ròng, chiếc ghe,

cái chèo” đi vào trong ca dao Nam Bộ trở thành nét văn hóa miền sông nước được

tác giả khắc họa qua câu ca dao Đông Tháp: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi / buôn bán không lời chèo chống mỏi mê” Qua bài viết, tác giả đã đề cập khá nhiều đến

những hình ảnh trong ca dao Đồng Tháp như một nét đặc trưng của ca dao Nam Bộ

Trang 8

Trên trang Văn học dân gian Bộ môn Sư Phạm Ngữ Văn trường Đại học Cần

Thơ, có bài viết “Nét riêng của yếu tố địa danh trong ca dao Nam Bộ” của tác giả

Lê Thị Diệu Hà [24] Trong bài viết này, yếu tố địa danh trong ca dao Nam Bộđược tác giả đề cập qua bốn nội dung: Các chủ đề phổ biến trong ca dao Nam Bộ cóđịa danh, hệ thống địa danh trong ca dao Nam Bộ, địa danh và nội dung biểu hiệntrong ca dao Nam Bộ, địa danh và phương thức biểu đạt trong ca dao Nam Bộ Trong phần “Địa danh và nội dung biểu hiện trong ca dao Nam Bộ”, chủ đề cangợi cảnh vật, truyền thống địa phương, sự giàu có về những sản vật tự nhiên của

vùng đất được tác giả thể hiện qua ca dao Đồng Tháp: “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh / Nước Tháp Mười Lấp lánh cá tôm” Đồng Tháp còn là địa danh được nhắc đến trong ca dao về những người anh hùng dân tộc: “Ai về Đồng Tháp mà coi / Mộ ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng”.

Và trong phần “Địa danh và phương thức biểu đạt trong ca dao Nam Bộ” ở chủ đề

về quê hương đất nước, nói về vùng quê giàu đẹp, con người đáng yêu, giỏi giang tác

giả đã đề cập đến sản vật, con người Đồng Tháp qua ca dao: “Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng / Con gái Cao Lãnh má hồng có duyên” Như vậy, bài viết “Nét riêng của yếu tố địa danh trong ca dao Nam Bộ” đã nhắc đến đến ca dao Đồng Tháp Tuy chỉ

khái quát một vài đặc điểm nhưng qua đó ta thấy rõ vai trò và vị trí của ca dao ĐồngTháp trong lĩnh vực văn học dân gian mà tác giả đã đề cập đến

Qua hai nhóm tài liệu sưu tầm, biên soạn và tài liệu nghiên cứu, nhìn chung

việc tìm hiểu ca dao Đồng Tháp còn chưa được các tác giả quan tâm, tìm hiểu.

Khảo sát những công trình nghiên cứu về ca dao Đồng Tháp, người viết không tìmthấy một tài liệu nào đưa ra những nhận định, đánh giá riêng về ca dao Đồng Tháp.Nếu có thì công trình chỉ mang tính chất khảo sát sơ lược, hoặc đề cập ở một vàitiểu mục, khía cạnh nhỏ Tuy nhiên, những công trình trên là cơ sở để người viếttiếp tục khảo sát, nghiên cứu về ca dao Đồng Tháp, qua đó đưa ra những nhận định,đánh giá chính xác

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài, người viết hướng đến những nhiệm vụ cụ thể sau: Đi sâuphân tích những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở những đặc điểm

Trang 9

trên tiến hành nhận định, đánh giá ca dao Đồng Tháp so với ca dao Nam Bộ và cảnước Đồng thời, tìm ra cái nhìn tổng thể, nét độc đáo riêng của ca dao Đồng Tháp.Qua đó giúp người viết bổ sung thêm những kiến thức, cách cảm, cách nghĩ về cuộcsống và con người được thể hiện qua các bài ca dao Đồng Tháp Hơn thế, nhữngđặc điểm trên là cơ sở góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú của ca dao ĐồngTháp đối với ca dao Nam Bộ nói riêng và ca dao cả nước nói chung.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

“Ca dao Đồng Tháp” là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn Về phạm vinghiên cứu, người viết không khảo sát hết những tài liệu có liên quan đến ca daoĐồng Tháp mà tiến hành khảo sát ca dao Đồng Tháp trên một văn bản cụ thể là

“Thơ văn Đồng Tháp” (tập 1) của tác giả Lê Trí Viễn (chủ biên) Bên cạnh đó,

những đặc điểm về văn hóa, xã hội, lịch sử hình thành và phát triển của Đồng Thápcũng là đối tượng nghiên cứu có liên quan Những câu ca dao về Đồng Tháp trongcác tài liệu sưu tập ca dao khác được dùng để so sánh, liên hệ như:

- Đỗ Văn Tân (chủ biên), (1984), Ca dao Đồng Tháp Mười, Sở Văn hóa và

Thông tin Đồng Tháp

- Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát - Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao - dân

ca Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp chủ yếu được vận dụng vào luận văn bao gồm: phươngpháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp:

Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này được người viết vận

dụng để thống kê các bài ca dao và phân loại chúng theo nội dung và nghệ thuật,sau đó khảo sát tần số xuất hiện của chúng Kết quả thống kê, phân loại này là cơ sởquan trọng để người viết đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh đặc điểm nội

dung và nghệ thuật của Ca dao Đồng Tháp với ca dao các vùng miền khác Qua đó,chỉ ra những nét đặc trưng của nó so với ca dao truyền thống và ca dao các vùngmiền khác Trên cơ sở này, người viết đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan

Trang 10

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích ca dao theo từng nội dung và yếu

tố nghệ thuật sau đó tổng hợp lại để đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

xa hàng chục cây số vẫn không tìm thấy một nóc nhà, bóng người Nhưng chính néthoang vu này lại là nơi giàu có, trù phú bởi nhiều loại tôm, cua, cá…cùng các sảnvật đồng rừng thu hút người đi khai hoang đến đây săn bắt, sinh sống Lúc đầu dân

cư thưa thớt “xứ này hẻo lánh, ban ngày buồn, ban đêm lại buồn hơn, mùa nước lụt lại buồn hơn” [15, tr.470] Dần lâu qua thời gian Đồng Tháp trở thành một “quần

cư” người dân thuộc nhiều vùng miền khác nhau kéo đến lập nghiệp Thiên nhiênphong phú với những bưng sen, ao súng nở đầy bông trắng, hồng là đà trên mặtnước, từng bầy cá đua bơi cùng nhiều loại tôm, lươn, cua, rắn cung cấp nguồn dinhdưỡng dồi dào cho cư dân nơi đây Tuy có nguồn thức ăn phong phú nhưng ngườidân Đồng Tháp phải đối mặt với cuộc sống khó khăn bởi sự khắc nghiệt của khí hậu

mùa mưa lẫn mùa nắng: “nắng thì con người sống như lơ lửng giữa trời, mưa lụt, con người chơi vơi trên mặt nước” Không những thế, Đồng Tháp còn được mệnh danh là một “túi phèn” đất chỉ rặc một loại cỏ năn sinh sống Phèn “đỏ như nước cau, trong xanh như mắt mèo” chẳng loài thực vật nào có thể sinh sôi nảy nở, đến

nổi sen, súng cũng còi cọc, cua chịu không nỗi phải bò lên bờ, cá cũng phải nổ mắt

Trang 12

vì nó Đến mùa khô phèn lừng lên nằm trên mặt đất trong thật đáng sợ Người dân

cứ ngỡ tìm được một nơi “an cư lập nghiệp” nhưng không ít người đành bó tay phải

bỏ đi lưu dân nơi khác vì không chịu được cuộc sống khắc nghiệt nơi đây Một sốngười với tinh thần “chịu thương chịu khó” cố bám trụ trên mảnh đất này tiếp tụckhai hoang, mở đất Lúc đầu người dân đến khai hoang trên mảnh đất Đồng Thápchủ yếu tận dụng những điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên, dần lâu gắn bó trênmảnh đất này họ nhận ra ngoài việc nuôi sống bản thân, gia đình còn có một phần

mồ hôi, máu thịt của họ đã đổ xuống nơi đây làm họ thêm yêu, quý trọng và gắn bómật thiết với mảnh đất này hơn Trải qua bao khó khăn, thử thách, sự do dự “giữa đi

và ở”, bằng chính bàn tay lao động của mình, người dân Đồng Tháp đã biến mảnhđất hoang vu, phèn mặn thành vùng đất canh tác màu mỡ với nhiều vùng chuyêncanh lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả… ít đâu sánh bằng

Không những thế, vùng đất Đồng Tháp còn là một trong những trung tâm hội

tụ nghĩa sĩ yêu nước trong phong trào chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của VõDuy Dương, Đốc Binh Kiều cùng nhiều vị thủ lĩnh khác Như đã đề cập phần trên,Đồng Tháp là vùng đất hoang vu khi chưa được khai phá và chính nét hoang vu này

là ưu thế để các nhóm nghĩa quân tham gia hoạt động cách mạng ẩn náo an toàn.Tuy được khai thác muộn hơn so với các vùng khác nhưng Đồng Tháp là một trongnhững vùng trở thành điểm nóng kháng chiến của Nam Bộ và cả nước

1.1.2 Con người Đồng Tháp

Cư dân Đồng Tháp thuộc nhiều vùng miền khác nhau hội tụ về đây khẩnhoang và lập nghiệp Vùng đất mới không có sự phân chia ranh giới giữa các vùng,nơi hẻo lánh vẫn có sự giao lưu Quy luật cung cầu nơi đây còn chưa phát triển,người dân không thể tự làm ra những mặt hàng tiêu dùng và công cụ sản xuất tronglao động Vì thế, họ phải tìm mua mặt hàng từ các nơi khác Nhiều thương giangười Hoa ở Cao Lãnh, Sa Đéc, Cay Lậy tận dụng cơ hội này đã làm giàu nhanhchóng nhờ cung ứng dịch vụ cho dân khẩn hoang Nông dân vùng này thu nhập chỉdựa vào việc khai thác các loại cá tôm và lúa còn những thứ khác đều phải ra chợmua sắm Theo các sách ghi lại người đến cư ngụ ở Đồng Tháp đầu tiên là nhữngngười thuộc vương quốc Phù Nam Về sau vương quốc Phù Nam tan rã, nguyên

Trang 13

nhân vẫn chưa có tư liệu nào ghi rõ Di tích mà họ còn để lại là những vật dụng laođộng cổ xưa.

Để đối mặt với những thách thức, nguy hiểm cá tính mạnh mẽ luôn là yếu tốnổi bật của con người trước thiên nhiên, tính phóng khoáng và tinh thần làm việctập thể cao nhưng họ trọng sáng kiến cá nhân, tùy vào khả năng và sở trường mỗingười mà tìm kế sinh nhai riêng Do điều kiện vùng đất và khí hậu, nghề lúa nướcđạt năng suất thấp chỉ đủ ăn, nghề chính vẫn là đánh bắt cá và làm việc theo mùa

Cá không cần nuôi mà chủ yếu là khai thác từ các kinh, rạch tự nhiên Mô hình nhà

ở chủ yếu là nhà lá, nền cao để tránh lũ vào những tháng nước lên, xung quanhtrồng vài đám rau, bụi ớt, cây chuối…với một khu vườn khiêm tốn

Khi cuối tháng nắng bắt đầu vào đầu mùa mưa là thời gian nhàn rỗi để ngườidân nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả và đây cũng là dịp để họ “thể hiệnphong cách” Ở nơi hẻo lánh cách xa thành phố làm người dân nơi đây cảm thấy lẻloi Vì thế mỗi khi có khách phương xa đến chơi hay gặp người cùng quê họ rấthiếu khách Cá lóc, cá sặc, tôm, cua, rau ngổ luộc, bông súng chấm mắm kho lànhững món ăn đồng ruộng dễ tìm để đãi khách Cuộc sống tuy thiếu trước hụt saunhưng với họ “nghèo tiền nhưng giàu nghĩa” Đến những năm 1935 chính sách khaihoang, cải tạo đất bước đầu được chú trọng nông nghiệp dần phát triển, người dânnơi đây tiến hành khai thác ruộng gieo sạ trên diện tích rộng Cuộc sống trở nênnhộn nhịp hẳn lên, nhất là vào những mùa cấy hoặc thu hoạch lúa Và nghề “cắt lúamướn” lưu động được hình thành từ đây, thu hút người dân các vùng lân cận Đâycũng là dịp để họ giao lưu văn hóa giữa các vùng Ban ngày họ cùng nhau làm việctối đến bên những bếp lửa hoặc đống rơm cháy sáng cả một vùng trời, từng nhómngười từ trai gái thanh niên đến những đứa trẻ, người già cùng nhau hò hát, đối đápvui chơi và kể cho nhau nghe những câu truyện tiếu lâm, cuộc vui cứ thế kéo dàisuốt cả đêm Cuộc sống với những công việc lao động nối tiếp nhau từ mùa nàysang mùa khác không chút nhàm chán Cũng chính trong dịp này mà các điệu hò,câu ca dao Đồng Tháp được hình thành Xã hội phát triển, đời sống người dân đượcnâng cao, nhu cầu giáo dục được chú trọng, nhiều giáo viên, cán bộ tình nguyện đếnnhững nơi hẻo lánh này làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục Văn hóa dân gianĐồng Tháp được dịp mở rộng và phát triển từ đây

Trang 14

1.2 Khái quát ca dao Đồng Tháp

1.2.1 Khái niệm ca dao và ca dao Đồng Tháp

So với các thể loại khác như truyện dân gian thì công việc sưu tập và biênsoạn ca dao có phần muộn hơn, chỉ mới bắt đầu từ ngót hai trăm năm trở lại đây.Tuy nhiên, ca dao giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học dân gian, là nơi đểcon người giãi bày những tâm tư, tình cảm Ca dao là một khái niệm không còn xa

lạ với chúng ta, nhưng đến nay chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về khái niệmnày Đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khácnhau:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính gọi ca dao là thơ dân gian: “Ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ tình và trào phúng, bao gồm hàng loạt những lời như

đã trình bày ( câu, bài, đơn vị, tác phẩm) Người ta có thể hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghi chép lại)” [12, tr.85].

Đồng với Nguyễn Xuân Kính, tác giả Vũ Ngọc Phan cũng gọi ca dao là thơ

dân gian: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các lọai thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao” [16, tr.34].

Tác giả Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã được tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy,…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca” [4, tr.354].

Tác giả Nguyễn Văn Hầu đưa ra khái niệm ca dao theo cách gọi thông thường

và dễ hiểu: “Ca dao là câu, là bài hát ngắn, được truyền miệng từ người này sang người khác và từ thế hệ nầy sang thế hệ khác bằng những lời văn giản dị hồn nhiên” [6, tr.52].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Châm đưa ra khái niệm: “Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca dao) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)” [1, tr.17].

Trong quyển “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” tác giả Phạm Việt Long

định nghĩa: “Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền

Trang 15

qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm” [13,

tr.37]

Quyển “Ca dao - dân ca Nam Bộ” chia ca dao – dân ca Nam Bộ thành ba loại:

“Thơ ca nghi lễ Đây là một thể loại sáng tác dân gian có nguồn gốc rất cổ, nảy

sinh trong quá trình lao động, sinh hoạt, gắn chặt với thế giới quan của ngườinguyên thủy cũng như ý thức tôn giáo ở các giai đoạn sau

Dân ca lao động là những bài ca hò hát trong lao động với điều kiện là tiết

tấu, nhiệp điệu, sắc thái, biểu cảm, tốc độ, cường độ và cách thức diễn xướng của

nó phải gắn chặt với các quá trình của một công việc cụ thể nào đó của nhân dân

Ca dao – dân ca trữ tình (hay sinh hoạt) là những lời ca mà nội dung và hình

thức diễn xướng của nó không nhằm mục đích nghi lễ và không kèm những độngtác có tính chất nghi lễ Những bài ca này vẫn được hát trong lao động nhưng nộidung cơ bản của nó là nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình, bộc lộtình yêu tha thiết của nhân dân đối với quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi, tiếng

ca tình nghĩa của nhân dân trong quan hệ gia đình và những mối quan hệ xã hộikhác”[5, tr.20; 21; 24]

Trong ba mảng ca dao – dân ca vừa nêu, luận văn này chủ yếu khảo sát ởmảng “ca dao – dân ca trữ tình”

Qua những nhận định của các nhà nghiên cứu, ta thấy có nhiều ý kiến khác

nhau về khái niệm ca dao nhưng tựu chung người viết cho rằng: Ca dao là thể loại văn học dân gian, có nội dung trữ tình thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ, xã hội Được nhân dân sáng tác và lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng hoặc chữ viết.

Khi nghiên cứu ca dao Đồng Tháp, việc tìm hiểu khái niệm ca dao và ca daoĐồng Tháp là một công việc cần thiết Như phần trên đã đề cập, ca dao là một kháiniệm phong phú được nhiều tác giả quan tâm Tuy nhiên, về ca dao Đồng Tháp,người viết chưa tìm được một công trình nào nói đến khái niệm này nhưng dựa vào

đặc điểm của ca dao Đồng Tháp ta có thể hiểu: ca dao Đồng Tháp là ca dao được

Trang 16

sưu tầm ở Đồng Tháp Trong đó, những câu ca dao được sáng tác và lưu truyền

trên mảnh đất Đồng Tháp được chia thành hai bộ phận:

- Bộ phận những câu ca dao phổ biến cả nước và tiếp tục được lưu truyền trênmảnh đất Đồng Tháp

- Bộ phận những câu ca dao là sáng tác mới dựa trên đặc điểm tự nhiên, vùngđất và con người Đồng Tháp

Tuy nhiên, bộ phận ca dao có giá trị nhất và chiếm đa phần là những câu ca daođược sáng tác và lưu truyền hoàn toàn trên mảnh đất Đồng Tháp Vì chúng giữ một vaitrò quan trọng trong việc ghi dấu ấn ca dao Đồng Tháp vào văn học dân gian

1.2.2 Quá trình hình thành ca dao Đồng Tháp

Cư dân trên mảnh đất Đồng Tháp chủ yếu là những lưu dân từ nơi khác đếnkhai hoang, lập nghiệp Qua thời gian, nhờ vào tinh thần chịu khó và sự ưu đãi củathiên nhiên, người dân Đồng Tháp biến vùng đất hoang vu, phèn mặn thành mảnhđất trù phú, giàu có “trên cơm, dưới cá, rau trước cửa, củi sau hè” Cuộc sống thayđổi, người dân Đồng Tháp không chỉ đáp ứng về cái ăn, cái mặc mà họ còn có nhucầu thể hiện cảm xúc Không chỉ tạo ra của cải vật chất cho xã hội, họ còn là chủthể sáng tác nên những câu ca dao hay và ý nghĩa Nó như người bạn tinh thần củacon người Những lúc lao động vất vả, để tạo nên không khí vui tươi, đỡ mệt,người dân đã hát đối đáp, giao lưu qua lại thông qua những vần điệu ca dao:

“- Hò ơ, thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời Tạo thiên lập địa ông trời ai sanh

- Hò ơ, trời tròn thì đất cũng tròn Tạo thiên lập địa anh còn bé thơ”.

[21, tr.242]

Không chỉ nhằm mục đích giải trí, ca dao còn là phương tiện để con ngườigiãi bày những cảm xúc cá nhân Chắc hẳn trong mỗi chúng ta lớn lên dù đi đâunhưng lòng vẫn nhớ về nơi mình đã từng sinh ra và gắn bó một thời thơ ấu Nhữngngười lưu dân lìa xứ đến mảnh đất mới để tìm kế sinh nhai cũng thế Những lúc

Trang 17

đêm mưa hay mỗi buổi chiều ra đứng bờ sông, nhìn dòng nước chảy, họ ngẫm nghĩrồi hát lên vài câu cho đỡ nhớ quê:

“Chiều chiều ra đứng đầu ghềnh Nhìn theo bọt nước động tình ly hương”.

Bài ca dao có thể do một cá nhân nào đó sáng tác rồi hát lại cho người khácnghe hoặc được sáng tác tập thể trong quá trình lao động và truyền miệng từ ngườinày sang người khác theo không gian, thời gian trên mảnh đất Đồng Tháp Trongquá trình lưu dân từ các miền khác nhau đến mảnh đất Đồng Tháp để lập nghiệp, họkhông chỉ mang theo người thân và các vật dụng lao động mà còn cả “vốn ca dao”tồn tại trong trí nhớ khi đặt chân đến mảnh đất này Vì vậy, đọc ca dao Đồng Tháp

ta sẽ bắt gặp những lời ca vừa mang nét chung của các vùng khác, vừa mang nétriêng của ca dao Đồng Tháp Bằng cảm xúc của mình, những người dân “chân lấmtay bùn” đã sáng tác nên những bài ca dao trữ tình hay và ý nghĩa Có thể ta không

Trang 18

biết chính xác thời gian sáng tác nên ca dao nhưng qua những ví dụ trên ta thấy, cadao Đồng Tháp được hình thành cùng lúc khi người dân đặt chân đến mảnh đấtĐồng Tháp khai hoang và lập nghiệp.

1.2.3 Thống kê và phân loại ca dao Đồng Tháp

1.2.3.1 Thống kê

Để phục vụ cho việc nghiên cứu người viết chọn cuốn “Thơ văn Đồng Tháp”

của tác giả Lê Trí Viễn (chủ biên) làm tài liệu thống kê chính [21] Kết quả thống

kê được trình bày dưới đây:

Số câu – Tỉ lệ Chủ đề

Số câu Tỉ lệ (%)

Bản 1.1: Thống kê nội dung ca dao Đồng Tháp

Bản 1.2: Thống kê thể thơ ca dao Đồng Tháp

1.2.3.2 Phân loại ca dao Đồng Tháp

Trang 19

Qua thống kê 918 câu ca dao, nội dung ca dao đồng Tháp được thể hiện quabốn chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình vàcác mối quan hệ xã hội khác Trong đó có 86 câu thuộc chủ về tình yêu quê hươngđất nước, chiếm tỉ lệ 9,4%; 509 câu thuộc chủ đề về tình yêu đôi lứa, chiếm tỉ lệ55,4%; 152 câu thuộc chủ đề về tình cảm gia đình, chiếm tỉ lệ 16,5% và 171 câuthuộc chủ đề các mối quan hệ xã hội khác Qua kết quả thống kê, ta thấy chủ đề vềtình yêu đôi lứa chiếm tỉ lệ cao nhất (55,4%), tiếp đến là chủ đề thuộc các mối quan

hệ xã hội khác, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước là chủ đề chiếm tỉ

lệ thấp nhất Có thể nói, chủ thể sáng tác nên những bài ca dao trữ tình ấy phần lớn

là các chàng trai cô gái Đồng Tháp Với những cảm nhận và trải nghiệm trong cuộcsống họ đã tạo nên những bài ca dao tình yêu với nhiều trạng thái, cung bậc cảmxúc khác nhau, lúc nhớ nhung, khi hạnh phúc, đau khổ, oán trách

Về thể thơ, qua thống kê 918 câu ca dao Đồng Tháp trong đó có 328 câu đượcsáng tác theo thể lục bát, chiếm tỉ lệ 35,7%; 6 câu được sáng tác theo thể song thấtlục bát, chiếm tỉ lệ 0,7% và 16 câu được sáng tác theo thể song thất, chiếm tỉ lệ1,7% Như vậy, so với thể song thất lục bát và thể song thất thì thể lục bát trong cadao Đồng Tháp chiếm số lượng nhiều hơn (35,7%) Thể lục bát được người dân sửdụng phổ biến trong sáng tác ca dao là do tính chất ngắn gọn, dễ sáng tác và dễ thểhiện cảm xúc

Kết quả thống kê trên là số liệu quan trọng được dùng để nhận xét, đánh giá nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp trong những chương tiếp theo

Chương 2: NỘI DUNG CA DAO ĐỒNG THÁP

Trang 20

2.1 Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình yêu quê hương đất nước của nhân dân Đồng Tháp

2.1.1 Vùng đất

Tình yêu quê hương đất nước của nhân dân Đồng Tháp được thể hiện trong cadao, không phải là cái trừu tượng, xa xôi mà nó gắn liền với những hình ảnh quenthuộc trong cuộc sống con người Đó có thể là sự ngỡ ngàng của người dân trướckhung cảnh hoang vu, mới lạ khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất Đồng Tháp hayniềm tự hào về vùng đất giàu có, trù phú đến những chiến công lịch sử của các vịanh hùng dân tộc trên quê hương Đồng Tháp Tất cả điều được nhân dân thể hiệnqua ca dao

Tính chất hoang vu của vùng đất mới là nội dung không chỉ được thể hiện qua

ca dao Đồng Tháp mà còn được đề cập trong ca dao Nam Bộ Nhưng xét về đặcđiểm địa hình, ca dao Đồng Tháp vẫn có cho mình những nét đặc trưng riêng Lầnđầu đặt chân đến mảnh đất Đồng Tháp, người dân đã nói lên sự ngỡ ngàng trướckhung cảnh âm u, nỗi sợ hãi trước những loại động vật “gớm ghiếc” có thể gây chếtngười, nhất là cá sấu ở vùng này:

“Tháp Mười nước mặn đồng chua Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”.

[21, tr.198]

2.1.2 Sản vật

Trang 21

Do địa hình trũng thấp, thường xuyên bị ngập nước tạo nên đất chua, đất phènnên vùng đất Đồng Tháp chỉ có thể khai phá mà không thể trồng được loại cây nàongoài việc khai thác “giống lúa trời” mọc tự nhiên sẵn có ở ven sông hay trênnhững cánh đồng hoang xen lẫn các loài cỏ dại:

“Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn”.

Địa hình là vậy nhưng thiên nhiên nơi đây cũng rất ưu đãi người dân, ngoàiviệc tận dụng “cái sẵn có” như giống lúa trời, thì “bông súng, củ co” luôn là thức ăndân dã, dễ tìm ở một nơi hoang vu như thế này mà dù là tháng nước nổi hay nướcdựt đều có cái để ăn, không phải sợ đói:

“Về Đồng Tháp Mười đừng sợ đói no Nước nổi nhổ bông súng, nước dựt móc củ co cũng no lòng”.

Trang 22

“Tháp Mười lắm rạch nhiều kinh Lắm tôm, nhiều cá, tràm xanh, lúa vàng”.

[21, tr.198]

Dọc theo các bờ kinh, từng bầy cá đua nhau chạy theo nước Sản lượng cá ởĐồng Tháp nhiều đến nỗi có thể nói “ăn cá thay cơm” Cá không cần phải giănglưới, cắm câu, mỗi khi chèo xuồng nước động gác mái chèo là cá nhảy tung lênkhoang xuồng Thế là có cá để ăn:

“Kinh Mỹ Hòa lượn lờ nước chảy Mái dầm buông cá nhảy lên khoang”.

[21, tr.194]

Không những thế, mỗi địa danh trên mảnh đất Đồng Tháp đều mang một vẻđẹp riêng gắn liền với những đặc sản nổi tiếng của từng vùng Đến Hòa An sẽ đượcngắm nhìn những hàng dừa xanh thẳng tắp nối tiếp nhau đến xa tầm mắt hay nhữngvườn mận đỏ trái chín sum sê Màu xanh của dừa, màu đỏ của mận làm cho vùngđất Hòa An thêm tươi xanh, sắc màu gợi cảm giác hữu tình cho khách phương xa:

“Ai ơi qua xứ Hòa An Dừa xanh, mận đỏ chứa chan hữu tình”.

[21, tr 188]

Hay đến với Bình Thành, Tịnh Thới, Tân Thuận ta sẽ được thưởng thức các

loại trái cây thôn quê “xoài thơm, mít ngọt, quýt ngon”: “Ai về Tịnh thới quê ta / Xoài thơm, quít ngọt đậm đà tình quê, Bình Thành là xứ quê em / Xoài thơm, mít ngọt anh quen thứ nào Muốn ăn xoài cát thơm ngon / Thì về Tân Thuận, Hòa An quê mình” Mỗi nơi trên mảnh đất đều mang một hương vị, đặc sản riêng góp phần

tạo nên hương sắc muôn màu cho quê hương Đồng Tháp:

“Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng Con gái Cao Lãnh má hồng thấy mê”.

[21, tr.198]

Trang 23

Món bông súng đồng chấm mắm kho là một món ăn dân dã, dễ tìm ở hầu hếtcác vùng quê Nhưng khi nhắc đến móm ăn này thì không ai không biết đến địadanh Đồng Tháp Không phải ngẫu nhiên món ăn này được nhắc đến trong ca daoĐồng Tháp mà do chính đặc điểm của vùng đất và điều kiện tự nhiên nơi đây đã tạonên móm ăn đặc sản “bông súng mắm kho”:

“Muốn ăn bông súng mắn kho Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”

[21, tr.195]

2.1.3 Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Không chỉ tù phú về sản vật, mảnh đất Đồng Tháp còn lưu lại những hình ảnhđáng tự hào của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên và những dấu chânmạnh mẽ, kiên cường bám trụ trên mảnh đất này để mưu sinh lập nghiệp Và cũngchính nơi đây đã sinh ra biết bao chàng trai tài hoa cùng những cô gái đẹp Nha Mânduyên dáng dễ thương ai ai cũng mến:

“Trai nào tài bằng trai Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.

[21, tr.199]

Một nét nổi bật đáng chú ý ở chủ đề này là hệ thống những bài ca dao thể hiệntruyền thống đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ĐồngTháp Trong kháng chiến, Đồng Tháp được xem là một mũi tiên phong của sựnghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm và là vùng đất “địa linh nhân kiệt” vớinhiều phong trào yêu nước Những chiến công và sự tích anh hùng ca đã trở thànhnhững đề tài phong phú của ca dao Đồng Tháp:

“Ai ơi nền Tháp mười tầng Trăm năm lưu dấu anh hùng đánh Tây”.

[21, tr.188]

“Quê tôi Vĩnh Thạnh anh hùng Trẻ, già, trai, gái một lòng đánh Tây”.

Trang 24

[18, tr.149]

Chiến tranh qua, những mất mát dần phai theo thời gian nhưng lòng biết ơn, sựkính phục đối với các vị anh hùng Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương), Đốc BinhKiều (Nguyễn Tấn Kiều) cùng nhiều vị anh hùng khác vẫn còn mãi trong lòng ngườidân Đó là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:

“Nơi đây quê Thiên Hộ Dương Dựng cờ kháng Pháp nêu gương anh hùng”.

“Tháp Mười năn lác mênh mông Tây vô đến đó, quyết không đường về”.

[18, tr.150]

“Pháp vô Đồng Tháp đường cùng

Mỹ vô Đồng Tháp sụp bùn khó ra”.

[18, tr.149]

Trang 25

Và cũng trong cuộc kháng chiến này, những tên làng, tên xã đã trở thành địadanh nổi tiếng đi vào ca dao như một âm vang tự nhiên lưu dấu những chiến công

và sự tích anh hùng ca rực rỡ của quân và dân Đồng Tháp:

“Ai về Tân Khánh, Bà Trà

Mà coi con gái đàn bà đi roi”.

[21, tr.189]

“Ai về Đồng Tháp mà coi Con gái Cao Lãnh bỏ roi đi quyền”.

[21, tr.189]

Bên cạnh đó, ca dao Đồng Tháp còn đáng chú ý qua những bài ca thể hiệnniềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, với Bác Hồ kính yêu Qua ca dao ta có thể cảmnhận được tình cảm chân thành, thiết tha của nhân dân dành cho Bác Hồ kính yêu

và sự thủy, chung niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng:

“Quê hương Đồng Tháp sắt son Nhân dân Đồng Tháp là con Bác Hồ.”

2.2 Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình cảm của các chàng trai, cô gái Đồng Tháp

Trang 26

Tình yêu là một đề tài được đề cập rất nhiều trong lĩnh vực văn học và ngoàivăn học Vì thế, nó không phải là một nội dung mới nhưng cái mới là ở “hình thứcthể hiện” Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã từng nhận định về tính cách con người

Đồng Tháp: “Phóng khoáng, thoải mái,…xuất phát từ tấm lòng của con người lao động, sống bằng thực tế chứ không sống bằng giáo điều,…đó là tiếng nói chân thật nhất của trái tim Nó vượt ra ngoài xiềng xích lễ giáo” [20, tr.6] Không chỉ trong

cuộc sống mà trong tình yêu tính cách đó cũng được bộc lộ một cách cụ thể So vớichủ đề tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hộikhác lại trong ca dao Đồng Tháp thì chủ đề về tình yêu nam nữ có số lượng lớn nhất

509 câu trên tổng 918 câu, chiếm 55,5%

Sắc thái biểu hiện tình cảm trong ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao ĐồngTháp nói riêng có những điểm khác với ca dao Bắc Bộ Tình yêu trong ca dao Bắc

Bộ được thể hiện một cách nhẹ nhàng, kín đáo với cách nói bóng bẩy, quanh co Dođiều kiện sống ít chịu sự chi phối của chế độ phong kiến nên tình yêu trong ca daoNam Bộ nói chung và ca dao Đồng Tháp nói riêng được thể hiện một cách thẳngthắn, thật lòng nghĩ sao nói vậy Tình cảm của các chàng trai, cô gái Đồng Thápđược thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau lúc tươi vui, hạnh phúc khiđau khổ, oán trách vì duyên nợ không thành

Thật vậy, khi yêu các chàng trai, cô gái Đồng Tháp cũng trải qua những cảmgiác vui, buồn, giận dỗi nhưng với họ vui nhất chắc có lẽ là những kỉ niệm của buổiđầu gặp gỡ Trong tình cảm, muốn được người yêu phải biết cách lấy lòng đằng nàychàng trai thật thà quá mức nói thẳng ý muốn của mình một cách “vạch tẹt” ngay từbuổi gặp đầu tiên mà không chút e ngại “có chồng chưa nói thiệt ra đi” nếu chưa thìbữa sau anh nhờ mai mối đến hỏi mà sẵn đây chỉ luôn đường đi tới nhà để mai khỏitốn thời gian đi tìm đường Chàng trai làm một hơi mấy câu liên tục mà không sợ côgái giận, cách tỏ tình thật là thẳng thắn làm sao nhưng cũng không kém phần hồihộp cho anh bạn:

“Xứ không quen người thời cũng lạ Muốn cất tiếng lên hò mà trong dạ hồ nghi

Em có chồng chưa nói thiệt ra đi

Trang 27

Bữa sau anh cậy mai đến nói sẵn biết đường đi khỏi tìm”.

[21, tr.279]

Do điều kiện sống, các cô gái Đồng Tháp sớm phải bước vào cuộc sống mưusinh làm lụng vất vả Vì thế, ý trí mạnh mẽ là yếu tố cần có trong cuộc sống vàtrong tình cảm họ cũng không ngại ngừng, e thẹn So với các chàng trai thì cô gáiĐồng Tháp cũng có cách tỏ tình “lém lĩnh, đáo để” không thua kém:

“Cầu cao tấm ván yếu Con ngựa nhỏ xíu nó chạy tứ linh Mần chi cực khổ bớ mình Lại đây gá nghĩa chung tình với em”.

[21, tr.212]

Cách thể hiện tình cảm của các chàng trai, cô gái quá tự nhiên đôi khi có phầnnóng vội, sỗ sàng nhưng vẫn giữ được nét duyên, phù hợp với chuẩn mực đạo đứctruyền thống bằng lối ngỏ ý khéo léo, tế nhị:

“Trong tay em có chiếc vòng Của cha mẹ sắm hay chồng em cho”.

[21, tr.276]

Một sự tình cờ không hẹn mà gặp đã tạo nên những mối tình chân thành, đằmthắm để khi xa nhau trong tâm hồn mỗi chàng trai, cô gái dường như cảm thấy vắngthiếu, nhớ nhung một hình bóng nào đó trong tim Nhớ ngày nào được ở cạnh nhaucười nói vui vẻ, trao cho nhau những lời hạnh phúc, yêu thương giờ anh về xứ bỏlại riêng em với bao nỗi nhớ nhung Nhìn những bông sậy ngoài xa hòa cùng tiếnggió mà lòng em cảm thấy cô đơn, quặn đau từng nỗi nhớ:

“Anh về Giồng Dứa qua truông Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em”.

[21, tr.202]

Trang 28

Dường như trong sự xa cách, nhớ nhung ấy giúp họ hiểu và nhận ra “tình yêu

là thứ đáng quý cần trân trọng và giữ lấy nó” Vì thế, nó thường được cất giữ trong

tủ sắt, tủ kính hay trong tim Đằng này, chàng trai lại để tình cảm của mình dànhcho cô gái trong “túi nhái”, một dụng cụ lao động được mai bằng vải hoặc lưới bêntrên có một sợi dây kéo chặt khi bỏ nhái vào không cho nó nhảy ra Một tình yêuthật giản dị, gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống lao động hằngngày Nhưng cái đáng quý là sự chân thành trong tình yêu, nó bền vững như sợi dâychiếc túi nhái, kết chặt tình cảm giữa hai người mà lúc nào chàng trai cũng mangtheo bên mình để khi nhớ dỡ ra dòm:

“Anh thương em không biết để đâu

Để trong túi nhái lâu lâu dỡ dòm”.

[16, tr.203]

Hơn thế, nỗi nhớ trong tình yêu không chỉ được thể hiện bằng những hình ảnhquen thuộc mà nó còn được lột tả một cách chi tiết đến tận cùng nỗi đau khổ trongtình yêu, làm người không yêu cũng phải buồn lây Nhớ, tương tư người yêu màkhông dám nói để ngồi buồn rồi khóc một mình Và dường như đó không còn là nỗinhớ mà nó đã hóa “nỗi sầu”, để rồi cứ độ “chiều chiều” nhớ em anh lại ra bờ ruộngnhìn cánh chim bay khuất dần trong khoảng vắng như tình yêu chỉ còn là vô vọng:

“Chiều chiều ra ruộng nhắn chim Gió Nam thổi xuống nhớ em khóc thầm”.

[21, tr.220]

Vượt qua bao nỗi nhớ và những trắc trở tình yêu các chàng trai, cô gái ĐồngTháp tìm được cho mình một tình yêu “chân thành, hợp tình, hợp ý” Vì thế, họ bấtchấp mọi khó khăn, thử thách, trên trăng, dưới nước cùng giao ước một lời:

“Trên trăng dưới nước anh giao ước một lời Dẫu cho biển cạn mấy đời anh phụ em”.

[21, tr.276]

Trang 29

Với phẩm chất “trọng nghĩa khinh tài” cuộc sống tuy thiếu thốn, ở nhà tranhvách lá, tháng nước nổi bộ vạt sập cô gái vẫn chấp nhận đồng cam cộng khổ cùngngười mình yêu:

“Phải căn duyên, tấm vách nát, bộ vạt sập Tháng nước ngập em cũng ngồi Không phải căn duyên, nhà ngói đỏ, bộ phản hồi em cũng không ham”.

[21, tr.260]

Trong tình yêu có nhớ nhung đau khổ mới biết được giá trị của hạnh phúc vànắm giữ nó thật chặt trong vòng tay Sau một ngày lao động vất vả, tối về được tựađầu vào tay cô gái, chàng trai cảm thấy hạnh phúc trào dâng, dịu êm hơn gối lụa,gối gấm, một cảm nhận thật trái quy luật nhưng được chấp nhận trong tình yêu:

“Đêm nằm gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em”.

[21, tr.288]

Tình yêu là một chặng đường dài với biết bao gian nan, thử thách Hạnh phúcbiết bao khi vượt qua bao trắc trở ấy các chàng trai, cô gái tìm lại được nhau, đếnbên nhau và cầm tay nhau đi hết con đường hạnh phúc Thế nhưng, hạnh phúc baonhiêu thì niềm đau, nỗi buồn lại nhiều bấy nhiêu Nội dung về tình yêu đôi lứa trong

ca dao Đồng Tháp có số lượng câu phản ánh sự trắc trở, dang dở trong tình yêunhiều hơn những bài ca dao hạnh phúc Vượt qua bao khó khăn trong tình yêu họtìm được nhau, yêu nhau trao cho nhau những lời thề nguyền nhưng tiếc thay tìnhyêu đó không đến được bến bờ hạnh phúc vì những lí do trớ trêu: ông mai bà mối,nguyên cớ gia đình quan niệm phong kiến “môn đăng hộ đối” nhưng thường docuộc sống nghèo khổ hay chính bởi lòng người thay đổi nợ duyên:

“Bí lên ba lá,

Để bí bò lan, Trách cha với má sao không chịu làm giàn,

Trang 30

Trách hồng nhan vô duyên bạc phận, Duyên nợ ở gần sao chẳng đặng sánh đôi”.

“- Ví dầu nhà dột cột xiêu Muốn đi cưới vợ sợ nhiều miệng ăn

- Nhiều miệng ăn anh đây không sợ

Sợ duyên nợ không tròn kẻ trách người chê”.

[21, tr.278]

Cuộc sống luôn thay đổi Tình cảm con người cũng thế! Yêu đó rồi ghét đó,càng ngọt ngào hạnh phúc bao nhiêu thì niềm đau, nỗi oán trách lại càng nhiều bấynhiêu Vội nói lời yêu rồi vội chia tay chẳng chút nhớ nhung, luyến tiếc:

“Anh về dọn dẹp loan phòng Mười ba nhóm họ bữa rằm rước dâu”.

[21, tr.202]

“Trách ai hết giấy bỏ bìa Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa”.

[21, tr.275]

Trang 31

Nội dung thể hiện tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng Tháp còn là tiếng nóiphê phán của nhân dân đối với những kẻ “bắt cá hai tay” thiếu thủy chung trongtình yêu Lời lẽ đáng phê phán của cô gái trong bài ca dao được chàng trai đáp trảmột cách “hợp tình hợp lí”:

“- Anh có tiền dư cho em mượn một đồng

Em về mua gan công, mật cóc thuốc chồng em theo anh.

- Bạc của anh đồng bạc con cò xanh Chồng bậu bậu còn thuốc huống gì anh bậu từ”.

[21, tr.204]

Bên cạnh đó, đề cao những phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh hạnh phúc bản thân

để người mình yêu được hạnh phúc Gặp được nhau là cái duyên, cưới nhau là cái

nợ Nhưng dù giữa chàng trai và cô gái có duyên không nợ thì người con gái vẫnkhông oán trách và cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc bên duyên mới dùtrong lòng thật sự rất đau khổ:

“Chiếc khăn trắng thiêu dòng chữ trắng Chúc anh hiền duyên thắm từ đây”.

[21, tr.220]

Không chỉ thế, ca dao Đồng Tháp còn đáng chú ý bởi những bài ca thể hiệnnội dung mang sắc thái hài hước, dí dõm Nhớ nhung, suy tư, buồn khổ là vậy songtrong cuộc sống lẫn tình yêu các chàng trai, cô gái Đồng Tháp vẫn thể hiện cá tínhnăng động, hài hước của mình:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi anh dắt em luôn

Em đi có té anh bơi xuồng vớt em”.

[21, tr.278]

Trang 32

Với tính cách thẳn thắn, trọng tình nghĩa các chàng trai, cô gái Đồng Tháp đãthể hiện quan điểm tình yêu của mình thông qua các chặng đường tình duyên bằngnhững từ ngữ giản dị, tự nhiên không bóng bẩy, văn hoa nhưng chân thành Tìnhyêu ấy luôn gần gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống lao độngnông thôn Qua đó càng khẳng định sự gắn bó của người dân Đồng Tháp với môitrường thiên nhiên và cũng là môi trường lao động, sinh sống của họ Chính những

từ ngữ và hình ảnh đó là chất xúc tác tạo cảm hứng cho các chàng trai cô gái ĐồngTháp sáng tác nên những bài ca dao trữ tình đằm thắm, thiết tha

2.1.3 Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ gia đình

Vượt qua bao trắc trở trong cuộc sống và tình yêu, tình cảm chân thành củacác chàng trai cô gái là cơ sở xây dựng nên hạnh phúc gia đình Ở đó các thành viênđược gắn kết với nhau bởi các mối quan hệ: Vợ chồng, cha mẹ và con cái, mẹchồng với nàng dâu… Nếu các chàng trai, cô gái là nhân vật xuất hiện xuyên suốttrong ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa thì ta lại bắt gặp hình ảnh người vợ, người

mẹ trở thành nhân vật chính trong nội dung ca dao về tình cảm gia đình

Ngày nay trong xã hội, người phụ nữ được bình đẳng về nghĩa vụ và giới tínhthế nhưng dưới chế độ phong kiến họ luôn bị xem thường và phải gánh chịu nhữngđau khổ, vất vả trong cuộc sống gia đình Ca dao Đồng Tháp ở chủ đề này đã nóilên những lời than thân, trách phận của người phụ nữ Với họ tìm được một nơixứng đáng để trao duyên gửi phận đó đã là một niềm hạnh phúc Thế nhưng, niềmvui ấy liệu có được trọn vẹn khi trong cuộc sống gia đình họ phải đối mặt với nhữngvất vả lo toan:

“Anh đi ghe cá mũi son Bắt em đươn đệm cho mòn móng tay”.

[21, tr.280]

Lấy chồng nghèo cuộc sống cực khổ đã đành nhưng bất hạnh hơn cho ngườiphụ nữ là lấy phải người chồng vô trách nhiệm Công việc đồng án nặng nhọcngười vợ phải gánh vác một mình còn người chồng thì ăn mặc bảnh bao, suốt ngày

Trang 33

rong chơi từ đầu làng đến cuối xóm Cứ ngỡ lấy chồng là hạnh phúc nhưng niềmvui ấy người vợ chưa được nhận lần nào đổi lại là những khổ cực, đắng cay Tiếngnói của người vợ làm người đọc cảm thông đồng thời lên án một xa hội bất côngvới người phụ nữ:

“Anh thì quần áo dong chơi

Để em đi cấy mồ hôi ướt dầm”.

[21, tr.282]

Quan niệm người xưa, phận gái lấy chồng “mười hai bến nước” dù sang hayhèn người chồng có một công việc ổn định là có thể lo cho gia đình Người chồngtrong bài ca dao cũng có một công việc ổn định với cái nghề “đánh bài” không biết

có lo được cho gia đình không mà người vợ phải đi làm thuê vất vả, kiếm tiền đến nỗi

“đau thắt cái lưng quần” còn hai đứa con ở nhà thì xách nồi đi mượn từng lon gạo.Cái cười toát lên từ một tình huống nhỏ trong cuộc sống nhưng đâu đó là nỗi đau,niềm bất hạnh mà người vợ phải gánh chịu khi lấy phải người chồng chẳng ra gì:

“Anh ơi tôi mần một ngày sáu cắc đau thắt cái lưng quần

“Bây giờ tình bậu muốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra Bậu ra cho khỏi tay qua

Trang 34

Cái xương bậu nát cái da bậu mòn”.

[21, tr.283; 284]

Ca dao Đồng Tháp còn là tiếng nói cảm thông, chia sẻ cho nỗi đau của ngườiphụ nữ, phải sống cảnh chịu đựng vui không dám cười, buồn không dám khóc, làmdâu “chí nguyện” vậy mà mẹ chồng vẫn không hài lòng còn chê trách đủ điều:

“Cây khô chết đứng giữa đồng Làm dâu chí nguyện mẹ chồng còn chê”.

[21, tr.283]

Trước cảnh mẹ chồng nàng dâu, người phụ nữ không chỉ biết chịu đựng, đôikhi quá mức họ cất lên tiếng nói phản kháng thoát khỏi cuộc sống cay cực, ràngbuộc của mẹ chồng Lập luận của nàng dâu thật chặt chẽ, không thể bắt vào đâuđược Khi hỏi cưới cô thì đầy đủ lễ nghi, trịnh trọng, còn bây giờ thì mẹ chồngkhinh khi mắng chửi, nàng dâu phản kháng bằng cách bỏ nhà chồng về nhà mình ở.Một quan điểm mới trong xã hội cũ được cô gái nói lên, dường như sự ràng buộccủa chế độ phong kiến đã bị cô gái phá vỡ:

“Con mèo trèo lên cây gáo

“Mẹ chồng đốn đáo mắng chửi nàng dâu

Mẹ ơi con không sợ mẹ đâu

Mẹ đừng lấp lửng con dâu cơ cầu Cưới con có rượu có trâu

Kẻ đua người rước con dâu mới về Con về con chẳng về không

Có đôi cặp vịt đôi bông mới về Bây giờ bà nhún bà trề Con bà ở lại, con về mình con”.

[21, tr.284]

Trang 35

Trước chế độ đa thê và những nàng dâu không giữ trọn đạo hiếu được nhândân Đông Tháp phê phán gay gắt Qua đó ta thấy quan điểm của họ luôn đề cao cáitốt, cái thiện lên án cái xấu, cái ác phù hợp với quan niệm đạo đức:

“Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ Con thơ tay ẳm tay bồng Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông”.

[21, tr.289]

“Nàng dâu để chế mẹ chồng Đôi bông hạt lựu, đôi vòng sáng trưng”.

[21, tr.294]

Ca dao Đồng Tháp là khúc ca trữ tình với nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúckhác nhau khi buồn đau, oán trách lúc hạnh phúc yêu thương, gắn bó trong đạo vợchồng với những lời thề son sắt:

“Trăm năm nắm chặt chữ đồng Sang không bội nghĩa, nghèo không bội tình”.

[21, tr.299]

Bên cạnh đó, ca dao Đồng Tháp còn đáng chú ý với những bài ca có nội dungthể hiện triết lý về đạo làm con với đấng sinh thành và những lời khuyên không cao

xa, bóng bẩy nhưng đầy ý nghĩa đi vào lòng người qua nhiều thế hệ:

“Công ơn cha mẹ nặng trìu

Ra công báo đáp ít nhiều phận con Thừa hoan cậy miếng ngọt ngon Dưỡng nuôi cho kịp thuở còn dương gian Đến khi thác xuống suối vàng Trâu dê cúng tế cỗ bàn ích chi”.

Trang 36

[21, tr.285]

Ta vẫn thường nghe câu “chỉ khi nào chính bạn trở thành cha mẹ thì bạn mớicảm nhận hết tình yêu mà cha mẹ đã dành cho bạn” Thế nhưng mấy ai khi hiểu rađiều ấy lại còn có cơ hội để “bù đắp và yêu thương” Vật chất mất đi có thể tìmnhưng tình yêu thương đối với cha mẹ qua thời gian liệu có thể quay lại để bù đắpkhi cha mẹ không còn:

“Còn cha gót đỏ như son Một mai cha chết gót con như chì Còn cha còn mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây Đờn đứt dây còn xây còn nối Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi”.

[21, tr.285]

Nội dung phản ánh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong ca dao ĐồngTháp được người dân nhìn nhận với cái nhìn ấm áp, thể hiện trách nhiệm của ngườicon trong đạo hiếu và đây cũng là quan niệm của người dân trong việc xây dựngnên hạnh phúc gia đình Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu và quan

hệ vợ chồng được người dân nhìn nhận với cái nhìn phê phán

2.1.4 Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hội

Có thể nói ca dao ở nội dung này đã thể hiện phong phú tình cảm của ngườidân Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hội Qua đó, ca dao là tiếng nói phản ánhthái độ của người dân lao động Đồng Tháp đối với giai cấp địa chủ Đồng thời đềcao những phẩm chất đáng quý của họ trong cuộc sống khó khăn, vất vả

Làm ruộng là nghề chính của người nông dân giúp họ có thể nuôi sống bảnthân và gia đình Để có được một mùa bội thu ngoài tinh thần chịu thương chịu khócần có sự ưu đãi của thiên nhiên Thế nhưng, thiên nhiên không phải lúc nào cũng

ưu đãi con người, nhìn thành quả lao động cuống theo mưa gió người nông dân

Trang 37

không khỏi đau lòng Ruộng nương thất mùa không có lúa, gạo để ăn thì lấy đâu mànộp thuế cho điền chủ, cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo hơn:

“Năm nay trời khiến mất mùa Khi thời hạn hán khi mưa mưa dầm Khi thời gió bão ầm ầm Ruộng nương lúa thóc mười phần còn ba

Lấy gì nộp thuế nữa mà Lấy gì đóng góp cho nha cho làng.”

[21, tr.319]

Ca dao Đồng Tháp còn là tiếng nói đấu tranh của người nông dân đối với giaicấp địa chủ, những kẻ ngồi không ăn bát vàng, thẳng tay bóc lột tiền của, sức laođộng của người khác Qua đó đã nói lên sự trưởng thành trong nhận thức của họ:

“Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời điền chủ mà thương dân cày Một công ba giạ thẳng tay Còn dọa lấy đất đắng cay vô cùng.”

[21, tr.318]

Cuộc sống nghèo khổ, người nông dân phải bươn chải khắp nơi để kiếm tiềnmưu sinh, đầu tắc mặt tối làm việc cả ngày không được trả công còn phải cúi đầulạy ông chủ để xin tiền về đò Một xã hội bất công mà nạn nhân là những ngườinông dân “thấp cổ bé họng”:

“Mặt trời lặn rồi, sắp tối đến nơi Phát cỏ một ngày trời chẳng được công phu Cúi đầu lạy cùng ông chủ ruộng cho xin đồng xu về đò.”

Trang 38

Không chỉ sử dụng những hình ảnh trực tiếp mà người nông dân còn sử dụnghình ảnh “con vạc” để nói lên nỗi khó khăn, vất vả của mình trong cuộc sống:

“Bồng con dắt mẹ đến quan Nhờ trên xét lại đôi đường phân minh Chồng tôi đi lính tùng (tòng) chinh Tôi lo sao nổi gia đình từ đây Tôi nghèo chưa biết đắng cay

Mà nay chia rẽ cách này còn chi.”

[21, tr.303]

Thấp thoáng trong những mái nhà tranh vách nát nơi thôn quê ta lại bắt gặpphẩm chất đáng quý của người nông dân Thà chấp nhận cuộc sống nghèo khổ,thiếu thốn đi “đạp lúa ma, đào củ chuối” ăn qua ngày chứ nhất định không làm mọicho Tây để lại tiếng xấu cho đời:

“Dầu nghèo đi đạp lúa ma

Đi đào củ chuối sống qua tháng ngày Còn hơn làm mọi cho Tây

Để nó sai khiến gọi mày xưng tao Đời người ngẫm được bao lâu Nghèo mà sạch sẽ hơn giàu tanh hôi.”

Trang 39

2.2 Nhận xét về nội dung ca dao Đồng Tháp

2.2.1 Phần lớn câu ca dao Đồng Tháp mang tính phổ biến cả nước

và ở Nam Bộ có yếu tố biến đổi

Như ta đã biết, ca dao Đồng Tháp trước khi được sưu tầm, biên soạn thì hìnhthức tồn tại chủ yếu là truyền miệng từ người này sang người khác, từ địa phươngnày sang địa phương khác Quá trình lưu truyền đó có thể giúp cho câu ca dao sâusắc hơn về mặt nội dung nhưng cũng không ít trường hợp một số câu bị biến đổi từngữ hoặc được thay bằng một địa danh mới cho phù hợp với đặc điểm vùng đất.Đặc biệt yếu tố biến đổi địa danh trong ca dao Đồng Tháp là một hiện tượng kháphổ biến, ca dao Đồng tháp có câu:

“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.

[21, tr.193]

Câu trên địa danh Nha Mân ở dòng thất thứ hai được thay đổi thành địa danh

Ba Sao, Hòa An: “Gái nào bảnh bằng gái Ba Sao, Gái nào bảnh bằng gái Hòa An”.

Không những thế, cả hai địa danh Cao Lãnh và Nha Mân được thay bằng Vĩnh

Trang 40

Thạnh và Vĩnh Hòa: “Gà nào hay bằng gà Vĩnh Thạnh / Gái nào bảnh bằng gái Vĩnh Hòa” Hay câu ca dao:

“Nha Mân đi dễ khó về Khi đi có vợ khi về có con”.

[21, tr.196]

Địa danh Nha Mân thuộc tỉnh Đồng Tháp trong dòng bát thứ nhất được thay

đổi thành địa danh Nam Vang, Bạc Liêu, Cần Thơ: “Nam Vang đi dễ khó về, Bạc Liêu đi dễ khó về và Cần Thơ đi dễ khó về” Một câu ca dao đã được sáng tác sẵn,

các tác giả dân gian chỉ cần thay đổi đôi chút về địa danh là câu ca dao sẽ trở thành

“sản phẩm” riêng của từng vùng

Không chỉ thay đổi về địa danh, hình thức biến đổi trong ca dao Đồng Thápcòn đáng chú bởi sự thay đổi một số từ ngữ trong cấu trúc câu Tạo nên tính phongphú trong cách thể hiện nội dung:

“Chiều chiều quạ nói với diều Ngã ba ông Trứ rất nhiều cá tôm”.

[21, tr.191]

Nếu lấy câu ca dao trên làm căn cứ để so sánh thì ta có 8 cách biến đổi khácnhau:

“Chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”.

“Chiều chiều quạ nói với diều

Ngã ba kinh chuối có nhiều cá tôm”.

[21, tr.191]

Ca dao Quảng Ngãi có câu:

“Chiều chiều quạ nói với diều

Xóm Chay xóm Xiết có nhiều cá tôm”.

Ngày đăng: 19/02/2016, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao ngườiViệt ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Châm
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2013
2. Quế Chi (2005), Câu đố tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đố tục ngữ - ca dao Việt Nam
Tác giả: Quế Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2005
3. Nguyễn Hùng Cường (9/2010), Địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sỉ, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh trong ca dao đồng bằng sông CửuLong
4. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian phương pháp - lịch sử - thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa dân gian phương pháp - lịch sử -thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
5. Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát - Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao - dân ca Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao - dân caNam Bộ
Tác giả: Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát - Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1984
6. Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Hầu
Nhà XB: Nhà xuất bảnTrẻ
Năm: 2004
7. Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt nam – những lời bình, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Việt nam – những lời bình
Tác giả: Vũ Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Văn hóa –Thông tin
Năm: 2000
8. Đinh Gia Khánh (1995), Ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Đồng Tháp, Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Tháp
Năm: 1995
9. Lý Thanh Kiều (2014), Đặc điểm của những bài ca dao đồng bằng sông Cửu Long chứa yếu tố sông nước, Luận văn Thạc sỉ, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của những bài ca dao đồng bằng sông CửuLong chứa yếu tố sông nước
Tác giả: Lý Thanh Kiều
Năm: 2014
10. Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
11. Nguyễn Xuân Kính (2002), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 15 ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
12. Nguyễn Xuân Kính (2012), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
13. Phạm Việt Long (2010), Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình
Tác giả: Phạm Việt Long
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2010
14. Triều Nguyên (2001), Bình giảng ca dao, Nxb Thuận Hóa, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng ca dao
Tác giả: Triều Nguyên
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2001
15. Võ Trần Nhã (chủ biên) (1993), Gửi người đang sống lịch sử Đồng Tháp Mười, Nxb Tp Hồ Chí, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: lịch sử Đồng ThápMười
Tác giả: Võ Trần Nhã (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tp Hồ Chí
Năm: 1993
16. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
17. Nguyễn Quới - Phan Văn Dốp (1999), Đồng Tháp Mười nghiên cứu và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Tháp Mười nghiên cứu và pháttriển
Tác giả: Nguyễn Quới - Phan Văn Dốp
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1999
18. Đỗ Văn Tân (chủ biên), (1984), Ca dao Đồng Tháp Mười, Sở Văn hóa và Thông tin Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Đồng Tháp Mười
Tác giả: Đỗ Văn Tân (chủ biên)
Năm: 1984
19. Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu long, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian đồng bằngsông Cửu long
Tác giả: Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
20. Lưu Ngọc Ửng (2010), Nhân vật trữ tình trong ca dao Nam Bộ, Luận văn Thạc sỉ, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật trữ tình trong ca dao Nam Bộ
Tác giả: Lưu Ngọc Ửng
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w